intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Một số kỹ thuật dự báo vị trí và truy vấn các đối tượng chuyển động trong cơ sở dữ liệu không gian - thời gian

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Một số kỹ thuật dự báo vị trí và truy vấn các đối tượng chuyển động trong cơ sở dữ liệu không gian - thời gian" thực hiện nghiên cứu về cơ sở dữ liệu các đối tượng chuyển động, nghiên cứu, đề xuất một số phương pháp, kỹ thuật nâng cao tốc độ và độ chính xác của các truy vấn vị trí của đối tượng chuyển động. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Một số kỹ thuật dự báo vị trí và truy vấn các đối tượng chuyển động trong cơ sở dữ liệu không gian - thời gian

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> NGUYỄN TIẾN PHƯƠNG<br /> <br /> MỘT SỐ KỸ THUẬT DỰ BÁO VỊ TRÍ VÀ TRUY VẤN<br /> CÁC ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN ĐỘNG TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU<br /> KHÔNG GIAN-THỜI GIAN<br /> Chuyên ngành: Cơ sở toán học cho tin học<br /> Mã số: 62 46 01 10<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> 2<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Văn Đức<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Bùi Thu Lâm<br /> Phản biện 3: PGS. TS. Lê Trọng Vĩnh<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br /> Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> giờ ngày<br /> tháng<br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> 2. Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ<br /> <br /> 3<br /> MỞ ĐẦU<br /> Sự kết hợp các chức năng của công nghệ định vị cá nhân, công<br /> nghệ định vị vệ tinh, công nghệ truyền thông không dây và công nghệ<br /> GIS đã tạo ra một môi trường mới trong đó tất cả các đối tượng chuyển<br /> động có thể xác định vị trí của chúng. Các công nghệ này là cơ sở cho<br /> việc phát triển mạnh mẽ môi trường nhận biết vị trí và các dịch vụ<br /> dựa trên vị trí. Dịch vụ dựa trên vị trí là dịch vụ được đặc chế dựa<br /> trên những thông tin về vị trí của đối tượng. Nhiều mô hình cơ sở dữ<br /> liệu các đối tượng chuyển động đã và đang được nghiên cứu, thử<br /> nghiệm. Trong các mô hình này, dữ liệu của các đối tượng chuyển<br /> động, bao gồm cả thông tin về vị trí trong quá khứ, hiện tại và tương<br /> lai được lưu trữ và cập nhật thường xuyên. Khó khăn lớn khi giải bài<br /> toán này là làm thế nào để khai thác một cách có hiệu quả khi số lượng<br /> đối tượng chuyển động là rất lớn và thường xuyên thay đổi vị trí. Việc<br /> truy vấn vị trí của đối tượng trong tương lai cùng với tính không chắc<br /> chắn của nó cũng là một vấn đề cần giải quyết và nâng cao tính chính<br /> xác. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện tại không phù hợp với việc<br /> quản lý các dữ liệu thay đổi liên tục theo thời gian. Có một số hướng<br /> để giải quyết vấn đề này, trong đó cơ sở dữ liệu các đối tượng chuyển<br /> động (MODB) là dễ tiếp cận và đang được nghiên cứu, phát triển<br /> mạnh mẽ. Chính vì vậy, luận án đặt mục tiêu chính là nghiên cứu về<br /> các vấn đề liên quan đến MODB bao gồm: tổ chức, lưu trữ, truy vấn<br /> vị trí của đối tượng trong tương lai và đề xuất một số kỹ thuật để nâng<br /> cao tốc độ, tính chính xác trong truy vấn. Lớp bài toán mà luận án<br /> hướng tới là quản lý thông tin đối tượng chuyển động hay quản lý và<br /> điều hành giao thông. Trong lớp bài toán này, độ chính xác dự đoán<br /> vị trí không cần quá cao (sai số một vài mét có thể chấp nhận được)<br /> và nghiêng về tăng tốc độ tính toán để phản hồi cho người sử dụng<br /> hay ra quyết định nhanh chóng.<br /> <br /> 4<br /> Trong luận án này, nghiên cứu sinh đã thực hiện và giải quyết<br /> những vấn đề sau:<br /> a) Nghiên cứu về cơ sở dữ liệu các đối tượng chuyển động<br /> b) Nghiên cứu, đề xuất một số phương pháp, kỹ thuật nâng<br /> cao tốc độ và độ chính xác của các truy vấn vị trí của đối<br /> tượng chuyển động.<br /> Các kết quả chính bao gồm:<br /> (1) Giải quyết vấn đề về mô hình hóa vị trí của đối tượng chuyển<br /> động dưới dạng thuộc tính động. Thuộc tính động ít cần phải cập nhật<br /> hơn thông tin vị trí do đó sẽ hạn chế được tần suất cập nhật vào cơ sở<br /> dữ liệu (mà thường là rất lớn trong các ứng dụng MODB). Thuộc tính<br /> động có thể được xác định nhờ vào hai phương pháp dự đoán vị trí đã<br /> đề xuất trong luận án:<br /> - Dự đoán vị trí của đối tượng dựa theo hàm chuyển động sử dụng<br /> mô hình W-EWMA<br /> - Dự đoán dựa trên hành vi của đối tượng sử dụng khai phá luật kết<br /> hợp của các mẫu hình di chuyển.<br /> (2) Giải quyết vấn đề về lập chỉ mục không gian cho biểu diễn hình<br /> học của các thuộc tính động nhằm tăng hiệu năng truy vấn trên dữ liệu<br /> không gian-thời gian. Trong luận án, nghiên cứu sinh đã đề xuất cấu<br /> trúc chỉ mục mới là DO-TPR*-tree, dựa trên TPR*-tree, có hiệu năng<br /> truy vấn cao hơn. Cấu trúc này thể hiện được hiệu quả cao khi xây<br /> dựng ứng dụng MODB với hạ tầng viễn thông đang phát triển, đôi lúc<br /> còn xảy ra tình trạng mất kết nối như ở Việt Nam.<br /> Các kết quả chính của luận án được công bố trong các công trình<br /> khoa học (1)-(4). Các kết quả này cũng đã được báo cáo và thảo luận<br /> tại các hội nghị, hội thảo khoa học tại Viện Công nghệ thông tin, Viện<br /> HL KH và CN Việt Nam và hội thảo Quốc gia “Một số vấn đề chọn<br /> lọc của Công nghệ thông tin và truyền thông”.<br /> <br /> 5<br /> Chương 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU CÁC ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN ĐỘNG<br /> <br /> Trong chương này, nghiên cứu sinh sẽ trình bày kết quả nghiên cứu<br /> và tổng hợp các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu các đối tượng<br /> chuyển động bao gồm một số khái niệm cơ bản về MODB và các vấn<br /> đề còn cần giải quyết là (1) mô hình hóa vị trí, (2) ngôn ngữ truy vấn,<br /> (3) lập chỉ mục dữ liệu và (4) tính không chắc chắn/không chính xác<br /> trong dữ liệu vị trí của các đối tượng chuyển động.<br /> 1.1.<br /> <br /> Một số khái niệm cơ bản<br /> <br /> 1.1.1. Cơ sở dữ liệu không gian-thời gian<br /> Cơ sở dữ liệu không gian-thời gian được xây dựng nhằm giải quyết<br /> các bài toán không gian thay đổi theo thời gian. Chúng ta có thể hiểu<br /> điểm chuyển động và vùng chuyển động được thể hiện trong miền<br /> không gian ba chiều (không gian 2D + thời gian). Các kiểu dữ liệu này<br /> có thể được tích hợp như kiểu dữ liệu cơ sở (thuộc tính) trong mô hình<br /> quan hệ, hướng đối tượng hoặc các mô hình dữ liệu DBMS khác.<br /> <br /> Hình 1.1. Cơ sở dữ liệu không gian-thời gian và MODB<br /> 1.1.2. Cơ sở dữ liệu các đối tượng chuyển động<br /> CSDL các đối tượng chuyển động là dạng thu gọn của CSDL<br /> không gian-thời gian, trong đó chỉ quan tâm đến điểm chuyển động<br /> mà không xét đến các đối tượng khác (đường hay vùng chuyển động).<br /> 1.1.3. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu các đối tượng chuyển động<br /> Kiểu dữ liệu cơ bản trong cơ sở dữ liệu các đối tượng chuyển động<br /> là điểm chuyển động (moving point – mpoint).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1