intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương, thành phần khối nạc, khối mỡ cơ thể và nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:39

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu mật độ xương, thành phần khối nạc, khối mỡ cơ thể và nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định mật độ xương, thành phần khối nạc, mỡ, sự phân bố mỡ cơ thể bằng phương pháp DEXA và nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa; Phân tích mối liên quan giữa mật độ xương với khối nạc, mỡ, sự phân bố mỡ cơ thể, nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh và một số đặc điểm hội chứng chuyển hoá ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương, thành phần khối nạc, khối mỡ cơ thể và nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC BỘ QUỐC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGÔ THỊ THU THỦY NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, THÀNH PHẦN KHỐI NẠC, KHỐI MỠ CƠ THỂ VÀ NỒNG ĐỘ LEPTIN, ADIPONECTIN HUYẾT THANH Ở NGƯỜI TRÊN 40 TUỔI CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ngành: Nội khoa Mã số: 9.72.01.07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. HÀ NỘI - 2024
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Châu 2. GS.TS. Phạm Văn Thức Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Trung Quân Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Linh Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi: giờ ngày tháng năm
  4. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân y
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những thách thức lớn đối với chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, tỉ lệ mắc đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Mối liên quan giữa HCCH và MĐX đang thu hút sự chú ý của khoa học. Các thành tố của HCCH đã được thấy có liên quan đến MĐX, đặc biệt thể hiện qua mối liên quan rất phức tạp giữa béo phì với mật độ xương (MĐX). Tác động của khối nạc và khối mỡ lên xương vẫn còn chưa được hiểu hết. Khảo sát sự phân bố mỡ, tỉ lệ mỡ có thể cung cấp thông tin về vai trò của mô mỡ đối với mật độ xương. Leptin và adiponectin là sản phẩm của mô mỡ, chúng đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của HCCH. Hai adipokin này có tác động lên xương tuy nhiên cả tác động tích cực và tiêu cực đều đã được báo cáo. Một số tác giả cho rằng cơ chế tác động của chúng lên mật độ xương ở người có HCCH khác với những người khỏe mạnh. Thậm chí tác động của chúng không đồng nhất trên khung xương. Đo mật độ xương và thành phần cơ thể bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) là phương pháp tối ưu nhất hiện nay để khảo sát mối quan hệ giữa khối nạc, khối mỡ với mật độ xương Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mật độ xương, thành phần khối nạc, khối mỡ cơ thể và nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa” với 2 mục tiêu: 1. Xác định mật độ xương, thành phần khối nạc, mỡ, sự phân bố mỡ cơ thể bằng phương pháp DEXA và nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa. 2. Phân tích mối liên quan giữa mật độ xương với khối nạc, mỡ, sự phân bố mỡ cơ thể, nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh và một số đặc điểm hội chứng chuyển hoá ở người trên 40 tuổi có hội chứng chuyển hóa.
  6. 3. Những đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp cho ngành nội khoa như sau: - Đặc điểm mật độ xương, thành phần khối nạc, mỡ, sự phân bố mỡ cơ thể và nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh ở người có hội chứng chuyển hóa: ở người có hội chứng chuyển hóa mật độ xương cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có thể liên quan tới chỉ số khối cơ thể nên khi phân tầng theo BMI không có sự khác biệt. Người có hội chứng chuyển hóa có khối nạc và khối mỡ cao hơn nhóm chứng. Mỡ thân mình và mỡ android ở nhóm HCCH cao nhưng mỡ gynoid và mỡ chân thấp hơn so với nhóm chứng. Nồng độ adiponectin ở người có HCCH thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng trong khi nồng độ leptin huyết thanh cao hơn nhóm chứng nhưng sự khác biệt chưa ở mức có ý nghĩa thống kê. - Tác động của khối nạc, khối mỡ và hai sản phẩm của mô mỡ là leptin, adiponectin huyết thanh với mật độ xương là không đồng nhất trên khung xương. Khối nạc toàn thân liên quan thuận với mật độ xương toàn thân, xương cột sống và các xương dài trong khi khối mỡ toàn thân liên quan thuận với mật độ xương toàn thân, xương cột sống và các xương dẹt. - Mô mỡ ở các vị trí khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến mật độ xương: khối mỡ toàn thân liên quan thuận với mật độ xương trong khi tỉ lệ mỡ android/ gynoid liên quan nghịch. - Nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh có liên quan nghịch với mật độ xương nhưng chỉ ở các xương dẹt. Ảnh hưởng của nồng độ leptin và adiponectin huyết thanh lên xương khác nhau giữa nhóm HCCH và nhóm chứng. Ở nhóm hội chứng chuyển hóa: nồng độ Adiponectin huyết thanh liên quan nghịch với
  7. mật độ xương, nhưng leptin huyết thanh không liên quan trong khi ở nhóm chứng nồng độ leptin huyết thanh liên quan nghịch với mật độ xương nhưng adiponectin không liên quan. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 135 trang: đặt vấn đề (2 trang); Tổng quan tài liệu (34 trang); Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (20 trang); Kết quả nghiên cứu (40 trang); bàn luận (35 trang); kết luận 2 trang; kiến nghị (1 trang). Luận án gồm 34 bảng, 9 hình, 141 tài liệu tham khảo (17 tài liệu tiếng việt, 124 tài liệu tiếng anh); phụ lục danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu và bệnh án nghiên cứu. CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN 1.1. Hội chứng chuyển hóa 1.1.1. Đại cương về hội chứng chuyển hóa 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa 1.1.4. Hậu quả hội chứng chuyển hóa 1.2. Mật độ xương và tác động của hội chứng chuyển hóa với mật độ xương 1.2.1. Khái niệm mật độ xương 1.2.2. Các yếu tố kiểm soát chu chuyển xương 1.2.3. Ảnh hưởng của khối nạc, khối mỡ đối với mật độ xương ở người có hội chứng chuyển hóa 1.2.4. Mối liên quan giữa mật độ xương với các thành tố của hội chứng chuyển hóa 1.3. Tác động của leptin, adiponectin huyết thanh với mật độ xương ở người có hội chứng chuyển hóa
  8. 1.3.1. Sự thay đổi nồng độ leptin huyết thanh ở người có hội chứng chuyển hóa và vai trò của nó với mật độ xương 1.3.2. Sự thay đổi nồng độ adiponectin huyết thanh ở người có hội chứng chuyển hóa và vai trò của nó với mật độ xương 1.4. Các nghiên cứu về đặc điểm khối mỡ, nạc, nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh với MĐX ở người có HCCH 1.4.1. Nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa và mật độ xương 1.4.2. Nghiên cứu về mối liên quan giữa leptin, adiponectin, khối mỡ, nạc với mật độ xương CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 09 năm 2022 tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, khoa chẩn đoán hình ảnh - bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, viện Y Dược Học Quân Sự - Học Viện Quân Y. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu - Nhóm nghiên cứu: gồm 128 người đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH trên 40 tuổi đến 70 tuổi. - Nhóm chứng: gồm 71 người không có HCCH có độ tuổi và giới tương đương với nhóm nghiên cứu để so sánh. 2.1.2.1. Tiêu chuẩn chọn nhóm nghiên cứu - Các bệnh nhân có HCCH theo tiêu chuẩn hợp nhất thống nhất của Liên đoàn tiểu đường quốc tế (IDF), Viện Tim Phổi Máu Hoa Kỳ (NHLBI), Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), Liên đoàn
  9. Tim mạch Thế giới (WHF), Hội Xơ vữa động mạch Quốc tế (IAS) và Hội Nghiên cứu về Béo phì Quốc tế (IASO) năm 2009. - Trên 40 tuổi - Đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2.2. Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng - Người không có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH - Đồng ý tham gia nghiên cứu - Phù hợp với nhóm HCCH về tuổi và tỷ lệ nam/nữ 2.1.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ Nhóm nghiên cứu: - Những người đang có các bệnh kèm theo làm thay đổi nồng độ leptin, adiponectin - Mắc các bệnh lý có thể gây giảm MĐX hoặc ảnh hưởng đến kết quả đo MĐX Nhóm chứng: - Những người có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu đang điều trị. - Những người có bệnh ảnh hưởng đến nồng độ leptin, adiponevtin - Những người có bệnh mạn tính ảnh hưởng đến mật độ xương 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. - Nghiên cứu cắt ngang, thống kê mô tả, phân tích, so sánh với nhóm chứng. 2.3. Nội dung nghiên cứu:
  10. + Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, chiều cao, trọng lượng cơ thể, BMI, vòng bụng, khối lượng mỡ, khối lượng nạc, tỉ lệ mỡ cơ thể, phân bố mỡ cơ thể. + Khảo sát MĐX ở bệnh nhân có HCCH. + Khảo sát về nồng độ leptin và adiponectin huyết thanh ở bệnh nhân có HCCH. + Khảo sát mối liên quan MĐX với các khối mỡ, khối nạc nồng độ leptin và adiponectin huyết thanh, và các yếu tố thành phần của HCCH.
  11. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính, tuổi của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm Nhóm p chứng nghiên (n=71) cứu (n = 128) Giới Nữ (n, %) 60 (84,5) 103(80,5) 0,48* Nam (n, %) 11 (15,5) 25(19,5) Tổng 71 (100) 128 (100) Tuổi Nam (n =36) 57,91 ± 58,68 ± 0,78** (năm) 7,19 7,64 X±SD Nữ (n = 163) 58,22± 7,04 60,31 ± 0,052* 6,31 * Tổng (n = 58,17 ± 59,99 ± 0,07** 199) 7,01 6,59 *χ2, **T - test. Nhận xét: Phân bố về giới tính và tuổi của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.2. Đặc điểm khối nạc, khối mỡ, sự phân bố mỡ cơ thể, nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh và MĐX của đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Đặc điểm MĐX, khối mỡ, tỉ lệ mỡ, khối cơ của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.5 . Đặc điểm của khối mỡ và sự phân bố mỡ của đối tượng có HCCH và nhóm chứng Vị trí phân bố Nhóm chứng Nhóm nghiên P* mỡ (n=71) cứu (n=128) Thân (kg) 6,60 ± 2,80 8,50 ± 2,77 < 0,001 Android (kg) 1,34 ± 0,55 1,76 ± 0,57 < 0,001 Tay (kg) 1,79 ± 0,78 2,15 ± 0,96 0,007 Chân (kg) 5,56 ± 2,16 5,75 ± 1,94 0,51 Gynoid (kg) 2,54 ± 0,86 2,85 ± 0,92 0,02 A/G 0,53 ± 0,14 0,63 ± 0,16
  12. FMI 0,63 ± 0,24 0,73 ± 0,24 0,007 Toàn thân (kg) 15,14 ± 5,68 17,85 ± 5,53 0,001 Nhận xét: Khối mỡ toàn thân, chỉ số FMI, tỉ lệ mỡ A/G nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng p < 0,01. Khối mỡ của nhóm đối tượng có HCCH cao hơn nhóm chứng ở hầu hết các vị trí sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chỉ có khối mỡ chân không có sự khác biệt giữa 2 nhóm p > 0,05. Bảng 3.7. So sánh tỉ lệ mỡ giữa nhóm HCCH và nhóm chứng Nhóm nghiên Nhóm chứng Vị trí phân bố cứu p* (n=71) (n =128) Thân mình Trái 28,2 (22,3 – 31,8 (25,9 – 0,009 (%) 33,2) 35,7) Phải 27,9 (21,9 – 31,5 (25,9 – 0,005 33,5) 36,0) Android (%) 42,9 (31,7 – 47,8) 46,9 (41,0 – 51,0) 0,003 Tay Trái 35,6 (20,9 – 37,1 (28,1- 0,15 (%) 41,9) 44,2) Phải 37,4 (23,4 – 37,4 (29,8 – 0,49 43,2) 44,5) Chân (%) Trái 34,7 (25,7 – 34,7 (26,8 – 0,53 42,1) 39,7)
  13. Phải 35,4 (27,3 – 35,1 (28,0 – 0,75 41,8) 40,4) Gynoid (%) 38,6 (28,7 – 43,8) 38,7 (32,2 – 42,4) 0,94 Toàn thân (%) 31,7 (23,1 – 36,8) 33,3 (26,7 – 37,5) 0,17 *Mann - Whitney test Nhận xét: Tỉ lệ mỡ thân, android, của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (p< 0,01). Trong khi tỉ lệ mỡ toàn thân tỉ lệ mỡ chân, gynoid, toàn thân không khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05). Kết quả này cho thấy sự dư thừa mỡ ở nhóm HCCH chủ yếu tập trung ở phần trên thân mình. Bảng 3.9 . Đặc điểm khối nạc và sự phân bố nạc của nhóm HCCH và nhóm chứng Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng (n =71) Vị trí phân bố (n=128) p* Trung vị (KTPV) Trung vị (KTPV) Thân mình (kg) 17,15 (15,19 – 18,97) 18,34 (16,87 – 0,001 20,23) Android (kg) 1,87 (1,70 – 2,07) 2,02 (1,82 – 2,29) 0,001 Gynoid (kg) 4,19 (3,87 – 4,55) 4,59 (4,10 – 5,13) < 0,001
  14. Tay (kg) 3,33 (2,70 – 3,70) 3,47 (3,03 – 3,99) 0,053 Chân (kg) 10,28 (8,96 – 11,68) 10,90 (9,55 – 12,20) 0,056 Tỉ lệ A/G 0,44 (0,42 – 0,74) 0,44 (0,42 – 0,47) 0,84 ASMI 0,56 (0,51 – 0,63) 0,58 (0,53 – 0,65) 0,1 LMI 1,38 (1,33 – 1,53) 1,47 (1,37 – 1,59) 0,006 Toàn thân (kg) 33,42 (31,00 – 36,84) 35,56 (32,57 – 0,003 39,76) *Mann - Whitney test Nhận xét: Khối nạc toàn thân và các vùng thân mình, android, gynnoid, chỉ số LMI của nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng(p < 0,05). Khối nạc vùng tay, chân, chỉ số ASMI, tỉ lệ nạc A/G không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05). Bảng 3.11. So sánh MĐX (g/cm2) giữa nhóm HCCH và nhóm chứng Vị trí Nhóm chứng Nhóm nghiên p* (n= 71) cứu (n = 128)
  15. ± SD ±SD Sọ 1,98 ± 0,34 2,02 ± 0,29 0,35 Cột sống 0,73 ± 0,14 0,77 ± 0,15 0,05 Sườn trái 0,51 ± 0,08 0,54 ± 0,08 0,005 phải 0,53 ± 0,07 0,57 ± 0,07 0,003 Tay trái 0,71 ± 0,12 0,76 ± 0,12 0,006 phải 0,74 ± 0,11 0,8 ± 0,14 0,005 Chân trái 0,99 ± 0,13 1,02 ± 0,12 0,13 phải 1,0 ± 0,13 1,03 ± 0,12 0,14
  16. Chậu 0,88 ± 0,15 0,92 ± 0,14 0,07 Toàn thân 0,97 ± 0,12 1,00 ± 0,11 0,04 T-score -1,71 ± 1,5 -1,26 ± 1,4 0,04 *T - test Nhận xét: MĐX nhóm nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa so với MĐX nhóm chứng ở vị trí xương sườn trái, phải, xương tay trái, tay phải, toàn thân, T- score (p < 0,05). Bảng 3.13. Nồng độ adiponectin, leptin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu Adipokin Nhóm chứng Nhóm nghiên p* (n=71) cứu (n=128) Leptin ng/ml 2,63 (0,62 – 5,26) 3,01 (1,18 – 6,60) 0,29 Adiponectin mg/L 3,97 (2,61 – 6,23) 3,15 (2,25 – 4,43) 0,01 *Mann - Whitney test Nhận xét: Nồng độ adiponectin huyết thanh ở nhóm nghiên cứu thấp hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm chứng (p < 0,05). Trong khi nồng độ leptin huyết thanh ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.
  17. 3.3. Mối liên quan giữa MĐX với một số chỉ số khối cơ thể, khối mỡ, khối nạc, sự phân bố mỡ, nồng độ leptin, adiponectin huyết thanh, và một số đặc điểm của người có HCCH Bảng 3.26. Liên quan giữa MĐX chậu với các biến độc lập hiệu chỉnh với tuổi, giới, cân nặng. Các biến Nhóm Nhóm nghiên cứu (n = 128) độc lập chứng (n = 71) β p β P Mô hình hiệu chỉnh với tỉ lệ mỡ A/ G Leptin -0,21 0,06 -0,05 0,48 Adiponectin -0,13 0,26 -0,17 0,04 Tỉ lệ mỡ A/ G -0,27 0,02 -0,17 0,03 Khối nạc toàn thân 0,09 0,64 0,26 0,10 Vòng bụng 0,42 0,002 -0,09 0,33 Glucose HT 0,21 0,06 0,02 0,79 THA -0,004 0,97 0,04 0,59 Triglycerid HT 0,22 0,02 0,04 0,65 HDL - C 0,05 0,64 -0,01 0,92 Mô hình hiệu chỉnh với FMI, LMI Leptin -0,36 0,002 -0,08 0,32 Adiponectin 0,02 0,88 -0,16 0,046 Vòng bụng 0,22 0,09 -0,16 0,11
  18. Glucose HT 0,19 0,08 0,02 0,75 THA -0,03 0,76 0,05 0,53 Triglycerid HT 0,21 0,02 0,04 0,67 HDL – C 0,10 0,31 0,03 0,70 FMI 0,50 0,002 0,14 0,25 LMI 0,26 0,11 0,16 0,10 Nhận xét: Khối nạc toàn thân, FMI, LMI không liên quan với MĐX chậu nhưng tỉ lệ mỡ A/G liên quan nghịch với MĐX chậu ở cả hai nhóm. Nồng độ leptin huyết thanh liên quan nghịch với MĐX chậu ở nhóm chứng nhưng không liên quan ở nhóm nghiên cứu Nồng độ adiponectin huyết thanh liên quan nghịch với MĐX chậu ở nhóm nghiên cứu nhưng không liên quan ở nhóm chứng Các thành tố HCCH không liên quan với MĐX chậu ở người có HCCH. Bảng 3.27. Liên quan giữa MĐX sườn phải với các biến độc lập hiệu chỉnh với tuổi, giới, cân nặng. Các biến Nhóm Nhóm nghiên cứu độc lập chứng (n = (n = 128) 71) β p β p Mô hình hiệu chỉnh với khối lượng mỡ toàn thân Leptin -0,26 0,025 -0,08 0,35 Adiponectin 0,05 0,63 -0,17 0,04 Khối mỡ toàn 0,88
  19. Vòng bụng 0,04 0,74 -0,20 0,04 Glucose HT 0,03 0,78 -0,07 0,39 THA -0,15 0,15 0,09 0,24 Triglycerid HT 0,04 0,64 0,11 0,22 HDL - C 0,05 0,6 0,03 0,69 Mô hình hiệu chỉnh với FMI, LMI Leptin -0,31 0,015 -0,06 0,43 Adiponectin 0,03 0,82 -0,17 0,04 Vòng bụng 0,08 0,59 -0,25 0,02 Glucose HT 0,9 0,46 -0,08 0,27 THA -0,08 0,48 0,10 0,20 Triglycerid HT 0,11 0,32 0,10 0,27 HDL - C 0,006 0,96 0,03 0,68 FMI 0,67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1