intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả kỹ thuật nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật cắt gan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Đánh giá kết quả kỹ thuật nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật cắt gan" được hoàn thành với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và hình ảnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có chỉ định nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật; Đánh giá tính an toàn và kết quả tăng thể tích gan của kỹ thuật nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật cắt gan lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả kỹ thuật nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật cắt gan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ======= THÂN VĂN SỸ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KỸ THUẬT NÚT TĨNH MẠCH CỬA VÀ TĨNH MẠCH GAN TRƯỚC PHẪU THUẬT CẮT GAN Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh Mã số: 9720111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Thanh Dũng 2. GS. TS. Phạm Minh Thông Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quốc Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Trần Bảo Long Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Công Long Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Y Hà Nội Vào hồi 14 giờ 00 ngày 23 tháng 10 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
  3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Than Van Sy, Le Thanh Dung, Bui Van Giang, Nguyen Quang Nghia, Ninh Viet Khai, Cao Manh Thau, Pham Gia Anh, Trinh Hong Son, Nguyen Minh Duc. Safety and efficacy of liver venous deprivation following transarterial chemoembolization before major hepatectomy for hepatocellular carcinoma. Therapeutics and Clinical Risk Management. 2023;19:425-433. (SCIE, Scopus Q1) 2. Thân Văn Sỹ, Lê Thanh Dũng, Cao Mạnh Thấu, Phạm Gia Anh, Nguyễn Quang Nghĩa, Ninh Việt Khải, Trần Hà Phương, Nguyễn Hải Nam, Trần Đình Thơ, Trịnh Hồng Sơn, Bùi Văn Giang, Trịnh Hà Châu, Vũ Đăng Lưu, Phạm Minh Thông. Kết quả tăng thể tích gan sau nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;170(9): 195-204. 3. Thân Văn Sỹ, Lê Thanh Dũng, Phạm Minh Thông. Kết quả của phương pháp nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan sử dụng đường tiếp cận tĩnh mạch gan qua tĩnh mạch cảnh trong so với đường tiếp cận qua nhu mô gan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 535(1B): 298-304.
  4. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu năm 2022, ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma - HCC) đứng hàng thứ hai về số ca mắc mới và đứng thứ nhất về tỷ lệ tử vong trong số các loại ung thư ở Việt Nam. Phẫu thuật cắt là lựa chọn điều trị triệt căn được ưu tiên nếu còn khả năng cắt bỏ. Tuy nhiên, do thường xảy ra trên nhóm bệnh nhân có nền bệnh gan mạn tính (viêm gan mạn, xơ hoá, và xơ gan), nguy cơ suy gan sau phẫu thuật điều trị HCC vẫn là một vấn đề lớn, đặc biệt là sau phẫu thuật cắt gan lớn, mà chủ yếu là thể tích gan còn lại (future liver remmant - FLR) không đảm bảo. Từ vài thập kỷ nay, kỹ thuật nút tĩnh mạch (TM) cửa (TMC) (portal vein embolization - PVE) đã và đang được áp dụng phổ biến thế giới nhằm tăng thể tích FLR. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian chờ đợi phẫu thuật tương đối dài, thường sau 4 - 8 tuần, và có đến 30% số bệnh nhân không thể phẫu thuật sau PVE do thể tích gan không đảm bảo, hoặc do ung thư tiến triển. Một số kỹ thuật khác nhằm tăng hiệu quả phì đại gan đã và đang được nghiên cứu, áp dụng như: kỹ thuật nút nhánh TMC phải và nhánh hạ phân thuỳ IV; kỹ thuật thắt TMC, chia tách nhu mô gan và cắt gan thì hai (associating liver partition and portal vein ligation for staged hepatectomy - ALPPS); hoặc nút bổ sung TM gan sau khi đã nút TMC một vài tuần. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, nhưng chưa hoàn toàn thay thế được PVE. Gần đây, để khắc phục các nhược điểm của các phương pháp kể trên, phương pháp nút đồng thời tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan (liver venous deprivation - LVD) được áp dụng và dần trở thành một lựa chọn thay thế tốt cho PVE đơn thuần. Tuy nhiên, các dữ liệu sẵn có chủ yếu áp dụng ở nhóm bệnh lý ung thư đại tràng di căn gan, ung thư đường mật. Dữ liệu về việc áp dụng phương pháp này đối với nhóm bệnh nhân mắc HCC còn rất ít và rải rác, đặc biệt là đối với các bệnh nhân có xơ hoá gan nặng, xơ gan. Tại Việt Nam, hiện chỉ có một vài báo cáo đơn lẻ với một vài bệnh nhân được áp dụng LVD làm phì đại gan trước phẫu thuật. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả kỹ thuật nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật cắt gan” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và hình ảnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có chỉ định nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật. 2. Đánh giá tính an toàn và kết quả tăng thể tích gan của kỹ thuật nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan trước phẫu thuật cắt gan lớn. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) đứng hàng thứ 6 về tỷ lệ mắc mới và đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong do Ung thư trên toàn cầu năm 2022. Tại Việt
  5. 2 Nam, HCC đứng thứ hai về tỷ lệ mắc mới và đứng đầu về tỷ lệ tử vong trong số các loại ung thư. Số lượng người mắc mới và số tử vong do HCC hàng năm xấp xỉ bằng nhau cho thấy gánh nặng của bệnh lý này còn rất lớn. Phẫu thuật cắt là lựa chọn điều trị triệt căn được ưu tiên nếu còn khả năng cắt bỏ. Tuy nhiên, do thường xảy ra trên nhóm bệnh nhân có nền bệnh gan mạn tính (viêm gan mạn, xơ hoá, và xơ gan), nguy cơ suy gan sau phẫu thuật điều trị HCC là một vấn đề đã được quan tâm từ lâu. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về tính an toàn và hiệu quả phì đại gan của LVD ở các đối tượng có ung thư đại tràng di căn gan, ung thư đường mật. Dữ liệu về việc áp dụng phương pháp này đối với nhóm bệnh nhân mắc HCC còn rất ít và rải rác, đặc biệt là đối với các bệnh nhân có xơ hoá gan tiến triển, xơ gan. Chính vì vậy, việc áp dụng LVD nhằm phì đại gan trước phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân HCC là có tính mới, tính thời sự, ý nghĩa về mặt khoa học và giá trị thực tiễn. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Kết quả nghiên cứu này cho thấy, LVD là kỹ thuật an toàn và dung nạp tốt nhằm tăng thể tích gan trước phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân HCC với nền viêm gan mạn tính và xơ gan còn bù. Biến chứng lớn sau can thiệp xảy ra ở 1 bệnh nhân (chiếm 1,6%). LVD cho phép đạt tỷ lệ phì đại gan tốt (đạt 54,5% sau 3 tuần), tỷ lệ FLR/sTLV tăng từ 32,5% lên 48,4% (p < 0,001). 90,2% số bệnh nhân với FLR ban đầu nhỏ đạt đủ thể tích gan mục tiêu để cắt gan sau 3 tuần. Chỉ 1 trong số 61 bệnh nhân có bệnh tiến triển trong thời gian chờ đợi phẫu thuật (chiếm 1,6%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ phì đại gan khi sử dụng đường tiếp cận qua TM cảnh trong so với đường tiếp cận qua nhu mô gan để nút TM gan (58,3% so với 52,6%, p = 0,260). Trong các trường hợp thể tích gan tăng nhưng chưa đủ để phẫu thuật, việc nút hoá chất động mạch gan (TACE) bổ sung sau nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan giúp kiểm soát khối u, đồng thời mang lại kết quả tăng thể tích gan tốt hơn so với các trường hợp không được TACE bổ sung (p
  6. 3 trang. Luận án có 27 bảng, 18 hình, và 18 biểu đồ; 163 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 8, tiếng Anh: 155). Nghiên cứu sinh có 03 bái báo nghiên cứu liên quan đến đề tài đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín, trong đó có 1 bài báo Tiếng Anh (SCIE, Scopus). Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vai trò của nút TM cửa và TM gan LVD ra đời như là một cải tiến từ kỹ thuật PVE, bằng việc nút bổ sung thêm TM gan sau khi nút TMC trong cùng một lần can thiệp, nhằm đẩy nhanh quá trình phì đại FLR, qua đó tăng tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật. Việc kết hợp nút TMC và TM gan được cho là gây ra nhiều tổn thương hơn cho phần gan được nút mạch so với việc chỉ nút TMC đơn thuần, làm giảm dòng chảy của TMC còn sót lại cũng như giảm tác dụng của phản ứng đệm của ĐM gan tại phần gan được nút mạch, qua đó làm tăng khả năng tái tạo phần gan còn lại. 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Năm 2003, Masato Nagino và cộng sự báo cáo trường hợp đầu tiên được tiến hành nút đồng thời TMC trái, nhánh TMC phân thuỳ trước và TM gan phải ở bệnh nhân nữ 61 tuổi với u đường mật tại hạ phân thuỳ I xâm lấn vào cả 3 TM gan để chuẩn bị cho phẫu thuật cắt gan trái mở rộng. Trong trường hợp này, do bệnh nhân có 1 TM gan phải phụ với kích thước trung bình, mục đích của việc nút TM gan phải nhằm giúp chuyển hướng dẫn lưu dòng máu về TM gan phải phụ và tăng kích thước TM gan phải phụ trước khi phẫu thuật cắt cả 3 TM gan. Phẫu thuật cắt gan trái mở rộng được thực hiện sau 21 ngày. Bệnh nhân sống thêm 15 tháng sau phẫu thuật trước khi tử vong vì khối u tái phát. Năm 2009, Shin Hwang và cộng sự báo cáo về hiệu quả khi nút TM gan bổ sung ở 12 bệnh nhân có mức phì đại gan hạn chế ở thời điểm 2 tuần sau PVE. Tuy cách tiếp cận này cho thấy là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong cải thiện khả năng phì đại gan so với nhóm chỉ được PVE đơn thuần, phương pháp này đòi hỏi bệnh nhân phải được can thiệp 2 lần và cần thời gian chờ đợi phẫu thuật dài hơn. Sau này, để giảm thời gian chờ đợi phẫu thuật và nâng cao hiệu quả phì đại gan, khái niệm nút TMC và TM gan đồng thời (LVD) gần đây đã xuất hiện. Năm 2016, Boris Guiu và cộng sự báo cáo loạt 7 bệnh nhân đầu tiên được tiến hành LVD (tiếp cận TMC và TM gan qua nhu mô gan) với mục đích phì đại gan trước phẫu thuật, cho thấy các bệnh nhân dung nạp tốt, không có biến chứng và 6 trên 7 bệnh nhân đã đủ điều kiện phẫu thuật sau 3 tuần.
  7. 4 Tiếp sau đó, có nhiều nghiên cứu so sánh tính an toàn và hiệu quả của phương pháp LVD và nút TM cửa đơn thuần, cho thấy tính an toàn tương đương giữa hai phương pháp, trong khi hiệu quả phì đại gan được cải thiện đáng kể ở nhóm LVD, và thời gian chờ đợi phẫu thuật được rút ngắn. Gianluca Cassese và cộng sự (2023) so sánh kết quả ngắn và trung hạn ở 33 bệnh nhân ung thư đại tràng di căn gan được tiến hành LVD (n = 17) và PVE (n = 16) trước phẫu thuật cắt gan lớn. Kết quả cho thấy LVD có kết quả ngắn và trung hạn tương tự, nhưng đạt được khả năng phì đại gan tốt hơn so với PVE. Cho đến nay, các nghiên cứu đều chỉ ra không có sự khác biệt về các biến chứng sau khi can thiệp giữa LVD và PVE. Chủ yếu các biến chứng nhẹ đã được báo cáo đối với LVD bao gồm đau sau can thiệp ở mức độ nhẹ và vừa, sốt do hội chứng sau nút mạch. Những lo ngại về hoại tử gan không được ghi nhận trong các báo cáo. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước: Năm 2009, Trịnh Hồng Sơn và cộng sự báo cáo trường hợp PVE đầu tiên tại Việt Nam trên bệnh nhân dự kiến cắt gan phải do di căn gan sau cắt khối tá tuỵ nhưng thể tích gan trái không đủ. Bệnh nhân này có sự tăng FLR đáng kể sau nút mạch từ 207 mL (chiếm 0,4% trọng lượng cơ thể) lên 490 mL (chiếm 0,94% trọng lượng cơ thể). Nhưng do thời gian chờ đợi phì đại gan dài (12 tháng), bệnh nhân xuất hiện khối u tái phát tại miệng nối nên đã không thể tiến hành phẫu thuật cắt gan. Sau đó, hàng loạt các nghiên cứu tiếp theo được thực hiện bởi các nhóm tác giả Lê Thanh Dũng và cộng sự, Trịnh Hồng Sơn cộng sự, với số lượng bệnh nhân ngày càng lớn, cũng như những thay đổi trong kỹ thuật được áp dụng mang lại những cải thiện về hiệu quả phì đại gan. Nghiên cứu của Lê Thanh Dũng (2018) trên 82 bệnh nhân được thực hiện PVE, cho thấy FLR trung bình tăng từ 367,9 mL (trước can thiệp) lên 613,2 mL (sau can thiệp); trong đó có 73 bệnh nhân (chiếm 89%) có FLR sau can thiệp lớn hơn 40% tổng thể tích gan chuẩn. Tuy nhiên chỉ 53/82 trường hợp (chiếm 64,6%) được tiến hành phẫu thuật cắt gan, 20 trường hợp còn lại không thể tiến hành phẫu thuật do khối u tiến triển hoặc xuất hiện thêm các chống chỉ định khác trong thời gian chờ đợi phẫu thuật. Năm 2021, báo cáo đầu tiên về LVD tại Việt Nam được thực hiện bởi Lê Thanh Dũng và cộng sự, với sự so sánh hiệu quả phì đại gan giữa 4 trường hợp LVD đầu tiên với 11 trường hợp PVE. Kết quả cho thấy LVD có tỷ lệ phì đại rất đáng kể so với PVE (118% so với 32%, p = 0,024), và tốc độ phì đại gan khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (38%/tuần so với 5%/tuần, p = 0,01).
  8. 5 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân − Từ 18 tuổi trở lên. − Các bệnh nhân có chỉ định cắt gan lớn do HCC nhưng FLR không đảm bảo (< 40% với nền gan bệnh lý hoặc 70%. + Bilirubin máu < 2 lần giới hạn trên của bình thường (< 39 μmol/L), − Bệnh nhân và gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn lại trừ: − Các bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không phù hợp với cắt gan lớn: + Tình trạng cơ thể (theo thang đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới) bậc ≥ 2. + Chức năng gan kém (Child-Pugh B/C, xơ gan mất bù). + U gan đa ổ, phân bố hai thuỳ gan, không còn khả năng lấy bỏ bằng phẫu thuật. + Khối u xâm lấn mạch máu gây huyết khối TMC và/hoặc huyết khối TM gan. + Di căn ngoài gan không còn khả năng cắt bỏ… − Chống chỉ định của thủ thuật/phẫu thuật: + Đang mắc một hoặc nhiều bệnh lý toàn thân nặng khác chưa kiểm soát được: nhiễm trùng nặng chưa kiểm soát được, không cho phép tiến hành thủ thuật. + Đang điều trị thuốc chống đông (heparin hoặc thuốc kháng vitamin K) mà không thể ngừng trong vòng 48 giờ, hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (aspirin và clopidogrel) mà không thể ngừng trong vòng 5 ngày. − Chống chỉ định chụp CLVT và cộng hưởng từ có tiêm thuốc. − Đang mang thai hoặc cho con bú. − Không đồng ý tham gia nghiên cứu và phương pháp điều trị.
  9. 6 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu − Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng so sánh trước-sau. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu − Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. 2.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: − Cỡ mẫu thập được là 61 bệnh nhân. 2.3. Quy trình can thiệp 2.3.1. Nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan − Thủ thuật LVD được thực hiện sau TACE ít nhất một vài ngày, khi các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm không gợi ý tình trạng suy gan hay biến chứng sau TACE. − Thủ thuật LVD gồm 2 phần:  Nút tắc TMC: TMC phải và các nhánh được nút tắc trong mọi trường hợp. Nhánh TMC hạ phân thuỳ I, IV cũng có thể được nút tắc trong trường hợp bệnh nhân được dự định cắt gan phải mở rộng sang hạ phân thuỳ I, IV. Bước 1: Siêu âm xác đánh giá hệ thống TMC, vàlựa chọn đường phù hợp. Bước 2: Sát trùng thành bụng vùng can thiệp và trải toan vô trùng. Bước 3: Gây tê dưới da tại vị trí xác định chọc vào nhu mô gan, gây tê dọc theo đường định chọc vào tới bao gan bằng Lidocain 1%. Bước 4: Chọc kim Angiocath 16 G vào nhánh TMC dưới hướng dẫn siêu âm. Bước 5: Đặt bộ mở thông mạch máu vào nhánh TMC theo kỹ thuật Seldinger. Chụp hệ TMC qua da bằng sonde 5F. Bước 6: Nút tắc các nhánh TMC cấp máu cho phần gan dự kiến cắt bỏ bằng hỗn hợp keo sinh học (NBCA : Lipiodol tỷ lệ từ 1:3 đến 1:5). Bước 7: Rút dụng cụ, đồng thời bơm tắc đường chọc kim.. Thành công về mặt kỹ thuật khi nút TMC được định nghĩa là nút tắc hoàn toàn các nhánh TMC cấp máu cho phần gan dự định cắt bỏ.  Nút tắc TM gan: Thực hiện ngay sau khi nút tắc TMC. Sử dụng đường tiếp cận TM gan qua TM cảnh trong hoặc xuyên qua nhu mô gan. Đường tiếp cận qua nhu mô gan được ưu tiên nếu có sẵn cửa sổ âm qua nhu mô gan (không bị khối u che khuất) tới TM gan cần nút mạch. o Tiếp cận TM gan qua nhu mô gan: Bước 1: Chọc tiếp cận nhánh ngoại vi của TM gan dự định nút mạch dưới hướng dẫn siêu âm. Bước 2: Bộ mở vào lòng mạch 7-8Fr được đặt vào TM gan cần nút tắc. Chụp TM gan qua da.
  10. 7 Bước 3: Nút tắc đoạn gần TM gan bằng dù loại II (với đường kính gấp 1,5-2 lần đường kính của TM gan tương ứng), bắt đầu từ vị trí cách TM chủ dưới ít nhất 2 cm. Bước 4: Nút tắc phần ngoại vi của TM gan, đường chọc kim bằng hỗn hợp keo sinh học pha Lipiodol tỷ lệ từ 1:3 đến 1:5. o Tiếp cận TM gan qua đường TM cảnh trong: Bước 1: Bộ mở thông 8Fr được đặt vào TM cảnh trong hướng về TM gan cần nút tắc. Bước 2: Nút tắc TM gan bằng dù loại II với kích cỡ phù hợp (đường kính dù cần lớn gấp 1,5 - 2 lần đường kính của TM gan tương ứng). Bước 3: Chụp kiểm tra TM gan và TM chủ dưới, rút dụng cụ, băng ép nhẹ vị trí đường vào TM cảnh trong. 2.3.2. Theo dõi và đánh giá sau can thiệp − Thành công về kỹ thuật được định nghĩa là khi nút tắc hoàn toàn các nhánh của TMC phải, và tắc hoàn toàn TM gan phải (và TM gan phải phụ theo như kế hoạch can thiệp). − Theo dõi ngày đầu sau nút mạch: Tình trạng toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu; tình trạng bụng, triệu chứng, hội chứng sau nút mạch (đau, sốt, nôn, buồn nôn…). − Ngày thứ hai sau nút mạch: + Siêu âm Doppler hệ TMC và xét nghiệm chức năng gan, đông máu, công thức máu. − Bổ sung multivitamins trong ít nhất 3 -5 ngày sau can thiệp. − Theo dõi xa sau LVD: + Đo thể tích gan trên CLVT ở thời điểm 3 tuần sau LVD. Trong trường hợp chưa tăng đủ thể tích gan tại thời điểm sau 3 tuần, CLVT sẽ được lặp lại trong vòng 2 - 4 tuần tiếp theo, để đánh giá thể tích gan. + Trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, TACE bổ sung có thể được thực hiện nếu khối u còn phần tăng sinh mạch trên CLVT. 2.4. Phân tích số liệu: Xử lý số liệu: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel version 16.66.1 và SPSS 23.0 (SPSS Inc., Chicago, IL, Hoa Kỳ). Phân tích số liệu: − Biến định tính: mô tả bằng tần suất, tỷ lệ phần trăm. − Biến định lượng: Trước khi tiến hành phân tích, giả định về tính chuẩn được kiểm tra bằng phép kiểm Kolmogorov-Smirnov khi cỡ mẫu lớn hơn 50 hoặc phép kiểm Shapiro-Wilk khi cỡ mẫu nhỏ hơn 50, ở mức ý nghĩa 0,05.
  11. 8 − Biến phân phối không chuẩn: mô tả bằng bằng số trung vị, khoảng tứ phân vị (IQR), giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất (min – max). So sánh giá trị trung vị của hai nhóm độc lập được thực hiện qua phép kiểm định Mann– Whitney U. So sánh giá trị trung vị trước và sau điều trị của biến định lượng được thực hiện qua phép kiểm định Wilcoxon. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê bất kỳ phép kiểm nào khi với p < 0,05. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023 tổng cộng có 61 trường hợp HCC dự kiến phẫu thuật cắt gan lớn nhưng thể tích FLR ban đầu không đảm bảo, được tiến hành LVD nhằm phì đại gan trước phẫu thuật. 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu Trong nghiên cứu này, trung vị tuổi của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 52. Nam giới chiếm 85,2%. 56/61 bệnh nhân (chiếm 91,8%) có nhiễm vi-rút viêm gan B mạn, có 3/61 trường hợp (chiếm 4,9%) nhiễm viêm gan C mạn. Đau bụng, mệt mỏi, đau vai phải là các triệu chứng thường gặp nhất, chiếm lần lượt là 29,5%, 13,2% và 11,4%. 10/62 (16,4%) bệnh nhân phát hiện HCC nhờ khám định kỳ. Các bệnh nhân có tình trạng cơ thể tốt, 50 bệnh nhân thuộc nhóm ASA độ I (chiếm 82,0%), 8 bệnh nhân thuộc nhóm ASA độ II, và 2 bệnh nhân thuộc nhóm ASA độ III. 60/61 bệnh nhân có trạng thái cơ thể xếp độ 0 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Đa số bệnh nhân được TACE 1 lần trước LVD (N = 41, 67,2%). 40/61 (65,6%) số bệnh nhân được thực hiện LVD trong vòng 1 tuần sau lần TACE gần nhất. 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng và hình ảnh học trước can thiệp Về xét nghiệm trước thủ thuật, số bệnh nhân có AST, ALT cao hơn giá trị trên của bình thường chiếm lần lượt 68,9% và 60,7%. 4 trường hợp có nồng độ bilirubin toàn phần cao hơn so với bình thường, chiếm 6,6%. Tất cả các bệnh nhân có tỷ lệ prothrombin trước thủ thuật nằm trong giới hạn bình thường. 3 trường hợp có tiểu cầu nằm trong khoảng 103 – 132 G/L và 1 trường hợp có tăng tiểu cầu (672 G/L). Các bệnh nhân trong nghiên cứu có tình trạng chức năng gan còn tốt, thuộc nhóm Child-Pugh A, trong đó 59 trường hợp Child-Pugh A 5 điểm (96,7%), chỉ 2 trường hợp có điểm Child-Pugh A 6 điểm. 55,7% số bệnh nhân thuộc nhóm ALBI độ 1 (N = 34), số bệnh nhân còn lại thuộc nhóm ALBI độ 2 (N = 27, chiếm 44,3%). Trung vị điểm MELD và MELD- Na lần lượt là 7 điểm và 11 điểm.
  12. 9 Bảng 3.8. Chỉ số xét nghiệm chất chỉ điểm u Chất chỉ điểm u N (%) Trung vị; IQR; [min – max] 61 Tổng 38,7; 1334,8; [2 – 380272] (100%) AFP 27 7 ≤ AFP < 400 34,8; 66,7 [7,5 – 353,1] ng/mL (44,3%) 19 ≥ 400 3759; 14547; [417 – 14745] (31,1%) Tổng 9 (100%) 4043; 13009; [70 – 38201] PIVKA-II ≥ 40 mAU/mL 9 (100%) 4043; 13009; [70 – 38201] Nhận xét: Xét nghiệm AFP huyết thanh được thực hiện ở 61 bệnh nhân, trong đó có 46 trường hợp biểu hiện tăng AFP (chiếm 75,4%). Trong khi đó, cả 9 bệnh nhân được xét nghiệm PIVKA-II đều có kết quả cao hơn bình thường (trung vị là 4043,0 mAU/mL). Phần lớn (96,8%) số bệnh nhân có ≤ 3 khối u. Hầu hết các trường hợp có khối u nằm khu trú ở nhu mô gan phải (N = 57, chiếm 91,9%), 5 trường hợp có khối u gan phải xâm lấn vào hạ phân thuỳ IV, chiếm 8,1%. Trung vị TLV trước khi LVD là 1187,7 mL, trung vị sTLV là 1513,8 mL và thể tích FLR trước can thiệp là 398,7 mL, chiếm 33,8% TLV, 32,5% sTLV và 0,7% trọng lượng cơ thể. 3.2. Tính an toàn và kết quả phì đại gan sau nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan 3.2.1. Tính an toàn của kỹ thuật Khi thực hiện hiện LVD, tất cả các bệnh nhân được tiếp cận TMC qua đường vào cùng bên (bên phải). Hầu hết các trường hợp đều được nút nhánh TMC phải, ngoại trừ 1 trường hợp được nút TMC phải và nhánh hạ phân thuỳ IV. Đối với TM gan, đường tiếp cận qua nhu mô gan được ưu tiên sử dụng (N = 48, chiếm 78,7%). Trung vị thời gian can thiệp LVD của nhóm tiếp cận TM gan qua nhu mô gan ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tiếp cận qua TM cảnh trong (47,0 phút so với 61,0 phút, p < 0,001). Bảng 3.14. Vật liệu nút mạch được sử dụng trong LVD Thông số N = 61 % Vật liệu nút Keo sinh học 55 90,2 TMC Dù loại I + Keo sinh học 6 9,8 Vật liệu nút Dù loại II 13 21,3 TM gan Dù loại II + Keo sinh học 48 78,7
  13. 10 Nhận xét: Trong nghiên cứu này, phần lớn các bệnh nhân được nút TMC bằng keo sinh học đơn thuần (N = 56, chiếm 90,2%), sử dụng dù kết hợp keo sinh học được sử dụng ở 6 trường hợp, chiếm 9,8%. Do ưu thế sử dụng đường tiếp cận TM gan qua nhu mô gan, dù kết hợp với keo sinh học là vật liệu ưu tiên sử dụng trong nút TM gan (N = 48, chiếm 78,7%), sử dụng dù đơn thuần chỉ đối với các trường hợp được tiếp cận qua TM cảnh trong (N = 13, chiếm 21,3%). Sau LVD, ở thời điểm sau LVD 1 ngày, ghi nhận sự tăng nồng độ AST, ALT, bilirubin huyết thanh và giảm tỷ lệ prothrombin được quan sát thấy sau LVD 1 ngày (p < 0,001). Các thông số xét nghiệm này trở về xấp xỉ với giá trị trước can thiệp khi đánh giá ở thời điểm 3 tuần sau LVD. Đau sau nút mạch gặp ở tất cả các trường hợp, trong đó phần lớn các trường hợp có biểu hiện đau mức độ nhẹ, trung bình (VAS ≤ 6 điểm); đau mức độ nặng (VAS 7 – 10 điểm) gặp ở 13 trường hợp, chiếm 21,4%. Các biến chứng sau LVD xảy ra với tần suất thấp và phần lớn ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ biến chứng lớn thấp (1,6%). 1 trường hợp suy gan thoáng qua (độ A theo ISGLS) và hồi phục sau 7 ngày. 3.2.2. Kết quả của kỹ thuật nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan Bảng 3.17. Thay đổi thể tích gan trước và sau LVD 3 tuần (N = 61) Thông số thể tích Trước LVD Sau LVD 3 tuần p* gan Thể tích gan toàn 1187,7; 332,6; 1281,2; 311,3 < 0,001 bộ (TLV), mL [871,6 – 2009,0] [869,1 – 2045,1] Thể tích gan còn 398,7; 99,3; 631,0; 170,4 lại dự kiến (FLR), < 0,001 [225,0 – 610,7] [380,5 – 894,0] mL Thể tích phần gan 788,6; 285,4; 699,7; 251,5 < 0,001 dự kiến cắt bỏ, mL [486,6 – 1489,0] [352,8 – 1216,1] 33,8; 8,2; 47,5; 10,6 FLR/TLV, % < 0,001 [20,2 – 39,9] [34,6 – 66,5] 32,5; 8,3; 48,4; 10,9 FLR/sTLV, % < 0,001 [20,6 – 39,6] [34,8 – 74,4] 0,7; 0,19; 1,06; 0,29 FLR/BW, % < 0,001 [0,44 – 0,81] [0,76 – 1,61] Số liệu được biểu thị: Trung vị; IQR; [min – max]; *Kiểm định Wilcoxon Nhận xét: Sau can thiệp, có sự tăng lên có ý nghĩa thống kê về các thông số thể tích gan toàn bộ, thể tích gan chuẩn, thể tích gan còn lại dự kiến, tỷ lệ FLR/TLV, FLR/sTLV, FLR/BW, và giảm có ý nghĩa thống kê về thể tích gan dự kiến cắt bỏ, p < 0,001.
  14. 11 Bảng 3.19. Thay đổi thể tích gan trước và sau LVD 3 tuần theo mức độ xơ hoá gan Thông số Trước can thiệp Sau can thiệp p* Nhóm xơ hoá gan F1-2 (N = 23) 1173,3; 341,2 1340,4; 289,6 TLV, mL 0,001 [896,6 – 2009,0 [1003,8 – 2045,1] 396,0; 109,2, 630,0; 59,5 < FLR, mL [225,0 – 530,0] [509,0 – 847,0] 0,001 FLR/TLV, 33,2; 9,7 48,9; 10,4 < % [20,2 – 45,7] [37,5 – 64,9] 0,001 FLR/sTLV, 31,5; 8,8 48,7; 8,8 < % [21,1 – 39,1] [36,2 – 73,4] 0,001 FLR/BW, 0,70; 0,22 1,07; 0,21 < % [0,45 – 0,87] [0,79 – 1,58] 0,001 Tỷ lệ phì đại gan, % 62,6; 37,0; [27,3 – 124,6] - Nhóm xơ hoá gan F3-4 (N = 30) 1202,9; 353,0 1277,8; 281,0 TLV, mL 0,017 [872,4 – 1805,5] [1065,0 – 1798,3] 405,2; 129,7 653,4; 244,4 < FLR, mL [286,0 – 610,7] [479,0 – 894,4] 0,001 FLR/TLV, 34,7; 7,1 46,4; 11,9 < % [26,4 – 443,8] [38,7 – 66,5] 0,001 FLR/sTLV, 33,3; 8,8 50,1; 14,5 < % [20,6 – 39,6] [38,9 – 74,4] 0,001 FLR/BW, 0,74; 0,18 1,10; 0,34 < % [0,44 – 0,93] [0,84 – 1,61] 0,001 Tỷ lệ phì đại gan, 46,80; 33,0; [22,2 – 139,1] - % Số liệu được biểu thị: Trung vị; IQR; [min – max] *Kiểm định Wilcoxon test. Nhận xét: Ở cả 2 nhóm xơ hoá gan F1-2 và F3-4 đều cho thấy sự tăng lên có ý nghĩa thống kê ở các chỉ số TLV, FLR, tỷ lệ FLR/TLV, FLR/sTLV, FLR/BW giữa các thời điểm trước và 3 tuần sau can thiệp (p < 0,05).
  15. 12 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ phì đại gan sau LVD 3 tuần theo mức độ xơ hoá gan Nhận xét: Trung vị tỷ lệ phì đại gan ở nhóm xơ hoá gan F3-F4 là 46,8%, thấp hơn so với 62,6% ở nhóm có độ xơ hoá gan F1-F2, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,015, kiểm định Wilcoxon Mann– Whitney). Bảng 3.20. Thay đổi thể tích gan trước và sau LVD 3 tuần theo đường tiếp cận tĩnh mạch gan Trước can Thông số Sau can thiệp p* thiệp Tiếp cận qua nhu mô gan (N = 48) 1161,6; 353,0 1285,5; 346,2 TLV, mL [871,6 – < 0,001 [869,1 – 2045,1] 2009,0] 399,5; 104,0 635,0; 174,0 FLR, mL < 0,001 [225,0 – 610,7] [380,5 – 894,0] FLR/TLV, 34,4; 8,3 47,1; 11,4 < 0,001 % [22,6 – 45,7] [34,6 – 64,9] FLR/sTLV, 32,9; 7,4 48,4; 10,8 < 0,001 % [18,9 – 39,6] [34,8 – 73,4] 0,70; 0,17 1,06; 0,30 FLR/BW, % < 0,001 [0,40 – 0,93] [0,76 – 1,58] Tỷ lệ phì đại 52,6; 30,7; [17,1 – 126,2] - gan, %
  16. 13 Tiếp cận qua TM cảnh trong (N = 13) 1266,7; 289,0 1262,8; 235,8 TLV, mL [993,9 – [1111,6 – < 0,001 1594,1] 1759,4] 390,0; 103,9 630,0; 209,5 FLR, mL < 0,001 [252,0 – 599,0] [512,0 – 870,0] FLR/TLV, 33,2; 8,5 49,4; 11,5 < 0,001 % [20,2 – 39,9] [37,5 – 66,5] FLR/sTLV, 31,8; 9,8 48,4; 12,8 < 0,001 % [21,1 – 38,4] [38,8 – 74,4] 0,69; 0,25 1,09; 0,31 FLR/BW, % < 0,001 [0,53 – 0,80] [0,86 – 1,61] Tỷ lệ phì đại 58,3; 41,3; [32,5 – 139,1] - gan, % Số liệu được biểu thị: Trung vị; IQR; [min – max]; *Kiểm định Wilcoxon test Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ phì đại gan theo đường tiếp cận TM gan Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ phì đại gan giữa hai nhóm sử dụng đường tiếp cận TM gan qua nhu mô gan và qua TM cảnh trong ở thời điểm 3 tuần sau LVD, p > 0,05.
  17. 14 Sự thay đổi thể tích gan ở những bệnh nhân được TACE bổ sung sau khi LVD Ở nhóm được TACE bổ sung sau LVD cho thấy sự tăng có ý nghĩa thống kê ở các thông số FLR, tỷ lệ FLR/TLV, FLR/sTLV, FLR/BW ở thời điểm sau LVD 6-10 tuần so với thời điểm sau LVD 3 tuần (p = 0,005). Ngược lại, ở nhóm không được TACE bổ sung, chỉ duy nhất tỷ lệ FLR/TLV cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa hai thời điểm này (p = 0,018). Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của TACE bổ sung lên mức tăng tỷ lệ FLR/TLV và FLR/sTLV (%) ở thời điểm sau 6-10 tuần so với khi 3 tuần sau LVD Nhận xét: Sau LVD 6-10 tuần, nhóm bệnh nhân được TACE bổ sung sau có mức độ thay đổi tỷ lệ FLR/TLV và FLR/sTLV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không được TACE bổ sung (p
  18. 15 mở rộng sau 3 tháng (khi FLR/sTLV đạt 52,3%) mà không có suy gan sau phẫu thuật. Như vậy, 52 trong số 61 bệnh nhân (85,2%) được phẫu thuật cắt gan lớn sau LVD. Bảng 3.23. Các thông số liên quan đến phẫu thuật sau khi LVD Thông số N = 52 Cắt gan phải, n (%) 45 (86,5) Phẫu thuật cắt gan Cắt gan phải mở rộng, n 7 (13,5) (%) Thời gian phẫu thuật, phút, 230; 125 [81 – 627]* Chảy máu trong phẫu thuật, n (%) 1 (1,9) Biến chứng mạch máu, n (%) 1 (1,9) Suy gan 1 (1,9) Rò mật 0 Biến chứng sau Tụ dịch diện cắt gan 5 (9,6) phẫu thuật, n (%) Cổ chướng 3 (5,8) Tràn dịch màng phổi 6 (11,5) Dindo-Clavien độ I, II 11 (21,1) Phân độ biến chứng Dindo-Clavien độ ≥ IIIa 6 (11,5) Số ngày nằm viện, ngày 11; 5; [6 – 32]* Tử vong trong vòng 90 ngày sau phẫu thuật, n (%) 1 (1,9) * Số liệu được biểu thị: Trung vị; IQR; [min – max] 53 bệnh nhân được đánh giá mô bệnh học sau phẫu thuật. Xơ hoá F2 và F3 chiếm tỷ lệ cao nhất, với lần lượt là 42,5% và 43,4%. 7 trường hợp xơ gan (F4), chiếm 13,2%. Tất cả các trường hợp đều biểu hiện teo tế bào gan và biến dạng xoang gan tại vùng nút mạch. Phần lớn các bệnh nhân biểu hiện hoại tử các đám tế bào gan nhỏ, tập trung ở vùng trung tâm tiểu thuỳ gan (chiếm 62,3%, N = 33). 37,7% bệnh nhân có biểu hiện tổn thương các tế bào gan riêng lẻ, không hoại tử tạo thành đám. Không có hình ảnh hoại tử lan rộng phần nhu mô gan nút mạch. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng Về tuổi: Trung vị tuổi trong nghiên cứu này là 52. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu khác, khi chủ yếu gặp ở nhóm trung – cao tuổi. Tỷ lệ mắc HCC thường gặp hơn ở nhóm trung và cao tuổi, khi thời gian mắc các bệnh lý gan mạn tính kéo dài nhiều năm (viêm gan B, C, xơ gan…).
  19. 16 Lý do đến khám bệnh: Trong nghiên cứu này, đau vùng hạ sườn phải là triệu chứng phổ biến nhất khiến người bệnh đến khám, chiếm 18/61 (29,5%) số trường hợp. Ngoài ra, triệu chứng đau vùng vai phải ít được nhắc đến ở các nghiên cứu trước đây nhưng khá phổ biến trong nghiên cứu của chúng tôi, và trở thành lý do khiến bệnh nhân đến khám bệnh ở 7 trường hợp (chiếm 11,4%). Triệu chứng đau vùng vai phải trong HCC (mà không có tổn thương thực thể tại vai) xuất hiện khi khối u gan kích thước lớn, phát triển và chèn ép, kích thích thần kinh hoành phải, dẫn đến biểu hiện đau vùng vai phải (được gọi là đau quy chiếu). Các triệu chứng khác ít gặp hơn như mệt mỏi, sụt cân (chiếm lần lượt 13,2% và 3,3%). Số lần TACE trước khi LVD: Trong nghiên cứu này, đa số các bệnh nhân được TACE 1 lần trước khi LVD, chỉ một số ít bệnh nhân được TACE ≥ 3 lần. Do HCC là khối u tăng sinh ĐM, việc TACE trước khi làm phì đại gan là cần thiết giúp kiểm soát khối u và hạn chế tỷ lệ khối u tiến triển trong quá trình chờ đợi phẫu thuật. Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy, phản ứng viêm sau khi TACE cũng có thể góp phần thúc đẩy sự tái tạo gan. Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc kết hợp TACE và PVE không chỉ giúp phì đại FLR nhiều hơn, nhanh hơn mà còn đạt được tỷ lệ hoại tử khối u cao hơn và tăng tỷ lệ sống sót không tái phát và tỷ lệ sống sót chung ở bệnh nhân HCC. Số lần TACE phụ thuộc vào hình thái, kích thước, số lượng, cũng như khả năng lan rộng của u. Đối với các khối u kích thước vừa và nhỏ, thường 1 lần TACE có thể mang lại khả năng kiểm soát u tốt và trước khi thực hiện LVD. Với các khối u lớn hơn, việc lặp đi lặp lại TACE một vài lần có thể cần thực hiện để đảm bảo khả năng kiểm soát u tốt trước khi LVD sẽ là cần thiết. Thời gian giữa lần TACE gần nhất trước khi LVD: Trong nghiên cứu này, 2/3 số bệnh nhân được thực hiện LVD trong vòng 1 tuần sau lần TACE gần nhất. Nói chung, PVE hoặc LVD thường được thực hiện khi tình trạng lâm sàng và xét nghiệm không gợi ý suy gan hoặc biến chứng do TACE, nhưng không nên cách quá xa tránh để việc khối u tiến triển trong khi chờ đợi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật TACE siêu chọn lọc để kiểm soát khối u tối đa và hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương nhu mô gan lành, chính vì vậy việc thực hiện LVD sớm sau vài ngày từ khi TACE trở lên khả thi và tránh biến chứng suy gan. Thật vậy, hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi xuất viện sau khi được LVD 1-2 ngày mà không có suy gan, ngoại trừ 1 một bệnh nhân xơ gan biểu hiện suy gan nhẹ thoáng qua sau LVD và hồi phục sau 7 ngày. 4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng trước can thiệp Các xét nghiệm máu trước can thiệp: Trong nghiên cứu này, phần lớn các bệnh nhân có tăng nhẹ AST, ALT. Các xét nghiệm bilirubin, albumin huyết thanh, prothrombin hầu hết
  20. 17 nằm trong giới hạn bình thường. Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu khác. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều thuộc nhóm Child-Pugh A, trong đó 96,7% số bệnh nhân có tổng điểm Child-Pugh là 5 điểm, thuộc nhóm có tiên lượng tốt. Trong nghiên cứu của Gil Chun Park và cộng sự (2020), các bệnh nhân được kết hợp TACE và PVE có nồng độ bilirubin huyết thanh là 0,7 mg/dL (tương đương 11,9 μmol/L). Nghiên cứu của Chuan Xu và cộng sự (2014), nồng độ AST, ALT trước khi tiến hành TACE kết hợp với PVE lần lượt là 35,4 UI/L (10,4 – 80,8) và 29,8 UI/L (9,8 – 66,4). Jun-Hui Sun và cộng sự (2018) thống kê ở các bệnh nhân được PVE, nồng độ AST, ALT trước can thiệp ở nhóm không xơ gan và có xơ gan lần lượt là 50,78 ± 23,16 UI/L, 43,67 ± 18,96 UI/L và 49,00 ± 29,40 UI/L, 56,25 ± 38,41 UI/L; bilirubin huyết thanh ở nhóm không xơ gan và có xơ gan lần lượt là 14,44 ± 6,46 μmol/L và 19,17 ± 9,93 μmol/L. So với một số nghiên cứu áp dụng kỹ thuật LVD để phì đại gan: Boris Guiu và cộng sự (2017) ghi nhận gia trị xét nghiệm AST, ALT trước khi can thiệp lần lượt là 27 ± 21UI/L và 34 ± 21 UI/L. Kosuke Kobayashi và cộng sự (2020) nhận thấy giá trị xét nghiệm AST, ALT, bilirubin trước can thiệp ở nhóm được LVD so với nhóm được PVE lần lượt là 36 U/l, 41 U/L và 6,5 μmol/dL so với 46 U/L, 45 U/L, và 10 μmol/dL. Đặc điểm khối u trước can thiệp: Trong nghiên cứu này, trung vị số lượng khối u trong nghiên cứu là 1 (1 – 5), với 80,4% số trường hợp có 1 khối u. Trung vị đường kính khối u lớn nhất trước can thiệp trong nghiên cứu này là 69,0 mm. Khi so sánh với các nghiên cứu được tiến hành TACE phối hợp với PVE: đường kính trung bình của khối u trước PVE ở nhóm xơ gan và không xơ gan trong nghiên cứu của Jun-Hui Sun và cộng sự (2014), là 94 ± 21 mm và 80 ± 26 mm, và tỷ lệ khối u đơn độc ở 2 nhóm này lần đều là 66,7%. Nghiên cứu của Muga Terasawa và cộng sự (2020), 79% các bệnh nhân HCC được PVE có 1 khối u, đường kính khối u lớn nhất là 90mm (50 - 180). Như vậy, kết quả của chúng tôi tương tự với nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Các thông số thể tích gan trước can thiệp: Trong nghiên cứu này, trung vị TLV là 1187,7 mL, trung vị sTLV 1513,8 mL, trung vị FLR là 398,7 mL, tỷ lệ FLR/TLV là 33,8%, tỷ lệ FLR/sTLV là 32,5%. Nghiên cứu của Boris Guiu và cộng sự (2020), tỷ lệ FLR/TLV trước can thiệp của nhóm bệnh nhân không xơ gan được PVE và LVD lần lượt là 27,4% và 22,6%. Nghiên cứu của Christophe Laurent và cộng sự (2020), các bệnh nhân không bị xơ hoá hoặc xơ gan có FLR/TLV trước PVE và LVD lần lượt là 31,03% và 22,91% (p = 0,0082). Nghiên cứu của Dominik A. Steffen và cộng sự (2024) trên các bệnh nhân được LVD sử dụng đường tiếp cận qua
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0