intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

167
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam" thực hiện nghiên cứu với mong muốn khám phá và tìm hiểu sâu sắc về bản chất thể loại, làm rõ sự phản ánh phong tục hôn nhân truyền thống của các dân tộc Việt Nam qua truyện cổ tích. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG NGUYỆT VÂN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN VÀ SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62 22 25 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUẾ HÀ NỘI, 2016 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Viện Hàn Lâm Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Huế Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Mạnh Nhị Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Đức Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Lai Thúy Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Truyện cổ tích luôn hướng đến những con người nhỏ bé trong xã hội xưa với cái nhìn nhân văn cao cả, đồng thời sở hữu một thế giới nghệ thuật độc đáo - “thế giới cổ tích”... Khảo sát truyện cổ tích, chúng ta sẽ hiểu được truyền thống tốt đẹp, trở thành hồn cốt của mỗi dân tộc, cùng khả năng sáng tạo diệu kì của người lao động. 1.2. Hôn nhân là một trong những dấu hiệu thể hiện cuộc sống cao đẹp của con người. Không những thế, nó còn mang đầy đủ những dấu chỉ văn hóa trong bước đường phát triển của con người, mỗi dân tộc, mỗi tộc người. Truyện cổ tích là thể loại phản ánh đầy đủ nhất, rõ nét nhất không chỉ những bước tiến bộ trong hôn nhân của con người, mà còn là những khát vọng cháy bỏng của người lao động về tình yêu, về hôn nhân tự do, về công lí, về những phẩm chất tốt đẹp của con người. 1.3. Là người đang giảng dạy chuyên ngành Văn học dân gian ở trường Đại học, việc tiếp cận một chủ đề đặc sắc, thú vị trong kho tàng cổ tích của dân tộc không đơn thuần là một hoạt động khoa học thuần túy, mà còn là cách tự nâng cao năng lực nghiên cứu, trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam làm vấn đề nghiên cứu cho luận án của mình, với mong muốn khám phá và tìm hiểu sâu sắc về bản chất thể loại, làm rõ sự phản ánh phong tục hôn nhân truyền thống của các dân tộc Việt Nam qua truyện cổ tích. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Trên cơ sở tư liệu đã công bố trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, tập hợp toàn bộ hệ thống truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân; nhận diện, khảo sát các dạng thức cơ bản của nó, cũng như các phong tục/thiết chế hôn nhân trong đời sống của người xưa và trong “thế giới cổ tích”. 1 2.2. Nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích ở cả nội dung phản ánh và các phương thức nghệ thuật, nhằm phát lộ những lớp văn hóa ẩn chứa trong đó qua những đặc trưng thể/tiểu loại của truyện cổ tích. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Khảo sát 77 tập truyện kể dân gian, với số lượng truyện lên tới hàng ngàn đơn vị, chúng tôi đã tìm ra được 616 truyện thuộc chủ đề hôn nhân. 3.2. Chúng tôi lựa chọn những truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân, trong đó gồm cả những truyện liên quan tới quan hệ hôn nhân và phản ánh phong tục hôn nhân làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu của mình. 3.3. Luận án sẽ đề cập đến phong tục hôn nhân chứa đựng và được phản ánh qua truyện cổ tích. Từ đó, hướng đến làm rõ mối quan hệ giữa truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân với phong tục hôn nhân trong đời sống văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận: Chúng tôi tiếp cận đối tượng đối tượng nghiên cứu dưới góc độ của khoa nghiên cứu văn học dân gian, tức là nghiên cứu truyện cổ tích với các qui phạm của khoa nghiên cứu văn học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận án, chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh - loại hình; phương pháp điều tra, điền dã. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, tập hợp, hệ thống hóa và nghiên cứu chuyên sâu hệ thống truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. 5.2. Luận án đã khảo sát, phân loại những dạng thức cơ bản của các hình thức hôn nhân, chỉ ra những lớp văn hóa ẩn chìm trong các phong tục liên quan đến hôn nhân, lí giải một số vấn đề về mối quan hệ giữa truyện cổ tích với phong tục trong hiện thực đời sống các dân tộc Việt Nam và trong “thế giới cổ tích”. 2 5.3. Luận án đã nhận diện, phân tích những đặc điểm nghệ thuật độc đáo mà tác giả dân gian đã sử dụng một cách hữu hiệu để phản ánh ước mơ trong hôn nhân, trong các phong tục, tập quán đã ăn sâu vào đời sống hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. Luận án cũng chỉ ra tài năng sáng tạo của tác giả dân gian trong việc sử dụng yếu tố thần kì, yếu tố trợ giúp, nhằm phản ánh ước mơ lãng mạn về hôn nhân, khắc sâu những phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong hôn nhân và gia đình. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lí luận, qua kết quả nghiên cứu, luận án khẳng định hướng tiếp cận truyện cổ tích với tư cách là những sáng tác ngôn từ; đồng thời, không loại trừ việc sử dụng các tri thức dân tộc học, văn hóa tộc người khi lí giải, phân tích các dạng thức cơ bản của hình thức hôn nhân và các phong tục, tập quán liên quan đến nó. 6.2. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức hôn nhân đa dạng, phong phú của các tộc người trên đất nước Việt Nam. Sự đa dạng, phong phú này vẫn tạo nên tính thống nhất cao. Đó là ý nghĩa nhân văn trong phong tục hôn nhân của các cư dân trên đất nước ta. Truyện cổ tích phản ánh ước mơ và nhận thức nhiều mặt của của người dân xưa, trong đó có ước mơ về cuộc sống lứa đôi chung thủy, tốt đẹp trong một xã hội thanh bình, no ấm. Đó là những gợi ý tích cực cho xã hội đương đại, khi mà vòng xoáy của cơn lốc thị trường đã làm tan vỡ hoặc rạn nứt không ít mái ấm hạnh phúc gia đình. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án được cấu trúc làm bốn chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài. Chƣơng 2: Nhận diện chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Chƣơng 3: Sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Chƣơng 4: Một số phương diện nghệ thuật của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. 3

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2