BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
--------------------------<br />
<br />
ĐÀM THỊ BẢO HOA<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN<br />
VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH<br />
TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và TCYT<br />
Mã số: 62.72.01.64<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br />
<br />
THÁI NGUYÊN, 2014<br />
<br />
1<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tƣ<br />
TS Trần Tuấn<br />
<br />
Phản biện 1: .................................................................................<br />
Phản biện 2: .................................................................................<br />
<br />
1<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các rối loạn tâm thần - hành vi (RLTT & HV) ở trẻ em và thanh<br />
thiếu niên ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở<br />
mọi quốc gia trên thế giới. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp<br />
thời có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân trẻ đó, đồng<br />
thời ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia<br />
đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội. Tuy nhiên,<br />
theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, sức khoẻ tâm thần (SKTT)<br />
trẻ em và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm<br />
đúng mức. Thậm chí, ngay tại những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh,<br />
khoảng 70 - 80% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề SKTT không<br />
nhận được các dịch vụ y tế thích hợp do các rào cản về địa lý, nhận<br />
thức, kinh tế, dịch vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt.<br />
Tại Việt Nam, công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần (CSSKTT) tại<br />
cộng đồng vừa mới được triển khai thực hiện từ năm 1998 và đến nay<br />
chỉ tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động kinh.<br />
Khoảng 10 năm trở lại đây, đã có một số tác giả thực hiện các nghiên<br />
cứu về SKTT trẻ em như nghiên cứu dịch tễ học xác định gánh nặng<br />
bệnh tật trong cộng đồng, nghiên cứu xây dựng công cụ chẩn đoán<br />
sàng lọc tại tuyến y tế cơ sở, các hoạt động tuyên truyền nâng cao<br />
nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải pháp thử<br />
nghiệm can thiệp CSSKTT trẻ em.<br />
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi<br />
phía Bắc. Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt<br />
với rất nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là các vấn đề của trẻ em và<br />
thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát, nghiện<br />
ma tuý, nghiện game.... Nằm trong hoàn cảnh chung của Việt Nam,<br />
công tác CSSKTT trẻ em ở Thái Nguyên còn đang bị bỏ ngỏ, các đề<br />
tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong muốn<br />
tìm hiểu thực trạng và nhu cầu CSSKTT của học sinh thành phố Thái<br />
Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và dự<br />
phòng các vấn đề SKTT cho học sinh phù hợp với các điều kiện hiện<br />
có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện<br />
<br />
2<br />
và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại<br />
thành phố Thái Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu:<br />
1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm<br />
thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại<br />
thành phố Thái Nguyên năm 2009.<br />
2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp<br />
sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học<br />
Hoàng Văn Thụ, Trung học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái<br />
Nguyên sau 2 năm can thiệp.<br />
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN<br />
Luận án dài 114 trang, bao gồm các phần sau:<br />
- Đặt vấn đề:<br />
02 trang<br />
- Chương 1. Tổng quan:<br />
28 trang<br />
- Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:<br />
19 trang<br />
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu:<br />
36 trang<br />
- Chương 4. Bàn luận:<br />
27 trang<br />
- Kết luận:<br />
02 trang<br />
Kết quả luận án được trình bày trong 40 bảng, 04 biểu đồ, 04 hình,<br />
01 sơ đồ, và 07 hộp. Luận án sử dụng 119 tài liệu tham khảo trong đó<br />
có 35 tài liệu tiếng Việt, 84 tài liệu tiếng Anh.<br />
MỘT SỐ PHẦN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN<br />
Chƣơng 2<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS).<br />
- Cha mẹ học sinh (CMHS)<br />
- Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)<br />
- Cán bộ y tế học đường (YTHĐ), y tế phường cùng địa bàn<br />
- Cán bộ (CB) lãnh đạo nhà trường, cán bộ phụ trách Đội, Đoàn trường.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: những học sinh, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng<br />
không đồng ý cho tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
3<br />
2.1.2. Địa điểm<br />
- Trường TH Nguyễn Viết Xuân, TH Hoàng Văn Thụ, THCS Độc<br />
lập, THCS Nguyễn Du.<br />
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 1 năm 2012.<br />
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thiết kế dựa trên các phương pháp:<br />
- Phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích.<br />
- Phương pháp can thiệp, đánh giá trước sau và so sánh đối chứng.<br />
- Nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính.<br />
Mô hình nghiên cứu được thiết kế theo sơ đồ 2.1<br />
Thành phố Thái Nguyên<br />
Các trƣờng TH, THCS<br />
<br />
Các trƣờng can thiệp<br />
<br />
So sánh<br />
<br />
Số liệu ban đầu<br />
<br />
Số liệu trƣớc can thiệp<br />
<br />
Can thiệp<br />
<br />
So<br />
sánh<br />
<br />
Các trƣờng can thiệp<br />
Sè liÖu sau can thiÖp<br />
<br />
Các trƣờng đối chứng<br />
<br />
Không can thiệp<br />
<br />
Các trƣờng đối chứng<br />
So sánh<br />
<br />
Số liệu lần 2<br />
<br />
Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh<br />
trƣớc sau và so sánh đối chứng<br />
<br />