intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

180
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày về các nội dung: khái niệm "yếu tố thần kì", khái quát về tiểu vùng văn hóa và tổng quan về tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ; yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ; yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA<br /> ---------------------------NGUYỄN ĐỊNH<br /> <br /> YẾU TỐ THẦN KÌ<br /> TRONG TRUYỀN THUYẾT<br /> VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI VIỆT<br /> Ở NAM TRUNG BỘ<br /> CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN GIAN<br /> MÃ SỐ: 62 31 70 05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2007<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA<br /> VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> Người hướng dẫn khoa học<br /> 1. PGS.TS. Võ Quang Trọng<br /> 2. TS. Đỗ Hồng Kỳ<br /> Phản biện 1<br /> Phản biện 2<br /> Phản biện 3<br /> <br /> Luận án tiến sĩ sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br /> nhà nước tại Viện Nghiên cứu văn hóa vào hồi<br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm đọc luận án tại:<br /> - Thư viện Viện Nghiên cứu văn hóa<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ<br /> nhằm góp phần tìm ra đặc trưng di sản văn hoá dân gian vùng duyên<br /> hải này; đồng thời, còn nhằm cung cấp tài liệu bổ ích đối với việc<br /> giảng dạy và học tập phần văn học dân gian địa phương của giáo<br /> viên và học sinh, nhất là giáo viên và sinh viên ngành văn ở các<br /> trường cao đẳng và đại học trên vùng đất Nam Trung Bộ.<br /> Nhận thức được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên<br /> cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ như đã trình<br /> bày, trong phạm vi bản luận án, chúng tôi khảo sát yếu tố thần kì của<br /> truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt ở vùng đất này.<br /> 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ<br /> Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn) là bộ<br /> sách có ghi chép truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ<br /> sớm nhất và duy nhất thế kỉ XIX. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam<br /> (Nguyễn Đổng Chi) là bộ sách có ghi chép truyện cổ dân gian người<br /> Việt ở Nam Trung Bộ sớm nhất thế kỉ XX.<br /> Tiếp theo là những cuốn địa phương chí các tỉnh Nam Trung<br /> Bộ của một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ như: Quách Tấn,<br /> Nguyễn Đình Tư, Phạm Trung Việt…xuất hiện vào hai thập niên 60,<br /> 70 của thế kỉ XX. Truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ<br /> được đề cập trong các cuốn địa phương chí của những tác giả nêu<br /> trên, chủ yếu là ở góc độ sưu tầm và ít nhiều cũng có sự nghiên cứu.<br /> Dù vậy, trước 1975, công trình nghiên cứu truyện cổ dân gian người<br /> Việt ở Nam Trung Bộ chưa xuất hiện.<br /> Những truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ được<br /> biên chép trong tập V sách Kho tàng truyên cổ tích Việt Nam của<br /> Nguyễn Đổng Chi có thể được coi là kết quả sưu tầm đầu tiên thời kì<br /> sau năm 1975. Tiếp theo là những kết quả đáng phấn khởi trong<br /> <br /> 2<br /> những năm cuối thập niên 70 đến thập niên 90 của thế kỉ XX.<br /> Khoảng trên 10 năm này, gần như sách sưu tầm văn học dân gian của<br /> nhiều địa phương Nam Trung Bộ xuất hiện liên tục. Tiêu biểu có<br /> Những mẫu chuyện về Tây Sơn (nhiều tác giả); Hòn Vọng Phu (Đào<br /> Văn A); Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập I (Nguyễn<br /> Văn Bổn); Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập II<br /> (Nguyễn Văn Bổn chủ biên, Tôn Thất Bình, Trương Giảng, Trần<br /> Hoàng, Võ Văn Thắng); Truyện cổ dân gian Phú Khánh (Trần Trung<br /> Thành, Trần Việt Kỉnh, Chu Thị Thanh Bằng, Nguyễn Thành<br /> Thi).v.v.<br /> Trong những tập sách nêu trên, có công trình, tác giả của nó<br /> không những quan tâm đến việc sưu tầm mà còn đầu tư vào việc<br /> nghiên cứu. Tiêu biểu là bộ sách 2 tập Văn nghệ dân gian Quảng<br /> Nam - Đà Nẵng do Nguyễn Văn Bổn chủ biên. Trong phần nghiên<br /> cứu của tập II bộ sách này, về thi pháp, tác giả cho rằng, truyện cổ<br /> dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng “mang sắc thái của những truyện cổ<br /> ở một vùng đất mới rất rõ. Được hình thành khi xã hội con người ở<br /> nước ta đã được tổ chức theo chế độ phong kiến, thời kì xây dựng và<br /> bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập và tiếp tục mở nước, nên trình độ<br /> chinh phục thiên nhiên của con người đã tiến bộ khá cao, vì thế trong<br /> các truyện cổ dân gian, các yếu tố thần kì không còn đậm nét…Tính<br /> kế thừa trong phong cách xây dựng hình tượng nhân vật của truyện<br /> cổ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng cũng là một đặc điểm”.<br /> 10 năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI là chặng<br /> đường nở rộ kết qủa sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người<br /> Việt ở Nam Trung Bộ. Trên 15 năm qua (1990 - 2006), giới folklore<br /> học nước ta đã cho ra đời hàng loạt công trình ở nhiều phương diện<br /> khác nhau. Sách và bài viết dành riêng cho việc sưu tầm, nghiên cứu<br /> truyện cổ dân gian có Chuyện xưa học sinh (Ngô Sao Kim); Quảng<br /> Ngãi giai thoại - truyền thuyết, tập II, (Thế Kỉ, Hà Thanh); Truyện cổ<br /> <br /> 3<br /> thành Đồ Bàn vịnh Thị Nại, Các ngôi sao Tây Sơn (Nguyễn Xuân<br /> Nhân); Truyện cổ Tuy Hoà (Nguyễn Hoài Sơn); Huyền thoại Phú<br /> Yên (Đoàn Việt Hùng); Về hiện tượng nhầm lẫn của tác giả dân gian<br /> khi lưu truyền các truyện kể về Cao Biền, Về những kết quả chủ yếu<br /> của việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam<br /> Trung Bộ, Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người<br /> Việt ở Nam Trung Bộ (Nguyễn Định)…Sách sưu tầm, biên soạn văn<br /> học dân gian có phần truyện cổ dân gian như Văn học dân gian Tây<br /> Sơn (Nguyễn Xuân Nhân); Văn học dân gian Quảng Nam (miền<br /> biển) (Nguyễn Văn Bổn); Văn học dân gian Sông Cầu (Nguyễn Định<br /> chủ biên, Lê Đức Công, Lê Bạt Sơn)…<br /> Ở kết quả nêu trên đã xuất hiện bài nghiên cứu có đề cập đến<br /> yếu tố thần kì hay có tính chất tổng kết quá trình sưu tầm và nghiên<br /> cứu truyện cổ dân gian người Việt phạm vi cả vùng Nam Trung Bộ<br /> (Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam<br /> Trung Bộ, Về những kết quả chủ yếu của việc sưu tầm, nghiên cứu<br /> truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ). Bàn về yếu tố thần<br /> kì trong truyền thuyết Việt ở Nam Trung Bộ, tác giả bài Hình ảnh<br /> sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ<br /> viết: “ Trong thế giới nghệ thuật của truyền thuyết, hầu hết các hình<br /> ảnh về loài vật ở sông nước đều được thần kì hoá (27/31 trường hợp,<br /> 87,1%), ngược lại, biện pháp thần kì hoá rất ít được sử dụng đối với<br /> hình ảnh về con người (ngư dân - người đánh cá, người lái đò) và<br /> hình ảnh các sự vật liên quan đến sông nước, nhưng do con người<br /> làm ra (cầu, thuyền, sa, đập). Nước và các loài vật của nước, khi<br /> được thần hoá thì cát thần chiếm đa phần (28/36 trường hợp; 77,8%),<br /> hung thần chỉ là thiểu số (8/36 trường hợp; 22,2%)…Nhưng vì sao<br /> hình ảnh cát thần lại nhiều hơn hung thần ?...Phải chăng, đó là một<br /> cách để con người biểu hiện ước mơ tìm hiểu giới tự nhiên còn nhiều<br /> điều ở ngoài tầm hiểu biết của mình, khi định cư trên vùng đất mới !<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2