BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
Nguyễn Trọng Tùng<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU<br />
TiO2 ĐƠN PHA VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHẾ TẠO<br />
NANOCOMPOSITE PPy/TiO2<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật lý kỹ thuật<br />
Mã số: 62520401<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ KỸ THUẬT<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Ngọc Huyền<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ<br />
cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
Vật liệu nano đang được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá về khoa học và<br />
công nghệ trong tương lai. Khi kích thước giảm đến kích thước nano, gần<br />
giới hạn lượng tử, diện tích bề mặt riêng của vật liệu tăng, trạng thái của<br />
electron trong vật liệu bị ảnh hưởng rất mạnh bởi hiệu ứng lượng tử và tác<br />
động bề mặt. Như vậy, bằng cách thay đổi kích thước và tạo ra được tương<br />
tác bề mặt hợp lý ta có thể biến đổi được tính chất quang, điện của vật liệu<br />
nano và mở rộng khả năng ứng dụng của chúng.<br />
Trong số các vật liệu vô cơ, vật liệu TiO2 (tồn tại ở hai dạng thù hình phổ<br />
biến là anatase, rutile) là đối tượng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà<br />
nghiên cứu do các tính chất quang, điện hóa đặc biệt. Với tính chất quang,<br />
điện hóa được phát hiện, vật liệu TiO2 kích thước nano được ứng dụng ở<br />
nhiều lĩnh vực như xúc tác quang, pin mặt trời, cảm biến khí… TiO2 nano có<br />
thể kết hợp với các vật liệu khác giúp cải thiện, tăng cường, bổ sung tính chất<br />
cho vật liệu mới. Để có được kích thước nano, vật liệu TiO2 có thể điều chế<br />
được bằng nhiều phương pháp bao gồm phương pháp vật lý (bốc bay chân<br />
không, phún xạ, bắn phá chùm ion…) và phương pháp hóa học (sol-gel, thủy<br />
nhiệt, thủy phân…). Trong phòng thí nghiệm, thủy phân là phương pháp được<br />
sử dụng khá phổ biến do quy trình đơn giản, giá thành thấp nhưng hiệu quả<br />
(kích thước hạt đồng đều, dễ điều chỉnh và có thể điều chế với số lượng lớn).<br />
Bằng việc khống chế các thông số nồng độ, nhiệt độ, thời gian phản ứng,<br />
người ta có thể tạo ra được vật liệu nano TiO2 ở dạng hạt, thanh, ống… Ngoài<br />
kích thước nano, do cấu trúc tinh thể và cấu trúc điện tử khác nhau tính chất<br />
điện, điện hóa quang hóa của các pha kết tinh của TiO2 cũng khác nhau; việc<br />
nghiên cứu chế tạo đơn pha TiO2 có kích thước nano và ứng dụng của chúng<br />
cũng đang là những vấn đề đang được quan tâm.<br />
Trong họ các vật liệu hữu cơ, polyme liên hợp có cấu trúc thẳng bao gồm<br />
các liên kết đơn và đôi xen kẽ; khi có tác động thích hợp từ bên ngoài (hóa<br />
học, vật lý) thì từ liên kết đôi các hạt dẫn (electron, lỗ trống) có thể được tạo<br />
ra và polyme liên hợp trở thành vật liệu dẫn điện (polyme dẫn). Tính chất đặc<br />
biệt này đã mở ra một lĩnh vực mới cho các hoạt động nghiên cứu cả về<br />
phương diện cơ bản và phát triển ứng dụng. Năm 2000, giải Nobel hoá học<br />
đã được trao cho ba nhà khoa học Heeger, MacDiarmid và Shirakawa với<br />
phát hiện và giải thích cơ chế dẫn điện của polyme dẫn điện. Với tính chất<br />
điện, điện tử đặc thù đồng thời dễ dàng tổng hợp, sẵn có và thân thiện với<br />
môi trường nên polyme dẫn điện là đối tượng được đặc biệt quan tâm nghiên<br />
cứu triển khai ứng dụng. Về phương diện điện hóa, polyme dẫn có thể ứng<br />
dụng trong lĩnh vực cảm biến sinh học, cảm biến khí, màng sinh học, lớp phủ<br />
bảo vệ chống ăn mòn, vật liệu hấp thụ sóng điện từ sử dụng trong quân sự,<br />
thiết bị mắt điện tử… Với khả năng lưu trữ điện năng lớn (>100 F/g), polyme<br />
<br />
2<br />
dẫn đang được nghiên cứu để sử dụng như một siêu tụ điện. Trong công nghệ<br />
điện tử, các ứng dụng của polyme dẫn có thể là điốt phát sáng hữu cơ<br />
(OLED), tranzito, tế bào pin năng lượng mặt trời… Trong các loại polyme<br />
dẫn thì polypyrrole đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên<br />
cứu bởi những tính chất nổi bật độ dẫn điện cao, dễ tổng hợp, ổn định trong<br />
nhiều môi trường, có khả năng ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực liên quan<br />
đến điện, điện hóa và quang hóa.<br />
Nanocomposite là vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu<br />
khác nhau (trong đó có ít nhất một thành phần có kích thước trong phạm vi<br />
nano mét (1 nm = 10-9 m)), nó có tính chất vượt trội hơn so với các vật liệu<br />
ban đầu. Sự tương tác bề mặt giữa các vật liệu ở kích thước nano có thể làm<br />
thay đổi tính chất của các vật liệu thành phần: tăng cường hay loại trừ hoặc<br />
có thể làm xuất hiện các tính chất mới. Với sự nhạy cảm cao với môi trường<br />
như polyme dẫn, lai gép polyme dẫn với vật liệu có tính chất điện, quang hóa<br />
mạnh như TiO2 có thể làm thay đổi và mở rộng tính chất đặc trưng của chúng.<br />
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu tổng<br />
hợp, tính chất của vật liệu TiO2 đơn pha và ứng dụng trong chế tạo<br />
nanocomposite PPy/TiO2”.<br />
* Mục tiêu nghiên cứu của luận án là:<br />
1. Tổng hợp vật liệu nano TiO2, xác định cấu trúc pha vật liệu TiO2 để làm<br />
thành phần pha tạp trong vật liệu nanocomposite;<br />
2. Tổng hợp vật liệu nanocomposite từ vật liệu nền polypyrrole với vật liệu<br />
pha tạp là TiO2 pha anatase và rutile; khảo sát cấu trúc vật liệu<br />
nanocomposite PPy/TiO2;<br />
3. Khảo sát biến đổi độ dẫn vật liệu nanocomposite với tác động của oxy,<br />
tử ngoại, nhiệt độ và đánh giá khả năng dẫn nhiệt.<br />
* Phương pháp nghiên cứu:<br />
Trong công trình này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thực<br />
nghiệm, kết hợp phân tích số liệu và dự đoán mô hình lý thuyết, đồng thời so<br />
sánh với các kết quả đã được công bố. Các mẫu đo và kết quả nghiên cứu<br />
được thực hiện tại phòng thí nghiệm Quang học - Quang điện tử, Viện Vật lý<br />
Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
Nghiên cứu cấu trúc, phân tích thành phần vật liệu được thực hiện bằng<br />
phương pháp giản đồ nhiễu xạ tia X, phổ tán xạ Raman, phổ hấp thụ hồng ngoại<br />
FTIR, phổ hấp thụ UV-Vis, hiển vi điện tử quét, hiển vi điện tử truyền qua.<br />
Các tính chất của mẫu vật liệu được thực hiện bằng các phương pháp đo độ<br />
dẫn, đặc trưng truyền nhiệt. Kết quả thu thập qua thiết bị đo Keithley 2000,<br />
Science Workshop 750 Interface được ghép nối với máy tính.<br />
* Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận án:<br />
- Tổng hợp được vật liệu nano TiO2 đơn pha, xác định được điều kiện để<br />
<br />
3<br />
phân tách được hai pha anatase và rutile của vật liệu nano TiO2 bằng phương<br />
pháp thủy phân ở nhiệt độ thấp (dưới 100oC).<br />
- Tổng hợp được vật liệu nanocomposite trên nền PPy với vật liệu pha tạp<br />
nano TiO2 anatase và rutile bằng phương pháp hóa học. Vật liệu<br />
nanocomposite có cấu trúc hạt nano bám trên nền polyme và cấu trúc vỏ-lõi<br />
của PPy và TiO2.<br />
- Khả năng ứng dụng của vật liệu được đánh giá qua ảnh hưởng không<br />
khí, nhiệt độ, tia tử ngoại làm thay đổi độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt của vật<br />
liệu nanocomposite.<br />
* Đóng góp mới của luận án<br />
TiO2 tổng hợp bằng phương pháp thủy phân đã phân tách được các pha<br />
anatase, rutile có kích thước nano riêng biệt. Ảnh hưởng của thời gian, HCl<br />
lên quá trình hình thành pha anatase, pha rutile của TiO2 đã được nghiên cứu,<br />
kích thước hạt của hai pha, quá trình chuyển pha anatase-rutile theo kích<br />
thước đã được chúng minh.<br />
Vật liệu nanocomposite PPy/TiO2 được tổng hợp bằng phương pháp trùng<br />
hợp hóa học, có cấu trúc vỏ-lõi với lõi là thanh rutile TiO2 được PPy bao bọc<br />
bên ngoài, cấu trúc hạt nano anatase TiO2 bám ngoài bề mặt PPy. Vật liệu<br />
nanocomposite PPy/TiO2 được khảo sát biến độ độ dẫn với môi trường cho<br />
thấy khả năng nhạy khí oxy tăng lên 5 lần.<br />
Khảo sát tính chất nhiệt của vật liệu nanocomposite PPy/TiO2 cho thấy<br />
vật liệu có khả năng dẫn nhiệt và làm keo tản nhiệt. Ảnh hưởng của tia tử<br />
ngoại lên khả năng dẫn điện của vật liệu nanocomposite PPy/TiO2 cho thấy<br />
đặc tính mới của vật liệu.<br />
Ngoài ra, các kết quả từ luận án là nội dung chính của đề tài Nafosted<br />
thuộc ngành vật lý có Mã số: 103.02-2012.32 (đã được nghiệm thu và thanh<br />
lý với kết quả tốt) với nhan đề: Vật liệu nanocomposite biến đổi và tích trữ<br />
năng lượng trên cơ sở vật liệu polyme dẫn.<br />
* Bố cục luận án:<br />
Nội dung chính của luận án được trình bày từ phần Mở đầu đến phần Kết<br />
luận gồm 109 trang. Ngoài các phần Mục lục, Danh mục các ký hiệu, Hình,<br />
Bảng, Tài liệu tham khảo và phần Mở đầu, Kết luận, thì Luận án được trình<br />
bày trong 4 chương:<br />
- Chương 1: Tổng quan về vật liệu<br />
Trình bày tổng quát về vật liệu TiO2 và các ứng dụng của chúng, giới thiệu<br />
chung về vật liệu polyme dẫn điện và các ứng dụng. Giới thiệu khái quát về<br />
vật liệu nanocomposite nền polyme dẫn điện và các nghiên cứu ứng dụng của<br />
vật liệu nanocomposite trên nền vật liệu PPy.<br />
- Chương 2: Thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu đặc trưng vật liệu<br />
Trình bày phương pháp thực nghiệm chế tạo và khảo sát đặc trưng vật liệu<br />
<br />