intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành sư phạm ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------------- NGUYỄN THỊ NGA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 9.22.90.01 Hà Nội, 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN ĐOÁN Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tài Đông Viện Triết học Phản biện 2: PGS.TS. Lê Công Sự Trường Đại học Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Hoàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng Họp tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Vào ... giờ ..., ngày ..., tháng ..., năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Trung tâm thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Nga (2018),“Phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong mô hình trường học thông minh”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Giáo dục cho mọi người”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Nga (đồng tác gải) (2020), “ Raising the consciousness of training thinking feedback for pedagogical student”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Educational Sciences, Volume 65, Issue 4B.. 3. Nguyễn Thị Nga (2020), the role of critical thinking in fostering professional capacity for pedagogical students in Vietnam nowadays, Journal of Research on Humanities and Social Sciences, Vol 10, No18 4. Nguyễn Thị Nga (2020), Some measures to train critical thinking capacity for pedagogical students in Vietnam nowadays, Journal of Research on Humanities and Social Sciences, Vol 10, No18
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư duy phản biện là một năng lực tư duy cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Nó thể hiện sức mạnh trí tuệ của con người, là công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới. Người có năng lực tư duy phản biện biết chắt lọc thông tin, khắc phục lối nhận thức thụ động, xuôi chèo, chủ động tiếp cận và làm chủ tri thức. Đồng thời, tư duy phản biện cũng thúc đẩy con người tìm kiếm những vấn đề mới, những phát hiện mới, kích thích khả năng sáng tạo. Con người sẽ có cái nhìn toàn diện, khách quan, xem xét lại vấn đề ở nhiều khía cạnh, từ đó có các cơ sở lập luận chính xác để lựa chọn cách giải quyết vấn đề. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nhận thức khoa học, tư duy phản biện còn trở thành một động lực phát triển xã hội và có ý nghĩa to lớn đối với sự tiến bộ của nhân loại. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, tư duy phản biện là một kỹ năng cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Đào tạo những con người phát triển toàn diện, có năng lực tư duy phản biện, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội hướng đến hình thành người công dân toàn cầu là yêu cầu cấp bách của ngành giáo dục nước ta. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách toàn diện nền giáo dục làm động lực tạo ra những biến đổi căn bản, sâu sắc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc dân chủ hóa và thực hành dân chủ tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người dân tham gia phản biện các chính sách quan trọng nhất của đất nước từ khâu soạn thảo, ra quyết định cho đến thực thi. Để hoàn thành trách nhiệm và thực hiện được quyền phản biện đó, đòi hỏi mỗi
  5. người phải có hiểu biết nhất định về tình hình xã hội, đất nước và thế giới, phải có văn hóa tranh luận, biết lắng nghe và đóng góp những ý kiến xác đáng, có căn cứ khoa học. Điều này càng quan trọng và cần thiết hơn với những người sẽ trở thành thầy, cô giáo trong tương lai không xa – lực lượng chủ công trong giáo dục, truyền thụ tri thức và văn hóa, trong đó có văn hóa tư duy và văn hóa phản biện cho lớp lớp chủ nhân mai sau của đất nước. Để có những con người giàu văn hóa như vậy thì khâu đào tạo, giáo dục những người trẻ tuổi, mà phần đáng kể là những sinh viên, nhất là sinh viên các trường đại học sư phạm là việc làm không thể xem nhẹ để chuẩn bị cho đất nước những công dân tương lai đủ tự tin tham gia vào đời sống chính trị - xã hội. Các trường đại học và các khoa chuyên về đào tạo sư phạm cần phải là những đơn vị không chỉ cung cấp tri thức toàn diện và chuyên sâu cho sinh viên mà còn phải chú trọng trang bị cho họ phương thức tư duy biện chứng, với các cách tiếp cận đa chiều về một vấn đề, biết đặt những câu hỏi lật đi lật lại vấn đề để tìm ra những góc khuất và cách giải quyết mới sáng tạo hơn, hay nói cách khác là phải biết tư duy phản biện. Chúng ta cũng phải chuẩn bị những con người đáp ứng tốt các yêu cầu của cuộc sống và sự phát triển xã hội hiện đại, tích cực đào luyện ra những nhân cách toàn diện đó. Nhưng đây thực sự cũng là một thách thức to lớn đối với giáo dục – đào tạo ở các trường, khoa sư phạm nước nhà. Mặc dù công tác giáo dục đào tạo ở các trường đại học sư phạm đã có nhiều đổi mới, đặc biệt về phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên nhưng rất nhiều sinh viên ngành sư phạm hiện nay vẫn còn những hạn chế về tư duy nói chung và về năng lực tư duy phản biện nói riêng. Nhất là các năng lực cần thiết và ảnh hưởng lớn đến công việc của sinh viên
  6. ngành sư phạm trong tương lai như: tiếp nhận, chọn lọc thông tin; đánh giá và xử lý các tình huống sư phạm có vấn đề; năng lực hùng biện và phản bác v.v.. Từ thực tiễn giáo dục ở các trường đại học sư phạm cả nước cũng như triết lý giáo dục, xu hướng giáo dục tương lai, nghiên cứu sinh nhận thấy việc “Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết và lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận án Tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực trạng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành sư phạm ở Việt Nam hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Hai là, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về tư duy phản biện, phát triển năng lực tư duy phản biện, tầm quan trọng, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. Ba là, đánh giá thực trạng phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
  7. Bốn là, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tiến hành nghiên cứu và khảo sát thực trạng phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ở 5 trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian: khảo sát chủ yếu từ năm 2011 đến nay (tính từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI, XII). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: thống nhất lịch sử với logic, đi từ trừu tượng đến cụ thể,v.v.. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học. 6. Đóng góp mới của luận án Luận án đã khái quát và làm rõ đặc điểm năng lực tư duy phản biện của sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở thực trạng, luận án phân tích và chỉ ra những mâu thuẫn nổi cộm, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
  8. 7.1. Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến năng lực tư duy phản biện và phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay 7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án phân tích được thực trạng, chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. Luận án cũng đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 14 tiết.
  9. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về tƣ duy và tƣ duy phản biện Ở nước ngoài, các công trình có ý nghĩa tạo nền tảng cho nghiên cứu về tư duy, tư duy phản biện có thể kể đến như: cuốn “Cách ta nghĩ” của J. Dewey, “Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ Tư bản của Mác” và “Nguyên lý lôgic biện chứng” của Rodental (1961), A.P. Sepstulin (1977) với cuốn “Phương pháp nhận thức biện chứng”; E.V. Ilencốp (1984) với cuốn “Lôgic học biện chứng”, “Sáu chiếc mũ tư duy” của Edward de Bono (1985); Cuốn “Tư duy đột phá” của S.Hibino, G.Nadler (1994); Cuốn “Cẩm nang tư duy phản biện, Khái niệm và công cụ” của R.Paul và L.Elder (2005); v.v... Ở Việt Nam, nghiên cứu về tư duy, tư duy phản biện cũng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học như: bài “Vấn đề phê phán, khắc phục sai lầm lôgic trong tư duy” của Tô Duy Hợp (1989); Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (1999) với cuốn “Vấn đề tư duy trong triết học Hêghen”; bài: “Tư duy lôgíc bộ phận hợp thành của tư duy khoa học” của Vũ Văn Viên; “Lôgic học biện chứng và sự phát triển của khoa học” của Lê Văn Đoán; Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải (1998) trong cuốn “Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học – công nghệ”; Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang (2011) với bài “Tư duy phản biện – Critical Thinking”; v.v.. 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về năng lực tƣ duy và năng lực tƣ duy phản biện Các công trình chủ yếu tập trung bàn luận về các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành năng lực tư duy, năng lực
  10. tư duy phản biện. Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm năng lực tư duy, năng lực tư duy phản biện của các đối tượng đặc thù như: học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý như: Cuốn “Khơi dậy tiềm năng sáng tạo” của Nguyễn Cảnh Toàn (2004); bài “Vấn đề rèn luyện và năng cao năng lực tư duy cho cán bộ trong điều kiện hiện nay” của Nguyễn Trọng Chuẩn (2006); Lê Thị Thanh Hà (2017) với bài “Nâng cao năng lực tư duy phản biện cho cán bộ quản lý ở nước ta”; v.v.. 1.3. Nhóm công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển năng lực tƣ duy, năng lực tƣ duy phản biện cho sinh viên nói chung và cho sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm nói riêng Vấn đề phát triển năng lực tư duy, năng lực tư duy phản biện cho sinh viên nói chung và cho sinh viên các trường đại học sư phạm nói riêng ở Việt Nam đã được đề cập đến trong một số công trình tuy nhiên còn rất ít về số lượng như: bài “Tư duy phản biện trong học tập đại học” của Huỳnh Hữu Tuệ; bài “Bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong quá trình dạy học” của Nguyễn Gia Cầu (2013); Bùi Ngọc Quân (2016) với bài “Tư duy phản biện – nền tảng phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay”; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2018) với luận án “Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành Luật ở Việt Nam hiện nay”; v.v.. 1.4. Đánh giá các công trình liên quan đến luận án và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 1.4.1. Đánh giá các công trình liên quan đến luận án Một là, vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên, đặc biệt là cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay cũng đã được quan tâm nghiên cứu tuy nhiên số lượng các công trình còn rất khiêm tốn, nội dung còn chưa sâu. Hai là, các
  11. công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam đã công bố trên các sách, báo, tạp chí còn ít về số lượng, mang tính định tính nhiều. Ba là, các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. 1.4.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết Một là, luận giải sâu sắc, sáng rõ cơ sở lý luận chung về phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. Hai là, đánh giá được thực trạng và chỉ ra những mâu thuẫn nổi cộm trong việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay Kết luận Chƣơng 1 Các công trình nghiên cứu nói trên đã khai thác, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng cũng đã thống nhất ở nhiều vấn đề lý luận về: nguồn gốc, bản chất của tư duy, khái niệm, một số đặc điểm cũng như yêu cầu của tư duy phản biện, chỉ ra một số rào cản đối với tư duy phản biện. Các nhà nghiên cứu cũng thống nhất ở những yếu tố cấu thành năng lực tư duy phản biện như: năng lực tiếp nhận thông tin, năng lực xử lý thông tin, năng lực phát hiện vấn đề mới và đưa ra quyết định đúng đắn. Các công trình nghiên cứu cũng khẳng định rõ vai trò của tư duy phản biện trong cuộc sống của mỗi người nói chung, trong giai đoạn học tập và rèn luyện của sinh viên đại học nói riêng. Một số công trình đã đi sâu phân tích ý nghĩa và vai trò của tư duy phản biện trong một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể góp phần tạo ra những giá trị về mặt lý luận và thực tiễn cao, đồng thời cũng gợi mở, đặt ra những vấn đề đòi hỏi được tiếp tục nghiên cứu sâu thêm.
  12. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tƣ duy phản biện và năng lực tƣ duy phản biện 2.1.1. Tư duy, tư duy phản biện Tư duy là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao - bộ não người và được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn; là một quá trình phán ánh gián tiếp, trừu tượng, khái quát, tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, phán đoán và suy lý. Tư duy phản biện là một loại hình tư duy phân tích, xem xét lại những thông tin về một vấn đề nào đó theo quan điểm, chính kiến của chủ thể nhằm đánh giá một kết quả nhận thức. 2.1.2. Năng lực tư duy phản biện Năng lực tư duy phản biện là năng lực vận dụng một cách chủ động, sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm của chủ thể trong tiếp nhận và xử lý thông tin; phát hiện, xem xét lại và đánh giá tình huống có vấn đề; đặt ra hoặc định hướng vấn đề mới để từ đó lựa chọn phương án hoặc có những nhận định đúng đắn cho hành động. Năng lực tư duy phản biện được cấu thành bởi các yếu tố sau: Một là, năng lực tiếp nhận thông tin trong tư duy có căn cứ, lý lẽ. Hai là, năng lực xử lý thông tin có căn cứ. Ba là, năng lực đánh giá cũng như phản bác lại kết quả của quá trình tư duy khác. Bốn là, năng lực phát hiện vấn đề mới trong thông tin. 2.2. Năng lực tƣ duy phản biện của sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm và tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tƣ duy phản biện cho sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm 2.2.1. Đặc điểm sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay Đặc điểm của sinh viên các trường đại học sư phạm được hình thành trên cơ sở tính đặc thù của lao động sư phạm. Tính
  13. đặc thù của sinh viên các trường đại học sư phạm được thể hiện cụ thể: Thứ nhất, sinh viên ngành sư phạm phải tích cực học tập, bồi dưỡng, trau dồi tri thức và tầm hiểu biết của bản thân. Thứ hai, sinh viên cần phải rèn luyện, trau dồi phương pháp dạy học mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thứ ba, sinh viên phải rèn luyện các năng lực sư phạm khác. Thứ tư, nhân tố quan trọng để giáo dục học sinh chính là nhân cách của người thầy. Thứ năm, đặc thù nghề giáo viên không chỉ nắm bắt và truyền thụ tri thức cho người học mà còn phải định hướng cách suy nghĩ, phương pháp tư duy. 2.2.2. Năng lực tư duy phản biện của sinh viên các trường đại học sư phạm Năng lực tư duy phản biện của sinh viên các trường đại học sư phạm chính là năng lực tiếp cận, nhận diện, tìm kiếm dữ liệu, so sánh, phân tích thông tin để nắm vững những kiến thức chuyên môn; phát hiện, xử lý nhanh nhạy những tình huống có vấn đề phát sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu; năng lực phê phán, tự phê phán, tự điều chỉnh, dự báo, định hướng học tập và nghiên cứu khoa học nhằm đạt kết quả cao. Cơ sở hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên các trường đại học sư phạm gồm: tri thức khoa học; niềm tin khoa học, ý chí, bản lĩnh; phương pháp tư duy khoa học và các yếu tố về tư chất cá nhân. Năng lực tư duy phản biện của sinh viên các trường đại học sư phạm thể hiện ở những điểm sau: Một là, năng lực tiếp nhận nhanh, chính xác các thông tin. Hai là, năng lực phân tích, xử lý chính xác các thông tin. Ba là, năng lực phát hiện, tìm kiếm vấn đề mới. Bốn là, năng lực đánh giá, phản bác và ra quyết định.
  14. 2.2.3. Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay Một là, phát triển năng lực tư duy phản biện giúp sinh viên có khả năng xử lý toàn bộ kiến thức đã tích lũy và biết vận dụng những tri thức ấy vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Hai là, phát triển năng lực tư duy phản biện giúp sinh viên vượt qua lối tư duy dập khuôn máy móc, hình thành, rèn luyện tư duy theo hướng mở. Ba là, phát triển năng lực tư duy phản biện giúp sinh viên rèn luyện khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết những tình huống sư phạm, những mâu thuẫn nảy sinh. Bốn là, phát triển năng lực tư duy phản biện giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực, có cái nhìn đa chiều, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Năm là, phát triển năng lực tư duy phản biện giúp sinh viên biết lựa chọn những thông tin cần thiết, đáng tin cậy, có giá trị làm nền tảng cho nghề nghiệp tương lai. Sáu là, phát triển năng lực tư duy phản biện giúp sinh viên sẵn sàng đón nhận cái mới, cái tiến bộ. 2.3. Thực chất của phát triển năng lực tƣ duy phản biện cho sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm ở Việt Nam hiện nay 2.3.1. Phát triển năng lực tư duy phản biện Phát triển năng lực tư duy phản biện là quá trình chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể nhằm tạo ra sự chuyển hóa về chất các năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin; phát hiện, xem xét lại và đánh giá tình huống có vấn đề, đặt ra hoặc định hướng vấn đề mới để từ đó lựa chọn phương án hoặc có những nhận định đúng đắn cho hành động. Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm chính là quá trình chủ động, tự giác,
  15. sáng tạo làm chuyển hóa về chất việc nhận diện, phát hiện vấn đề, phân tích, đánh giá, nâng cao các yếu tố cấu thành năng lực tư duy phản biện; phê phán, tự phê phán, tự điều chỉnh, định hướng, tạo động lực thúc đẩy sinh viên ngành sư phạm thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 2.3.2. Chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp và tiêu chí đánh giá việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay Chủ thể phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay như: đội ngũ giảng viên, ban giám hiệu, các tổ chức, đoàn thể và bản thân sinh viên. Nội dung phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, phát triển năng lực tiếp nhận thông tin. Thứ hai, phát triển năng lực xử lí thông tin. Thứ ba, phát triển năng lực phát hiện vấn đề mới. Thứ tư, phát triển năng lực đánh giá, phản bác và ra quyết định. Hình thức và phương pháp phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng như: học trên lớp, học ngoài giờ, học thông qua các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tế, thực tập, học thông qua các hoạt động xã hội, v.v.. Tiêu chí đánh giá sự phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay: Một là, nhận diện nhanh, chính xác cao các thông tin được tiếp nhận. Hai là, phân tích, xem xét các ý kiến, thông tin ở nhiều khía cạnh. Ba là, nhận định và đánh giá các ý kiến, thông tin, đưa ra dự báo, định hướng, phát hiện và phản bác những thông tin bảo thủ, lạc hậu.
  16. 2.4. Các nhân tố tác động đến sự phát triển năng lực tƣ duy phản biện cho sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm ở Việt Nam hiện nay Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng, tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị; môi trường giáo dục, phương pháp giảng dạy của giảng viên, các nhân tố chủ quan thuộc về sinh viên, v.v... Kết luận Chƣơng 2 Tư duy phản biện đã có lịch sử hình thành hàng nghìn năm với những tư tưởng sơ khai cho đến khi định hình với tư cách là một phong cách tư duy với hàng trăm nhà tư tưởng khác nhau. Về thực chất, tư duy phản biện là quá trình đánh giá, phân tích, lập luận và giải quyết các vấn đề trên cơ sở thu thập và đánh giá những thông tin nhằm đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Chính vì vậy, tư duy phản biện có vai trò vô cùng lớn trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Đặc biệt trong điều kiện thực hiện dân chủ xã hội hiện nay, phát triển năng lực tư duy phản biện còn trở thành động lực của sự phát triển xã hội. Sinh viên chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và hiện thực hóa nền dân chủ xã hội. Đặc biệt, đối với sinh viên ngành sư phạm – những người mang trọng trách to lớn trong tương lai, thực hiện sứ mệnh “trồng người” cao cả thì việc phát triển năng lực tư duy phản biện lại mang ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết. Phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên ngành sư phạm là một việc khó và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết triệt để về các khía cạnh như: xác định nội dung, chủ thể, phương pháp phát triển cho phù hợp với tính đặc thù của nghề sư phạm và đặc điểm riêng của sinh viên ngành sư phạm.
  17. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng phát triển năng lực tƣ duy phản biện cho sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm ở Việt Nam hiện nay 3.1.1. Những thành tựu về phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân Việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thứ nhất, về năng lực nhận thức: Đa số sinh viên đã hiểu được các khái niệm cơ bản như: phản biện, năng lực tư duy phản biện. Thứ hai, sinh viên các trường đại học sư phạm đã có nhiều tiến bộ về năng lực thực hành. Việc nhận diện nhanh, chính xác các ý kiến, thông tin của sinh viên đã có sự thay đổi đáng kể. Khả năng xử lý thông tin có liên quan đến ngành giáo dục cũng như nghề giáo viên của sinh viên ngành sư phạm cũng được nâng cao. Trong các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy, năng lực đánh giá tính chính xác của thông tin của sinh viên ngành sư phạm có nhiều điểm tích cực. Nguyên nhân của thành tựu trên là kết quả sự tác động của nhiều nhân tố như: môi trường xã hội phát triển, thực hiện dân chủ rộng rãi; xu thế giáo dục tư duy phản biện trên thế giới và Việt Nam; trình độ và chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao; v.v.. 3.1.2. Những hạn chế trong việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân Thứ nhất, sinh viên còn hạn chế trong nhận thức về bản chất của tư duy phản biện, chưa phân biệt được năng lực tư duy phản biện
  18. và năng lực tư duy phản biện của sinh viên ngành sư phạm. Thứ hai, sinh viên các trường đại học sư phạm còn thiếu và yếu về năng lực thực hành. Sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Năng lực phản bác, kĩ năng hùng biện của sinh viên ngành sư phạm còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của hạn chế trên là do: ảnh hưởng từ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường giáo dục; nội dung chương trình, đào tạo chưa phù hợp; phương pháp giảng dạy của giảng viên còn nhiều bất cập; nhận thức và năng lực tư duy phản biện của sinh viên còn hạn chế, không đồng đều. 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển năng lực tƣ duy phản biện cho sinh viên các trƣờng đại học sƣ phạm ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu về đổi mới tư duy, đổi mới toàn diện nền giáo dục của Đảng với nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về sự cần thiết phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm ở Việt Nam hiện nay Mâu thuẫn này chỉ ra rằng, để việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm đạt hiệu quả cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy khoa học trong sự nghiệp đổi mới toàn diện nền giáo dục cũng như đổi mới đất nước. 3.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên với những hạn chế, bất cập trong việc nâng cao chất lượng đào tạo Mâu thuẫn này thể hiện sự quá tải của chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp dạy học với quỹ thời gian có hạn; chương trình, nội dung nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn; việc cập nhật,
  19. tiếp cận với những hình thức và phương pháp dạy học hiện đại, tiên tiến còn hạn chế. 3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng môi trường dân chủ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học với những rào cản đối với phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm Việc tạo môi trường dân chủ, lành mạnh trong dạy học và nghiên cứu khoa học sẽ là động lực kích thích, thúc đẩy sinh viên các trường đại học sư phạm tự tin thể hiện quan điểm, lập trường, chính kiến; biết dũng cảm bảo vệ cái đúng, bác bỏ cái sai, cái lạc hậu, v.v.. từ đó nâng cao năng lực tư duy phản biện. 3.2.4. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực, tự giác của sinh viên các trường đại học sư phạm với những hạn chế, bất cập trong tự học, tự phát triển năng lực tư duy phản biện Mâu thuẫn này cho thấy, để phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên các trường đại học sư phạm có hiệu quả thì phải đặt họ vào những tình huống có vấn đề, buộc họ phải chủ động, tự giác và tích cực trong tự học, tự phát triển năng lực tư duy phản biện. Tiểu kết Chƣơng 3 Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các trường đại học sư phạm ở Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần đào tạo những người giáo viên đủ phẩm chất và trình độ chuyên môn giỏi phục vụ cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Những thành tựu đó góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi lối tư duy Á Đông cũng như truyền thống giáo dục lâu đời của Việt Nam, việc phát triển năng lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2