Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay
lượt xem 3
download
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về nhân sinh quan Phật giáo, luận án "Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay" làm rõ thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tính tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THẾ VINH ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN QUẢNG NINH HIỆN NAY Ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2023
- Công trình được hoàn thành TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. Doãn Thị Chín 2. TS. Trần Thị Thúy Ngọc Phản biện 1: PGS, TS. Đỗ Lan Hiền Phản biện 2: PGS, TS. Hoàng Thúc Lân Phản biện 3: PGS, TS. Trần Thị Hạnh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện Họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Vào hồi …..giờ….ngày….tháng….năm 2023 Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin Khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gần 2000 năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo đã tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Đặc biệt, nhân sinh quan Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, trở thành triết lý sống và phương châm ứng xử của họ. Phật giáo tác động đến nhiều mặt trong đời sống tinh thần của người dân từ tư tưởng, đạo đức, phong tục, tập quán, văn hóa, nghệ thuật, tạo nên sự gắn kết giữa đạo với đời, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần dân tộc. Quảng Ninh là nơi gắn liền với sự ra đời và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Do vị trí đặc thù Phật giáo Quảng Ninh, không chỉ tác động đến Phật giáo nói riêng mà lan tỏa trong cả nước. Từ trong lịch sử, Phật giáo đã thể hiện tinh thần nhập thế, luôn gắn bó cùng vận mệnh dân tộc. Với tinh thần nhập thế, Phật giáo ngày càng tham gia tích cực vào đời sống xã hội, xích lại gần hơn với cộng đồng dân tộc. Phật giáo Quảng Ninh có ảnh hưởng sâu đậm đến người dân nơi đây. Trong lịch sử, Quảng Ninh từng được coi là kinh đô của Phật giáo Đại Việt, mang đậm truyền thống yêu nước, đạo pháp gắn bó với dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo Quảng Ninh đã sớm gắn bó và đồng hành cùng nhân dân trong quá trình xây dựng phát triển đất nước. Nhân sinh quan Phật giáo đã góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, chấn hưng đạo đức xã hội, phát triển văn hóa, duy trì, phát huy những nét đẹp trong phong tục tập quán… Phật giáo với những tư tưởng thế giới quan và nhân sinh quan sâu sắc, thấm đượm tinh thần nhân văn của nó đã có những đóng
- 2 góp nhất định cho việc duy trì đạo đức xã hội và xây dựng nhân cách con người, đồng thời góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa ngàn đời của dân tộc và của người dân Quảng Ninh. Trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh tính cần thiết phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức trong tôn giáo, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của dân tộc trong bối cảnh hiện đại và chấn hưng đạo đức dân tộc. Đây cũng là một hướng khả thi để xây dựng nhân cách con người, góp phần xây dựng nền văn hóa tinh thần người dân Quảng Ninh thêm phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,.. phát triển góp phần phong phú sinh hoạt Phật giáo ở Quảng Ninh. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, Phật giáo Quảng Ninh cũng có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Với tinh thần nhập thế từ trong lịch sử, Phật giáo Quảng Ninh đã hướng nhiều hơn đến cuộc đời, thực hiện chủ trương “cứu khổ” thông qua các chương trình từ thiện, giúp đỡ những người kém may mắn, bất hạnh khiến đạo và đời gắn bó hơn. Với mục đích là giải thoát con người khỏi kiếp khổ trầm luân, giải phóng con người cho nên Phật giáo mang giá trị nhân sinh sâu sắc, quan tâm đến đời sống hiện thực của quần chúng giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau. Hiện nay, thực hiện chủ trương của Đảng và đường lối của Nhà nước về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Phật giáo Quảng Ninh luôn phát huy tinh thần “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” đang có nhiều hoạt động tích cực, đồng hành với nhân dân hưởng ứng chủ trương trên nhằm mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa, văn minh và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Phật giáo vẫn còn bộc lộ những tồn tại hạn chế tác động đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu để hiểu rõ hơn giáo lý cơ
- 3 bản của Đạo Phật, nhận diện những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của nhân dân Quảng Ninh để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hữu hiệu là vô cùng cần thiết. Vì vậy, thấy được giá trị bền vững của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam để làm cơ sở đề ra chủ trương xây dựng, phát triển những giá trị tốt đẹp của các giá trị này là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì những lý do trên đây, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về nhân sinh quan Phật giáo, luận án làm rõ thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tính tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh. Thứ hai, Phân tích làm rõ những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay trên một số lĩnh vực cơ bản như tư tưởng; đạo đức; văn hóa, nghệ thuật; phong tục, tập quán. Thứ ba, dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay.
- 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống tinh thần người Việt Nam, nhưng trong phạm vi của luận án chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhân sinh Phật giáo đến một số lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay như tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hóa, nghệ thuật; phong tục tập quán. Trong phạm vi luận án nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến những cư dân sinh sống ở Quảng Ninh. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh từ khi đổi mới (1986) đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo; Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc, trong đó có vai trò của tôn giáo; Quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận được sử dụng trong luận án là phương pháp luận biện chứng duy vật. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp lịch sử - lôgic, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp quy nạp - diễn dịch…
- 5 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn các tư tưởng, giáo lý nhân sinh quan của Phật giáo và những ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới đất nước. - Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa trong việc góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định, điều chỉnh, bổ sung cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo nói chung và công tác Phật giáo ở Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. - Luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tôn giáo học, Phật giáo… và áp dụng trong công tác dân vận, xử lý các tình huống chính trị - xã hội có liên quan đến tôn giáo trong tình hình hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Trên phương diện lý luận: Luận án góp phần cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, phát triển đời sống tinh thần của dân tộc. Trên phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn ngành triết học, tôn giáo học và hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo và đời sống tinh thần 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người Việt nam hiện nay 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam dưới góc độ tôn giáo, lịch sử và văn hóa 1.2.2. Nhóm các công trình đề cập đến Phật giáo Việt Nam và thực trạng ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Việt nam hiện nay 1.3. Nhóm các công trình đề cập đến giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay 1.4. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 1.4.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố Một là, các công trình đề cập đến những vấn đề lý luận của đề tài. Hai là, các công trình đã đánh giá thực trạng ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng. Ba là, các công trình đề cập đến giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh.
- 7 1.4.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết - Về lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo như nguồn gốc của nhân sinh quan Phật giáo, bản chất, mục đích, ý nghĩa của đời sống con người và phương thức diệt khổ hướng đến hạnh phúc đích thực. Cùng với đó luận án nghiên cứu cấu nội dung ảnh hưởng Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân như tư tưởng chính trị, đạo đức, văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán. Bên cạnh đó, tác giả luận án còn đề cập đến những yếu tố tác động đến sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân. - Về thực tiễn: luận án đã tập trung tìm hiểu điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh; nghiên cứu sự du nhập Phật giáo ở Quảng Ninh và đặc điểm Phật giáo Quảng Ninh; bức tranh Phật giáo ở Quảng Ninh hiện nay; những ảnh hưởng của nhân sinh Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay; nguyên nhân của sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo và những vấn đề đặt ra về sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay; từ đó đề xuất các giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay. Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Nhân sinh quan 2.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo * Cấu trúc của nhân sinh quan Phật giáo - Về con người. - Về đời sống của con người.
- 8 2.1.3. Đời sống tinh thần xã hội * Cấu trúc của đời sống tinh thần 2.2. Nguồn gốc, nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo 2.2.1. Nguồn gốc của nhân sinh quan Phật giáo 2.2.1.1. Điều kiện kinh tế, văn hóa, tư tưởng của xã hội Ấn Độ cổ đại 2.2.1.2. Tư tưởng về thế giới quan Phật giáo 2.2.2. Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo 2.2.2.1. Bản chất của đời sống con người 2.2.2.2. Mục đích, ý nghĩa của đời sống con người 2.2.2.3. Phương thức diệt khổ để hướng đến hạnh phúc đích thực 2.3. Những yếu tố tác động đến sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân 2.3.1. Yếu tố khách quan - Xu thế toàn cầu hóa. - Kinh tế thị trường. - Khoa học, công nghệ. 2.3.2. Nhân tố chủ quan - Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. - Giáo hội Phật giáo Việt Nam. - Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh. Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN QUẢNG NINH HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và Phật giáo tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh - Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
- 9 - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - Trình độ dân trí 3.1.2. Sự du nhập Phật giáo vào Quảng Ninh và đặc điểm của Phật giáo Quảng Ninh 3.1.2.1. Sự du nhập Phật giáo vào Quảng Ninh Đạo Phật được truyền bá vào Quảng Ninh hơn 1 nghìn năm trước; đặc biệt cách đây hơn 700 năm, năm 1299 Đức Vua Trần Nhân Tông - vị vua anh minh thứ 3 của Triều đại nhà Trần đã về núi Yên Tử lấy đạo hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà để xuất gia tu học, thành lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử - nền Phật giáo thống nhất do người Việt sáng lập và lãnh đạo. Từ đó, Quảng Ninh là nơi phát tích của Phật giáo Trúc Lâm. Quảng Ninh là nơi phát tích của Phật giáo Trúc Lâm và nơi đây là kinh đô của Phật giáo Đại Việt. Hiện nay, Phật giáo Quảng Ninh tập trung tại Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên. Nổi tiếng là các chùa Nấm, chùa Bắc Mã, chùa Lân - thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Ba Vàng, chùa Long Tiên, chùa Cái Bầu (thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm); chùa Xuân Lan. 3.1.2.2. Đặc điểm của Phật giáo ở Quảng Ninh Thứ nhất, đặc điểm nổi bật của Phật giáo Quảng Ninh là sự phân bố không đồng đều các chùa ở các địa phương; đồng thời các chùa đều thờ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử Thứ hai, Quảng Ninh là nơi phát tích, sáng lập nên Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Thứ ba, Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh thành lập tương đối muộn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Thứ tư, Phật giáo Quảng Ninh đề cao tính nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm trong lịch sử và hiện tại
- 10 Thứ năm, Phật giáo Quảng Ninh là cầu nối đoàn kết đạo Phật với đạo Công giáo. 3.1.2.3. Khái quát đặc trưng đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh Quảng Ninh là vùng đất có cư dân sinh sống từ lâu đời, trải dài từ Đông Triều đến Móng Cái, có nhiều dân tộc cùng sinh sống và phát triển, dân cư phân bố không đều. Nằm trong vùng văn hoá Bắc bộ, người dân Quảng Ninh có những đặc điểm điển hình của cư dân Bắc Bộ như tinh thần cần cù, chịu khó, tính cộng đồng làng xã, họ tộc rất cao. Bên cạnh đó, do những đặc điểm riêng về điều kiện địa lí, lịch sử, nghề nghiệp... tính cách người dân Quảng Ninh cũng có những điểm khác biệt, đó là sự mạnh mẽ, thẳng thắn, đơn giản, thực tế trong cuộc sống. Tính cách người dân Quảng Ninh đơn giản, mộc mạc, biết tận dụng những điều kiện thiên nhiên để mưu cầu cuộc sống. Quảng Ninh có nhiều dân tộc sinh sống, nhiều nghề nghiệp khác nhau, người dân Quảng Ninh vẫn có những đặc điểm chung đó là sự mạnh mẽ, đơn giản trong cuộc sống, có phần thiên về thực dụng và hơn hết là lòng yêu quê hương đất nước thiết tha. Đến nay, văn hoá biển và văn hoá công nhân mỏ đã và đang tồn tại, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng song hành tồn tại và chi phối lẫn nhau tạo nên đặc trưng văn hoá, con người Quảng Ninh. Đó là di sản quý, là yếu tố cốt lõi giá trị con người Quảng Ninh. Hiện nay, Quảng Ninh đặc biệt chú trọng xây dựng một môi trường văn hóa đặc trưng, đa dạng trong thống nhất của một vùng văn hóa giàu có và hội tụ nhiều giá trị cao đẹp; một môi trường sống an toàn, lành mạnh, hạnh phúc; xây dựng con người Quảng Ninh kết tinh những phẩm chất tốt đẹp về trí tuệ, kỷ luật và đồng tâm, văn minh và thân thiện…
- 11 3.1.2.4. Khách thể khảo sát Đề tài khảo sát tại 02 địa bàn với mỗi địa bàn 200 phiếu, tổng cộng 400 phiếu. Trong đó, khách thể được chọn nghiên cứu là 200 phiếu đại diện cho người dân khu vực đô thị và 200 phiếu đại diện cho người dân khu vực nông thôn. Những khách thể này được chọn theo nguyên tắc thuận tiện với các đặc điểm về giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nơi sinh sống khác nhau. Nghiên cứu với số mẫu là 400, nên các kết luận được đưa ra, luận án nhận định xét trong phạm vi mẫu được khảo sát. Nhằm làm sáng rõ ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu trên phạm vi tỉnh Quảng Ninh. 3.1.3. Tình hình Phật giáo ở Quảng Ninh hiện nay Hiện nay, tại Quảng Ninh có 159 ngôi chùa và phế tích thờ tự Phật giáo, trong đó 151 cơ sở Phật giáo hoạt động Phật sự bình thường, có 31 ngôi chùa được nhà nước công nhận di tích lịch sử - văn hóa, 107 chùa đang được Tăng Ni, Phật tử trông nom và bảo quản và 52 ngôi chùa hiện đang là phế tích hoặc bị chiếm dụng. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 500 vị Tăng Ni trực tiếp trụ trì, tu học và hành đạo tại các cơ sở tự viện và có trên 185 nghìn Phật tử tại gia, sinh hoạt tại 250 đạo tràng, tổ, hội Phật tử. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ XIV, Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 600 vị Tăng Ni trực tiếp trụ trì, tu học và hành đạo tại các cơ sở tự viện và trên 165 nghìn Phật tử tại gia sinh hoạt ở 230 đạo tràng, tổ, hội Phật tử. Toàn tỉnh có hơn 185
- 12 nghìn Phật tử tập trung ở 13/13 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, chiếm khoảng 15% dân số. Ở Quảng Ninh có các chùa nổi tiếng như: chùa Trình, chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí), chùa Cảnh Huống, chùa Quỳnh Lâm, chùa Tế (thị xã Đông Triều), chùa Đống Phúc (thị xã Quảng Yên), chùa Long Tiên, chùa Tiêu Dao, chùa Phúc Khánh, chùa Minh Tâm (thành phố Hạ Long), chùa Phả Thiên (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), chùa Xuân Lan (thành phố Móng Cái). Là trung tâm Phật giáo lớn có giá trị lịch sử lâu đời nên có nhiều khách quốc tế thường xuyên qua lại thăm viếng và trao đổi, nổi bật là khu di tích danh thắng Yên Tử, Ngọa Vân - Đông Triều, các chùa tại địa bàn Móng Cái. 3.2. Những ảnh hưởng chủ yếu của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh hiện nay 3.2.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến tư tưởng 3.2.1.1. Ảnh hưởng tích cực Thứ nhất, nhân sinh quan Phật giáo góp phần nâng cao ý thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Trong lịch sử, tinh thần dân tộc đã thổi một luồng sinh khí mới vào Phật giáo thời Trần. Phái thiền Trúc Lâm được mở đầu và xây dựng một giáo hội thống nhất Việt Nam, đó là biểu hiện của sự phát triển ý thức dân tộc. Vận dụng triết lý nhà Phật vào việc trị quốc an dân, Trần Nhân Tông đã lãnh đạo đất nước tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1285 và 1288. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Phật giáo Quảng Ninh đã có một hệ tư tưởng chính trị để đoàn kết nhân dân, củng cố và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Với chủ trương cứu khổ, cứu nạn, qua tinh thần Tứ ân có ơn với tổ quốc, Phật giáo đã góp phần xây dựng một hệ tư
- 13 tưởng chính trị độc lập – cốt lõi của văn hóa tinh thần truyền thống. Thông qua những cống hiến đóng góp của Phật giáo đối với tỉnh trong những năm qua, giúp cho người dân Quảng Ninh có ý thức ủng hộ quan điểm tư tưởng, nhận thức chính trị đúng đắn tin tưởng. Thứ hai, Nhân sinh quan Phật giáo góp phần gia tăng tình đoàn kết cộng đồng xã hội; luôn đồng hành cùng dân tộc Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh luôn nêu cao truyền thống yêu nước gắn bó với dân tộc của 2.000 năm Phật giáo Việt Nam trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc, tích cực tham gia và hoàn thành tốt các công tác ích nước lợi dân bảo vệ tổ quốc, xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn dân cư, xây dựng nông thôn mới, góp phần củng cố chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân. 3.2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực Một là, Nhân sinh quan Phật giáo đôi khi làm cho đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh còn có yếu tố duy tâm, tư duy hướng nội. Luật nhân quả của Phật giáo, về một mặt nào đó dẫn đến trong nhận thức của một số người cho rằng có “thần linh”, có “kiếp sau” xét về một góc độ nào đó có mang yếu tố duy tâm, hướng con người ăn ở hiền lành tử tế, hành thiện để mong kiếp sau sẽ sung sướng, hạnh phúc đủ đầy. Nhân sinh quan Phật giáo qua tìm hiểu trong “Tứ diệu đế”, tuy nhiên cũng có nhiều điểm duy tâm, thần bí, khó hiểu. Phật giáo chủ trương hướng nội, nên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng. Cho nên, xét ở một góc độ nào đó nhân sinh quan Phật giáo làm cho một bộ phận người dân Quảng Ninh có yếu tố duy tâm, sống khép mình. Hai là, Nhân sinh quan Phật giáo đôi khi làm hạn chế tinh thần vươn lên trong cuộc sống của người dân.
- 14 Phật giáo lại khuyên con người nên “thiểu dục, tri túc”, trong thực tế, tư tưởng này cũng làm giảm tinh thần phấn đấu vươn lên của con người. Ở một mức độ nào đó làm cho con người có thái độ chấp nhận cuộc sống. Con người phấn đấu “tu tâm”, trau dồi đạo đức nhưng lại không cố gắng hết mình trong lao động sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế. Điều này đã tạo nên thái độ nhẫn nhục, cam chịu, không dám đấu tranh chống lại những điều sai trái, bất công trong xã hội. Những tư tưởng về diệt khổ là những tư tưởng tích cực, nhưng nếu chỉ đấu tranh bằng tinh thần thì rất khó có thể cải tạo được thế giới hiện thực. 3.2.2. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức 3.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực Thứ nhất, Nhân sinh quan Phật giáo giúp cho người dân Quảng Ninh sống có đạo đức. Nhân sinh quan Phật giáo giúp con người sống có đạo đức, hướng đến lương tâm thanh cao, tâm hồn cao đẹp, sống biết hy sinh vì mọi người (vô ngã, vị tha). Sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống của người dân Quảng Ninh là đậm nét và sâu sắc hơn cả. Những chuẩn mực trong hệ thống đạo đức Phật giáo rất gần gũi với giá trị đạo đức truyền thống của người Quảng Ninh, nên đã nhanh chóng được họ đón nhận. Phật giáo ảnh hưởng đối với người dân Quảng Ninh rất lớn như trong đạo đức, lối sống, cách ứng xử, tư tưởng từ bi, nhân ái. Thứ hai, Nhân sinh quan Phật giáo đề cao lối sống hướng thiện và bao dung hơn. Phật giáo khuyên con người có lối sống tích cực, khiêm hòa, nhã nhặn, quay về tu tâm, chỉ cần tu tâm sáng rõ, tích cực hành thiện. Phật giáo ảnh hưởng đối với nhân dân ở Quảng Ninh rất lớn như trong văn hóa, lối sống, cách ứng xử, tư tưởng từ bi, nhân ái, nổi trội hơn cả là hoạt động an
- 15 sinh xã hội trở nên thường xuyên. Các chùa, bà con Phật tử ở tỉnh Quảng Ninh tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhiều chùa đã tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện, thăm hỏi các đối tượng khó khăn. 3.2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực Một là, Nhân sinh quan Phật giáo đã làm cho một bộ phận người dân chỉ chú trọng yếu tố đạo đức, tinh thần coi nhẹ yếu tố kinh tế trong hiện thực. Nhân sinh quan Phật giáo đề cao yếu tố trí tuệ và đạo đức trong khi đó lại ít quan tâm đến đến yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế nhằm cải tạo đời sống hiện thực trong quá trình thoát khổ. Phật giáo tìm cách giải thoát cho con người không phải trong hoạt động cải tạo xã hội mà bằng việc hoàn thiện đạo đức, đây là điểm yếu về phương diện hiện thực hóa của nhân sinh quan Phật giáo. Phật giáo ít quan tâm đến yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế nhằm cải tạo đời sống hiện thực trong quá trình thoát khổ, dễ dẫn đến sự bằng lòng, không khuyến khích con người mơ ước, vươn lên cải tạo cuộc sống hiện thực. Hai là, Nhân sinh quan Phật giáo đã khiến một bộ phận người dân có tâm lý an phận, không vươn lên cải tạo hoàn cảnh. Cuộc đời con người theo Phật là “vô thường” nên nhiều người nghĩ rằng đời con người ngắn quá nên không cố gắng vươn lên trong cuộc sống, cuộc đời là thoáng qua, phù hoa, giả tạo nên không cần dấn thân, không muốn đua chen. Thuyết “vô ngã” cũng làm cho con người tin cuộc đời là vô ngã, cuộc sống ở hiện tại chỉ là giả tạm nên không có ý thức tu tạo cuộc sống, xây dựng một đời sống vật chất tốt hơn, bằng lòng với thực tại. 3.2.3. Ảnh hưởng của nhân sinh quan đến văn hóa, nghệ thuật 3.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực Thứ nhất, nhân sinh quan Phật giáo giúp cho người dân Quảng Ninh có ý thức sáng tạo, bảo vệ giá trị văn hóa nghệ thuật, lễ hội theo hướng nhân văn, nhân đạo.
- 16 Những ngôi chùa thu hút nhiều du khách quốc tế như chùa Ba Vàng, chùa Yên Tử nơi đây không chỉ đơn thuần cúng dường thờ Phật mà còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội tích cực, khuyến thiện và là không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh, góp phần thu hút, quảng bá hình ảnh của Quảng Ninh đến du khách trong và ngoài nước. Sự khởi sắc của các hoạt động các chùa ở Quảng Ninh là minh chứng về vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần dân tộc nơi đây. Sự ảnh hưởng đó biểu hiện trong tất cả mọi mặt của nền văn hóa từ tư tưởng kinh tế - xã hội, điêu khắc, kiến trúc, văn học, đến những phong tục tập quán lâu đời... tạo nên một nét văn hóa độc đáo, đặc sắc mang đậm chiều sâu của văn hóa dân tộc. Thứ hai, Phật giáo và hòa nhập với văn hóa truyền thống, đã trở thành một trong các yếu tố tạo dựng nên văn hóa đặc sắc riêng ở Quảng Ninh. Phật giáo và hòa nhập với văn hóa truyền thống, đã trở thành một trong các yếu tố tạo dựng nên nền văn hóa đặc sắc riêng ở Quảng Ninh. Những đặc sắc văn hóa tâm linh Yên Tử xuất phát từ không gian thiêng của địa hình địa mạo, từ thiền phái Phật giáo là hồn cốt của văn hóa, hệ thống chùa chiền và lễ hội làm nên tính độc đáo của văn hóa tinh thần. 3.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực Tính chân chất, trung bình, mộc mạc… cũng sẽ là những lực cản cho con đường phát triển của nền nghệ thuật hiện đại. Một bộ phận người dân Quảng Ninh chưa hiểu hết giá trị văn hóa nghệ thuật của Phật giáo. Trong các ngôi chùa, Phật giáo bác học đã có phần suy giảm, không còn phát huy vai trò hướng đạo. Nét thành kính, thanh lịch yếu tố văn hóa thanh cao trong các lễ hội, nơi tôn nghiêm trong lễ chùa bị giảm sút, làm mất đi phong tục đẹp, đồng thời còn gây khó khăn thêm cho kỷ cương xã hội.
- 17 3.2.4. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến phong tục tập quán người dân Quảng Ninh 3.2.4.1. Ảnh hưởng tích cực Thứ nhất, nhân sinh quan Phật giáo giúp cho người dân Quảng Ninh có phong tục tập quán phong phú, giao tiếp, ứng xử nhân ái hơn. Phật giáo luôn gắn bó song hành với dân tộc, góp phần bình ổn đất nước, ổn định cho đời sống tinh thần người dân Quảng Ninh. Những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh chứng tỏ sự nhập thế, rất quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn, ứng xử nhân ái nghĩa tình. Thứ hai, nhân sinh quan Phật giáo giúp cho người dân Quảng Ninh luôn quan tâm, chia sẻ đến những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Phật giáo cố gắng xây dựng quan niệm sống tích cực giàu lòng nhân ái đối với xã hội. Làm từ thiện, từ bi cứu khổ cứu nạn vừa là tư tưởng, vừa là hành vi của nhà Phật, tư tưởng này là một nét đẹp trong xã hội. Tạo cho xã hội nhân đạo và lương tri hơn, con người sống một nếp sống không hận thù, không cố chấp, nếp sống của mọi niềm thông cảm yêu thương. Thứ ba, nhân sinh quan Phật giáo đề cao tính hiếu thuận của con người. Phật giáo chủ trương coi trọng tứ ân và đặc biệt ân cha mẹ, phải báo hiếu cha mẹ. Cách đền đáp công ơn to lớn đó ngoài việc báo ân, còn làm tròn bổn phận người con, giữ gìn gia đình hòa thuận, làm tang lễ khi cha mẹ qua đời. Lễ Vu Lan là dịp để ta đền đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của cha, mẹ. Đây là dịp để những người con báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, bày tỏ lòng thành kính với họ. Vào ngày này, rất nhiều người dân Quảng Ninh đã lên chùa cúng Phật, phóng sinh để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên.
- 18 3.2.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực Một là, nhân sinh quan Phật giáo đôi khi làm cho một bộ phận người dân Quảng Ninh thiên về lối sống thụ động, cam chịu, nếp sống khép kín. Hai là, nhân sinh quan Phật giáo khiến một bộ phận người dân Quảng Ninh không mạnh mẽ đấu tranh với những hành vi sai trái trong xã hội; phong tục, tập quán, nếp sống của người dân vẫn còn mang tính duy tâm. 3.3. Nguyên nhân thực trạng sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay và vấn đề đặt ra 3.3.1. Nguyên nhân của sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay 3.3.3.1. Nguyên nhân của ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hai là, sự phát triển của Phật giáo Quảng Ninh. Ba là, tính tiền phong gương mẫu của các tăng ni, Phật tử. Bốn là, tính nhập thế và tinh thần yêu nước của Phật giáo. 3.3.3.2. Nguyên nhân của ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh hiện nay Các thành viên Ban Trị sự, trụ trì những ngôi chùa quá xa trung tâm, đi lại khó khăn trong lúc địa bàn tỉnh Quảng Ninh lại trải dài trên 250 km. Các Tăng Ni, Phật tử chưa quen với nhiệm vụ tổ chức giao, chưa quen với hoạt động hành chính. Những người dân ở vùng sâu, vùng xa hoặc ở xa cơ sở tự viện dường như không có điều kiện để học Phật pháp. Một số tu sĩ tại các địa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 192 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 282 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 159 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 227 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 189 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 217 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 139 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 177 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn