intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận lấy từ người cho sống tại Bệnh viện Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là: Mô tả đặc điểm kỹ thuật của phẫu thuật ghép thận lấy từ người cho sống tại Bệnh viện Việt Đức. Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận lấy từ người cho sống tại Bệnh viện Việt Đức (giai đoạn 2011-2013). Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận lấy từ người cho sống tại Bệnh viện Việt Đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐỖ NGỌC SƠN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT  QUẢ PHẪU THUẬT GHÉP THẬN LẤY TỪ NGƯỜI CHO  SỐNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC Chuyên ngành : Ngoại khoa Mã số  : 9720104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2019
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH  TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết 2. PGS.TS. Hoàng Long Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 2: PGS.TS Lê Việt Thắng Phản biện 3: PGS.TS Lê Đình Khánh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường  họp tại Học viện Quân Y  vào hồi:        giờ        ngày        tháng       năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân Y
  3. 3. Thư viện Bệnh viện Việt Đức DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA  TÁC GIẢ ĐàCÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đỗ   Ngọc   Sơn,   Hoàng   Long,   Vũ   Nguyễn   Khải   Ca   và  Nguyễn Tiến Quyết (2018). Kết quả phẫu thuật cắm niệu  quản­ bàng quang trong ghép thận từ  người cho sống tại  bệnh viện Việt Đức nhân 101 trường hợp.  Tạp chí y học   Việt Nam, số 2 tháng 11. 2. Đỗ  Ngọc Sơn,  Nguyễn Tiến Quyết,  Hoàng Long  (2018).  Kết quả phẫu thuật ghép thận từ người cho sống tại bệnh   viện Việt Đức. Tạp chí y học Việt Nam, số 2 tháng 11. 3. Do Ngoc Son, Hoang Long, Vu Nguyen Khai Ca và Nguyen  Tien   Quyet   (2018).   Surgical   results   of   ureterovesical  reimplantation in renal transplantation from living donor at  Viet Duc Hospital. Tạp chí y dược học Quân sự, tháng 12.
  4. 4 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài  Ghép thận từ người cho sống đã trở thành phẫu thuật thường  quy tại nhiều bệnh viện trên cả nước với quy trình kỹ thuật được  Bộ Y Tế thống nhất từ 2006. Tuy nhiên chưa có báo cáo nào trong   cả nước đánh giá kết quả thận ghép khi nối động mạch thận tận ­   bên với động mạch chậu người nhận. Gần đây các trung tâm ghép đang có xu hướng lấy thận ghép  nội soi nên số  lượng thận ghép có tĩnh mạch ngắn gặp ngày một  nhiều lên (đặc biệt lấy thận phải). Có kỹ thuật nào đơn giản làm  giảm tỷ lệ xử lý mạch máu thận trước ghép mà không làm tăng tai   biến, biến chứng khi ghép thận phải vào hố chậu phải (nhất là khi  tĩnh mạch thận phải ngắn) ?  Một giải pháp đơn giản có thể  áp  dụng khi ghép thận phải vào hố  chậu phải thuận lợi ngay cả khi   tĩnh mạch ngắn đó là ghép thận phải đảo cực. Các báo cáo trên thế  giới có ghi nhận  ưu điểm của kỹ  thuật này nhưng tại Việt Nam  hiện chưa có đề  tài nào nghiên cứu về vấn đề  đảo cực trong ghép  thận. Để đánh giá kết quả ghép thận từ người cho sống với miệng   nối động mạch tận­bên với động mạch chậu và chủ động áp dụng   kỹ  thuật đảo cực khi ghép thận phải vào hố  chậu phải, chúng tôi  tiến hành nghiên cứu đề  tài “Nghiên cứu đặc điểm kỹ  thuật và   đánh giá kết quả  phẫu thuật ghép thận lấy từ người cho sống   tại bệnh viện Việt Đức” với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm kỹ thuật của phẫu thuật ghép thận lấy từ   người cho sống tại Bệnh viện Việt Đức. 2. Đánh giá kết quả  phẫu thuật ghép thận lấy từ  người cho   sống tại Bệnh viện Việt Đức (giai đoạn 2011­2013).
  5. 5 2. Những đóng góp, điểm mới của luận án ­ Là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá kết quả ghép thận   lấy từ người cho sống áp dụng kỹ thuật đảo cực thận và kỹ thuật   nối động mạch tận­bên với động mạch chậu ­ Từ kết quả của công trình này có thể mở ra một hướng mới   cho kỹ  thuật ghép thận: có thể  ghép thận đảo cực khi ghép thận  phải vào hố chậu phải. 3. Bố cục của luận án Luận án có 145 trang, bao gồm:  đặt vấn đề  (3 trang), tổng  quan (38 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (25 trang),   kết quả  (38 trang), bàn luận (38 trang), kết luận (2 trang), khuyến   nghị  (1 trang). Luận án có 42 bảng, 17 hình, 28 biểu đồ, 1 sơ  đồ.   Tài liệu tham khảo trong đó có tài liệu tiếng Việt, tài liệu tiếng  Anh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược lịch sử ghép thận Ngày 23/4/1954, Tại Boston, Joseph E. Murray và cs đã ghép thận  thành công cho cặp ghép thận sinh đôi cùng trứng và sống được 8  năm. Sau đó ghép thận đã được phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Ở  Việt Nam, ca ghép thận từ  người cho sống thành công đầu  tiên được tiến hành từ  năm 1992 tại Bệnh viện Quân Y 103. Bệnh   viện Việt Đức tiến hành ca ghép thận từ người cho sống đầu tiên  từ năm 2000 và đến nay đã trở thành phẫu thuật thường quy. 1.2. Cơ sở giải phẫu học liên quan tới ghép thận 1.2.1.  Giải phẫu thận liên quan tới ghép thận 1.2.1.1. Thận về đại thể 
  6. 6 Thận gồm hai mặt, hai cực, hai bờ. Chỗ lõm ở bờ trong gọi là   rốn thận. 1.2.1.2. Kích thước thận Chiều dài thận: 12cm, chiều rộng: 6 cm và dầy: 3 cm. 1.2.1.3. Hệ mạch máu chính của thận Cuống mạch thận gồm 1 động mạch (ĐM) và 1 tĩnh mạch  (TM). TM thận nằm  ở  bình diện giải phẫu trước hơn so với ĐM  thận. Thận có thể có 1 hoặc nhiều ĐM, TM. TM thận thông nhau  nên có thể  khâu thắt các TM ngay tại gốc mà không có vấn đề  nghiêm trọng. Chiều dài TM thận  ảnh hưởng đến lựa chọn bên   thận lấy ghép, vị trí đặt thận ghép và kỹ thuật khâu nối của các tác  giả trên thế giới. 1.2.1.4. Niệu quản Niệu quản dẫn nước tiểu từ  thận xuống bàng quang. Niệu   quản thận ghép chỉ được nuôi từ nguồn duy nhât tách từ ĐM thận. 1.2.2. Hệ thống mạch máu vùng chậu 1.2.2.1. Động mạch chậu chung Động   mạch   chậu   chung   tách   ra   từ   động   mạch   chủ   bụng   xuống dưới chia đôi thành động mạch chậu ngoài và động mạch  chậu trong. 1.2.2.2. Động mạch chậu trong Có thể thắt ĐMCT hay các nhánh của nó ở một hoặc cả 2 bên  mà các tạng trong chậu hông không bị hoại tử. 1.2.2.3. Động mạch chậu ngoài ĐMCN đi từ  sâu ra nông và thường không có nhánh bên lớn  nên việc bộc lộ dễ dàng.  1.2.2.4. Tĩnh mạch chậu
  7. 7 TMCC phải sau khi tách từ TMCD đi xuống dưới ra sau và vào  bên trong ĐMCC phải. Nó chia 1 hay nhiều nhánh TMCT rồi tiếp  tục chạy song song phía trong ĐMCN nhưng vẫn nằm ở bình diện   sau so với bình diện của ĐMCN. Do vậy các phẫu thuật viên ghép  thường ưu tiên chọn ghép thận trái vào hố chậu phải và ngược lại. 1.3. Kỹ thuật ghép thận­tai biến và biến chứng trong ghép  1.3.1. Kỹ thuật ghép thận 1.3.1.1. Đường mổ trong gheps thận và vị trí đặt thận ghép  Đường mổ  Gibson thường được các tác giả  sử  dụng để   ghép thận.   Vị trí đặt ghép Có 3 xu hướng: lấy thận bên nào thì ghép vào hố chậu đối bên,  lấy thận bên nào ghép vào hố chậu cùng bên hoặc lấy bên nào đều  ghép vào hố  chậu phải. Một số tác giả  chọn vị  trí vùng lưng thấp  để đặt thận ghép khi ghép thận ở trẻ em hoặc ghép lần 3. 1.3.1.2. Các bước thực hiện kỹ thuật ghép thận  Chuẩn bị thận trước ghép Xử  lý ĐM, TM trong trường hợp thận có bất thường về  số  lượng hay vị  trí giải phẫu ĐM, TM: Tạo hình 2 ĐM thận thành 1   thân chính kiểu nòng súng khi  2  ĐM  thận có  kích thước  tương  đương nhau hoặc nối ĐM cực ­ ĐM thận chính kiểu tận bên khi  thận ghép có 1 ĐM có kích thước nhỏ hơn ĐM còn lại. Có thể  để  nguyên 2 ĐM không tạo hình truớc ghép. Thận có nhiều TM cũng  xử lý tương tự nhiều ĐM. Kiểm tra đánh giá niệu quản thận ghép:  tổ chức quanh NQ, chiều dài NQ và toàn vẹn của NQ thận ghép.  Quy trình ghép thận thường quy ­ Bước 1: Bệnh nhân được gây mê toàn thân ­ Bước 2: Rạch da và chuẩn bị vị trí ghép thận
  8. 8 ­ Bước 3: Đặt thận ghép vào vị  trí cần ghép. Có thể  đặt thận   ghép đảo cực hay không đảo cực. Tình  hình   nghiên  cứu   trong  và   ngoài   nước   về   ghép  đảo  cực   thận Trên thế  giới ban đầu chỉ  có một số  báo cáo ghi nhận hồi cứu  lại khi tình cờ  phát hiện đặt thận ghép “đảo cực”. Simforoosh N.  và cs đã chủ  động thực hiện đảo cực khi ghép rồi báo cáo 2 bài  tổng kết năm 2007 và 2016. Tác giả  nhận định ghép thận đảo cực  dễ  dàng, an toàn và là điều chỉnh đơn giản làm giảm nhu cầu kéo  dài TM thận ngắn. Tại việt nam chưa có báo cáo nào đề  cập tới   ghép thận đảo cực. ­ Bước 4: Thực hiện các miệng nối mạch máu o Nối TM thận tận – bên với TMCN hoặc TMCC. o Nối ĐM thận tận­ bên với ĐMCN hoặc ĐMCC Thận có 2 ĐM:   Nối 2 ĐM tận bên với ĐMCN hoặc nối 1 ĐM tận bên  với ĐMCN còn 1 ĐM tận bên với ĐMCC.  Nối 1 ĐM tận ­ tận với ĐMCT và ĐM còn lại nối tận ­   bên với ĐMCN, ĐMCC hoặc tận ­ tận với 1 nhánh của  ĐMCT. ­ Bước 5: Mở  kẹp ĐM, TM rồi quan sát đánh giá động tĩnh  mạch thận, màu sắc thận ghép và nhu động NQ.  ­ Bước   6:   Cắm   niệu   quản   (NQ)   thận   ghép   vào   bàng   quang   (BQ): + Kỹ thuật “ngoài BQ”: phương pháp Lich – Gregoir + Kỹ thuật qua thành BQ: phương pháp Politano – Leadbetter + Một số kỹ thuật thiết lập đường bài tiết nước tiểu khác 1.3.2. Tai biến và biến chứng trong ghép thận
  9. 9 1.3.2.1. Tai biến trong mổ ­ Chảy máu trong mổ: Cần phải tìm được nguyên nhân chảy   máu để xử trí cầm máu sớm.  ­ Miệng nối mạch máu bị  xoắn vặn, gấp góc gây hẹp phải làm  lại.  1.3.2.2. Biến chứng ngoại khoa sau ghép thận  Biến chứng mạch máu trong ghép thận ­ Chảy máu và máu tụ quanh thận  ­ Huyết khối mạch máu: là nguyên nhân hàng đầu gây mất  thận ghép nếu không xử trí kịp thời.  + Huyết khối TM: Tắc TM thận do huyết khối sớm ngay sau   ghép hiếm thấy và thường liên quan tới vấn đề kỹ thuật.  + Huyết khối ĐM thận tự phát thường ít gặp. Về kỹ thuật có  ba nguyên nhân chính gây huyết khối ĐM: tổn thương ĐM thận khi   lấy thận, bong nội mạc mạch máu hay do đặt thận ghép gây xoắn   hoặc gập góc ĐM thận.  ­ Hẹp ĐM thận ghép: hay gặp nhất sau ghép thận.  ­ Rò bạch huyết, nang bạch huyết. ­ Rò bạch huyết ra vết mổ: thường gặp  ở  BN béo phì, tiểu  đường và nhiễm trùng vết mổ.   Biến chứng tiết niệu trong ghép thận ­ Rò nước tiểu: do lỗi kỹ  thuật hoặc thiếu máu nuôi NQ gây  hoại tử niệu quản. ­ Tắc, hẹp niệu quản: do chèn ép từ bên ngoài, hẹp tại NQ do   thiểu dưỡng, tắc nghẽn trong lòng NQ hay hẹp miệng nối NQ­BQ. ­ Trào ngược BQ ­ NQ: là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng hệ  tiết niệu tái phát sau ghép. 
  10. 10 1.3.2.3. Biến chứng nội khoa sau ghép và một số yếu tố ảnh hưởng   thận ghép Về  nội khoa, nhiều yếu tố có thể   ảnh hưởng đến chức năng  thận ghép. Thải ghép tối cấp, thải ghép cấp, thải ghép cấp tăng tốc  là nguyên nhân hàng đầu làm  ảnh hưởng tới chức năng thận ghép   giai đoạn sớm. Cần đánh giá loại trừ do kỹ thuật ngoại khoa để có   hướng điều trị kịp thời và thích hợp. Tiêu chuẩn vàng để  xác định   nguyên nhân nội khoa  ảnh hưởng tới chức năng thận ghép là sinh   thiết thận. Một số  nghiên cứu ghi nhận: các yếu tố  như  hòa hợp HLA,   tuổi người hiến, thời gian thiếu máu lạnh là những yếu tố  được   xác nhận là  ảnh hưởng tới kết quả  ghép thận. Bệnh béo phì làm  tăng tỷ lệ thận chậm chức năng khiến BN cần phải lọc máu trong   tuần đầu tiên sau phẫu thuật, nhiễm trùng vết thương và thời gian  nằm viện kéo dài. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN  CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 101 bệnh nhân suy thận mạn có chỉ  định ghép thận và được  thực hiện ghép thận lấy từ  người cho sống tại bệnh viện Việt   Đức từ 1/2011 đến 12/2013. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ­ Bệnh nhân ghép thận từ  người cho sống không nằm trong  khoảng thời gian nghiên cứu. ­ Không có hồ sơ đầy đủ hoặc thất lạc hồ sơ ­ Theo dõi xa: Các BN không đến theo dõi vì nhiều lý do
  11. 11 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu mô tả loạt trường hợp. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Chúng tôi sử dụng cỡ mẫu thuận tiện (101 trường hợp). 2.2.3. Nội dung nghiên cứu Số TH nghiên cứu được thu thập từ các cặp cho và nhận thận  đến đăng ký ghép thận tại bệnh viện Việt Đức đủ  các tiêu chuẩn   tuyển chọn theo quy định của Bộ Y tế và theo mẫu hồ sơ định sẵn.
  12. 12 2.2.3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân ghép thận ­ Đặc điểm nhân khẩu học, các bệnh lý mạn tính (đạt tháo  đường, tăng huyết áp…), tình trạng nhiễm virus (viêm gan B, viêm   gan C) ­ Xét nghiệm cận lâm sàng trước ghép: Công thức máu, sinh  hóa máu (ure, creatinin), chụp bàng quang đánh giá và đo dung tích  bàng quang ­ Thời gian lọc máu trước ghép ­ Hòa hợp nhóm máu 2.2.3.2. Đặc điểm thận ghép * Bên thận lấy cho ghép: phải hay trái. Lựa chọn thận lấy ghép dựa vào xạ  hình đánh giá chức năng  thận người cho trước ghép. Tất cả đều lựa chọn lấy thận có chức   năng kém hơn để ghép, giữ lại thận tốt cho người cho thận. * Đánh giá đặc điểm thận lấy ghép sau rửa Thận sau khi lấy ra khỏi người cho được chuyển cho kíp rửa,   đặt trong môi trường lạnh to=4oC và được rửa bằng 1 lít dung dịch  Custodiol lạnh. Sau khi rửa xong ghi nhận các đặc điểm: hình thể  thận, ĐM thận, TM thận và niệu quản. 2.2.3.3. Đánh giá kết quả thận sau khi lấy và rửa thận ­ Kết quả  tốt: Thận sau khi rửa trắng ngà đều, căng chắc vừa  phải. ĐM và TM thận không có vết thương, NQ còn tổ  chức   mỡ bao quanh và đủ dài. ­ Kết quả chưa tốt: Có vết thương vào nhu mô thận, có thương tổn  ĐM, TM thận. Có tụ máu dưới bao thận, điểm đụng dập nhu mô. 2.2.3.4. Quy trình ghép thận ­ Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa ­ Vị trí đặt thận ghép: ghép vào hố chậu phải.
  13. 13 ­ Đường rạch da: đường Gibson. ­ Bộc lộ vùng hố chậu phải, phẫu tích và đánh giá ĐM và TM   chậu người nhận: Bình thường hay bất thường về  số  lượng, kích  thước, đường đi và liên quan. Không làm thương tổn hoặc buộc   cẩn thận các mạch bạch huyết chạy theo bó mạch chậu khi phẫu   tích.   (Đánh   giá   và   ghi   nhận   đầy   đủ   ĐMCC,   ĐMCN,   TMCN,  TMCT...). ­ Đặt thận ghép vào ổ mổ: Dù lấy thận bên nào luôn đặt thận vào ổ mổ ưu tiên thuận lợi   cho việc thực hiện các miệng nối mạch máu: TM thận luôn ở bình   diện phía sau hơn so với bình diện ĐM thận. Do vậy thận ghép có  thể được đặt vào hố chậu phải đảo cực hay không đảo cực.  Chỉ định thực hiện đảo cực thận ghép: + Lấy thận phải người hiến sống ghép vào hố chậu phải + Thận ghép lấy từ bên trái có bất thường về bình diện trước sau  ĐM và TM thận gây khó khăn cho thao tác nối TM thận tận­bên với  TMCN và nối ĐM thận tận­bên với ĐMCN(miệng nối căng, đường   đi của mạch máu gấp khúc, các thành phần rốn thận chèn ép lẫn   nhau). ­ Khâu nối mạch máu: khâu nối TM trước rồi đến ĐM thận ­ Tái tưới máu thận ghép: mở  kẹp TM trước sau đó mở  kẹp   ĐM. ­ Cắm niệu quản­bàng quang: Sử  dụng kỹ  thuật cắm niệu  quản ­ bàng quang theo phương pháp Lich­Grégoir có sonde JJ làm   nòng. ­ Đánh giá kết quả thận ghép ngay tại bàn mổ: o Thận tốt: ĐM, TM thận tốt, căng phồng, máu về  tốt, không  hẹp, gấp khúc, không chảy máu miệng nối. Thận căng hồng đều  và có nước tiểu ngay sau ghép hay có thể  có chậm nhưng thận   hồng lại nhanh đều.
  14. 14 o Thận chưa tốt: + Miệng  nối chưa căng phồng, chảy máu miệng nối; ĐM, TM  hẹp do xoắn vặn hay gấp khúc, phải làm lại miệng nối miệng nối. + Thận mềm tím sau thả kẹp. + Thận hồng đều căng sau thả kẹp nhưng sau đó có vùng nhu mô   thận bị  tím do đụng dập hoặc thiếu máu, bị  tụ  máu dưới bao, thận   mềm. + Thận hồng không đếu sau thả kẹp mạch máu + Thận hồng đếu nhưng không căng. + Nước tiểu sau ghép có chậm, ít dần hoặc không có nước   tiểu tại bàn. Nếu thận chưa tốt phải tìm nguyên nhân và chỉnh sửa ngay. ­ Đánh giá hoạt động của thận ngay sau ghép, tình trạng cấp   máu cho thận, tiết nước tiểu sau ghép: + Có nước tiểu ngay sau ghép (≤1 phút): có sớm + Có nước tiểu ngay sau ghép nhưng chậm (sau 1 phút): có muộn + Không có nước tiểu cho tới khi kết thúc cuộc mổ: Không có ­ Tai biến trong mổ ghép thận: + Chảy máu: từ  mạch máu hay  ổ  mổ  phải xử  trí khâu cầm  máu. + Huyết khối TM,  ĐM: Lòng ĐM, TM tắc bởi huyết khối   phải cắt thận ghép ra lấy huyết khối, rửa lại và ghép lại. ­ Điều trị và theo dõi sau ghép theo quy trình thống nhất + Điều trị thuốc  ức chế miễn dịch thống nhất theo đúng phác  đồ của bệnh viện cho tất cả các BN ghép thận. + Quy trình theo dõi sau ghép thống nhất. ­ Theo dõi ngay sau ghép Chỉ tiêu theo dõi: ngày đầu tiên, ngày thứ 3 sau ghép và ngày ra viện.
  15. 15 + Toàn thân và tại chỗ (vết mổ). + Số lượng nước tiểu 24h và thời gian lưu thông tiểu. + Dẫn lưu ổ mổ: lượng dịch ra trong 24h, thời gian lưu dẫn lưu ổ  mổ. + Xét nghiệm sinh hóa máu ghi chỉ  số Ure (đơn vị  mmol/l) và   Creatinin (đơn vị µmol/l) + Siêu âm Doppler đánh giá tình trạng thận ghép về  tưới máu  nhu mô, tình trạng động mạch, tĩnh mạch, chỉ số RI tại giường vào  ngày thứ 2­3 sau ghép. Siêu âm đánh giá tình trạng bể thận và niệu  quản thận ghép, dịch quanh hố thận ghép. + Thời gian nằm viện: Tính từ  lúc bệnh nhân được mổ  đến   khi bệnh nhân rời khỏi viện về nhà điều trị ngoại trú (ngày). ­ Tiêu chuẩn ra viện: Dấu hiệu sinh tồn BN  ổn định, vết mổ  lành, tự  đi tiểu bình thường, chức năng thận  ổn định  ở  mức bình   thường hoặc gần bình thường theo chỉ số creatinin và hẹn khám lại  định kỳ 1lần/tuần. 2.2.3.5. Theo dõi sau ghép lâu dài (khi bệnh nhân đã ra viện) BN sau mổ  đều được hẹn sau 1 tháng rút JJ, được hẹn tới  viện khám lại để  đánh giá lâm sàng, chức năng thận (ure, creatinin  máu), siêu âm thận ghép sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm.   Khi   nghi   ngờ   có   biến   chứng  sau   phẫu   thuật   có   thể   cho   siêu  âm  Doppler mạch thận, chụp CT 64 lớp dựng hình mạch và niệu quản và  cho sinh thiết thận ghép. Ghi nhận các BN còn thận tốt theo dõi đến   năm 2018. 2.3. Xử  lý số  liệu:  Các số  liệu được nhập và xử  lý theo phần   mềm STATA 12.0. 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 
  16. 16 Trong quá trình thực hiện đề  tài, chúng tôi luôn tuân thủ  luật   hiến tạng ghép tạng của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế. Quy trình   kỹ  thuật ghép được Bệnh viện Việt Đức thông qua và thực hiện   thường quy. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu Trong  101 TH  ghép  thận  từ  người  cho  sống có:  57/101  TH  (56,4%) đảo cực thận và 44/101 TH (43,6%) không đảo cực thận.  Tuổi   trung   bình:   36,9   ±   11,0.   Nam:   68,3%;   Nữ:   31,7%.   Tỷ   lệ  Nam/Nữ = 2/1. Tỷ lệ nam và nữ ở nhóm đảo cực lần lượt là 61,4%   và 38,6%. 37/101 (36,6%). Thời gian lọc máu trung bình của các BN   ghép thận theo năm là 2,2 ± 2,0 và không có sự  khác biệt về  thời   gian   lọc   máu   giữa   nhóm   đảo   cực   và   không   đảo   cực   (p>0,05).  Không cùng huyết thống chiếm 79,2%; Cùng nhóm máu 96% và  nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất: 49,5%. Hoà hợp HLA ở  81,2%   TH: hoà hợp lớp 1: 75,2%, hoà hợp lớp 2: 55,4%.;hoà hợp cả  hai  lớp: 49,5%. Đa số  BN có chỉ  số  BMI bình thường: 68,3%. Dung   tích BQ trung bình trước ghép là 171,5 ± 69,5 ml (bình thường ≥  100ml: 83,2%, bé 
  17. 17 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dài, chiều rộng  và chiều dày thận ở hai nhóm (p>0,05).  3.2.3. Đặc điểm mạch máu và niệu quản thận ghép Bảng 3.12 và 3.13: Có 4/101 TH (3,7%) thận có 2 TM và 18/101   (17,8%) có 2 ĐM. Không có khác biệt giữa 2 nhóm đảo cực và  không đảo cực (p0,05). 3.2.5. Các kỹ thuật can thiệp sau khi rửa thận Bảng 3.17:  Với các thận có 2 ĐM, để  nguyên không tạo hình  13/18 TH (72,2%). Chỉ có 5/18 TH được tạo hình thành 1 ĐM (27,8%).   Tất cả các TH 2 TM đều được giữ nguyên và không tạo hình.  Bảng 3.18: Đa số  TH không phải thực hiện chuyển vị  mạch   máu (91,1%). 7 TH (6,9%) thắt nhánh TMCT; 1 TH (1,0%) chuyển  vị  trí mạch máu vùng chậu, 1 TH ( 1,0%) thực hiện cả  2 kỹ  thuật   trên. 3.3. Đánh gia kết quả thực hiện kỹ thuật ghép thận 3.3.1 Nhận xét về đường mổ và vị trí, tư thế đặt thận ghép và   kỹ thuật khâu nối động mạch thận Bảng 3.19 và 3.20: 100% BN đều được ghép thận vào HCP và  sử  dụng  đường  mổ   Gibson.   Đặt  thận  ghép đảo  cực   57/101 TH  
  18. 18 (56,4%), không phải đảo cực 44/101 TH (43,6%). Đa số  thận đảo  cực là thận phải (98,2%).  Bảng  3.21:   97,9%   thận  có  1  TM   nối   TM   thận  với   TMCN,   2.1% nối với TMCC. 4 TH 2 TM đều nối TM thận với TMCN 2   miệng nối. Bảng 3.22: 96,4% thận có 1 ĐM nối ĐM thận tận bên với  ĐMCN và tỷ lệ này ở hai nhóm đảo cực và không đảo cực lần lượt   là 97,4% và 95,6%. Thận có 2 ĐM đa số  (83,3%) làm 2 miệng nối   với ĐMCN, 16,7% TH 1 ĐM nối ĐMCN còn 1 ĐM nối ĐMCC. Bảng 3.23 và 3.24: Thời gian khâu nối TM trung bình 14,9±5,5  phút; thời gian nối ĐM trung bình: 14,4 ± 5,1 phút.   Không có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê về  thời gian khâu nối ĐM và TM   giữa hai nhóm đảo cực và không đảo cực (p>0,05). Bảng 3.25: Thời gian trung bình cắm NQ­BQ là 24,0±7,9 phút  và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh theo tình  tạng đảo cực hay theo dung tích bàng quang. 3.3.2. Kết quả sau thả động mạch và tĩnh mạch Bảng 3.26 và 3.27: Gần như toàn bộ ĐM và TM sau ghép cho  kết   quả   tốt   (đều   đạt   99,0%).   Do   đó,   đảo  cực  thận   không   ảnh  hưởng đến kết quả lưu thông ĐM và TM sau ghép.  Bảng 3.28: 100% NQ thận ghép đều có kết quả tốt. Bảng 3.29: Thời gian thiếu máu ấm ở nhóm 2 ĐM cũng như 2   TM đều dài hơn so với nhóm 1 ĐM có ý nghĩa thống kê với p lần   lượt là 0,0025 và 0,002. Thời gian thiếu máu ấm trung bình giữa hai  nhóm đảo cực và không đảo cực là như nhau với p=0,379>0,05.  Bảng 3.30: Có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê về  thời gian   thiếu máu lạnh giữa hai nhóm 1 ĐM và 2 ĐM (p=0,0094) nhưng   thời gian thiếu máu lạnh giữa hai nhóm 1 TM và 2 TM lại không có   sự  khác biệt (p=0,2066). Thời gian thiếu máu lạnh giữa hai nhóm  
  19. 19 thận   đảo   cực   và   không   đảo   cực   không   có   sự   khác   biệt   với  p=0,3048.  Bảng 3.31: Thời gian mổ  ghép thận là 148,0 ±   30,0(phút) và  không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm đảo cực và  không đaảo cực (p>0,05). Thời gian mổ  trung bình  ở  nhóm có 2  ĐM lớn hơn nhóm có 1 ĐM có ý nghĩa với p= 0,0085 0,05.    Biểu đồ 3.7: 3/101 TH xảy ra tai biến trong mổ chiếm 3,0%. Bảng 3.33. Thận ghép tốt gặp ở  99/101 TH (98,0%) và không  có sự khác biệt giữa hai nhóm đảo cực và không đảo cực (p>0,05).  3.4.2. Một số đặc điểm ghi nhận thời gian hậu phẫu Bảng 3.34, biểu đồ  3.8: Lượng nước tiểu 24h đầu là  14,1  ±  4,2  lít. Không có sự  khác biệt giữa nhóm thận đảo   cực và không  đảo cực (p>0,05). Nước tiểu 24h giảm dần đến ngày ra viện. Bảng 3.35, 3.37, biểu đồ 3.9 và 3.10: Ure và Creatinin máu giảm   dần từ ngày 1 đến ngày ra viện và không có sự khác nhau có ý nghĩa  thống kê giữa nhóm đảo cực và không đảo cực. Ngày ra viện thận còn   kém 4/101 TH (4,0%) trong đó có 1 TH hỏng thận do thải ghép. Biểu đồ  3.11: 100% TH có  ưu lượng tưới máu ĐM, TM qua  siêu âm bình thường, 94,1% có chỉ số RI nhu mô bình thường. Bảng 3.38: Thời gian dẫn lưu  ổ  mổ  trung bình là 7,6 ± 2,2  ngày, thời gian lưu thông tiểu trung bình là 5,4 ± 1,2 ngày và thời  gian nằm viện sau ghép trung bình là 12,1 ± 5,5 ngày. Biểu đồ  3.12:  Biến  chứng  sớm   sau  mổ  chiếm  tỷ   lệ  4,9%.   Chảy máu 2 TH (2,0 %), tụ dịch  ổ mổ 2 TH (2,0%), nhi ễm trùng  
  20. 20 vết mổ 1 TH (1,0%) và 1 TH nghi ngờ có hẹp động mạch dưới siêu  âm Doppler nhưng lâm sàng ổn định, chức năng thận cải thiện tốt.  3.4.3. Đánh giá kết quả xa Bảng 3.40:  Sau rút JJ, 1 TH hẹp NQ phải mổ  tạo hình lại  (1,0%). Không có sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê về  tỷ  lệ  biến   chứng hẹp niệu quản sau rút JJ và kỹ thuật đảo cực thận khi ghép  (p>0,05).  Biểu đồ  3.14 đến biểu đồ  3.20 và bảng 3.42: Kết quả  cho   thấy không có sự  khác biệt về sự thay đổi nồng độ  Ure, Creatinin  cũng như  chức năng thận tại các thời điểm theo dõi trong 2 năm  giữa 2 nhóm đảo cực và không đảo cực.  Biểu đồ Kaplan­Meier 3.21 và 3.22: Cho thấy tỷ lệ thận ghép  sống còn trên 5 năm là 91%, tỷ lệ BN còn thận hoạt động tốt năm   2018 (sau 8 năm) là hơn 80%. Không có sự  khác biệt giữa 2 nhóm   đảo cực và không đảo cực thận ghép. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân ghép thận Tuổi trung bình các BN được ghép thận trong nghiên cứu của  chúng tôi là 36,9 ± 11,0 tuổi, tỉ số nam/nữ là 2:1. Không có sự khác   biệt giữa 2 nhóm đảo cực và không đảo cực. Nghiên cứu của J.M.   Gloor và cs (2006), của Bayat và cs (2009) cho thấy tuổi trung bình  cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ  lệ  mắc các bệnh thận dẫn  đến suy thận mạn là 36,6%. Kết quả  này thấp hơn so với nghiên  cứu của một số  tác giả  như  Robert P. Pauly (2009) và Haririan  (2009).  BN lọc máu dưới 2 năm chiếm 61,4% và chỉ có 2,0% BN chưa   lọc máu. Robert P.Pauly và cs (2009) cho thấy tỷ lệ BN không lọc  máu đã được ghép thận là 14,1%, lọc máu dưới 2 năm chiếm 48%.  BN có cùng nhóm máu chiếm 96,0%, BN cùng huyết thống  chiếm 20,8% và không có sự  khác nhau giữa 2 nhóm đảo cực và 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2