HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH HÀ<br />
<br />
GI¸ TRÞ §¹O §øC TRUYÒN THèNG D¢N TéC<br />
VíI VIÖC X¢Y DùNG LèI SèNG MíI CHO SINH VI£N<br />
VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH TOµN CÇU HãA HIÖN NAY<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: CNDVBC & CNDVLS<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
: 62 22 80 05<br />
<br />
tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc<br />
<br />
Hµ Néi - 2014<br />
<br />
C«ng tr×nh ®îc hoµn thµnh<br />
t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
<br />
Ngêi híng dÉn khoa häc:<br />
<br />
1. PGS,TS. NGUYỄN THẾ KIỆT<br />
2. PGS,TS. HOÀNG ANH<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1:<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2:<br />
<br />
Ph¶n biÖn 3:<br />
<br />
LuËn ¸n sÏ ®îc b¶o vÖ tríc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc<br />
viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh.<br />
Vµo håi giê<br />
<br />
ngµy th¸ng<br />
<br />
n¨m 2014<br />
<br />
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th viÖn Quèc gia<br />
vµ Th viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử<br />
của mình, một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản<br />
thân mình. Trong các truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nổi bật lên<br />
là đạo đức truyền thống. Nó là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại, phát triển<br />
trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của cha ông ta.<br />
Đây là cơ chế tích lũy, lưu truyền chắt lọc, chuyển giao tiếp nối từ thế hệ này<br />
qua thế hệ khác, từ đời này qua đời khác, hình thái kinh tế - xã hội này qua<br />
hình thái kinh tế - xã hội khác. Vì thế, việc phát huy các giá trị truyền thống,<br />
đặc biệt là giá trị đạo đức, nhằm xây dựng lối sống mới con người Việt Nam<br />
nói chung, sinh viên nói riêng trong điều kiện hiện nay là một trong những yêu<br />
cầu bức thiết của sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Đại hội X<br />
của Đảng khẳng định: Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người<br />
Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công<br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn<br />
hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên; đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống,<br />
năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam. Sinh viên là<br />
lực lượng đông đảo, là những người có tri thức, năng động nhạy bén trong tiếp thu<br />
cái mới và trong mọi hoạt động xã hội.<br />
Ở đây, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là yếu tố tạo nên bản sắc văn<br />
hóa của dân tộc. Trong quá trình phát triển của xã hội, các giá trị đạo đức còn<br />
là yếu tố nội sinh, có tác dụng thúc đẩy quá trình vận động và phát triển nền văn<br />
hóa, một yếu tố không thể thiếu trong xây dựng lối sống của mỗi con người, trong<br />
đó có thanh niên - sinh viên.<br />
Mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với xây dựng lối<br />
sống là điều không ai nghi ngờ. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường,<br />
toàn cầu hóa hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống có vai trò như thế nào trong<br />
xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam, nó cản trở hay là động lực, là cơ sở<br />
định hướng cho xây dựng lối sống? Và nội dung, yêu cầu phát huy giá trị đạo<br />
đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống cho sinh viên là gì, và đòi<br />
hỏi phương hướng với những giải pháp gì để phát huy giá trị đạo đức truyền<br />
thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên.<br />
Cho nên, để xây dựng lối sống hiện nay, chúng ta không ngừng nâng cao<br />
nhận thức của toàn xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng về vai trò, tầm<br />
quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống, phát huy các giá trị đó trong việc<br />
xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Từ đây, nẩy sinh nhiều vấn đề đặt ra, làm<br />
sao định hướng đúng đạo đức cho sinh viên trong điều kiện hiện nay - khi mà<br />
các giá trị đạo đức truyền thống đang có những biến đổi, làm thế nào để sinh<br />
<br />
2<br />
<br />
viên có một tình cảm thực sự, một thái độ đúng đắn và một niềm tin vững chắc<br />
khi thực hiện các hệ chuẩn giá trị xã hội để họ xây dựng lối sống mới của<br />
mình. Và, chính các giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng tạo nên<br />
đặc trưng lối sống của người Việt Nam nói chung và của sinh viên nói riêng.<br />
Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh viên hiện nay cũng đang đặt ra những<br />
thách thức mới. Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội và trong<br />
sinh viên đã và đang diễn ra phức tạp. Những biểu hiện của nó ngày càng rõ<br />
nét hơn đến mức không thể không quan tâm. Lối sống thực dụng, cá nhân, vị<br />
kỷ trong thanh niên sinh viên có xu hướng gia tăng, gây nhức nhối đời sống xã<br />
hội. Tại Đại hội X, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về<br />
đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là<br />
trong giới trẻ”.<br />
Vì thế, có thể thấy tầm quan trọng hàng đầu của sự nghiệp “trồng<br />
người” trong sinh viên hiện nay. Việc phát huy các giá trị đạo đức truyền<br />
thống vô cùng quan trọng và là cơ sở để sinh viên xây dựng lối sống mới, gắn<br />
liền với việc xây dựng người sinh viên toàn diện, hiện đại. Cho nên, việc<br />
nghiên cứu vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây<br />
dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết và<br />
cấp bách. Xuất phát từ căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài “Giá trị đạo đức<br />
truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam<br />
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm luận án tiến sĩ Triết học.<br />
1.2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
1.2.1. Mục tiêu tổng quát<br />
Làm rõ tầm quan trọng, thực trạng việc phát huy các giá trị đạo đức<br />
truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Từ đó, đề<br />
xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức<br />
truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong<br />
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.<br />
1.2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Làm rõ khái niệm lối sống, lối sống mới, xây dựng lối sống mới cho<br />
sinh viên.<br />
- Làm rõ giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và tầm quan trọng của nó<br />
đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn<br />
cầu hóa hiện nay.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân<br />
tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh<br />
toàn cầu hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra.<br />
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá<br />
trị đạo đức truyền thống dân tộc đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh<br />
viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.<br />
<br />
3<br />
<br />
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề xây dựng lối sống mới cho sinh<br />
viên hiện nay là vấn đề lớn và bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Trong<br />
khuôn khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung vào giá trị đạo đức truyền thống<br />
dân tộc và phát huy vai trò của nó trong việc xây dựng lối sống mới cho sinh<br />
viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.<br />
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi là sinh<br />
viên đang học trong các trường đại học. Số liệu khảo sát chủ yếu là ở Hà Nội<br />
và thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ khảo sát thời gian từ 1986 cho đến nay.<br />
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
- Luận án chủ yếu dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,<br />
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đạo đức,<br />
giá trị đạo đức truyền thống, lối sống thanh niên, sinh viên, ngoài ra luận án<br />
còn dựa vào những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước liên quan tới nội dung được đề cập trong luận án.<br />
- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp: lịch sử và lôgíc, phân tích<br />
và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học... nhằm thực<br />
hiện mục tiêu mà luận án đã đặt ra.<br />
3. Đóng góp mới của luận án<br />
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm lối sống, lối sống của sinh viên, xây<br />
dựng lối sống sinh viên.<br />
- Luận án góp phần xác định rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền<br />
thống với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh<br />
toàn cầu hóa hiện nay.<br />
- Luận án làm rõ thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong<br />
việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam.<br />
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tốt<br />
các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối sống mới cho sinh<br />
viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.<br />
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br />
- Luận án góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và đưa ra một số giải pháp<br />
cụ thể nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng lối<br />
sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.<br />
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể,<br />
cá nhân trực tiếp làm công tác giáo dục sinh viên và hoạt động phong trào của<br />
sinh viên.<br />
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu,<br />
giảng dạy trong các trường và học viện.<br />
5. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội<br />
dung luận án gồm 4 chương 12 tiết.<br />
<br />