intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp với tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp với tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi" được nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú ở nam bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai; Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai thuốc lá trên nhóm đối tượng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp với tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI PHẠM THỊ LỆ QUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAI THUỐC LÁ CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN TRỰC TIẾP KẾT HỢP VỚI TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI Ở BỆNH NHÂN MẮC MỘT SỐ BỆNH PHỔI CHUYÊN NGÀNH: NỘI HÔ HẤP MÃ SỐ: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS. Ngô Quý Châu Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Xuân Bách Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp Trường vào hồi ….. giờ …… phút, ngày ….. tháng…. năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hút thuốc lá gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe dẫn đến phải nhập viện (đặc biệt vì các bệnh lý hô hấp, tim mạch, ung thư,…). Hầu hết người hút thuốc bỏ hút thuốc khi nhập viện, tuy nhiên, phần lớn hút thuốc lại ngay sau khi ra viện. Những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc sau khi ra viện có nhiều khả năng tái nhập viện hơn so với những người tiếp tục duy trì cai thuốc. Do đó việc giúp những bệnh nhân này cai thuốc và duy trì cai thuốc sau khi ra viện sẽ giúp cứu sống họ và giảm các chi phí chăm sóc y tế. Các nghiên cứu đã cho thấy vai trò tư vấn của các nhân viên y tế mang lại tỷ lệ thành công khá cao. Ngay cả tư vấn ngắn cũng làm tăng tỷ lệ bỏ thuốc thành công thêm 5-10%, thời gian tư vấn càng dài, số lần tư vấn càng nhiều và nhân viên y tế là bác sỹ tư vấn thì hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, tư vấn ngắn cai thuốc lá có hiệu quả hạn chế trên tỷ lệ cai thuốc kéo dài. Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ y tế di động, dịch vụ tư vấn qua điện thoại có thể cung cấp sự hỗ trợ cai thuốc lá cho người dân tại cộng đồng với tiềm năng tiếp cận được nhiều người. Hiệu quả của các chương trình tư vấn qua điện thoại đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới giúp tăng tỷ lệ cai thuốc từ 7-10%. Tại Việt Nam, hoạt động hỗ trợ cai nghiện thuốc lá bắt đầu được triển khai từ năm 2015, tuy nhiên mới chỉ được triển khai ở một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, việc tư vấn và điều trị cai nghiện thuốc lá chưa được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Với vai trò quan trọng của nhân viên y tế trong tư vấn điều trị cai thuốc lá và lợi ích tiềm năng của chương trình tư vấn hỗ trợ cai thuốc lá qua điện thoại, tính cấp thiết của việc cai thuốc lá ở những người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá. Việc nghiên cứu về hiệu của của các can thiệp tư vấn cai thuốc lá trực tiếp và tư vấn qua điện thoại trên các đối tượng là bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá là cần thiết để cung cấp các bằng chứng trong triển khai điều trị cai nghiện thuốc lá cho nhóm đối tượng này. 2. Mục tiêu của đề tài 1. Xác định tỷ lệ cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú ở nam bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú kết hợp với tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện ở nam bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. 3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai thuốc lá trên nhóm đối tượng này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
  4. 2 - Xác định được tỷ lệ ngưng hút thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp thực hiện bởi bác sỹ trong thời gian điều trị nội trú trên đối tượng nam bệnh nhân mắc bệnh lý phổi. Kết quả cho thấy đây là một can thiện cai thuốc lá có hiệu quả giúp cai thuốc lá trên nhóm bệnh nhân này và có thể áp dụng vào thực tế lâm sàng. - Xác định được tư vấn trực tiếp trong thời gian điều trị nội trú kết hợp với tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện cho hiệu quả cai thuốc lá cao hơn so với chỉ tư vấn trực tiếp đơn thuần. Tư vấn qua điện thoại là can thiệp chi phí thấp, có thể tiếp cận nhiều đối tượng mà không cần đến bệnh viện, vì vậy có thể áp dụng rộng rãi trên đối tượng hút thuốc mắc bệnh hô hấp nhập viện. - Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai thuốc lá bao gồm: mức độ phụ thuộc nicotine, sự hỗ trợ của gia đình đối với người hút thuốc, các triệu chứng ho mạn tính, khạc đờm mạn tính, triệu chứng thèm hút thuốc và triệu chứng thèm ăn. 4. Tính mới của luận án: Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá về hiệu quả cai thuốc lá của các can thiệp tư vấn trực tiếp kết hợp với tư vấn qua điện thoại trên nam bệnh nhân hút thuốc mắc các bệnh lý phổi nhập viện. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà lâm sàng có thêm các dữ liệu về hiệu quả cai thuốc lá của các phương pháp tư vấn bởi nhân viên y tế là bác sỹ trên đối tượng là các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá nhập viện, từ đó thay đổi thái độ thực hành lâm sàng đối với việc tư vấn điều trị cai thuốc lá cho bệnh nhân, giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh một cách toàn diện, dự phòng các nguy cơ sức khoẻ khác trong tương lai cho bệnh nhân. 5. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 123 trang (không kể tài liệu tham khảo và phần phụ lục), gồm có 7 phần: - Đặt vấn đề: 3 trang - Chương 1: Tổng quan tài liệu, 35 trang - Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang - Chương 3: Kết quả nghiên cứu 36 trang - Chương 4: Bàn luận 26 trang - Kết luận: 1 trang - Khuyến nghị: 1 trang Luận án gồm 36 bảng, 09 hình ảnh. Sử dụng 211 tài liệu tham khảo gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Phần phụ lục gồm bệnh án nghiên cứu, các kỹ năng thực hành tư vấn chuyên sâu và danh sách các bệnh nhân nghiên cứu.
  5. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về thuốc lá và cai nghiện thuốc lá 1.1.1. Khái niệm về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với bệnh hô hấp Theo luật phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam 2012, Điều 2: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến gần như tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây nhiều bệnh đặc biệt các bệnh lý về hô hấp, tim mạch, ung thư,… và gây suy giảm sức khỏe của người hút thuốc lá nói chung. Có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá với các triệu chứng và nhiều bệnh lý hô hấp như: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phổi mắc phải cộng đồng, tràn khí màng phổi và bệnh lao. 1.1.2. Nghiện thuốc lá: Chất gây nghiện trong thuốc lá là nicotine, có trong tất cả các loại sản phẩm của thuốc lá (thuốc lá điếu, thuốc lào, xì gà, tẩu, thuốc lá tự cuốn, thuốc lá không khói, …). Nghiện thuốc lá là một trạng thái tâm thần - thể chất xuất hiện do tương tác giữa cơ thể với chất nicotine có trong thuốc lá, biểu hiện bằng sự thôi thúc phải hút thuốc lá liên tục và đều đặn để đạt được cảm giác dễ chịu khi hút thuốc lá đồng thời tránh cảm giác khó chịu khi thiếu thuốc lá, hành vi hút thuốc lá tiếp tục duy trì ngay cả khi người nghiện biết rõ hay thậm chí bị các tác hại do thuốc lá gây ra. Nghiện tâm lý, nghiện hành vi và nghiện thực thể là ba thành phần cấu thành nên nghiện thuốc lá. Ba thành phần này thường đồng thời tồn tại trên một người nghiện thuốc lá, tuy nhiên mức độ quan trọng của từng thành phần thay đổi tuỳ theo mỗi cá nhân. Chẩn đoán nghiện thuốc lá theo tiêu chuẩn DSM IV (1994). 1.1.3. Cai nghiện thuốc lá: Để cai nghiện thuốc lá thành công người hút thuốc phải trải qua các triệu chứng cai thuốc bao gồm: thèm hút thuốc, ham muốn hút thuốc lá dữ dội, bứt rứt, kích thích, giảm khả năng tập trung, bồn chồn, mất ngủ, thèm ăn,…Các triệu chứng cai thường biểu hiện ngay trong 1-2 ngày đầu tiên sau khi bỏ thuốc, đỉnh điểm là trong tuần đầu tiên và giảm dần sau 2-4 tuần sau, tuy nhiên một số trường hợp có thể kéo dài hàng tháng. Hướng dẫn thực hành lâm sàng về “Điều trị nghiện thuốc lá” của Hoa Kỳ năm 2008 đã khuyến cáo các nhân viên y tế cần khuyến khích tất cả những bệnh nhân muốn cai thuốc lá thực hiện nỗ lực cai thuốc và hỗ trợ họ cai thuốc. Các
  6. 4 phương pháp điều trị hỗ trợ cai thuốc lá có hiệu quả đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng, bao gồm: các can thiệp tư vấn để thay đổi hành vi và các thuốc hỗ trợ. • Can thiệp tư vấn cai nghiện thuốc lá: Quá trình chuyển đổi hành vi hút thuốc lá Proschaska là nền tảng của tư vấn cai nghiện thuốc lá. Chu trình Proschaska gồm bảy giai đoạn liên kết với nhau (hình 1.1). Sự chuyển đổi lần lượt qua các giai đoạn là liên tục với thời gian trải qua từng giai đoạn là khác nhau giữa các cá thể, thay đổi tuỳ vào các biện pháp can thiệp mà người hút thuốc lá nhận được. Quá trình chuyển đổi hành vi không phải là một vòng tròn khép kín mà là một vòng xoắn ốc đi lên, cứ mỗi lần đi qua một vòng là người cai thuốc lá có thêm các trải nghiệm mới cần thiết, là tiền đề cho cai thuốc thành công sau này. Hình 1.1. Chu trình chuyển đổi hành vi hút thuốc lá Proschaska Tư vấn cai nghiện thuốc lá là cung cấp cho người hút thuốc lá các yếu tố cần thiết để thay đổi các giai đoạn chuyển đổi hành vi hút thuốc lá Proschaska. Tuỳ thuộc giai đoạn chuyển đổi hành vi hút thuốc lá, các yếu tố cần được tư vấn sẽ thay đổi theo. Tư vấn cai nghiện thuốc lá giúp quá trình chuyển biến qua các giai đoạn chuyển đổi hành vi hút thuốc lá diễn ra nhanh hơn. Các đánh giá chuyên sâu trong điều trị cai nghiện thuốc lá gồm: đánh giá mức độ phụ thuộc nicotine dựa vào thang điểm Fagerstrom, đo nồng độ khí CO trong hơi thở ra để đánh giá tình trạng hút thuốc lá. Ngoài ra, đánh giá mức độ quyết tâm cai nghiện thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng giúp định hướng nội dung tư vấn tăng cường quyết tâm cai thuốc lá. • Các thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá: Trong ba thành phần cấu thành nghiện thuốc lá: nghiện thuốc lá thực thể, hành vi và tâm lý, các thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá được chỉ định giải quyết thành phần nghiện thực thể. Ba thuốc hiện nay được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo hàng đầu trong điều trị nghiện thuốc lá là: liệu pháp nicotine thay thế, bupropion, varenicline cho hiệu quả cai thuốc tốt hơn khi kết hợp với tư
  7. 5 vấn, với ít tác dụng phụ. Việc chỉ định các thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá cần kết hợp với các phương pháp tư vấn để tăng hiệu quả cai thuốc lá. 1.2. Các biện pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá 1.2.1. Tư vấn ngắn Các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy bằng chứng mạnh mẽ về hiệu quả của tư vấn ngắn từ nhân viên y tế ở mọi vị trí trong việc khuyến khích bệnh nhân cai thuốc. Sự tư vấn của nhân viên y tế có thể có hiệu quả khác biệt ngay cả khi thời gian tư vấn là rất ít dưới 3 phút với RR 1,66; 95%CI (1,42-1,94). Cách tiếp cận 5As (Ask: hỏi; Advice: khuyên; Assess: đánh giá; Assist: hỗ trợ; Arrange: sắp xếp) là một cách tiếp cận tư vấn đã được chấp nhận và thực hiện ở một số nước trên thế giới (Mỹ, Úc và Anh,…) cung cấp cho các nhân viên y tế một mô hình hữu ích để thực hành tư vấn ngắn cai thuốc. Cách tiếp cận 5As khuyến khích nhân viên y tế hỏi (Ask) bệnh nhân họ có hút hay sử dụng các sản phẩm thuốc lá không; tiếp theo nhân viên y tế sẽ đánh giá (Assess) sự sẵn sàng cai thuốc của đối tượng, rồi khuyên (Advice) đối tượng về tầm quan trọng của việc cai thuốc, đề nghị hỗ trợ đối tượng (Assist) khi cai thuốc và/hoặc giới thiệu sự hỗ trợ tư vấn cai thuốc, và sắp xếp (Arrange) hẹn khám theo dõi. Tư vấn ngắn cai nghiện thuốc lá có mục tiêu nhận diện nhanh người hút thuốc và tư vấn ngắn gọn từ 3-10 phút. Yêu cầu của lời khuyên cai thuốc lá trong tư vấn ngắn là: rõ ràng, mạnh mẽ, và tương thích với cá nhân người được tư vấn. 1.2.2. Tư vấn chuyên sâu • Tư vấn chuyên sâu tăng cường quyết tâm cai thuốc lá: Đối với những bệnh nhân chưa sẵn sàng để cai thuốc tại thời điểm hiện tại, nhân viên y tế cần tư vấn chuyên sâu tăng cường quyết tâm cai thuốc lá cho cho họ, giúp tăng cơ hội cai thuốc lá trong tương lai. Các bác sỹ sử dụng kỹ năng phỏng vấn tạo động cơ (MI: Motivational Interviewing) tập trung tìm hiểu cảm xúc của đối tượng sử dụng thuốc lá, niềm tin, ý kiến và những giá trị liên quan đến sử dụng thuốc lá trong nỗ lực nhằm mở ra những mâu thuẫn trong việc sử dụng thuốc lá, từ đó bác sỹ sẽ gợi ra một cách chọn lọc để hỗ trợ, và củng cố “sự thay đổi trong cuộc nói chuyện” của bệnh nhân. Kỹ năng MI dựa trên bốn nguyên tắc chung: (1) thể hiện sự cảm thông, (2) làm rõ mâu thuẫn, (3) giúp đối tượng vượt rào cản, (4) giúp tự tăng cường quyết tâm. Mô hình 5R’s (Relevance: Tương thích, Risks: Nguy cơ, Rewards: Lợi ích, Roadblocks: Rào cản, và Repetition: Lặp lại) là một công cụ được thiết kế đặc biệt giúp những người không muốn cai thuốc và nó kết hợp nguyên tắc MI. Nghiên cứu cho thấy mô hình “5Rs” giúp tăng cường nỗ lực cai thuốc trong tương lai. • Tư vấn chuyên sâu tiến hành cai nghiện thuốc lá:
  8. 6 Tư vấn sâu tiến hành cai nghiện thuốc lá được thực hiện sau tư vấn chuyên sâu tăng cường quyết tâm cai thuốc lá, khi quyết tâm cai nghiện thuốc lá của người hút thuốc lá đủ mạnh, tương ứng giai đoạn “cai nghiện” trong chu trình Proschaska. Nội dung tư vấn chuyên sâu tiến hành cai nghiện thuốc lá tập trung vào các giải pháp đối phó những khó chịu do cai thuốc lá chủ yếu ở hai giai đoạn “cai nghiện” và “củng cố”. Tư vấn sâu đặc biệt có hiệu quả và có sự tương quan chặt chẽ giữa cường độ tư vấn và tỷ lệ thành công của cai thuốc. Can thiệp điều trị càng tích cực thì tỷ lệ cai thuốc càng cao. Tư vấn sâu được định nghĩa là tư vấn nhiều lần (>4 lần), mỗi lần tư vấn kéo dài trên 10 phút và được thực hiện bới nhân viên y tế được đào tạo về tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá. • Các hình thức tư vấn chuyên sâu: - Tư vấn sâu trực tiếp cá nhân: gồm các cuộc tư vấn trực tiếp với chuyên gia tư vấn cai nghiện thuốc lá đã được đào tạo, với thời gian tư vấn mỗi cuộc trên 10 phút. Trong một phân tích tổng quan trên Cochrane (2017) trên 49 thử nghiệm lâm sàng với khoảng 19000 người hút thuốc cho thấy can thiệp tư vấn sâu cá nhân giúp tăng khả năng cai thuốc lá lên 40-80% so với can thiệp tối thiểu (tư vấn ngắn, hoặc sử dụng tài liệu hỗ trợ tự cai). Tại Việt Nam, tư vấn sâu trực tiếp cá nhân trong điều trị cai nghiện thuốc lá đã bắt đầu được triển khai tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và trương ương từ năm 2015 nhằm hỗ trợ cho những người hút thuốc lá muốn cai thuốc lá. Trong một nghiên cứu năm 2019-2020 chưa công bố kết quả của Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai đánh giá hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp trên những người hút thuốc đến tư vấn tại phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá trực tiếp của Bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cắt ngang tại thời điểm theo dõi sau 6 tháng trên 451 người tham gia nghiên cứu, tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá thời điểm 7 ngày là 60,8%. - Tư vấn qua điện thoại (Quitline): Tư vấn qua điện thoại có thể là tư vấn chủ động (Proactive Quitline) hoặc tư vấn phản ứng (Reactive Quitline). Trong tư vấn phản ứng, đối tượng hút thuốc là người khởi đầu tất cả các cuộc gọi và nói chuyện với nhân viên tư vấn về các vấn đề quan tâm cụ thể của mình để được hỗ trợ. Với tư vấn chủ động, nhân viên tư vấn chủ động gọi một hoặc nhiều cuộc gọi cho người hút thuốc và cung cấp sự tư vấn một cách có hệ thống với các lần tư vấn đã được lên kế hoạch trước nhằm cung cấp sự hỗ trợ giúp họ thực hiện nỗ lực cai thuốc hoặc tránh tái nghiện. Việc tăng tần suất các cuộc gọi tư vấn cai thuốc giúp tăng khả năng cai thuốc so với các can thiệp kém tích cực hơn như cung cấp tài liệu tự cai thuốc, tư vấn ngắn hoặc sử dụng thuốc hỗ trợ cai đơn thuần. Từ 3 cuộc gọi trở lên đã cho thấy hiệu quả hơn hẳn 1 hoặc 2 cuộc gọi. Đây là hình thức tư vấn quan
  9. 7 trọng đối với những người có ít thời gian hoặc có nguồn tài chính hạn chế. Hiệu quả của tư vấn cai nghiện thuốc lá qua tổng đài đã được báo cáo ở nhiều nước trên thế giới, giúp tăng tỷ lệ cai thuốc từ 7-10% đối với hình thức tư vấn phản ứng, và từ 11-14% đối với hình thức tư vấn chủ động theo một phân tích tổng quan gồm 104 nghiên cứu trên Cochrane. Ở Việt Nam, tổng đài Tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2015 tại Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá – Bộ Y Tế. Tổng đài tư vấn hiện triển khai cả hai hình thức hỗ trợ là tư vấn phản ứng và tư vấn chủ động cho người hút thuốc lá muốn cai thuốc. Mỗi cuộc gọi đến đều hoàn toàn miễn phí. Tất cả các thông tin cá nhân và thông tin liên quan của đối tượng hút thuốc gọi đến tổng đài đều được bảo mật. Nghiên cứu cắt ngang của Ngô Quý Châu và cộng sự (2019) đánh giá hiệu quả hỗ trợ cai thuốc lá của tổng đài này đối với hình thức tư vấn phản ứng trên 469 đối tượng cho kết quả tỷ lệ ngưng hút thuốc thời điểm 7 ngày là 31,6%. Đối với hình thức tư vấn chủ động qua điện thoại, một nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2020 của Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai (chưa công bố kết quả) trên 1800 đối tượng, kết quả tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá thời điểm 7 ngày do đối tượng tự báo cáo là 63,3%, và có 41,6% đối tượng báo cáo đã ngưng sử dụng thuốc lá kéo dài từ 12 tháng trở lên. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai nghiện thuốc lá Việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cai thuốc thành công sẽ giúp cho bác sỹ trong điều trị cai nghiện thuốc lá có thể cá thể hoá với từng nhóm bệnh nhân từ đó tăng hiệu quả cai thuốc lá. Nghiên cứu của Hymowitz và cộng sự trên 13.415 người hút thuốc thấy tuổi bắt đầu hút thuốc từ sau 20 tuổi có liên quan với khả năng cai thuốc thành công cao hơn. Khuder và cộng sự thấy những người bắt đầu hút thuốc từ trước 16 tuổi có nguy cơ không cai được thuốc cao hơn những người hút thuốc từ lứa tuổi muộn hơn (OR=2,1). Tỷ lệ cai thuốc cao hơn được báo cáo ở những người lớn tuổi hơn. Nhiều nghiên cứu cũng thấy tiền sử nỗ lực cai thuốc lá trước đó là yếu tố quan trọng tiên lượng khả năng cai thuốc thành công trong tương lai. Những người có thời gian duy trì cai thuốc ngắn hơn trong tiền sử có liên quan với khả năng tái nghiện cao hơn. Mức độ phụ thuộc nicotine nặng được mô tả là yếu tố tiên lượng quan trọng cho khả năng cai thuốc kém hơn trong nhiều nghiên cứu. Lạm dụng rượu cũng là yếu tố tiên lượng khả năng cai thuốc kém hơn và việc cai rượu ở những người hút thuốc lạm dụng rượu giúp tăng khả năng cai thuốc thành công.
  10. 8 Động lực cai thuốc hay mức độ quyết tâm cai thuốc dường như cũng là yếu tố tiên lượng quan trọng đối với khả năng cai thuốc thành công. Ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy mức độ quyết tâm cai thuốc lúc đầu có thể dự đoán khả năng cai thuốc thành công. Nghiên cứu của West và cộng sự thấy những người hút thuốc có bạn đời phản đối việc hút thuốc có nhiều khả năng cai thuốc hơn. Gourlay và cộng sự thấy những người hút thuốc kết hôn với người không hút thuốc có khả năng cai thuốc và duy trì cai thuốc cao hơn. Một số nghiên cứu cũng thấy sự hỗ trợ từ bạn đời là yếu tố tiên lượng mạnh khả năng cai thuốc thành công, đặc biệt các hành vi ủng hộ như nói với người hút thuốc là bỏ thuốc và khuyến khích động viên họ dự đoán khả năng cai thuốc thành công, trong khi các hành vi tiêu cực như cằn nhằn và phàn nàn về việc hút thuốc của họ dự đoán khả năng tái nghiện. 1.4. Tình hình nghiên cứu về điều trị cai nghiện thuốc lá trên đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện đánh giá hiệu quả của các can thiệp cai thuốc lá trên đối tượng bệnh nhân nhập viện. Các can thiệp này bao gồm tư vấn cai nghiện thuốc lá, sử dụng thuốc điều trị cai nghiện thuốc lá và kết hợp cả hai. Các can thiệp tư vấn trong bệnh viện được thực hiện bởi các nhân viên y tế khác nhau có hiệu quả hơn so với điều trị thông thường, đặc biệt khi các can thiệp tiếp tục ít nhất một tháng sau khi ra viện (RR 1,7; 95% CI 1,27-1,48). Phân tích gộp của Rigotti và cộng sự (2012), bao gồm 14 thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý tim mạch cấp tính so sánh hiệu quả của một can thiệp cai thuốc lá tích cực trong bệnh viện so với chăm sóc thông thường. Kết quả cho thấy can thiệp tích cực hiệu quả hơn chăm sóc thông thường với RR 1,42 (95%CI: 1,29-1,56). Cũng trong phân tích gộp của Rigotti và cộng sự, 5 nghiên cứu trên các bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý hô hấp đã được đưa vào phân tích. Hai nghiên cứu trong số này, nicotine thay thế được dùng kết hợp với tư vấn cai nghiện thuốc lá. Kết quả, trong nghiên cứu sử dụng nicotine miếng dán, tỷ lệ cai thuốc liên tục 3-12 tháng ở nhóm sử dụng cao hơn nhóm dùng giả dược (21% so với 14% tương ứng), mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Ba nghiên cứu còn lại so sánh hiệu quả của can thiệp tư vấn tích cực (không dùng thuốc cai nghiện thuốc lá) với chăm sóc thông thường ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kết quả, một nghiên cứu cho thấy sau 1 năm theo dõi, các bệnh nhân nhận can thiệp tư vấn tích cực có khả năng cai thuốc lá cao hơn gần 3 lần so với nhóm chỉ nhận chăm sóc thông thường (RR 2,83; 95%CI: 1,40-5,74); hai nghiên cứu còn lại không cho thấy có sự khác biệt về hiệu quả cai thuốc giữa hai nhóm.
  11. 9 Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các can thiệp cai nghiện thuốc lá hiện còn ít, đặc biệt là trên đối tượng bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú. Năm 2005, nghiên cứu của Lê Khắc Bảo và cộng sự tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tư vấn kết hợp điều trị bupropion cho tỷ lệ cai thuốc lá thành công sau 9 tuần là 60%, tỷ lệ cai thuốc lá thành công sau 12 tháng là 20% cho tư vấn đơn thuần, 33% cho tư vấn kết hợp nicotine thay thế, và 29% cho tư vấn kết hợp bupropion. Mới đây, một nghiên cứu của Huang W.C và cộng sự (2022) thực hiện tư vấn hỗ trợ cai thuốc lá trên các bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện cấp quận của Hà Nội (không có nhóm đối chứng), các đối tượng được tư vấn ngắn bởi bác sỹ của bệnh viện cấp quận, sau đó sẽ được chuyển gửi đến Quitline và đối tượng tiếp tục được nhận 9 cuộc tư vấn qua điện thoại trong 12 tháng đồng thời được nhận 64 tin nhắn hỗ trợ cai thuốc lá trong vòng 3 tháng đầu sau cuộc gọi tư vấn đầu tiên. Kết quả, ở thời điểm theo dõi 12 tháng, 221 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá trong vòng 30 ngày tự báo cáo là 40,7%. Trong số này, 22 bệnh nhân đã gửi mẫu nước tiểu để xét nghiệm cotinine, tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá xác nhận bằng xét nghiệm cotinine trong nước tiểu là 5,9%. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 10 năm 2020. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Tiêu chuẩn lựa chọn: bệnh nhân >18 tuổi; nhập viện điều trị dưới 2 tuần tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán một trong các bệnh sau: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi mắc phải cộng đồng, lao phổi – màng phổi, tràn khí màng phổi, ung thư phổi; đang hút thuốc hoặc còn hút thuốc trong vòng 1 tháng trước. - Tiêu chuẩn loại trừ: nữ giới; không hút thuốc hoặc hút dưới 100 điếu cho đến thời điểm nghiên cứu; từ chối tham gia nghiên cứu, có suy giảm về nhận thức ảnh hưởng đến việc chấp thuận tham gia nghiên cứu hoặc tham gia vào can thiệp, có vấn đề về giao tiếp ảnh hưởng đến việc tiếp nhận sự can thiệp (câm, điếc), sức khỏe quá yếu không cho phép nhận sự can thiệp hoặc dự đoán tuổi thọ ngắn, có lạm dụng các chất gây nghiện khác (cần sa, ma túy). 2.2. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp, ngẫu nhiên, so sánh song song hai nhóm - Bệnh nhân sau khi được sàng lọc và đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ được phân tầng theo mức độ phụ thuộc nicotine dựa vào thang điểm Fagerstrom gồm 6 câu hỏi về thói quen hút thuốc của bệnh nhân để
  12. 10 phân ra các mức độ nghiện thực thể nhẹ (0-3 điểm), trung bình (4-5 điểm) và nặng (6-10 điểm); bệnh nhân sau đó được phân ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 bằng phương pháp bốc thăm vào 2 nhóm: Nhóm tư vấn trực tiếp và Nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại. - Các can thiệp trong nghiên cứu: + Tư vấn cai thuốc trực tiếp: khi bệnh nhân đang điều trị nội trú, gồm 1 lần tư vấn ngắn dưới 5 phút do bác sỹ điều trị thực hiện sau khi nhập viện 1 ngày và 1 lần tư vấn sâu (30 phút trở lên) do bác sỹ phòng tư vấn trực tiếp hoặc nghiên cứu sinh thực hiện trong vòng 1 tuần kể từ khi nhâp viện. Nội dung tư vấn ngắn và tư vấn sâu: theo mô hình tư vấn 5As (Ask, Advice, Assess, Assist, Arrange) với sự hỗ trợ tùy thuộc vào giai đoạn trưởng thành quyết tâm cai thuốc theo chu trình Prochaska với những đối tượng đã muốn cai thuốc và kết hợp sử dụng mô hình 5Rs (Relevance, Risks, Rewards, Roadblocks, Repetition) nhấn mạnh mối liên quan giữa bệnh lý hô hấp của bệnh nhân với hút thuốc lá và những lợi ích của cai thuốc đối với tiến triển bệnh phổi để tăng cường động cơ cai thuốc với những đối tượng chưa muốn cai thuốc lá. + Tư vấn chủ động qua điện thoại sau khi ra viện: gồm 6 lần gọi điện thoại chủ động: P1-P6 (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng sau khi ra viện). Thực hiện bởi tư vấn viên của tổng đài quốc gia tư vấn hỗ trợ cai thuốc miễn phí 18006606. Nội dung tư vấn mỗi lần thay đổi tuỳ theo tình huống cụ thể và nhu cầu của bệnh nhân: tăng cường quyết tâm cai thuốc, khuyến khích tiếp tục quá trình cai thuốc, phòng tránh tái hút thuốc trở lại và các mẹo cai giúp bệnh nhân chế ngự các vấn đề khó chịu khi cai. 2.3. Cỡ mẫu: Với tỷ lệ cai thuốc thành công sau 6 tháng ước tính là 40,5% ở nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại, 18,6% ở nhóm tư vấn trực tiếp, với hệ số tin cậy là 95% và lực của mẫu là 90%, tính thêm 30% bệnh nhân có thể bỏ cuộc ở mỗi nhóm thì cỡ mẫu cho nghiên cứu được dự kiến là 114 bệnh nhân mỗi nhóm. [Z (1− / 2) 2 p(1 − p) + Z1− [ p1 (1 − p1 ) + p2 (1 − p2 ) ]2 n1 = n2 = ( p1 − p2 ) 2 Trong đó: n1 = Cỡ mẫu nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại n2 = Cỡ mẫu nhóm tư vấn trực tiếp Z (1− / 2) = Hệ số tin cậy (95%).
  13. 11 Z (1−  ) = Lực mẫu (90%). p1 = Tỷ lệ bệnh nhân nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại cai thuốc p2 = Tỷ lệ bệnh nhân nhóm tư vấn trực tiếp cai thuốc P = (p1 + p2)/2 2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ đánh giá Thu thập thông tin theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, bao gồm: - Thu thập số liệu tại thời điểm ban đầu: Các thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, tiền sử hút và cai thuốc trước đó, các đặc điểm yếu tố môi trường khói thuốc xung quanh, lý do cai thuốc lần này, mức độ quyết tâm cai thuốc, triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý hô hấp mắc phải, bệnh đồng mắc, chẩn đoán xác định bệnh, thời gian nằm viện. - Thu thập số liệu tại các thời điểm đánh giá (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng): bệnh nhân sẽ được gọi điện thoại lại để đánh giá bởi một điều tra viên không tham gia vào nghiên cứu này. Ở mỗi thời điểm đó, điều tra viên này sẽ cố gắng liên lạc bằng được với bệnh nhân và người nhà tối đa là 10 cuộc gọi trước khi kết luận là không liên lạc được với thời gian gọi cửa sổ ở mỗi thời điểm là 5 ngày. Các số liệu đánh giá được thu thập qua điện thoại dựa vào các câu hỏi về: tình trạng hút thuốc hiện tại và bệnh sử cai thuốc kể từ khi tham gia vào nghiên cứu (ngày cai thuốc, các triệu chứng khó chịu khi cai, có sự hỗ trợ của người thân trong quá trình cai thuốc không), mức độ hài lòng với dịch vụ tư vấn.Những bệnh nhân báo cáo là cai được thuốc ở thời điểm 6 tháng sau khi ra viện sẽ được mời đến bệnh viện để xác nhận bằng đo nồng độ khí CO trong hơi thở ra. 2.5. Một số khái niệm, tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu • Ngưng sử dụng thuốc lá (abstinence): - Ngưng sử dụng thuốc lá thời điểm 7 ngày được xác định dựa vào hai câu hỏi sau: “Trong vòng 7 ngày qua ông/bà có hút thuốc lá dù chỉ là một hơi không?”, “Trong vòng 7 ngày qua ông/bà có sử dụng bất kỳ sản phẩm gì khác của thuốc lá không?”. Bệnh nhân được xác định là ngưng sử dụng thuốc lá thời điểm 7 ngày nếu trả lời không với cả hai câu hỏi trên và có sự xác nhận của một người nhà sống cùng. - Ngưng sử dụng thuốc lá kéo dài 1 tháng/3 tháng/6 tháng được xác định dựa vào hai câu hỏi sau: “Trong vòng 1 tháng/3 tháng/6 tháng kể từ khi ra viện ông/bà có hút thuốc lá dù chỉ là một hơi không”, “Trong vòng 1 tháng/3 tháng/6 tháng kể từ khi ra viện ông/bà có sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của thuốc lá không?”. Bệnh nhân được xác định là ngưng sử dụng thuốc lá kéo dài 1 tháng/3 tháng/6 tháng nếu trả lời không với cả hai câu hỏi trên và có sự xác nhận của một người nhà sống cùng.
  14. 12 - Ngưng sử dụng thuốc lá xác nhận bằng đo nồng độ khí CO hơi thở ra ở thời điểm theo dõi 6 tháng: được khẳng định bằng đo nồng độ khí CO trong hơi thở ra
  15. 13 - Hồi quy sai biệt kép được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của can thiệp và thời gian tham gia nghiên cứu (1 tháng, 3 tháng và 6 tháng) đến kết quả cai thuốc của bệnh nhân. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số sàng lọc 273 bệnh nhân, loại trừ 19 bệnh nhân, còn lại 254 bệnh nhân: nhóm tư vấn trực tiếp 128 bệnh nhân, nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại 126 bệnh nhân, 3 bệnh nhân mất theo dõi thời điểm 3 tháng, 5 bệnh nhân mất theo dõi thời điểm 6 tháng. 3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu ở hai nhóm Bảng 3.1. Phân bố đặc điểm chung của hai nhóm (n=254) Nhóm tư Nhóm tư vấn trực vấn trực tiếp kết hợp qua Biến số p tiếp điện thoại n=126 n=128 (%) (%) Tuổi (TB ± ĐLC) 53 ± 12,75 51,40 ± 12,30 0,347 Tuổi bắt đầu hút thuốc ≤14 22 (17,19) 22 (17,46) 0,954 15-18 57 (44,53) 60 (47,62) 0,622 ≥19 49 (38,28) 44 (34,92) 0,578 35,05 ± Số năm hút (TB ±ĐLC) 33,89 ± 13,28 0,516 13,02 Số điếu thuốc hút trung bình mỗi 18,23 ± 8,85 17,33 ± 9,16 0,335 ngày (TB ± ĐLC) Điểm Fagerstrom (TB ±ĐLC) 5,16 ± 1,68 4,91 ± 1,77 0,334 Hút thuốc trong nhà 106 (82,81) 100 (79,37) 0,483 Hút thuốc trong xe ô tô 4 (3,13) 6 (4,76) 0,502 Có nhiều bạn hút thuốc 105 (82,03) 116 (92,06) 0,017 Sống cùng nhà với người hút thuốc 35 (27,34) 30 (23,81) 0,519 khác Tiếp xúc khói thuốc nơi làm việc 86 (84,31) 92 (82,14) 0,672 (n=214) Cấm hút thuốc ở nơi làm việc 7 (6,86) 9 (8,04) 0,745 (n=214) Số lần cai thuốc trước đây (TB 1,92 ± 1,52 1,41 ± 0,68 0,03 ±ĐLC) Mức độ quyết tâm cai thuốc lần này Điểm VAS (TB ± ĐLC) 9,82 ± 0,73 9,82 ± 0,73 0,863 Điểm QMAT (TB ± ĐLC) 16,55 ± 1,91 16,74 ± 1,03 0,806
  16. 14 Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về tuổi trung bình, tuổi bắt đầu hút thuốc, số năm hút thuốc, số điếu thuốc hút trung bình mỗi ngày, mức độ phụ thuộc nicotine theo thang điểm Fagerstrom, đặc điểm môi trường khói thuốc xung quanh, và mức độ quyết tâm cai thuốc lần này. Nhóm tư vấn trực tiếp có số lần cai thuốc trung bình trước đây nhiều hơn nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp với qua điện thoại (1,92 so với 1,41; p=0,03). Bảng 3.2. Phân bố tình trạng bệnh lý của hai nhóm (n=254) Nhóm tư vấn Nhóm tư vấn trực tiếp Biến số trực tiếp n=128 kết hợp qua điện thoại p (%)/ TB ± ĐLC n=126 (%)/ TB ± ĐLC Chẩn đoán bệnh phổi BPTNMT 17 (13,28) 22 (17,46) K phổi 28 (21,88) 16 (12,70) Hen PQ 6 (4,69) 8 (6,35) 0,340 VPMPCĐ 55 (42,97) 52 (41,27) Lao phổi – MP 15 (11,72) 16 (12,70) Tràn khí màng phổi 7 (5,47) 12 (9,52) Triệu chứng lâm sàng Ho mạn tính 42 (37,17) 41 (35,65) 0,812 Khạc đờm mạn tính 31 (27,68) 39 (33,91) 0,309 Khó thở 52 (46,02) 60 (52,17) 0,353 Đau ngực 65 (59,09) 60 (51,72) 0,266 Thời gian nằm viện 10,07 ± 5,36 9,89 ± 5,24 0,648 (ngày) (TB ± ĐLC) Bệnh đồng mắc 80 (62,50) 60 (47,62) 0,017 Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về phân bố bệnh lý hô hấp phải nhập viện, các triệu chứng lâm sàng, thời gian nằm điều trị nội trú. Nhóm tư vấn trực tiếp có tỷ lệ bệnh đồng mắc cao hơn nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại (62,50% so với 47,62%; p=0,017). - Các bệnh nhân nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại nhận số cuộc gọi tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện trung bình là 5,60 ± 0,75 cuộc. Trong đó 93 bệnh nhân (73,81%) nhận đủ 6 cuộc gọi tư vấn, 17 bệnh nhân (13,49%) nhận 5 cuộc gọi; 14 bệnh nhân (11,11%) nhận 4 cuộc gọi và 2 bệnh nhân (1,59%) nhận 3 cuộc gọi. Tổng thời gian tư vấn qua điện thoại trung bình là 16,59 phút/bệnh nhân.
  17. 15 3.2. Hiệu quả cai thuốc lá của các phương pháp can thiệp Bảng 3.3. Tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá do bệnh nhân tự báo cáo và có xác nhận của người nhà thời điểm 6 tháng (n=254) Nhóm tư vấn Nhóm tư vấn trực tiếp Cai thuốc lá trực tiếp kết hợp qua điện thoại p n=128 (%) n=126 (%) Vẫn hút thuốc 59 (46,46) 35 (29,17) Ngưng sử dụng thời điểm 7 0,005 68 (53,54) 85 (70,83) ngày Ngưng sử dụng kéo dài 1 67 (52,76) 85 (70,83) 0,004 tháng Ngưng sử dụng kéo dài 3 65 (51,18) 84 (70,00) 0,003 tháng Ngưng sử dụng kéo dài 6 62 (48,82) 75 (62,50) 0,031 tháng Ngưng sử dụng thuốc lá xác 56 (44,09) 80 (66,67) 0,000 nhận bằng đo CO
  18. 16 Tại các thời điểm theo dõi sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng nhóm tư vấn trực tiếp giảm được số người hút thuốc tương ứng là 64,06%; 60% và 53,54% so với thời điểm ban đầu (trước can thiệp). Nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại giảm được số người hút thuốc tương ứng là 80,95%; 76,61% và 70,83% so với thời điểm ban đầu (trước can thiệp), giảm nhiều hơn so với nhóm tư vấn trực tiếp tại tất cả các thời điểm theo dõi với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phương pháp can thiệp đến kết quả cai thuốc (n=254) OR hiệu OR hiệu OR hiệu OR hiệu chỉnh 1* chỉnh 2* chỉnh 3*** chỉnh 4**** (95% CI) (95% CI) (95% CI) (95% CI) Theo Nhóm tư vấn trực tiếp - - - - dõi 1 Nhóm tư vấn trực tiếp 4,90 2,30 5,27 8,28 (0,12;197,84) (1,26; 4,19) (0,17;159,28) (0,20;349,08) tháng kết hợp qua điện thoại Theo Nhóm tư vấn trực tiếp - - - - dõi 3 Nhóm tư vấn trực tiếp 6,95 2.88 9,83 4,91 (0,06;793,24) (1,60; 5,18) (0,13;766,19) (2,21; 10,91) tháng kết hợp qua điện thoại Nhóm tư vấn trực tiếp - - - - Theo 2111,29 74,65 84,31 dõi 6 Nhóm tư vấn trực tiếp 2,52 (3,11; (1,26; (1,15; (0,23; 27,55) tháng kết hợp qua điện thoại 1432015,92) 4432,60) 6180,68) *OR hiệu chỉnh 1: hiệu chỉnh với đặc điểm nhân khẩu học ** OR hiệu chỉnh 2: hiệu chỉnh với đặc điểm hút và cai thuốc *** OR hiệu chỉnh 3: hiệu chỉnh với đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm hút và cai thuốc **** OR hiệu chỉnh 4: hiệu chỉnh với đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm hút và cai thuốc, chẩn đoán bệnh hô hấp và thời gian nằm viện Bệnh nhân nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại có khả năng cai thuốc lá cao hơn nhóm tư vấn trực tiếp ở các thời điểm theo dõi 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng khi phân tích đa biến, hiệu chỉnh các yếu tố đặc điểm hút và cai thuốc. Khi hiệu chỉnh với cả đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm hút và cai thuốc, chẩn đoán bệnh hô hấp và thời gian nằm viện, nhóm tư vấn trực tiếp kết hợp qua điện thoại cũng có khả năng cai thuốc cao hơn ở thời điểm theo dõi 3 tháng.
  19. 17 Bảng 3.6. Phân bố triệu chứng khó chịu khi cai tại các thời điểm theo dõi 1 tháng 3 tháng 6 tháng n =220 (%)/ n = 217 (%)/ n = 200 (%)/ TB±ĐLC TB±ĐLC TB±ĐLC Thèm hút thuốc lá 127 (57,73) 79 (36,41) 49 (24,50) Bứt rứt, kích thích 26 (11,82) 11 (5,07) 13 (6,50) Cáu gắt 8 (3,64) 4 (1,84) 2 (1,00) Dễ nổi giận 2 (0,91) 1 (0,46) 1 (0,50) Lo lắng 4 (1,82) 2 (0,93) 1 (0,50) Khó tập trung 7 (3,18) 5 (2,31) 6 (3,00) Mất kiên nhẫn 3 (1,36) 3 (1,39) 1 (0,50) Mất ngủ 10 (4,55) 3 (1,39) 3 (1,50) Thèm ăn 43 (19,46) 48 (22,22) 53 (26,50) Tăng cân 73 (33,18) 99 (45,62) 112 (56,00) Số cân tăng (kg) 0,98 ± 1,52 1,90 ± 3,04 2,43 ± 2,84 Triệu chứng khó chịu khi cai thường gặp nhất là thèm hút thuốc với tỷ lệ tương ứng là 57,73; 36,41 và 24,50% ở các thời điểm theo dõi 1, 3 và 6 tháng; triệu chứng bứt rứt, kích thích gặp với tỷ lệ tương ứng là 11,82; 5,07 và 6,50%; các triệu chứng khó chịu khác gặp với tỷ lệ ít và đều có xu hướng giảm dần theo thời gian. Triệu chứng thèm ăn gặp với tỷ lệ tương ứng là 19,46; 22,22; 26,50% đi kèm đó là tỷ lệ bệnh nhân tăng cân khá cao lần lượt là 35,61; 48,77 và 54,63% tương ứng ở các thời điểm theo dõi 1, 3 và 6 tháng. Số cân nặng tăng trung bình ở thời điểm 6 tháng là 2,43± 2,84 kg. Bảng 3.7. Mức độ hài lòng với dịch vụ cai thuốc (theo thang điểm Likert) Tư vấn trực Tư vấn qua Biến số tiếp điện thoại P n=134 n=123 Nội dung tư vấn (TB±ĐLC) 4,62 ± 0,57 4,67 ± 0,50 0,448 Thời lượng cuộc tư vấn (TB±ĐLC) 4,61 ± 0,58 4,65 ± 0,53 0,542 Thái độ của tư vấn viên (TB±ĐLC) 4,62 ± 0,57 4,66 ± 0,53 0,511 Giới thiệu dịch vụ (n(%)) Không 10 (4,27) - Không chắc 31 (13,25) Có 193 (82,48) Hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với dịch vụ tư vấn trực tiếp và dịch vụ tư vấn qua điện thoại với mức điểm hài lòng cao cho nội dung tư vấn, thời lượng cuộc tư vấn và thái độ của tư vấn viên. Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa dịch
  20. 18 vụ tư vấn trực tiếp và dịch vụ tư vấn qua điện thoại. 82,48% đối tượng muốn giới thiệu dịch vụ tư vấn cai thuốc lá này cho người thân, bạn bè. 3.3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai thuốc Bảng 3.8. Phân tích đa biến mối liên quan giữa 1 số yếu tố với kết quả cai thuốc lá ở thời điểm 6 tháng OR hiệu OR hiệu chỉnh OR hiệu chỉnh OR thô chỉnh 1* 2** 3*** (95% CI) (95% CI) (95% CI) (95% CI) Mức độ phụ thuộc nicotine Nặng - - - - Trung 1,62 1,74 1,38 1,54 bình (0,85 – 3,07) (0,89 – 3,42) (0,57 – 3,31) (0,59 – 4,03) 2,48 2,80 2,14 2,82 Nhẹ (1,05 – 5,89) (1,14 – 6,90) (0,58 – 7,93) (0,67 – 11,93) Hỗ trợ của gia đình khi cai thuốc Không - - - - 2,39 2,19 3, 48 3,32 Có (1,20 – 4,77) (1,05 – 4,54) (1,43 – 8,46) (1,26 – 8,76) Ho mạn tính Không - - - - 0,57 0,44 0,60 0,35 Có (0,32 – 1,01) (0,23 – 0,84) (0,25 – 1,45) (0,14 – 0,88) Khạc đờm mạn tính Không - - - - 0,53 0,45 0,42 0,27 Có (0,29 – 0,95) (0,23 – 0,86) (0,17 – 1,05) (0,10 – 0,71) Thèm hút thuốc Không - - - - 0,12 0,11 0,09 0,07 Có (0,06-0,25) (0,05-0,24) (0,03-0,24) (0,06-0,22) Thèm ăn nhiều hơn khi cai thuốc Không - - - - 2,63 2,91 2,23 3,16 Có (1,10 – 6,29) (1,16 – 7,31) (0,72 – 6,89) (0,85 – 11,78) OR thô: đơn biến *OR hiệu chỉnh 1: hiệu chỉnh với đặc điểm nhân khẩu học ** OR hiệu chỉnh 2: hiệu chỉnh với đặc điểm hút và cai thuốc ***OR hiệu chỉnh 3: hiệu chỉnh với đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm hút và cai thuốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2