intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

89
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về VL cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở thành phố Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp chủ yếu về tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị  hóa (ĐTH) đất nước tất yếu sẽ  dẫn đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất nông  nghiệp sang phục vụ  quá trình phát triển đô thị  và các khu ­ cụm công nghiệp,   khu kinh tế. Vì vậy, có hàng chục vạn hộ  gia đình nông nghiệp, nông thôn phải  hy sinh những quyền lợi cơ bản của mình là nhường đất ­ tư liệu sản xuất quan  trọng nhất của người nông dân cho các dự án để tái định cư ở những nơi ở mới,  dẫn đến sẽ có hàng triệu lao động nông nghiệp buộc phải chuyển đổi nghề do bị  mất đất sản xuất. Điều đó đã tác động đến toàn bộ hoạt động KT ­ XH của đối  tượng dân cư  phải nhường đất để  đến các khu tái định cư. Nhưng tác động lớn   nhất là người nông dân rơi vào trạng thái bị  động và thiếu các điều kiện đảm  bảo cuộc sống khi họ  bị  mất việc làm (VL) và buộc phải chuyển đổi nghề  từ  sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, việc thực hiện các  dự án phục vụ sự nghiệp CNH, ĐTH thời gian qua cũng làm nảy sinh nhiều vấn   đề  như: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị  thu hẹp, lao động nông nghiệp  mất VL truyền thống và khó chuyển đổi nghề  nghiệp, cách thức đền bù giải  phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường….Trong đó, vấn đề tạo VL để ổn định đời  sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp nổi lên như một hiện  tượng vừa mang tính khách quan của quá trình CNH, ĐTH, vừa mang tính đặc thù  của một nước nông nghiệp như nước ta. Đối với thành phố  Đà Nẵng, từ  năm 1997 đến năm 2013, để  xây dựng và   phát triển, thành phố đã triển khai hơn 3000 dự án. Đồng thời với quá trình đó có  gần 100 ngàn hộ  gia đình phải di dời đến các khu tái định cư, hàng chục ngàn  hecta đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử  dụng, làm cho nguồn thu  nhập  quan  trọng   nhất   của   người   nông   dân   trong   nông  nghiệp   bị   ảnh   hưởng   nghiêm trọng. Tuy rằng, chính quyền thành phố đã có nhiều cách thức hỗ trợ các   đối tượng này có thể  nhanh chóng  ổn định cuộc sống, nhưng do nhiều yếu tố  khách quan, chủ quan đến nay nhiều lao động bị  mất đất vẫn chưa  ổn định nơi  
  2. 2 ăn, chốn  ở, chưa thể  tìm ra cho mình một cách mưu sinh  ổn định lâu dài. Thực   tiễn sự  nghiệp CNH, ĐTH thời gian qua cho thấy, một trong các khó khăn khi  tiến hành CNH, ĐTH là việc tạo công ăn, VL cho người lao động ở  các vùng bị  thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị (KĐT).  Thực tế nêu trên đang gia tăng áp lực trong tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất   phục vụ sự nghiệp CNH, ĐTH. Đây là một vấn đề cấp bách nếu nhìn cả trước mắt   và lâu dài xét trên phương diện phát triển. Bởi lẽ, nếu vấn đề  VL cho người lao  động nói chung, nông dân bị thu hồi đất nói riêng không được giải quyết tốt sẽ rất   khó khăn trong thực hiện các mục tiêu phát triển và sẽ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội  phức tạp khó lường. Do đó, đề tài: “Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong  quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng" được lựa chọn làm  đề tài luận án tiến sĩ là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.  2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ  sở  những vấn đề  lý luận và   thực tiễn về VL cho nông dân bị  thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở  thành   phố Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp chủ yếu về tạo VL cho nông dân bị thu hồi   đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Hệ thống hóa cơ sở lý luận VL cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình   CNH, ĐTH. Phân tích kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm (GQVL) cho  nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở một số tỉnh trong nước và rút  ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng. ­ Phân tích thực trạng VL cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH,   ĐTH  ở  thành phố  Đà Nẵng. Chỉ  ra những kết quả đạt được và những mặt hạn  chế, yếu kém trong tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố Đà Nẵng.  ­ Đề  xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  tạo việc làm   cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  3. 3 ­ Đối tượng nghiên cứu của luận án là VL cho nông dân bị thu hồi đất trong  quá trình CNH, ĐTH dưới góc độ kinh tế chính trị. ­ Phạm vi nghiên cứu: + Về  không gian: Nghiên cứu vấn đề  tạo VL cho nông dân bị  thu đất hồi   trong quá trình CNH, ĐTH ở thành phố Đà Nẵng.  + Về thời gian: Nghiên cứu được xác định từ  năm 2001 đến 2013, các giải   pháp đề xuất đến năm 2020.  4. Phương pháp nghiên cứu ­ Sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,   phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn  về VL cho nông dân bị thu hồi đất; phương pháp thống kê, phân tích, lôgíc kết hợp  với lịch sử, tổng kết, đánh giá quá trình GQVL cho nông dân bị  thu hồi đất  ở  thành phố Đà Nẵng.  ­ Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra và phỏng vấn chuyên sâu  150 hộ nông dân tại một số địa điểm mang tính đại diện có đất nông nghiệp bị thu hồi   thuộc quận Cẩm Lệ để làm kết quả nghiên cứu của mình.  Bên cạnh đó, để  làm rõ  thêm các vấn đề  lý luận và thực tiễn liên quan đến luận án, tác giả  có sử  dụng  phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu 20 nhà lãnh đạo thành phố, quận, huyện,  phường. 5. Đóng góp của luận án ­ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm, phương thức tạo việc  làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. ­ Trên cơ sở phân tích, đánh giá phương thức tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất  ở thành phố Đà Nẵng, tác giả đưa ra những nhận định khách quan về thành tựu, hạn  chế và nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất  ở thành phố Đà Nẵng. ­ Tác giả luận án đưa ra năm quan điểm, đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản   nhằm nâng cao hiệu quả tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố Đà Nẵng. 6. Kết cấu của luận án
  4. 4 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết  cấu nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU  LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài nhằm   xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về VL cho nông dân bị thu hồi đất trong  quá trình CNH, ĐTH, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận  án chia các công trình nghiên cứu liên quan thành 2 nhóm vấn đề:  khái quát một  số nghiên cứu trong nước liên quan đến đề  tài và các công trình nghiên cứu liên  quan đến miền Trung và thành phố Đà Nẵng. Trên cơ  sở  kế  thừa và tiếp thu kết quả  nghiên cứu của các nhà khoa học đi   trước, việc bổ  sung vào khoảng trống các vấn đề  nghiên cứu còn bỏ  ngỏ  để  hoàn  thiện thêm những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  VL cho nông dân bị  thu hồi đất  trong quá trình CNH, ĐTH. Trong đó, nghiên cứu mới cần lấp được "khoảng trống”  sau: Thứ nhất, cơ sở khoa học về phương thức tạo VL cho nông dân bị thu hồi  đất trong quá trình CNH, ĐTH. Hệ thống hóa những tác động của CNH, ĐTH tới  VL của nông dân bị thu hồi đất. Thứ  hai,  mô tả  và phân tích các vấn đề  về  thực trạng VL, tạo VL của   nông dân bị  thu hồi đất. Những thuận lợi, khó khăn của quá trình chuyển đổi  mục đích sử  dụng đất đến phát triển KT ­ XH, VL, thu nhập và đời sống của  
  5. 5 nông dân ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Thứ  ba, phân tích quá trình thực hiện, chuyển đổi mục đích sử  dụng đất  tại Đà Nẵng, các chính sách hỗ trợ cũng như hiệu quả của các chính sách này đối   với VL của nông dân bị thu hồi đất. Thứ tư, cần chỉ ra những khác biệt về tác động của các nhân tố  KT ­ XH   tại Đà Nẵng và các nhân tố  nảy sinh từ  việc hội nhập kinh tế quốc tế đến quy  mô, mức độ của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và các vấn  đề liên quan như: VL, tạo VL cho lao động của thành phố trong thời gian tới. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ  THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA,  ĐÔ THỊ HÓA Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực  tiễn về VL cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. Để đạt được mục  tiêu này, chương 2 đề cập tới những vấn đề sau: 2.1. Cơ sở lý luận về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất  2.1.1. Các khái niệm liên quan đến việc làm cho nông dân bị thu hồi đất   2.1.1.1. Các quan niệm về việc làm Từ  những phân tích các quan niệm về  VL, xuất phát từ  thực tiễn phát triển  KT ­ XH Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động, tích cực hội nhập   quốc tế  hiện nay, Luận án cho rằng:  Việc làm là hoạt động lao động của con   người, là dạng hoạt động kinh tế ­ xã hội, đó là sự kết hợp giữa sức lao động với   tư liệu sản xuất theo những điều kiện phù hợp nhất định, nhằm tạo ra sản phẩm   hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng lợi ích con người (cá nhân, gia đình, cộng đồng và   xã hội). Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.   2.1.1.2. Một số lý thuyết tạo việc làm
  6. 6 ­ Lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư ­ tăng trưởng kinh tế.  ­ Lý thuyết tạo VL của W.Athur Lewis.  ­ Lý thuyết tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Torado.  ­ Lý thuyết tạo VL của Harry Toshima.  Kế  thừa có chọn lọc các lý thuyết tạo VL, luận án cho rằng: tạo việc làm   không đơn thuần là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, mà nó còn   bao gồm cả yếu tố Nhà nước thông qua các chính sách và những yếu tố  xã hội.   Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát triển phải tạo ra được sự phù   hợp cả  về  số  lượng, chất lượng sức lao động với tư  liệu sản xuất, trong môi   trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra.   Nói cách khác, tạo việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triển   và sử  dụng có hiệu quả  các nguồn lực (lao động, vốn, khoa học công nghệ, tài   nguyên thiên nhiên và quản lý). Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động, trong đó có đối   tượng là nông dân bị thu hồi đất (thiếu hoặc không có tư liệu sản xuất chủ yếu ­   đất đai), có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân người   lao động, gia đình, cộng đồng và xã hội.  2.1.1.3. Quan niệm của tác giả Luận án về việc làm cho nông dân bị thu hồi   đất Từ những phân tích các lý thuyết, quan niệm về VL, tạo VL,  trên cơ sở thực  tiễn phát triển KT ­ XH của Việt Nam và thành phố Đà Nẵng thời kỳ đẩy mạnh   CNH, HĐH và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế hiện nay, luận án cho rằng:  Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, là hoạt động lao động của người nông dân   trong độ tuổi lao động, là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất theo   những điều kiện phù hợp nhất định, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ,   đáp ứng lợi ích của người nông dân, cộng đồng và xã hội. Hoạt động lao động   đó không bị luật pháp Việt Nam ngăn cấm. 2.1.2. Tác động của thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị 
  7. 7 hóa đến việc làm của nông dân 2.1.2.1. Tác động tích cực    ­ Tạo sức ép mạnh mẽ  trong chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  theo hướng CNH,   HĐH ­ Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi cơ cấu việc làm ­ Thúc đẩy khả năng tự tạo VL và tìm kiếm VL đối với người lao động, đặc  biệt, đối tượng là nông dân bị thu hồi đất.  ­ Tạo cơ hội chuyển đổi việc làm cho người lao động nông nghiệp, đặc biệt  là nông dân trong độ tuổi lao động khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp   sang các lĩnh vực khác. ­ Góp phần cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng gia tăng lực lượng lao   động trẻ, khỏe vào phát triển kinh tế. ­ Góp phần hiện đại hóa đời sống cư dân nông thôn và giữ gìn, phát huy bản  sắc văn hóa trên cơ sở lựa chọn, sàng lọc những giá trị truyền thống, tinh hoa văn  hóa vùng miền. 2.1.2.2. Tác động tiêu cực  ­ Trong ngắn hạn, giảm VL và thu nhập của lao động nông nghiệp, đặc biệt   là bộ phận nông dân trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất.  ­ Làm cho một bộ phận người lao động trong diện thu hồi đất nông nghiệp  rơi vào tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp. ­ Gia tăng sức ép tìm kiếm VL đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất  và tạo áp lực GQVL, đảm bảo an sinh xã hội đối với chính quyền địa phương. 2.1.2.3. Sự  cần thiết phải tạo việc làm cho nông dân sau thu hồi đất nông   nghiệp  Một là, ổn định cuộc sống cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp.  Hai là, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ba là, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân bị thu hồi   đất, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
  8. 8 Bốn là, giảm các tệ nạn xã hội. 2.1.3. Nội dung tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ­ Xây dựng và tổ  chức thực hiện kế  hoạch tổng thể  về  việc thu hồi đất   nông nghiệp và kế hoạch tạo VL cho nông dân khi thu hồi đất.  ­ Xây dựng môi trường pháp lý, các điều kiện KT ­ XH cần thiết nhằm phát   triển thị trường sức lao động.  ­ Phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành nghề  sử  dụng nhiều  lao động để thu hút lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất.  ­ Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề  nghiệp để người nông dân có cơ hội tìm được VL.  ­ Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp –   chủ đầu tư sử dụng đất thu hồi trong việc đào tạo và bố  trí VL cho nông dân bị  thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp này.  ­ Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ  người nông dân bị  thu hồi đất chủ  động   tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp và VL mới phù hợp với bản thân.  ­ Các tổ  chức chính trị  xã hội cũng có vai trò quan trọng trong tạo VL cho   nông dân bị thu hồi đất. 2.2. Phương thức tạo việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc  làm của nông dân bị thu hồi đất  2.2.1. Phương thức tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 2.2.1.1. Tạo việc làm thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia 2.2.1.2. Tạo việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ   sở dạy nghề 2.2.1.3. Tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề truyền thống và các   doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.1.4. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động 2.2.1.5. Tạo việc làm thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị ­ xã hội 2.2.1.6. Tự tạo việc làm thông qua thị trường sức lao động
  9. 9 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm của nông dân bị thu hồi  đất 2.2.2.1. Vốn đầu tư và sự phát triển của khoa học ­ công nghệ  Tăng hay giảm vốn đầu tư vào phát triển các ngành sử dụng khoa học ­ công   nghệ  cao, trung bình hay thấp đều có tác động đến tạo VL cho người lao động.  Nếu tăng vốn đầu tư vào phát triển các ngành sử dụng khoa học ­ công nghệ thấp   thì cơ  hội có VL cho nông dân sau thu hồi đất sẽ  tăng lên; nếu tăng vốn đầu tư  phát triển các ngành sử dụng khoa học ­ công nghệ cao thì cơ hội có VL cho nông  dân sau thu hồi đất gần như không có, nếu xét trong thời gian ngắn hạn.  2.2.2.2. Trình độ của người lao động Nếu chất lượng lao động tốt thì khả  năng tạo VL cho người lao động sẽ  thuận lợi; ngược lại, chất lượng lao động thấp sẽ  gây khó khăn cho người lao   động trong việc tìm kiếm VL. Chất lượng lao động lại phụ  thuộc rất lớn vào   chính sách giáo dục – đào tạo; chính sách y tế, chăm sóc sức khoẻ của quốc gia.  2.2.2.3. Nhân tố về chủ trương, chính sách phát triển của Nhà nước Thứ nhất, Các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của Đảng, Nhà  nước đều có những ảnh hưởng đến khả năng tạo VL cho người lao động. Thứ  hai,  Các chủ  trương, chính sách phát triển xã hội cũng   có những  ảnh  hưởng nhất định đến khả năng tạo VL cho người lao động. Thứ  ba,  ảnh hưởng của chủ  trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh  vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, theo đó  ảnh hưởng đến vấn đề  tạo việc   làm cho lao động ở khu vực này.  2.2.2.4. Nhân tố về yêu cầu phát triển của địa phương Thứ nhất, tiềm lực kinh tế, vị trí địa lý và lợi thế của địa phương Thứ  hai, chiến lược phát triển KT ­ XH của địa phương cũng  ảnh hưởng  không nhỏ đến tạo VL cho nông dân sau thu hồi đất.  Thứ ba, những nỗ lực học hỏi kinh nghiệm, thành tích tốt của các địa phương  khác và thực hiện tốt các chủ  trương, chính sách, Nghị  quyết của Bộ  Chính trị 
  10. 10 cũng góp phần không nhỏ trong tạo VL cho người lao động.   2.2.2.5. Nhân tố  về  vận hành của thị  trường sức lao động và tác động   của hội nhập kinh tế quốc tế ­ Sự phát triển của thị trường sức lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến VL  của người lao động.  ­ Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội VL, đặc biệt   là VL theo hướng công nghiệp, hiện đại.  2.2.2.6. Nhân tố về đặc điểm của người nông dân sau thu hồi đất  Những nhân tố cấu thành đặc điểm của người lao động nông nghiệp có tác   động mạnh mẽ đến nhận thức, tác phong và hành vi của người lao động sẽ ảnh   hưởng không nhỏ đến hàng loạt vấn đề liên quan đến tạo VL như: năng suất lao   động, số lượng, chất lượng nguồn lao động, khả năng tham gia và thực hiện các  giao dịch trên thị  trường sức lao động, khả  năng thiết lập các mối quan hệ  về  công ăn VL của người lao động, khả năng chuyển đổi nghề, tự tạo VL ...  2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về tạo việc làm cho nông dân  bị thu hồi đất  2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước 2.3.1.1.  Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai Thứ nhất, tập trung các nguồn lực có thể để nhanh chóng ổn định đời sống của   người dân trong diện di dời, thu hồi  đất cho phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa. Thứ hai, ưu tiên giải quyết việc làm cho những lao động bị thu hồi đất.  Thứ  ba, thường xuyên hướng dẫn các cách thức, biện pháp tạo việc làm cho   người lao động, để bản thân họ có thể tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Thứ tư, kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động bị  thu hồi  đất cho phát triển công nghiệp, đô thị. 2.3.1.2. Kinh nghiệm của  tỉnh Thái Bình Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống để thu hút lao động  dôi dư từ nông nghiệp.
  11. 11 Thứ hai, chủ động xây dựng các phương án đào tạo nghề để mở rộng công   tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động, tạo điều kiện cho lao động sau  khi bị thu hồi đất có thể tiếp cận các việc làm mới. Thứ ba, đa dạng hóa và lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ GQVL. Thứ  tư, thường xuyên tổ  chức, vận động người lao động chủ  động tìm  kiếm các biện pháp tự tạo việc làm. 2.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc Thứ nhất, đào tạo nghề cho người lao động sau thu hồi đất nông nghiệp.  Thứ hai, tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp có dự  án đầu tư  phải bố trí cho lao  động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc trong các doanh nghiệp. Thứ  ba, xuất khẩu lao động được xem là một trong những giải pháp quan   trọng để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị  thu hồi đất nông nghiệp nói riêng. Thứ  tư, tạo việc làm cho lao động lớn tuổi thông qua phát triển dịch vụ  ngay trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới 2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Đà Nẵng Một là, cần tuyên truyền vận động để  người dân bị  thu hồi đất nhận thức  đúng về nhu cầu việc làm và các hướng tiếp cận việc làm. Hai là, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cần sớm lựa chọn và phổ biến kịp  thời những phương hướng chuyển đổi nghề phù hợp với yêu cầu của địa phương   hoặc phù hợp với nhu cầu của bản thân người lao động theo hướng hội nhập.  Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương nhằm gia tăng số  lượng việc  làm. Phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình kinh tế và thúc đẩy thị trường sức   lao động phát triển, đẩy mạnh XKLĐ để tạo VL cho người nông dân bị thu hồi đất. Bốn là,  tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động để  các  doanh nghiệp có chính sách ưu tiên, thu hút và sử dụng lao động tại chỗ, nông dân bị thu  hồi đất. Năm là, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Quỹ quốc gia GQVL.
  12. 12 Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG  QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở  THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Mục tiêu của chương 3 là phân tích, đánh giá thực trạng  VL cho nông dân bị  thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH  ở thành phố Đà Nẵng. Qua đó chỉ  ra những  thành tựu, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân nhằm luận chứng tính cần thiết và  tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.  Chương 3 tập trung giải quyết các nội dung sau: 3.1. Tác động của thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị  hóa đến việc làm của nông dân  3.1.1. Thực trạng thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa  ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay 3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của thành phố Đà Nẵng Từ năm 1997 đến năm 2013, thành phố Đà Nẵng đã 3 lần lập và điều chỉnh   quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình Chính phủ  xem xét phê duyệt, nhờ đó các   ngành, các cấp đã triển khai thực hiện các dự án quy hoạch sử dụng đất góp phần   tích cực vào việc phát triển KT ­ XH. Đặc biệt quy hoạch tổng thể phát triển KT ­  XH thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 đã được Thủ  tướng Chính phủ  phê duyệt   tại quyết định số 1866/QĐ­TTg ngày 08/10/2010. 3.1.1.2. Tình hình thu hồi đất Từ  năm 1997 đến 2010, thành phố  Đà Nẵng đã thực hiện thu hồi đất với   tổng diện tích 11.488 ha; tổng số  tiền chi cho đền bù, giải tỏa các khu dân cư  khoảng 5.000 tỷ  đồng; tổng số  hộ  thuộc diện giải tỏa, đền bù hơn 82.000 hộ.   Trong đó, số hộ giải tỏa thu hồi đi khỏi nơi đang cư  trú là 41.282 hộ, số hộ giải   tỏa thu hồi một phần là 21.125 hộ, số hộ giải tỏa thuộc diện đất nông nghiệp, lâm  nghiệp là 20.333 hộ, với số lượng hộ giải tỏa lớn nhưng số trường hợp bị cưỡng   chế rất ít (hơn 100 hộ)
  13. 13 Trong 3 năm (2011 ­ 2013) thành phố Đà Nẵng đã thu hồi 3.924,06 ha đất  nông nghiệp, dẫn đến 25.725 lao động bị  mất việc làm và đã tác động đến đời   sống nhân dân trong khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp. 3.1.2.  Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công  nghiệp hóa, đô thị hóa ở Đà Nẵng đến việc làm của nông dân    3.1.2.1. Tình hình việc làm của nông dân bị thu hồi đất Nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến VL và tạo VL ở Đà Nẵng, qua  lựa chọn ngẫu nhiên 250 hộ gia đình trong số những hộ  bị thu hồi đất sản xuất   nông nghiệp tại 5 quận (Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm   Lệ) với 5 phường tiêu biểu gồm 10 tổ dân phố, cho thấy:         Trình độ chuyên môn của những người bị thu hồi đất, kết quả điều tra thu   được với mức độ khá thấp: số người không có trình độ chuyên môn là 84,5 %, số  người có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có 13,42%, trình độ khác là  2,08%. Với trình độ chuyên môn nói trên, cơ hội tự tìm VL sau khi bị thu hồi đất  là rất khó khăn và hỗ trợ nâng cao trình độ cho họ là việc làm cần thiết. Tình trạng VL của những người trước khi bị thu hồi, kết quả điều tra cho   thấy: 21,6% số người trong độ tuổi lao động, không đi học và không có VL; 52,1%   số người lao động có VL bấp bênh và 26,2% có VL ổn định. Như  vậy, số  người   trong độ tuổi lao động không có VL và VL bấp bênh chiếm đến 73,7% tổng số lao   động điều tra của các hộ. Điều này cũng phù hợp với thực tế  thu hồi đất  ở  Đà   Nẵng, vì đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm tỷ trọng lớn. Từ những phân tích thực trạng VL và tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất ở  thành phố Đà Nẵng có thể rút ra một số nhận xét sau: Một là, số lao động không có VL sau khi bị thu hồi đất là khá lớn, đặc biệt   số lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Hai là, đa số những lao động bị thu hồi đất là lao động giản đơn, chưa qua   đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ   ở  bất kỳ  trường lớp nào, vì thế  họ  rất khó tìm  được VL mới có thu nhập cao và ổn định.
  14. 14 Ba là, các cấp chính quyền đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ người lao  động đào tạo nghề, thu xếp, bố  trí công việc mới, tuy nhiên kết quả  mang lại  chưa nhiều.  Bốn là, đất thu hồi nhiều, nhiều KCN, KĐT mới ra đời, song việc chuyển   dịch cơ  cấu lao động diễn ra chưa phù hợp với quy luật phát triển chung, tỷ  lệ  các nghề không cơ bản, ít đào tạo vẫn còn cao. Nói cách khác, nguồn lực đất đai  đã chuyển theo hướng CNH, ĐTH nhưng nguồn lực lao động thì chưa thật sự  gắn với bước chuyển theo hướng đó. 3.1.2.2.  Nhu cầu việc làm của nông dân bị thu hồi đất Trong 3 năm 2011­2013, đã tạo VL cho 22.891 lao động nông nghiệp bị thu  hồi đất, số  lao động có nhu cầu tạo VL là 2.834 người, chiếm 11,02% tổng số  lao động bị mất việc làm do thu hồi đất nông nghiệp. 3.2. Phương thức tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố  Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay   3.2.1. Tạo việc làm thông qua các dự  án thuộc Chương trình mục tiêu  quốc gia Việc làm và Dạy nghề Giai đoạn 2003 ­ 2012, hoạt động cho vay vốn hỗ trợ các DN, các cơ sở sản  xuất kinh doanh và người lao động phát triển sản xuất, tự  tạo VL và tạo thêm  VL nhằm thu hút lao động được thực hiện có kết quả. Với tổng nguồn vốn cho  vay GQVL thành phố  đang quản lý, điều hành là 79,508 tỷ  đồng, trong đó có  30,400 tỷ đồng từ ngân sách thành phố uỷ thác Ngân hàng Chính sách Xã hội cho  vay đối với đối tượng thuộc diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải toả.  Sở LĐTBXH phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức điều tra, khảo   sát nhu cầu học nghề của lao động các hộ gia đình thuộc diện di dời, giải tỏa, thu   hồi đất sản xuất, với tổng số phiếu điều tra là 10.000 phiếu. Kết quả khảo sát: Số  người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động: 26.147 người, số người có nhu   cầu học nghề: 6.090 người (trong đó, dạy nghề dưới 3 tháng: 1.733 người, sơ cấp  nghề: 2.899 người, trung cấp nghề: 754 người, cao đẳng nghề: 704 người).
  15. 15 3.2.2. Tạo việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở  dạy nghề  Qua 04 năm 2010­2013, đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 7.764 lao động nông  thôn, lao động di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất và lao động đặc thù khác, trong  đó có 1.396 lao động thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất, với tổng   kinh phí đào tạo là 9,535 tỷ đồng, trong đó kinh phí đào tạo cho lao động bị thu hồi  đất sản xuất là 1,773 tỷ đồng. Trong tổng số 1.396 lao động đào tạo nghề, thì tỷ  lệ  lao động nữ  tham gia học nghề  chiếm 67,19%, lao động dưới 40 tuổi chiếm   71,06%. Các ngành nghề đào tạo, gồm có 20 ngành nghề, nhưng chủ yếu tập trung  các ngành nghề phục vụ cho phát triển du lịch của thành phố như nấu ăn, buồng ­   bàn ­ bar, lễ tân, điện dân dụng, trồng và chế biến nấm ăn, ... Với trình độ và tay  nghề của người lao động, sau khi kết thúc khóa đào tạo, số lao động được GQVL  trung bình qua các năm chiếm tỷ lệ trên 80% (trong đó, tỷ  lệ  lao động tự  tạo VL  chiếm 81,50% và 18,50% là lao động được các DN tuyển dụng). 3.2.3. Tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề truyền thống và các  doanh nghiệp Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, không chỉ làm sống  lại một số ngành nghề đã có từ lâu đời ở các địa phương, khai thác được tay nghề  của các nghệ  nhân, mà còn tạo điều kiện để  sử  dụng có hiệu quả  lao động,  nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn để tạo ra các sản phẩm cho tiêu dùng và xuất  khẩu. Đây là hướng đi đúng để  tạo VL cho nông dân bị  thu hồi đất trên địa bàn  thành phố Đà Nẵng.   Giai đoạn 2003­2012, vốn đầu tư cho phát triển liên tục tăng; thu hút đầu tư  nước ngoài tăng nhanh; các DN nhỏ  và vừa phát triển mạnh; các KCN, KĐT  được hình thành. Đồng thời, với cơ  chế, chính sách thu hút đầu tư, việc thực   hiện cải cách thủ  tục hành chính thông thoáng đã tạo điều kiện thu hút các DN   đầu tư  vào thành phố, tạo nhiều VL mới, GQVL cho người lao động hàng năm  tăng. Mười năm qua, các DN thuộc mọi thành phần kinh tế đã thu hút 233.261 lao  
  16. 16 động, chiếm 77,84% tổng số lao động được tạo VL  3.2.4. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động Trong gần 10 năm (2004 đến tháng 8/2013) các cơ  quan, đơn vị, DN trên  địa bàn thành phố  đã đưa 2.817 người đi làm việc  ở  nước ngoài, trong đó lao  động có hộ  khẩu tại Đà Nẵng là 559 người (bao gồm, thị  trường Nhật Bản: 81   người; Hàn Quốc: 312 người; Đài Loan: 53 người; Malaysia: 87 người; đi tàu du   lịch các nước Đông Nam Á 16 người; Lybia: 9 người và UAE: 01 người). Trong 3 năm (2011­2013), số  lao động sau thu hồi đất nông nghiệp đi làm  việc ở nước ngoài theo hợp đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động có  việc làm (13 lao động/ 22.891 lao động). 3.2.5. Tạo việc làm thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị ­ xã hội Năm 2013, tổng số  lao động nông thôn được tuyển sinh học nghề  là 996  người, trong đó lao động bị  thu hồi đất là 118 người, trình độ  sơ  cấp nghề. Sở  Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Nông dân và các địa   phương tập huấn, đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 3.448 lượt người. Ngoài ra, Sở  Lao động ­ Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức   02 khóa Tập huấn Khởi sự DN cho 65 thanh niên trên địa bàn thành phố, với mục   đích giúp thanh niên khai thác được tiềm năng, phát triển ý tưởng kinh doanh,  thành lập các DN, hợp tác xã để tự tạo VL, đồng thời, tiếp nhận GQVL cho lao  động nông thôn sau khi học nghề. 3.2.6. Tự tạo việc làm thông qua thị trường sức lao động Từ năm 2006 đến cuối năm 2012, đã tổ chức 136 phiên giao dịch VL, trong  đó có 17 phiên tổ  chức tại các vùng nông thôn; vùng di dời, giải toả; các trường   Đại học, Cao đẳng trên địa bàn. Tổng lượt đơn vị  đăng ký tuyển dụng qua Chợ  việc làm gần 8.446 lượt, trong đó trực tiếp phỏng vấn, sơ  tuyển tại các phiên   giao dịch việc làm 3.235 đơn vị, có gần 164.846 lao động tham gia.  3.3. Đánh giá chung về tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá  trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua 
  17. 17 3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 3.3.1.1. Thành tựu về tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất Kinh tế thành phố liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, GDP bình quân trong giai  đoạn 2003­2013 đạt 11,5%/năm. Năm 2013, có 10.507 DN, hợp tác xã thuộc các thành  phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố thu hút 301.711 lao động làm việc. Qua 3  năm (2011 ­ 6/2013) đã GQVL cho 74.550 lao động, bình quân hàng năm GQVL cho  gần 30.000 lao động. Tỷ  lệ  thất nghiệp có xu hướng giảm, năm 2011 tỉ  lệ  thất  nghiệp khu vực thành thị  4,67%, đến 6/2013 còn 4,5%, giảm so với năm 2011 là   0,17%. Cơ  cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong các ngành  thương mại, dịch vụ từ 57,6% năm 2011 lên 57,71% năm 2013, giảm lao động các   ngành công nghiệp, xây dựng từ 33% năm 2011 xuống 32,80% và ngành nông, lâm,  ngư nghiệp từ 9,6% năm 2011 xuống còn 9,47%  tháng 6 năm 2013. 3.3.1.2. Nguyên nhân từ ban hành và thực hiện chủ trương, chính sách Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển KT ­ XH thành phố Đà Nẵng đến  năm 2020 được Thủ  tướng Chính phủ  phê duyệt, thành phố  đã có nỗ  lực lớn   trong việc quy hoạch đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng công nghiệp,   văn minh, hiện đại. Trong giai đoạn 2003­2012, đã rà soát, điều chỉnh, phê duyệt   hơn 3.373 đồ án quy hoạch; hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung (kể cả phát   triển không gian đô thị  thành phố) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy   hoạch chi tiết 1/500 được phủ kín tại hầu hết các khu vực trọng điểm.  Thành phố  đã ban hành rất nhiều chính sách liên quan đến VL và tạo VL  cho nông dân bị thu hồi đất góp phần rất lớn vào thành tựu tạo VL cho nông dân  bị thu hồi đất trên địa bàn trong quá trình CNH, ĐTH.  3.3.1.3. Nguyên nhân từ hiệu quả công tác đào tạo nghề Hệ  thống các trường dạy nghề   ở  Đà Nẵng từ  chỗ  chỉ  có 10 cơ  sở  đào tạo   nghề  với khả  năng đào tạo được 5.746 lao động vào năm 1998, đến năm 2013,  thành phố đã có 60 cơ sở với quy mô đào tạo được 44.189 lao động theo cả 2 hình  thức ngắn hạn và dài hạn. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống cơ sở đào tạo 
  18. 18 nghề  đã giúp cho quá trình bồi dưỡng, phát triển nguồn lao động của thành phố  được tiến hành suôn sẻ, đáp ứng hiệu quả nhu cầu học nghề của người lao động,   đây là sự cố gắng rất lớn của thành phố trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất  lượng ngày càng cao cho nhu cầu phát triển. Từ khi có Luật Dạy nghề (năm 2007)  cho đến năm 2012, hệ thống dạy nghề của thành phố đã đào tạo được 245.034 lao  động, trong đó đào tạo dài hạn (trung cấp trở lên) 59.495 người (chiếm 24,28%),  ngắn hạn, sơ cấp 185.539 người (chiếm 75,72%).  3.3.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 3.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém trong tạo việc làm cho nông dân bị thu   hồi đất ở thành phố Đà Nẵng ­ Số  nông dân bị  thu hồi đất được thu hút vào làm việc trong các DN, các   KCN còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số lao động mất việc làm. ­ Số  lượng nông dân chuyển sang ngành nghề  mới còn ít, chất lượng, tính   ổn định và bền vững của VL cho nông dân bị thu hồi đất chưa cao.  ­ Kết quả XKLĐ cho nông dân bị thu hồi đất đạt rất thấp  ­ Việc tổ chức đào tạo nghề cho nông dân khi thu hồi đất chưa được nghiên  cứu một cách chu đáo, dẫn đến nghề nghiệp được đào tạo chưa phù hợp với nhu   cầu của thị trường sức lao động, cho nên, người lao động đã được đào tạo nhưng   vẫn không tìm được việc làm.  ­ Các doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp thu hồi chưa thực hiện tốt cam   kết ưu tiên tiếp nhận lao động địa phương bị thu hồi đất. ­ Sự chuẩn bị của các quận, huyện trong thành phố và người dân trong  tạo VL  sau thu hồi đất chưa thực sự  thống nhất, gây khó khăn cho người dân, nhất là  người dân nông thôn trong việc ổn định cuộc sống.  3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ­ Bất cập trong ban hành, thực hiện chủ  trương, chính sách của nhà nước   trong giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ­ Bất cập trong công tác đào tạo, chuyển đổi nghề  cho nông dân bị  thu hồi 
  19. 19 đất (chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất) ­ Những vấn đề vướng mắc của địa phương ­ Những vấn đề của chính bản thân người dân bị thu hồi đất ­ Những vấn đề của các doanh nghiệp đối với tạo việc làm cho nông dân bị  thu hồi đất còn hạn chế Chương 4 GIẢI PHÁP VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT  TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA  Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Mục tiêu của chương 4 là trên cơ  sở  những hạn chế, yếu kém và nguyên  nhân mà luận án nêu ra, dựa vào dự báo nhu cầu thu hồi đất và tạo VL của nông  dân có đất bị thu hồi. Luận án đã nêu ra các quan điểm, đề xuất các giải pháp chủ  yếu nhằm nâng cao hiệu quả tạo VL cho nông dân bị thu hồi đất.  4.1. Dự  báo nhu cầu thu hồi đất và quan điểm về  tạo việc làm cho   nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa 
  20. 20 4.1.1. Dự  báo nhu cầu thu hồi đất và yêu cầu tạo việc làm của nông   dân có đất bị thu hồi tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 4.1.1.1. Dự báo nhu cầu thu hồi đất Thực hiện Nghị  quyết 105/NQ­CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính   phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ  đầu (2011­2015) của thành phố  Đà Nẵng. Diện tích đất nông nghiệp trong giai  đoạn 2011­ 2020 của thành phố Đà Nẵng cần phải chuyển mục đích sử  dụng là  6.502 ha, trong đó giai đoạn 2011­2015 chuyển đổi 4.363 ha, giai đoạn 2015­2020  chuyển đổi 2.139 ha. Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 75.706 ha, chiếm   58,9%  tổng diện  tích tự   nhiên,  đến  năm 2020  giảm xuống  69.989 ha,  chiếm   54,45% tổng diện tích tự nhiên của Đà Nẵng.  4.1.1.2. Yêu cầu tạo việc làm của nông dân có đất bị thu hồi Yêu cầu tạo VL của nông dân có đất bị  thu hồi giai đoạn 2011­2020 của  thành phố Đà Năng là khá lớn. Căn cứ theo tính toán của Bộ Lao động ­ Thương  binh và Xã hội là mỗi ha đất nông nghiệp bị  thu hồi thì sẽ  làm cho 13 người bị  mất VL, có nghĩa trong giai đoạn này Đà Nẵng sẽ có khoảng 84.526 người nông   dân bị mất VL và giai đoạn 2016 ­ 2020 sẽ có 27.807 người nông dân bị mất VL   do thu hồi đất. Điều này sẽ tác động rất lớn đến cán cân cung ­ cầu về VL và tạo  ra sức ép lớn cho Đà Nẵng trong tạo VL cho người nông dân bị thu hồi đất. 4.1.2. Quan điểm về  tạo việc làm cho nông dân bị  thu hồi đất trong  quá trình CNH, ĐTH 4.1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước 4.1.2.2. Quan điểm của tác giả luận án  Thứ nhất, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất phải dựa trên quan điểm  toàn diện, bình đẳng, phát triển bền vững và đồng bộ Thứ hai, đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống ổn định cho nông dân bị  thu hồi đất là một trong những vấn đề  có tính trung tâm, là một nhiệm vụ quan 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0