Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả ghép xương cho bệnh nhân có khe hở cung hàm
lượt xem 1
download
Luận án mô tả các tổn thương khe hở xương cung hàm và các yếu tố liên quan trên lâm sàng và X-quang của bệnh nhân mắc dị tật bẩm sinh khe hở môi-vòm miệng. Nghiên cứu mức độ tiêu xương ghép khi sử dụng kỹ thuật ghép xương khe hở cung hàm bằng xương mào chậu, kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu và xương nhân tạo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả ghép xương cho bệnh nhân có khe hở cung hàm
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khe hở môi và vòm miệng là dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt thƣờng gặp ở Việt Nam và thế giới. Ở nƣớc ngoài, tỷ lệ trẻ em mới sinh mắc phải loại di tật này dao động từ 1/750 - 1/1000 tùy thuộc vùng địa lý và điều kiện kinh tế, xã hội tại vùng đó. Ở Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 1/1000 – 2/1000. Khi mắc phải các dị tật bẩm sinh nhƣ KHM – VM, trẻ phải chịu những biến đổi bất thƣờng từ tại chỗ đến toàn thân, từ giải phẫu đến chức năng, từ tâm lý đến sinh lý. Trong số đó, những thay đổi về giải phẫu ảnh hƣởng trực tiếp tới việc hình thành và mọc răng bên trên khe hở, dẫn đến thiếu răng hoặc lệch lạc, chen chúc răng vùng có khe hở. Từ đó, bệnh nhân sẽ có những biến đổi về khớp cắn, chức năng ăn nhai, và hậu quả là trẻ ăn uống thƣờng sặc, mắc các bệnh về đƣờng hô hấp một cách thƣờng xuyên, rối loạn chức năng nghe và phát âm, những điều đó ảnh hƣởng lớn tới tâm lý của trẻ, trẻ trở nên mặc cảm, tự ti, xa lánh cộng đồng. Để điều trị di tật bẩm sinh KHM - VM và những rối loạn do KHM - VM gây ra cho ngƣời bệnh cần sự phối hợp của các bác sĩ chuyên ngành, gồm có: phẫu thuật tạo hình, gây mê, chỉnh nha, nội nhi, tai mũi họng, ngôn ngữ học và tâm lý học, với sự phối hợp giữa các biện pháp và kỹ thuật trong một thời gian dài. Trong đó phẫu thuật tạo hình đóng kín khe hở là biện pháp đầu tiên và cơ bản nhất. Song song với phẫu thuật để đóng khe hở môi và vòm miệng, việc ghép xƣơng để đóng kín khe hở cung hàm cũng là một bƣớc điều trị vô cùng cần thiết. Ghép xƣơng ổ răng giúp đóng kín khe hở xƣơng cung hàm, phục hồi hình thái giải phẫu của cung hàm, làm xƣơng hàm trên liền nhau thành khối thống nhất ở phía trƣớc, đóng đƣợc đƣờng rò mũi miệng (nếu có). Từ đó kích thích sự mọc răng ở vùng khe hở, tạo nền xƣơng đầy đủ cho điều trị chỉnh nha và phục hình cho những răng thiếu trên khe hở, tạo nền cho chân cánh mũi bên khe hở để giúp cho việc tạo hình thẩm mỹ về sau. Để ghép xƣơng khe hở cung hàm hầu hết các nhà phẫu thuật đã sử dụng vật liệu ghép tự thân lấy từ vỏ hộp sọ, đầu trên xƣơng chày, xƣơng hàm dƣới, xƣơng mào chậu. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ sinh học, các nhà lâm sàng cũng tiến hành ghép xƣơng tự thân phối hợp cùng với một số các vật liệu sinh học hoặc yếu tố kích thích tăng trƣởng và đã đạt đƣợc những kết quả đầy hứa hẹn. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về ghép xƣơng tự thân vào khe hở cung hàm đã đƣợc công bố, tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của việc kết hợp xƣơng tự thân với vật liệu sinh học hoặc yếu tố tăng trƣởng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: 1. Mô tả các tổn thương khe hở xương cung hàm và các yếu tố liên quan trên lâm sàng và X-quang của bệnh nhân mắc dị tật bẩm sinh khe hở môi-vòm miệng. 2. Nghiên cứu mức độ tiêu xương ghép khi sử dụng kỹ thuật ghép xương khe hở cung hàm bằng xương mào chậu, kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu và xương nhân tạo.
- 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƢƠNG GIẢI PHẪU VÙNG MÔI - VÒM MIỆNG 1.1.1. Môi: Vùng môi cấu tạo nên miệng và thành trƣớc miệng. Giới hạn bởi phía trên là nền mũi, phía dƣới là rãnh cằm môi, hai bên là rãnh mũi má. 1.1.2. Vòm miệng: Vòm miệng gồm hai phần: vòm miệng cứng và vòm miệng mềm, ngăn cách bởi khoang miệng ở dƣới và hốc mũi ở phía trên. Vòm miệng cứng có giới hạn phía trƣớc và hai bên là cung răng, giới hạn phía sau là vòm miệng mềm và lƣỡi gà. 1.1.3. Đặc điểm giải phẫu cần chú ý của xƣơng ổ răng hàm trên: Xƣơng ổ răng hàm trên đƣợc tạo thành bởi bờ dƣới xƣơng hàm trên, và tạo nên cung hàm trên. Phía trƣớc là môi trên. Che phủ mặt ngoài và mặt trong là lớp niêm mạc miệng, ở giữa có chứa huyệt ổ răng. Quanh huyệt ổ răng là xƣơng ổ răng nối tiếp với dây chằng quanh răng, xƣơng chân răng và chân răng. Cung hàm là một phần của xƣơng hàm trên có hình móng ngựa liên tục không có sự gián đoạn. Cung hàm đƣợc bao phủ bởi biểu mô lợi dính và di động, là nơi nâng đỡ cho răng sữa và răng vĩnh viễn. Ở độ tuổi hình thành và mọc răng vĩnh viễn, trong cấu trúc xƣơng còn có các mầm răng vĩnh viễn. Khi xuất hiện khe hở cung hàm là có sự gián đoạn của cấu trúc xƣơng và biểu mô lợi che phủ. Sự thay đổi về hình thái giải phẫu dẫn tới sự thay đổi về cách sắp xếp các răng trên cung hàm hoặc sự bất thƣờng về vị trí và số lƣợng của mầm răng vĩnh viễn tại vùng khe hở. 1.2. PHÂN LOẠI KHE HỞ MÔI VÀ VÒM MIỆNG. Để đơn giản hóa, Pfeiffer (Đức) đã đƣa ra sơ đồ biểu thị phân loại khe hở môi và vòm miệng. Đến năm 1971, Kernahan đƣa ra sơ đồ chữ Y để mô tả phân loại KHM - VM của mình. Năm 1976, Millard bổ sung vào sơ đồ chữ Y của Kernahan để đƣa ra sơ đồ mô tả và phân loại KHM - VM gọi là “Striped Y”. 1.3. CÁC BIẾN DẠNG VỀ CẤU TRÚC GIẢI PHẪU KHI MẮC DỊ TẬT KHE HỞ MÔI– VÒM MIỆNG Rối loạn cấu trúc môi – mũi Rối loạn do thay đổi cấu trúc vòm miệng Những thay đổi trong hệ thống cơ Hai bên mấu tiền hàm vẫn di động vì không dính liền với khối xƣơng hàm trên ở phía sau Cung hàm vùng khe hở vẫn không đƣợc tái tạo lại đúng hình thái giải phẫu cả về khối lƣợng và chất lƣợng. Sụn cánh mũi bên bệnh vẫn không đạt đƣợc sự cân xứng cần thiết. Những rối loạn về sự mọc răng vẫn tồn tại. Lệch lạc khớp cắn hầu nhƣ không thay đổi.
- 3 1.4. CƠ CHẾ LÀNH THƢƠNG CỦA MẢNH GHÉP Quá trình tiêu xƣơng và tái tạo xƣơng là hai hoạt động chủ yếu tại xƣơng ghép diễn ra đồng thời. Tiêu xƣơng ở giai đoạn sớm chủ yếu do các tế bào miễn dịch, các tế bào này ngoài việc tạo các điều kiện để lành thƣơng cũng sản sinh ra các yếu tố gây tiêu xƣơng ghép. Quá trình tái tạo xƣơng chủ yếu do các tế bào tạo cốt bào, tế bào trung mô chƣa biệt hóa, kích thích sinh xƣơng khoáng hóa xƣơng ghép từ các thành phần do mạch tân tạo mang đến. 1.5. HUYẾT TƢƠNG GIÀU TIỂU CẦU Huyết tƣơng giàu tiểu cầu là một chế phẩm đƣợc chiết xuất ra từ máu toàn phần. Chế phẩm này bao gồm lƣợng huyết tƣơng nhỏ nhƣng có độ tập trung tiểu cầu cao. Huyết tƣơng giàu tiểu cầu có chứa những yếu tố PDGF, TGF-B1, TGF- B2, EGF... là những yếu tố tăng trƣởng quan trọng nhất tham gia quá trình lành thƣơng và sinh xƣơng mới. 1.6. XƢƠNG GHÉP Có 4 dạng vật liệu ghép: - Xƣơng tự thân. - Xƣơng ghép đồng loại. - Xƣơng ghép khác loài. - Vật liệu ghép nhân tạo. 1.6.1. Xƣơng tự thân: đƣợc coi là tiêu chuẩn vàng. Xƣơng tự thân có khả năng kích thích cả ba cơ chế: tạo xƣơng, biệt hóa các tế bào sinh xƣơng, tái tạo xƣơng có hƣớng dẫn. Xƣơng tự thân có thể lấy từ mào chậu, xƣơng trán hoặc xƣơng sƣờn, ngoài ra có thể lấy từ vùng hàm mặt nhƣ vùng cằm, cành ngang xƣơng hàm dƣới, lồi củ xƣơng hàm trên, mỏm vẹt, các lồi xƣơng hoặc xƣơng lấy đƣợc trong quá trình cắt đoạn xƣơng. Xƣơng ghép tự thân có thể là xƣơng xốp, xƣơng vỏ hoặc hỗn hợp 2 loại trên. Xƣơng xốp sẽ cung cấp 1 lớn lớn tế bào sinh xƣơng, trong khi đó xƣơng vỏ tuy ít tế bào sống hơn nhƣng lại cung cấp Protein tạo dạng xƣơng, đây chính là tác nhân chủ yếu trong quá trình hình thành xƣơng. 1.6.2. Xƣơng đồng loại: Xƣơng đồng loại đƣợc lấy từ ngƣời khác, có thể là ngƣời thân họ hàng hoặc ngƣời xa lạ, các tử thi và đƣợc xử lý qua một quá trình tuyệt đối vô trùng và lƣu trữ trong ngân hàng xƣơng. Xƣơng đồng loại luôn gây ra phản ứng miễn dịch đế loại trừ mảnh ghép. Để giảm phản ứng trên, tính miễn dịch của xƣơng ghép phải đƣợc loại trừ, có 3 dạng chủ yếu: Xƣơng đông khô, xƣơng đông khô đã khử khoáng và xƣơng xốp đã xử lý tia xạ. Ƣu điểm của việc sử dụng xƣơng ghép đồng loại là nguồn cung sẵn có, không cần phẫu thuật lấy xƣơng do đó giảm thiểu thời gian gây mê và phẫu thuật. Nhƣợc điểm của dạng vật liệu ghép này phụ
- 4 thuộc vào tiền sử của xƣơng ghép, chất lƣợng của xƣơng ghép, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của ngƣời cho. 1.6.3. Xƣơng nhân tạo: Để tránh những hạn chế khi sử dụng xƣơng đồng loại và xƣơng khác loài, các vật liệu tổng hợp có khả năng tƣơng thích sinh học đã đƣợc sử dụng trong hai thập kỷ gần đây. Ƣu điểm của dạng vật liệu này: sẵn có, vô trùng, dễ bảo quản, an toàn, loại trừ nguy cơ lây nhiễm chéo. Các vật liệu này đều có tính giống nhƣ bột xƣơng nhƣng khác nhau về thành phần cấu tạo và bản chất vật lý. Có 3 nhóm vật liệu nhân tạo: Hydroxyapatite; sứ thủy tinh và hợp chất polymer. 1.6.4. Xƣơng ghép khác loài: Xƣơng ghép khác loài đƣợc lấy từ một loài khác, không phải con ngƣời. Tiêu biểu của vật liệu này là xƣơng ghép có nguồn gốc từ xƣơng bò đã đƣợc loại bỏ các thành phần hữu cơ. Xƣơng ghép khác loài kết dính tốt với xƣơng tại vùng nhận, nhƣng tỷ lệ tiêu chậm của nó có thể gây những tác động tiêu cực đến xƣơng mới đƣợc hình thành, bởi vậy ảnh hƣởng đến kết quả lâm sàng. Do sự phổ biến của các loại xƣơng ghép khác nên xƣơng khác loài ít đƣợc sử dụng, và cũng vì nguy cơ gây ra các phản ứng miễn dịch nên vật liệu này khá bị hạn chế. 1.7. SỰ TIÊU XƢƠNG SAU GHÉP XƢƠNG KHE HỞ CUNG HÀM Y văn thế giới đã mô tả về tỷ lệ thất bại của ghép xƣơng mào chậu trên bệnh nhân khe hở cung hàm và một số các số liệu liên quan đến quá trình tiêu xƣơng sau khi ghép. Kinderland là tác giả đầu tiên đƣa ra ý tƣởng đánh giá mức độ tiêu xƣơng, ông tạo ra một thang điểm gồm 4 mức độ nhƣ sau: - Độ I: Tiêu xƣơng từ 0 -25% - Độ II: Tiêu xƣơng từ 25 - 50% - Độ III: Tiêu xƣơng từ 50 - 75% - Độ IV: Tiêu xƣơng từ 75 - 100% Tiêu xƣơng ở mức độ I và II đƣợc coi nhƣ là phẫu thuật ghép xƣơng thành công. Tiêu xƣơng ở mức độ III và IV bị coi là phẫu thuật thất bại. Tỷ lệ thành công của ghép xƣơng trong y văn cũng rất đa dạng. Với những trƣờng hợp ghép xƣơng trƣớc khi răng nanh mọc, tỷ lệ thành công vào khoảng 72% đến 90%, trong khi đó khi ghép xƣơng sau khi răng nanh mọc, tỷ lệ này vào khoảng 67% đến 85%. Kinderland và cộng sự tiến hành ghép xƣơng cho 38 bệnh nhân tại thời điểm răng nanh đã mọc và tỷ lệ thành công là 73%. Tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của Newland là gần 90% với 72 bệnh nhân. Filho cũng đạt đƣợc mức thành công 72% trong nghiên cứu của ông với 50 bệnh nhân, phẫu thuật tại thời điểm trƣớc khi răng nanh đã mọc. Các yếu tố nhƣ: thời điểm phẫu thuật trƣớc hay sau khi răng nanh mọc, mức độ hình thành chân răng hay điều trị chỉnh nha nhƣ thế nào sau khi ghép xƣơng… đều nên đƣợc cân nhắc kỹ để kết quả ghép xƣơng đƣợc nhƣ mong muốn.
- 5 1.8. THỜI ĐIỂM GHÉP XƢƠNG Tuổi tối ƣu cho việc ghép xƣơng ổ răng sau khi phẫu thuật tạo hình KHM - VM vẫn còn là đề tài còn đƣợc tranh luận. Với lý lẽ, sự phát triển của xƣơng hàm trên theo chiều đứng dọc và chiều ngang phần lớn hoàn thành khi trẻ 8 tuổi, còn sau đó XHT phát triển theo chiều đứng nhờ sự thêm vào của xƣơng ổ răng. Cùng với lý do tuổi mọc răng của răng cửa bên thƣờng vào lúc trẻ 7 đến 8 tuổi, thời điểm trẻ 9 đến 11 tuổi chân răng nanh vĩnh viễn hình thành dài đƣợc khoảng 1/4 đến 1/2 so với lúc nó đã hoàn thiện, tuổi mọc răng nanh vào lúc trẻ 11 đến 12 tuổi và các nhà phẫu thuật tạo hình ủng hộ việc ghép xƣơng ổ răng thì sau trong thời kỳ răng hỗn hợp khi trẻ lớn từ 7 đến 12 tuổi. Tuy nhiên việc phẫu thuật ghép xƣơng ổ răng vẫn đƣợc tiến hành muộn hơn sau 12 tuổi với mục đích hỗ trợ cho chỉnh nha và phục hình răng giả. 1.9. LỊCH SỬ GHÉP XƢƠNG KHE HỞ CUNG HÀM Từ năm 1908 Lexer đã thử ghép xƣơng ổ răng vùng khe hở cung hàm, cùng thời điểm tạo hình môi. Nhƣng tới năm 1914 Drachter mới đƣa ra báo cáo đầu tiên về sự thành công trong ghép xƣơng ổ răng bằng xƣơng tự thân ở đầu trên xƣơng chày ở bệnh nhân KHM - VM. Đến năm 1931, Veau cũng đã đóng khe hở cung hàm ngay thì đầu cùng với việc phẫu thuật tạo hình môi. Nhƣng cũng từ năm 1959, Ritter là ngƣời đầu tiên đƣa ra cảnh báo về sự kém phát triển XHT tác động bởi ghép xƣơng ổ răng thì đầu. Pruzansky (1964) đã thẳng thắn phê phán việc ghép xƣơng ổ răng thì đầu ở bệnh nhân KHM - VM, dựa trên nghiên cứu của mình ông nhận định rằng việc ghép xƣơng ổ răng nên thực hiện sau khi đã phẫu thuật tạo hình môi và vòm miệng, và tới khi có răng hỗn hợp. Bjork và Skieller (1974) cho thấy sự phát triển theo chiều đứng dọc và ngang của XHT phía trƣớc phần lớn hoàn thiện khi trẻ 8 tuổi, và hầu hết sự phát triển của XHT sau đó theo chiều đứng bởi sự thêm vào của xƣơng ổ răng và sự mọc răng, các nhà phẫu thuật tạo hình ủng hộ việc ghép xƣơng ổ răng thì sau: sau khi trẻ đã đƣợc tạo hình môi - vòm miệng, tại thời điểm trẻ trên 7 tuổi, khi đã có răng hỗn hợp. Từ đó đến nay đã trên thế giới đã có nhiều báo cáo cho thấy sự thành công và hiệu quả của ghép xƣơng ổ răng ở bệnh nhân sau mổ tạo hình môi và vòm miệng. Boyne và Sands (1976) trong báo cáo của mình nhận định rằng ghép xƣơng ổ răng nên tiến hành ở thời kỳ đầu răng hỗn hợp của trẻ, khi trẻ ở độ tuổi từ 7 -11 tuổi, sau khi đã tạo hình môi và vòm miệng. Báo cáo của Abyholm và cộng sự (1982) cho thấy ghép xƣơng ổ răng sau phẫu thuật tạo hình môi và vòm miệng ở thời kỳ đầu răng hỗn hợp của trẻ, khi trẻ ở độ tuổi từ 7 -11 tuổi, đó là độ tuổi mọc răng cửa bên và răng nanh, sẽ kích thích sự hình thành chân răng và sự mọc của những răng này.
- 6 Tại Việt Nam từ năm 2009 đến 2012 liên tục có công bố ba nghiên cứu vấn đề này: đó là Nguyễn Mạnh Hà (2009) “Đánh giá hiệu quả phẫu thuật ghép xƣơng ổ răng bằng xƣơng mào chậu ở bệnh nhân sau mổ tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ”; Nguyễn Hữu Nam (2011), “Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép xƣơng xốp từ đầu gần xƣơng chày để điều trị khuyết xƣơng ổ răng trên bệnh nhân khe hở môi vòm miệng bẩm sinh”; Võ Văn Nhân (2012), “Nghiên cứu cấy ghép implant ở bệnh nhân đã cấy ghép xƣơng hàm sau phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ". Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ sinh học các nhà nghiên cứu đã ứng dụng thành công trên lâm sàng khi sử dụng các yếu tố tăng trƣởng và vật liệu sinh học trong ghép xƣơng nói chung và ghép xƣơng khe hở cung hàm nói riêng nhằm tăng khối lƣợng xƣơng ghép có đƣợc sau thời gian lành thƣơng. Điển hình là các nghiên cứu của: Maria Nagata và cộng sự (2008), Giuseppe Intini (2009), Altaf H (2013) và còn rất nhiều các nghiên cứu tƣơng tự khác. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tƣợng nghiên cứu là tất cả những bệnh nhân đã đƣợc phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng toàn bộ một hoặc cả hai bên, đến khám lại tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt - Trung Ƣơng và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có nhu cầu phẫu thuật tạo hình ghép xƣơng ổ răng. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Bệnh nhân không phân biệt về giới tính, tuổi từ 8 trở lên, đã đƣợc phẫu thuật tạo hình khe hở môi và vòm miệng, hiện còn khe hở cung hàm hoặc thiếu xƣơng bên khe hở. Bệnh nhân đã đƣợc điều trị chỉnh nha trƣớc thời điểm phẫu thuật 6 tháng. Gia đình hoặc bản thân bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này. Tiêu chuẩn loại trừ: Chúng tôi loại trừ những bệnh nhân đã đƣợc phẫu thuật khe hở môi và vòm miệng nhƣng không thiếu xƣơng vùng cung hàm. Bệnh nhân chƣa đƣợc điều trị chỉnh nha Bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật Bệnh nhân không đủ hồ sơ, bệnh án Bệnh nhân không đồng ý hợp tác tham gia nghiên cứu. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.l. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng chiến lƣợc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, có đối chứng. Mục đích: Mô tả các đặc điểm lâm sàng khe hở cung hàm và các yếu tố liên quan. Và so sánh kết quả ghép xƣơng giữa hai nhóm nghiên cứu:
- 7 Nhóm 1 là nhóm sử dụng xƣơng khối và xƣơng xốp lấy từ mào chậu, có kết hợp với xƣơng sinh học và huyết tƣơng giàu tiểu cầu. Nhóm 2 là nhóm sử dụng xƣơng xốp và xƣơng khối lấy từ mào chậu. 2.2.2. Cách chọn mẫu. 2.2.2.1. Cỡ mẫu: Gồm 2 nhóm nghiên cứu với tổng số bệnh nhân là 40, chia đều mỗi nhóm 20 bệnh nhân. 2.2.2.2. Chọn mẫu: Thời gian từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 9 năm 2017, với các tiêu chí chọn lựa bệnh nhân nhƣ đã nêu ở trên. 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin bệnh nhân trƣớc mổ: Theo mẫu bệnh án nghiên cứu đƣợc thiết kế sẵn, bao gồm: Phỏng vấn bệnh nhân, các chỉ số thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng (Xquang, CBCT). Phim CT- Conbeam đƣợc sử dụng để đánh giá cấu trúc xƣơng hai bên bờ khe hở bao gồm độ rộng và chiều cao của khe hở xƣơng cung hàm, trƣớc và sau phẫu thuật ghép xƣơng. Cũng nhƣ theo dõi sự mọc răng của các răng chƣa mọc vào vùng ghép xƣơng sau phẫu thuật. Phƣơng pháp đo chiều cao (H) khe hở cung hàm: h1 + h2 H = --------------------- 2 Phƣơng pháp đo độ rộng (W) khe hở cung hàm: w1 + w2 W = --------------------- 2 2.2.4. Theo dõi bệnh nhân Bệnh nhân đƣợc theo đõi về lâm sàng giai đoạn sau phẫu thuật tới khi cắt chỉ ra viện (7 đến l0 ngày). Đƣợc khám lâm sàng, X - quang để đánh giá vào thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng, 6 tháng và sau l năm. 2.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả. - Tốt: vết mổ liền tốt, không rò mủ, xƣơng không bị thải loại, những bệnh nhân có đƣờng rò mũi - miệng đã đƣợc đóng kín, khối lƣợng xƣơng ghép còn đầy đủ và phục hồi đƣợc hình thái giải phẫu cung hàm vùng ổ răng đã đƣợc ghép xƣơng, X-quang cho thấy xƣơng ghép không bị tiêu đi, xƣơng liền tốt với xƣơng xung quanh hai bên bờ khe hở. - Xấu: Vết mổ có lỗ rò dịch mủ, xƣơng ghép bị đào thải, những bệnh nhân có đƣờng rò mũi - miệng thì vẫn còn thông mũi miệng (ăn, uống thức ăn, nƣớc vẫn chảy lên mũi), X-quang cho thấy hình ảnh xƣơng ghép bị tiêu đi gần hết hoặc hết.
- 8 - Sự đóng kín của đƣờng rò miệng mũi: bệnh nhân không còn bị thức ăn, nƣớc uống lên mũi. Khám lâm sàng thấy đƣờng rò đƣợc đóng kín. - Sự mọc răng của răng nanh chƣa mọc trên vùng xƣơng ghép: bao gồm mầm răng trên vùng khe hở hoặc ở hai bên bờ khe hở đã di chuyển vào vùng xƣơng ghép và răng đã mọc trên sống hàm. Bằng khám lâm sàng và X- quang. Đƣợc tính bằng khoảng cách từ rìa cắn tới sống hàm [84], [85]. - Sự tiêu xƣơng ghép: Đƣợc đánh giá bởi phép đo chiều cao xƣơng cung hàm vùng đƣợc ghép xƣơng, ở vị trí nhất định, bằng CT – Cone beam. Tại thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng. Trong đó: + Vị trí đo chiều cao: đƣợc xác định tại đƣờng giữa khe hở cung hàm (nơi đã đƣợc ghép xƣơng), tính từ mặt bên các răng liền kề, với chiều cao đƣợc đo từ bờ xƣơng cung hàm phía nền mũi tới bờ sống hàm phía dƣới. + Mức độ tiêu xƣơng đƣợc tính bằng cách so sánh giữa chiều cao (H) đo đƣợc trƣớc phẫu thuật (chiều cao cần bù), với chiều cao đo đƣợc tại thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật. - So sánh mức độ tiêu xƣơng giữa phƣơng thức ghép xƣơng mào chậu đơn thuần với ghép xƣơng mào chậu phối hợp + PRP + xƣơng sinh học. 2.2.6. Phân tích số liệu. Sau khi thu thập các số liệu, làm sạch số liệu. Chúng tôi nhập số liệu vào phần mềm chuyên dụng SPSS 16.0 và các phép toán học thông thƣờng để xử lý. Trong đó: - Test thống kê đƣợc sử dụng để xác định sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, giới, còn đƣờng rò miệng mũi hay không, chỉ số đo đƣợc trƣớc và sau mổ… - Các biến số nghiên cứu đƣợc trình bày theo số lƣợng tỷ lệ % và giá trị trung bình. - Kết quả nghiên cứu trình bày dƣới dạng bảng đơn, bảng đôi và các biểu đồ thích hợp. - Sai số và cách khắc phục: Dùng biểu mẫu bệnh án thống nhất. Các thông tin thống nhất và rõ ràng. 2.2.7. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Khoa Phẫu Thuật Bệnh lý và Tạo Hình Hàm Mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ƣơng Hà Nội, trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 10 năm 2016. 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu. - Đề cƣơng nghiên cứu đƣợc Hội đồng chấm đề cƣơng nghiên cứu sinh của Viện đào tạo Răng Hàm Mặt - Trƣờng Đại học Y Hà Nội thông qua nhằm đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu. - Đề cƣơng nghiên cứu đƣợc Hội đồng Khoa học của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ƣơng Hà Nội đồng ý cho thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện.
- 9 2.3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT 2.3.1. Chỉ định chỉ và chống định. + Chỉ định: - Tất cả bệnh nhân có độ tuổi từ 8 trở lên, sức khỏe tốt cho phép gây mê nội khí quản, không có bệnh toàn thân có thể gây tai biến trong quá trình phẫu thuật. - Đã đƣợc tạo hình khe hở môi, vòm miệng toàn bộ. Còn khe hở hoặc thiếu xƣơng cung hàm vùng ổ răng bên khe hở. - Vùng miệng nói chung, hay tại chỗ vùng khe hở ổ răng không có bệnh lý gì. - Vùng dự kiến lấy xƣơng ghép không có bất thƣờng về giải phẫu và không có bệnh lý. + Chống chỉ định: - Bệnh nhân có điều kiện toàn thân không cho phép gây mê nội khí quản. - Vùng miệng nói chung, hay tại chỗ vùng khe hở ổ răng đang viêm nhiễm. - Vùng dự kiến lấy xƣơng ghép có bất thƣờng về giải phẫu và bệnh lý. 2.3.2. Chuẩn bị trước phẫu thuật. - Vệ sinh răng miệng, chữa các răng bệnh lý trong miệng. - Ngày trƣớc phẫu thuật đƣợc thăm khám lại và đƣợc chuẩn bị cho trƣớc cuộc mổ mê nhƣ thƣờng lệ. 2.3.3. Vô cảm: Gây mê toàn thân cùng với việc đặt ống nội khí quản qua mũi. 2.3.4. Kỹ thuật ghép xương vào khe hở cung hàm o Bước 1: Gây tê tại chỗ o Bước 2: Rạch niêm mạc tạo vạt o Bước 3: Bóc tách tạo vạt niêm mạc – màng xương o Bước 4: Khâu tạo vạt nền chứa xương ghép o Bước 5: Ghép xương o Bước 6: Giảm căng vạt niêm mạc màng xương phía tiền đình o Bước 7: Khâu phục hồi vết mổ 2.3.5. Kỹ thuật lấy xương ghép từ mào chậu Rạch toàn bộ chiều dày da, đƣờng rạch chính giữa, cao nhất trên mào chậu Bóc tách cơ bộc lộ màng xƣơng vùng mào của xƣơng chậu. Rạch màng xƣơng, bóc tách màng xƣơng ba phía: trong, trƣớc, sau bộc lộ mào xƣơng chậu Dùng lƣỡi cắt xƣơng, cắt ngang mào xƣơng chậu theo ba phía: trong, trƣớc, sau. Tiếp theo tách mở mào xƣơng chậu theo hƣớng từ trong ra ngoài. Dùng mũi khoan lấy xƣơng, hoặc đục nhỏ lấy xƣơng xốp trong mào chậu. Dùng mũi cắt xƣơng hoặc đục để lấy mảnh xƣơng khối bao gồm cả vỏ xƣơng ở mặt trong mào chậu.
- 10 Xƣơng đã lấy đƣợc bảo quản trong cốc inox nhỏ, có nƣớc muối sinh lý vừa đủ để giữ ẩm. Đậy nắp mào chậu, đặt dẫn lƣu và tiến hành khâu phục hồi phần mềm. 2.3.6. Kỹ thuật lấy huyết tương giàu tiểu cầu Máu toàn phần đƣợc lấy ra từ tĩnh mạch, ngƣời ta thêm vào nó chất chống đông máu Citrate Phosphate Dextrose (CPD) với tỷ lệ 1ml CPD/5 - 10ml máu, đem quay ly tâm với tốc độ 2000 – 5000 vòng/ phút trong thời gian từ 15 đến 30 phút. Sau đó các thành phần của máu đƣợc tách ra theo thứ tự: dƣới cùng phần màu đỏ chủ yếu là hồng cầu, tiếp theo là lớp màu trắng đó là thành phần máu trắng chủ yếu là bạch cầu, bên trên lớp này là huyết tƣơng màu vàng rơm đó là huyết tƣơng giàu tiểu cầu và cuối cùng là huyết tƣơng nghèo tiểu cầu màu vàng nhạt. Lấy loại bỏ huyết tƣơng nghèo tiểu cầu. Rồi lấy ra huyết tƣơng giàu tiểu cầu cho vào ống nghiệm khác, quay ly tâm lần hai, với tốc độ từ 1500 đến 2500 vòng/ phút, trong 10-15 phút ta sẽ lấy ra đƣợc huyết tƣơng giàu tiểu cầu với độ tập trung tiểu cầu cao ở 2/3 dƣới ống nghiệm. 2.3.7. Chuẩn bị xương ghép kết hợp với vật liệu sinh học và huyết tương giàu tiểu cầu Lấy mảnh xƣơng ghép, là xƣơng khối, bao gồm cả xƣơng vỏ. Sao cho kích thƣớc khối xƣơng bằng chiều cao cung hàm. Chiều ngang đảm bảo đủ bù những thiếu hụt xƣơng cung hàm trên vùng khe hở. Trộn huyết tƣơng giàu tiểu cầu, với xƣơng xốp và vật liệu ghép nhân tạo. Tiến hành các bƣớc kỹ thuật ghép xƣơng nhƣ quy trình kỹ thuật chuẩn 2.3.8. Chăm sóc hậu phẫu: Tại chỗ và toàn thân. Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. LÂM SÀNG TRƢỚC PHẪU THUẬT Bảng 3.1: Tuổi Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng p Nhóm tuổi n % n % n % 8-12 tuổi 12 40,0 10 33,3 22 36,7 0,592 Trên 12 tuổi 18 60 20 66.7 38 63.3 0,359 Tổng 30 100 30 100 60 100 (p>0,05, test khi bình phương)
- 11 18 20 20 15 12 10 8-12t 10 5 >12t >12t 0 8-12t Nhóm 1 Nhóm 2 Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Bảng 3.2: Giới Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng p Giới n % n % n % Nam 10 33,3 16 53,3 26 43,3 0,118 Nữ 20 66,7 14 46,7 34 56,7 Tổng 30 100 30 100 60 100 (p>0,05, test khi bình phương) 20 14 20 16 10 10 Nam Nữ Nữ 0 Nam Nhóm 1 Nhóm 2 Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới Bảng 3.3: Loại khe hở Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng p Loại khe hở n % n % n % Một bên 25 83,3 23 76,7 48 80,0 0,519 Hai bên 5 16,7 7 23,3 12 20,0 Tổng 30 100 30 100 60 100 Tổng số khe hở 35 37 (p>0,05, test khi bình phương)
- 12 NHÓM 1 30 25 23 NHÓM 2 20 5 7 10 0 Khe hở 1 bên Khe hở 2 bên Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo loại khe hở Bảng 3.4: Phân loại khe hở theo phải trái Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng Loại khe hở p n % n % n % Phải 18 51,4 14 37,8 32 44,4 0,246 Trái 17 48,6 23 62,2 40 55,6 Tổng 35 100 37 100 72 100 (p>0,05, test khi bình phương) Bảng 3.5: Đường thông miệng-mũi Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng Đƣờng thông n % n % n % p miệng mũi Không có 24 80 25 83,3 49 81,6 0,536 Có 6 20 5 16,7 11 18,4 Tổng 30 100 30 100 60 100 (p>0,05, test khi bình phương) Nhóm 2 25 5 Không có ĐTMM Có ĐTMM Nhóm 1 24 6 0 20 40 Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhân theo đừng thông miệng-mũi
- 13 Bảng 3.6: Hình thành và mọc răng nanh của hai nhóm nghiên cứu (vùng khe hở) Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng p Hình thành n % n % n % và mọc răng nanh Không có 2 5,7 3 8,1 5 5 0,336 Có (chƣa mọc) 16 45,7 18 48,6 34 32 Có (đã mọc) 17 48,6 16 43,3 33 60 Tổng 35* 100 37* 100 72 100 (p>0,05, test khi bình phương) Bảng 3.7: Hình thành và mọc răng nanh trên khe hở theo nhóm tuổi: Nhóm tuổi 8-12 >12 Tổng Hình thành n % n % n % p và mọc răng nanh Không có 1 2,85 1 2,85 2* 5,7 Có (chƣa mọc) 12 34,28 4 11,42 16* 45,7 0,238 Nhóm Có (đã mọc) 0 0 17 48,6 17* 48,6 1 Tổng 35 100 Không có 1 2,70 2 5,40 3* 8,1 Có (chƣa mọc) 11 29,72 7 18,91 18* 48,6 0,296 Nhóm Có (đã mọc) 0 0 16 27,02 16* 43,2 2 Tổng 37 100 (p>0,05, test khi bình phương) Bảng 3.8. Kích thước khe hở trước phẫu thuật Nhóm nc Độ rộng tb khe hở Chiều cao tb khe hở (mm) (mm) Nhóm 1(n=35) 8,70± 2,68 11,31±1,71 Nhóm 2(n=37) 9,93±2,87 11,31±1,81 P 0,064 0,988 (p>0,05, test khi bình phương) Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các thông số trƣớc phẫu thuật giữa hai nhóm
- 14 3.2. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT Bảng 3.9: Kết quả sau 7 ngày theo bệnh nhân Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng p Kết quả n % n % n % Tốt 28 93,3 25 83,3 53 88,3 0,228 Xấu 2 6,7 5 16,7 7 11,7 Tổng 35 100 37 100 72 100 (p>0,05, test khi bình phương) Nhận xét: Sau 7 ngày can thiệp tỉ lệ tốt ở nhóm 1 (93,3%) cao hơn nhóm 2 (83,3%), tuy nhiên sự khác biệt này chƣa có ý nghĩa thống kê, nguyên nhân có thể do cỡ mẫu chƣa đủ lớn. 6,7% 17% 100% Xấu 50% 93,3% 83,3% Tốt 0% NHÓM 1 NHÓM 2 Biểu đồ 3.5: Kết quả sau phẫu thuật 7 ngày Bảng 3.10: Kết quả xương ghép sau 3 tháng Chiều cao tb xƣơng ghép Tỷ lệ tiêu xƣơng ghép Nhóm NC (mm) (%) Nhóm 1 (n=35) 9,88±1,76 12,54±9,45 Nhóm 2 (n=37) 8,59±2,21 23,68±16,54 p 0,008 0,0001* (p
- 15 Bảng 3.11: Kết quả mọc răng nanh sau 3 tháng Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng Hình thành n % n % n % p và mọc răng nanh Răng đã mọc 1 8,3 3 27,3 4 17,4 0,438 Răng chƣa mọc 11 91,7 8 72,7 19 82.6 Tổng 12* 100 11* 100 23 100 (p>0,05, test khi bình phương) Bảng 3.12: Kết quả đóng đường thông miệng-mũi sau 3 tháng phẫu thuật: Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng Đóng đƣờng n % n % n % p thông miệng-mũi Kín 5 100 4 100 9 100 0,468 Thông miệng-mũi 0 00 0 00 0 00 Tổng 5* 100 4* 100 9 100 (p>0,05, test khi bình phương) (* Kết quả của bảng 3.12 và mỗi nhóm có 01 trường hợp đã đóng đường thông miệng-mũi bằng vạt lưỡi trước khi ghép xương khe hở cung hàm) Nhận xét: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu. Bảng 3.13: Kết quả sau 6 tháng Chiều cao Tỷ lệ tiêu XG Tỷ lệ tiêu XG Nhóm NC TB XG (So với khi can thiệp) (So với thời điểm 3 tháng) Nhóm 1 9,07±2,57 20,17±19,04 9,80±18,46 (n=35) Nhóm 2 7,72±3,33 30,68±31,49 13,18±2,701 (n=37) p 0,011* 0,001* 0,041* (p
- 16 Bảng 3.14: Kết quả mọc răng nanh sau 6 tháng Nhóm NC Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng Hình thành n % n % n % p và mọc răng nanh Răng đã mọc 6 50 6 54,54 12 52,17 0,536 Răng chƣa mọc 6 50 5 45,46 11 47,83 Tổng 12* 100 11* 100 23 100 (p>0,05, test khi bình phương) Nhận xét: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu. Bảng 3.15: Kết quả sau 1 năm chiều cao Tỷ lệ tiêu XG Tỷ lệ tiêu XG Nhóm NC TB XG (So với khi can thiệp) (So với thời điểm 6 tháng) Nhóm 1 7,60±2,15 32,67±17,84 15,35±10,95 (n=35) Nhóm 2 6,52±3,39 41,86±29,61 21,22±29,71 (n=37) p 0,039 0,043 0,042 (p
- 17 Bảng 3.17: Kết quả sau sự thay đổi chiều cao mào xương răng theo thời gian của nhóm 1 theo thời gian (n=35) Chiều Cao Mào X ±SD Median Min Max Xƣơng Ổ Răng Ban đầu 11,31±1,71 11,2 7,7 14,2 3 tháng 9,88±1,76 10,1 5,6 13,3 p03=0,0001 6 tháng 9,07±2,57 9,6 1,9 12,9 p06=0,0001 p36=0,001 1 năm 7,60±2,15 8,2 1,7 9,9 p012=0,0001 p312=0,0001 p612=0,0001 (p
- 18 Nhận xét: Chiều cao mào xƣơng ổ răng ở nhóm 2 giảm dần theo thời gian nghiên cứu, sự khác biệt theo thời gian là có ý nghĩa thống kê. 14 12 10 8 mm 6 4 2 8,59±2,2 7,72±3,33 6,52±3,39 0 Ban đầu 3 tháng 6 tháng 1 năm Thời gian Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi chiều cao xương ổ răng theo thời gian can thiệp ở nhóm 2 28 30 25 20 Không 10 5 PT lần 2 2 0 Nhóm 1 Nhóm 2 Biểu đồ 3.8:Biểu đồ so sánh sự biến đổi chiều cao xương ổ răng theo thời gian của 2 nhóm Chƣơng 4: BÀN LUẬN 4.1. TỔN THƢƠNG KHE HỞ CUNG HÀM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 4.1.1. Tuổi - giới. Hầu hết các tác giả đƣa ra lựa chọn và kết luận tuổi ghép xƣơng khe hở cung hàm tốt nhất là 8-12 tuổi. Lý do đƣợc đƣa ra đây là thời điểm mọc răng của răng cửa bên và răng nanh việc ghép xƣơng nhằm tạo nền xƣơng đầy đủ cho các răng này mọc ra. Berkowitz năm 2006 còn khẳng định tại thời điểm này sự phát triển tầng giữa mặt hoàn toàn kết thúc, tác động của việc ghép xƣơng không làm thay đổi tầng giữa mặt. Dựa theo các nghiên cứu trên nghiên cứu này đƣợc tiến hành trên 60 bệnh nhân, đƣợc chia thành hai nhóm tuổi:
- 19 - Nhóm bệnh nhân có độ tuổi từ 8 – 12 tuổi: ở nhóm này ngoài việc nghiên cứu theo mục tiêu nhƣ ở nhóm tuổi khác, còn để đánh giá kết quả mọc răng nanh sau ghép xƣơng. - Nhóm bệnh nhân có độ tuổi trên 12 tuổi: đƣợc lựa chọn để ghép xƣơng ổ răng vùng khe hở với ba lý do: tái tạo cung hàm; hỗ trợ chỉnh nha, chuẩn bị nền xƣơng cấy ghép implant. Trong 60 bệnh nhân trên, có 26 nam (43.4%) và 34 nữ (56.7%). Chúng tôi cho rằng sự khác biệt về giới tính không ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá của nghiên cứu. 4.1.2. Loại khe hở Với 60 bệnh nhân đƣợc chia đều làm hai nhóm: - Nhóm 1: Có 25 trƣờng hợp có khe hở cung hàm một bên, 5 trƣờng hợp có khe hở cung hàm hai bên (chiếm 16,7% của nhóm 1), tạo ra nhóm nghiên cứu 1 có 35 khe hở. - Nhóm 2: Có 23 trƣờng hợp có khe hở cung hàm một bên, 7 trƣờng hợp có khe hở cung hàm hai bên (chiếm 23,3% của nhóm 2), tạo ra nhóm nghiên cứu 2 có 37 khe hở. 4.1.3. Đƣờng thông miệng – mũi. Đƣờng thông miệng – mũi hay còn gọi là lỗ thủng miệng mũi là biến chứng thƣờng gặp sau phẫu thuật tạo hình vòm miệng ở bệnh nhân mắc dị tật bẩm sinh khe hở môi – vòm miệng toàn bộ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ đƣờng thông miệng - mũi giữa hai nhóm nghiên cứu. Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng tất cả các trƣờng hợp có đƣờng thông miệng - mũi đã đƣợc đóng kín, chiếm tỷ lệ 100% (Bảng 3.5), mà không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. 4.1.4. Sự hình thành và mọc răng nanh Theo bảng 3.7 của nghiên cứu này tính chung cho cả hai nhóm nghiên cứu: khe hở không có mầm răng nanh chiếm tỷ lệ 8,1%, có mầm răng nhƣng chƣa mọc: 48,6% và răng đã mọc chiếm tỷ lệ 43,3%. Để so sánh hiệu quả mọc răng giữa hai nhóm, trong nghiên cứu chúng tôi sự hình thành và mọc răng nanh đƣợc phân loại trƣớc phẫu thuật và theo dõi sự mọc răng sau phẫu thuật. - Sau 3 tháng: nhóm 1 có 8,3%, trong khi đó nhóm 2 có 27,3% răng mọc ra - vào vùng ghép xƣơng - Sau 6 tháng: nhóm 1 tỷ lệ mọc răng nanh là 50% và nhóm 2 có tỷ lệ 54,54% - Sau một năm: nhóm một có tỷ lệ mọc răng nanh là 83,33% và nhóm 2 là: 72,72%. Nhóm 1 là nhóm ghép xƣơng có kết hợp xƣơng mào chậu + PRP + xƣơng sinh học có sự mọc răng nanh với tỷ lệ cao hơn. Điều này có thể giải thích bởi nhờ kết quả tái tạo xƣơng ở nhóm 1 có khối lƣợng xƣơng đầy đủ so với nhóm
- 20 2 đáp ứng đƣợc điều kiện cần của quá trình mọc răng. Các nghiên cứu tại thời điểm, phƣơng pháp khác nhau nhƣng đều thể hiện kết quả: ghép xƣơng cung hàm là điều kiện tiên quyết để tạo điều kiện cho răng nanh bên khe hở mọc ra. Tuy nhiên vật liệu ghép cũng tác động đến kết quả tái tạo xƣơng và thời gian mọc răng. 4.1.5. Vật liệu ghép. Joseph Deatherage trong nghiên cứu của mình năm 2010 đƣa ra các bảng phân loại vật liệu ghép cũng nhƣ đặc tính của các loại vật liệu nay Đặc tính Vật liệu Tạo xƣơng và sinh Xƣơng tự thân. xƣơng mới Xƣơng dung nạp Xƣơng đồng loại: xƣơng đông khô, xƣơng đông khô đã khử khoáng. Vật liệu hƣớng dẫn Bio-Oss, Calcium phosphates, Calcium sulfate, Collagen, Glass ionomers, Hydroxyapatite tổng hợp, NiTi. Nguồn gốc vật liệu Vật liệu Vật liệu nguồn gốc Tử thi, xƣơng đồng loại đông khô, xƣơng đông khô đồng loại khử khoáng. Vật liệu có nguồn calcium sulfate, calcium phosphates, thủy tinh sinh gốc từ sứ học, và hydroxyapatite. Vật liệu có nguồn platelet-rich plasma, BMP, và những loại dễ dung gốc từ yếu tố tăng nạp protein khác. trƣởng Vật liệu có nguồn Xƣơng tự thân, tế bào xƣơng nuôi cấy và tế bào gốc. gốc từ tế bào Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn vật liệu ghép xƣơng tự thân là xƣơng mào chậu và vật liệu hƣớng dẫn. Hai loại vật liệu này đƣợc kết hợp cùng với loại vật liệu sinh học có các yếu tố tăng trƣởng đó là huyết tƣơng giàu tiểu cầu. Bằng kinh nghiệm lâm sàng chúng tôi thực hiện nghiên cứu này khi phối hợp giữa xƣơng xốp mào chậu và xƣơng nhân tạo để ghép xƣơng ở nhóm 2 (trƣớc khi ghép khối xƣơng vỏ phía mặt ngoài) chúng tôi kết hợp với tỷ lệ: khối lƣợng xƣơng nhân tạo phải nhỏ hơn hoặc bằng khối lƣợng xƣơng xốp tự thân. 4.1.6. Kỹ thuật ghép xƣơng Trong từng bƣớc phẫu thuật vẫn có đôi điều cần lƣu ý: Chúng tôi thấy rằng điểm yếu nhất của vạt niêm mạc nền phía vòm miệng nơi sẽ chứa đựng xƣơng ghép đó là vị trí tiếp giáp với nền hốc mũi. Niêm mạc vị trí này rất mỏng, dễ tạo thành lỗ thủng thông thƣơng vùng ghép xƣơng với hốc mũi khi bóc tách vạt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn