Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan giữa cccDNA tế bào gan với HBV DNA, HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan do HBV
lượt xem 5
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu mối liên quan giữa cccDNA tế bào gan với HBV DNA, HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan do HBV" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định và đánh giá nồng độ cccDNA tế bào gan, tải lượng HBV DNA và nồng độ HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan do HBV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan giữa cccDNA tế bào gan với HBV DNA, HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan do HBV
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐỖ THỊ LỆ QUYÊN NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA cccDNA TẾ BÀO GAN VỚI HBV DNA, HBV RNA HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B MẠN TÍNH VÀ XƠ GAN DO HBV Ngành: Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới Mã số: 9720109 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2024
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Tiến Tuyên 2. TS. Hồ Hữu Thọ Phản biện 1: GS.TS. Bùi Vũ Huy Phản biện 2: TS. BS. Bùi Tiến Sỹ Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Đăng Tôn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân y
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2023), ước tính có khoảng 296 triệu người mang virus viêm gan B (Heptitis B virus: HBV) mạn tính và khoảng 820.000 trường hợp tử vong hàng năm liên quan đến các biến chứng của bệnh như viêm gan B mạn tính (VGBMT), xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular Carcinoma - HCC). cccDNA (Covalently closed circular Deoxyribonucleic acid) đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại dai dẳng, duy trì và nhân lên của virus trong tế bào gan, trong khi HBV DNA thường không phản ánh chính xác sự hoạt động của cccDNA. Bên cạnh đó, việc tách chiết và phân tích cccDNA đòi hỏi phải thực hiện sinh thiết gan, một kỹ thuật xâm lấn và thường không được sự hợp tác của nhiều người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm kiếm một dấu ấn trong huyết tương có khả năng dự đoán hoặc đại diện cho cccDNA là rất cần thiết. HBV pgRNA (HBV RNA) là một sản phẩm phiên mã của cccDNA có lưu hành trong huyết tương, dấu ấn này có tiềm năng phản ánh trung thực tình trạng hoạt động của cccDNA trong tế bào gan, đặc biệt ở Việt Nam, nơi chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa cccDNA tế bào gan với HBV DNA, HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan do HBV” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định nồng độ cccDNA tế bào gan, tải lượng HBV DNA và nồng độ HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan do HBV. 2. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ cccDNA tế bào gan với tải lượng HBV DNA và nồng độ HBV RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn và xơ gan do HBV.
- 2 Những đóng góp mới của luận án: Luận án là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam định lượng được nồng độ cccDNA trong tế bào gan ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính (VGBMT) và xơ gan do HBV. Nồng độ cccDNA ở hai nhóm VGBMT và xơ gan lần lượt là 1,61 ± 0,40 và 1,56 ± 0,39 log10copies/tế bào. cccDNA có mối tương quan với HBV RNA, HBV DNA theo thứ tự giảm dần như sau: ở chung hai nhóm tương quan giữa cccDNA với HBV RNA là r= 0,57; p
- 3 khu vực và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm HBV gây ra. Dữ liệu từ Bộ Y tế Việt Nam năm 2019 báo cáo tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính dao động từ 6 – 20% tổng dân số, tương đương với khoảng 8 triệu người 1.1.2. Diễn biến tự nhiên của nhiễm HBV mạn tính 1.2. Cơ chế bệnh sinh và diễn biến nhiễm HBV mạn 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh của bệnh do HBV gây ra - Vòng đời của HBV Trong quá trình nhiễm HBV mạn tính, cccDNA được dùng làm khuôn để tổng hợp các RNA thông tin với các kích thước khác nhau 3,5; 2,4; 2,1 và 0,7kb. Các RNA này được gắn đuôi và di chuyển ra tế bào chất và thực hiện chức năng của mình. Sau khi pgRNA được tổng hợp, nó được đóng gói trong vỏ nucleocapsid và chuyển vào bào tương, bắt đầu quá trình sao chép bộ gen - Cơ chế bệnh sinh Đáp ứng của tế bào lympho T đặc hiệu với HBV và tế bào lympho B là những yếu tố quyết định trong việc loại bỏ virus tự do, tế bào gan nhiễm virus và đóng vai trò kiểm soát miễn dịch lâu dài đối với HBV. Trong quá trình nhiễm HBV mạn tính, virus sẽ lẩn trốn và ức chế khả năng kháng virus của hệ thống miễn dịch thích ứng và miễn dịch bẩm sinh thông qua các cơ chế khác nhau, từ đó đạt được sự sao chép liên tục, đồng thời vật chủ cũng có biểu hiện rối loạn chức năng của các tế bào miễn dịch khác nhau 1.2.2. Tiến trình tự nhiên của nhiễm HBV mạn tính Nhiễm HBV mạn tính trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn nhiễm HBV mạn tính có HBeAg dương tính hay theo thuật ngữ trước đây gọi là giai đoạn dung nạp miễn dịch. Giai đoạn 2: giai đoạn VGBMT có HBeAg dương tính, giai đoạn 3: Nhiễm HBV mạn tính với HBeAg âm tính (tương ứng giai đoạn mang virus không hoạt động), giai đoạn 4: VGBMT có HBeAg âm tính và giai đoạn HBsAg âm tính được đặc trưng bởi HBsAg âm tính. Các giai đoạn này được phân loại theo các
- 4 đặc điểm khác nhau căn cứ vào tình trạng mang HBeAg, mức tăng ALT và mức ALT cũng như là tình trạng tổn thương mô bệnh học. 1.3. Viêm gan virus B manh tính và xơ gan do HBV 1.3.1. Viêm gan virus B mạn tính VGBMT là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan được gây ra bởi sự tồn tại của HBV kéo dài trên 6 tháng. Hầu hết bệnh nhân VGBMT có biểu hiện lâm sàng nghèo nàn như chỉ mệt mỏi thoáng qua, đôi khi chán ăn, đầy bụng..., hoạt độ AST, ALT không tăng hoặc tăng nhẹ từ 2-5 lần ngưỡng cao của giá trị bình thường. 1.3.2. Xơ gan do HBV Xơ gan do HBV còn gọi là xơ gan nhu mô hay xơ gan sau hoại tử, tổn thương xơ hóa xuất phát từ khoảng cửa tiến vào nhu mô gan thay thế tổ chức bị hoại tử. Tổ chức gan tăng sinh tạo ra các cục tân tạo đường kính to nhỏ không đều thường > 3mm nhưng chủ yếu là các cục lớn do vậy còn gọi là xơ gan cục tái tạo to. 1.4. Một số dấu ấn của nhiễm HBV 1.4.1. HBV DNA Trong thực hành lâm sàng, HBV DNA đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá sự nhân lên của virus, cũng như đưa ra chỉ định và theo dõi điều trị kháng virus. HBV DNA cao kéo dài có liên quan mật thiết với gia tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan. HBV DNA được xem là một trong các tiêu chí trong đánh giá đáp ứng điều trị. 1.4.2. HBV RNA RNA tiền gen (pgRNA) là sản phẩm phiên mã trực của cccDNA vòng kín cộng hóa của virus viêm gan B, đóng vai trò quan trọng trong quá trình khuếch đại và sao chép bộ gen của virus. Pregenome RNA (pgRNA) là sản phẩm phiên mã trực tiếp của cccDNA, và pgRNA có thể bị enzym HBV DNA polymerase phiên mã ngược thành rcDNA để lại tiếp tục một chu kỳ sống mới. Do đó, việc ngăn chặn phiên mã ngược sẽ không làm ảnh hưởng đến việc tạo ra pgRNA vào huyết thanh. Khác với HBsAg huyết thanh, pgRNA huyết thanh khối lượng phân tử 3,5 kb chỉ được sản xuất từ cccDNA, do đó, nó có thể phản ánh chính xác tình
- 5 trạng phiên mã của HBV cccDNA trong nhân tế bào gan 1.4.3. cccDNA cccDNA là một trong những thành phần quan trọng nhất của HBV, có thể tồn tại trong các tế bào gan bị nhiễm HBV và có vai trò làm khuôn mẫu cho sự nhân bản của virus và đóng vai trò chính trong vòng đời của virus. cccDNA cũng đóng một vai trò trong việc nhiễm HBV dai dẳng hoặc tái phát viêm gan sau khi ngừng điều trị bằng các thuốc kháng virus vì cccDNA rất bền vững trong tế bào gan người không phân chia. Hơn nữa, cccDNA có thể tồn tại trong toàn bộ vòng đời của tế bào gan, do đó nó được coi như là một ổ chứa virus dai dẳng. 1.5. Các phương pháp định lượng HBV RNA và cccDNA 1.5.1. Một số phương pháp định lượng HBV RNA trong máu ngoại vi của bệnh nhân VGBMT Một số kỹ thuật cụ thể đã và đang được ứng dụng: - Kỹ thuật PCR/Realtime PCR dựa trên nguyên lý 3’ RACE - Kỹ thuật RT-qPCR - Kỹ thuật Droplet digital PCR - Một số kỹ thuật khác như QuantiGene, Kỹ thuật định lượng gián tiếp… 1.5.2. Các phương pháp định lượng cccDNA - Phương pháp FISH - Phương pháp qPCR - Phương pháp qPCR+ PDS - Phương pháp qPCR+ T5 exonuclease - Phương pháp direct droplet 1.7. Các nghiên cứu về cccDNA và HBV DNA, HBV RNA ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn trên Thế giới và Việt Nam 1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới Từ năm 1988, Hadchouel M. và CS đã phát hiện sự HBV-RNA trong các tế bào bạch cầu đơn nhân lưu hành ở máu ngoại vi. Đến năm 1996, HBV-RNA được Kock J. và CS báo cáo tìm thấy trong huyết tương của BN nhiễm HBV mạn tính. Năm 2000, Mei S. D. và CS đã
- 6 sử dụng kỹ thuật RT-PCR để phát hiện HBV-RNA lưu hành trong máu ngoại vi của BN. Tác giả Jei L. và cs (2017) đã phân tích mối liên quan giữa HBV DNA, cccDNA trong gan và nồng độ HBsAg huyết thanh ở bệnh nhân VGBMT có HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện sau dùng thuốc kháng virus đường uống. Kết quả tác giả thu được cccDNA và HBV DNA trong gan ở bệnh nhân VGBMT cao hơn ở bệnh nhân Xơ gan, cccDNA có mối tương quan thuận với HBsAg ở nhóm bệnh nhân có HBeAg âm tính. Tác giả Hongxing H. (2018) đã sử dụng HBV DNA kết hợp RNA để phản ánh hoạt động của cccDNA ở bệnh nhân viêm gan B cấp tính và bệnh nhân VGBMT. 1.7.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, HBV-RNA huyết tương là một dấu ấn sinh học mới. Năm 2018, tác giả Nguyễn Văn Diễn đã phát hiện được HBV- RNA huyết tương ở 61,54% BN VGBMT với nồng độ trung bình là 6,29 ± 1,42 log10 copies/mL. Năm 2020, tác giả Nguyễn Hồng Thắng và CS đã công bố phát hiện được HBV-RNA huyết tương ở 86,49% số BN tại thời điểm ban đầu. Nồng độ HBV-RNA huyết tương cao hơn ở nhóm HBeAg dương tính so với nhóm HBeAg âm tính. Chưa có nghiên cứu nào về cccDNA ở người bệnh nhiễm HBV mạn tính tại Việt Nam. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 135 BN, trong đó 105 BN được chẩn đoán xác định là VGBMT và 30 BN được chẩn đoán là xơ gan. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: - Bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính theo hướng dẫn Bộ Y tế 2019 HBsAg (+) ≥ 6 tháng hoặc HBsAg (+) và anti-HBc IgM (-). - HBV DNA dương tính.
- 7 - ALT tăng liên tục hay từng đợt trên 6 tháng. - Có bằng chứng tổn thương mô bệnh học tiến triển, xơ gan... mà không do căn nguyên khác. - Bệnh nhân xơ gan do HBV theo hướng dẫn của Bộ y tế Việt Nam 2019. Lựa chọn bệnh nhân xơ gan theo tiêu chuẩn - HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và anti-HBc IgM(-). - Mô bệnh học: Hình ảnh xơ gan F4 - Tất cả các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu chưa từng được điều trị kháng virus viêm gan B. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ ra khỏi nghiên cứu khi có các tình trạng sau: - Phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh nhân dưới 16 tuổi. - Đồng nhiễm virus viêm gan khác hoặc HIV. Bệnh nhân có tổn thương gan do nguyên nhân khác (rượu, thuốc, hóa chất, tự miễn...). - Bệnh nhân có chống chỉ định sinh thiết gan (rối loạn đông máu, suy gan nặng, cổ trướng...).- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2017 đến tháng 04/2020. - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 và Phòng Công nghệ Gen và Di truyền, Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân y. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu, thời điểm thu thập và phác đồ điều trị - Cỡ mẫu: 135 BN bao gồm 105 BN VGBMT và 30 BN xơ gan - Thời điểm thu thập mẫu: một thời điểm trước khi bệnh nhân được sinh thiết gan 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu - Tuổi, giới tính, mệt mỏi, vàng da, đau tức hạ sườn phải. - Nồng độ HBV-DNA huyết tương
- 8 - Nồng độ HBV-RNA huyết tương - Nông độ cccDN trong gan - HBeAg, tiểu cầu, thang điểm HAI, xơ hóa. - AST, ALT, GGT và Bilirubin toàn phần. 2.2.3.2. Phân nhóm các chỉ tiêu nghiên cứu - Tuổi, giới tính, enzym: AST, ALT, Bilirubin - Tiểu cầu:
- 9 2.2.4.3. Nguyên lý xét nghiệm định lượng nồng độ HBV cccDNA tế bào gan Quy trình định lượng cccDNA trong gan của chúng tôi được thực hiện theo phương pháp đã được công bố năm 2011 của tác giả Zhong. Quá trình khuếch đại gồm hai bước như sau. (1) 10μl DNA đã được xử lý bằng PSAD được kết hợp với mồi ở nồng độ 0.5μmol/l mỗi loại và 1μl dung dịch đệm phản ứng. Định lượng cccDNA HBV trong tế bào gan bằng phương pháp realtime PCR định lượng: Sử dụng sản phẩm sau quá trình RCA làm khuôn, cccDNA của HBV được tiếp tục khuếch đại lần thứ hai và định lượng bằng realtime PCR với cặp mồi được thiết kế đặc hiệu cho cccDNA (vị trí nucleotide của sản phẩm PCR: 1523-1870) và một mẫu dò Taqman bổ sung với vùng trình tự nằm giữa hai vùng lặp lại trực tiếp, DR1 (ở vị trí nucleotide 1826) và DR2 (ở vị trí nucleotide 1592), thuộc gen virus HBV. 2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phần mềm MedCalc version 20.019 (MedCalc Software Ltd, Ostend, Bỉ) trong phân tích thống kê. Thống kê theo số lượng, tỉ lệ %, trung vị - tứ phân vị. - Phân tích đường cong ROC ước tính giá trị dự báo. Phân tích hồi quy logistic đa biến kiểm chứng ảnh hưởng độc lập. 2.2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu Luận án của Nghiên cứu sinh sử dụng một phần số liệu của đề tài mã số 01C-0808-2017-3, đã được thông quan Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh của Học viện Quân y (theo quyết định số 780/QĐ-HVQY ngày 28/03/2018).
- 10 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.2. Đặc điểm về các chỉ tiêu cận lâm sàng Bảng 3.3. Tình trạng mang kháng nguyên HBe ở hai nhóm bệnh nhân VGBMT Xơ gan p Chỉ tiêu n (%) n (%) Âm Tính 46 (43,8%) 13 (43,3%) HBeAg Dương tính 59 (56,2%) 17 (56,7%) > 0,05 Tổng 105 30 Chi-squared test - Đặc điểm về HBeAg ở hai nhóm xơ gan và VGBMT không có sự khác biệt 3.2. Nồng độ cccDNA tế bào gan, tải lượng HBV DNA, nồng độ HBV RNA huyết tương ở các bệnh nhân nghiên cứu 3.2.1. Nồng độ cccDNA tế bào gan ở các nhóm bệnh nhân nghiên cứu p>0,05 1.65 1.61 cccDNA (log10copies/tb) 1.6 1.56 1.55 1.5 1.45 1.4 n= 105 n=30 VGBMT Xơ gan Student’s T- Test Biểu đồ 3.1. Nồng độ cccDNA ở các nhóm bệnh nhân NC Nồng độ cccDNA tế bào gan ở hai nhóm VGBMT và Xơ gan là tương đương nhau.
- 11 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nồng độ cccDNA tế bào gan với các chỉ tiêu nghiên cứu ở nhóm VGBMT cccDNA (log10copies/tb) Chỉ tiêu X ± SD p Tuổi < 40 (n=66) 1,67 ± 0,41 0,04 (năm) ≥ 40 (n=39) 1,51 ± 0,36 Âm tính (n=46) 1,54 ± 0,35 HBeAg 0,10 Dương tính (n=59) 1,67 ± 0,43 Tiểu cầu < 140 (n=12) 1,67 ± 0,37 0,56 (G/L) ≥ 140 (n=93) 1,60 ± 0,41 ALT < 80 (n=13) 1,48 ± 0,23 0,21 (U/L) ≥ 80 (n=92) 1,63 ± 0,41 Student’s T- Test Nồng độ cccDNA tế bào gan ở nhóm bệnh nhân có tuổi < 40 tuổi cao hơn nhóm ≥ 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05). 3.2.1. Nồng độ HBV RNA huyết tương ở hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.13. Nồng độ HBV RNA huyết tương ở hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu VGBMT Xơ gan Chỉ tiêu (n=105) (n=30) p n(%) n(%) X ± SD 4,88 ± 1,65 4,44 ±1,38 0,18* (Min - max) (1,99-8,71) (1,99-7,91) Âm tính HBV RNA 13 (12,4) 03 (10,0) (n=16) (log10copies/ml) Dương tính 92 (87,6) 27 (90,0) (n=119) p > 0,05** * Student’s T- Test, **Fisher’s exac test
- 12 Nồng độ HBV RNA ở nhóm VGBMT cao hơn nhóm xơ gan, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân có HBV RNA dương tính đều chiếm chủ yếu chung cả hai nhóm VGBMT và xơ gan (87,6% và 90,0%). Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ HBV RNA huyết tương với các chỉ tiêu nghiên cứu ở nhóm VGBMT HBV RNA (log10copies/ml) Chỉ tiêu p X ± SD Tuổi < 40 (n=66) 5,15 ± 1,75 0,02 (năm) ≥ 40 (n=39) 4,41± 1,35 Âm tính (n=46) 4,19± 1,45 HBeAg
- 13 3.2.3. Tải lượng HBV DNA ở hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.19. Tải lượng HBV DNA ở hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu VGBMT Xơ gan Chỉ tiêu NC (n=105) (n=30) p n (%) n (%)
- 14 r=0,21, p< 0,05 cccDNA (log10copies/tb) 4.00 3.00 2.00 1.00 - - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 HBV DNA (log10copies/ml) Tương quan spearman Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa nồng độ cccDNA tế bào gan với tải lượng HBV DNA huyết tương ở chung hai nhóm Nhóm VGBMT Nhóm Xơ gan 3 r=0,21;p=0.03 4 r=0,02,p=0,90 cccDNA logcopies/tb cccDNA logcopies/tb 2 3 2 1 1 0 0 0.00 5.00 10.00 0.00 5.00 10.00 HBV DNA log10copies/ml HBV DNA (log10copies/ml) Tương quan spearman Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa nồng độ cccDNA tế bào gan với tải lượng HBV DNA huyết tương ở nhóm VGBMT và xơ gan Qua 3 biểu đồ trên ta thấy,cccDNA và HBV DNA có tương quan yếu ở nhóm chung và nhóm VGBMT (r=0,21; p< 0,05). Nhóm xơ gan không ghi nhận mối tương quan giữa hai chỉ số này.
- 15 Bảng 3.26. Nồng độ cccDNA theo phân mức HBV RNA ở hai nhóm nghiên cứu HBV RNA (log10copies/ml) p Âm tính Dương tính (n=16) (n=119) VGBMT (n=105) (log10copies 1,17± 0,23 1,67± 0,38
- 16 3 HBVRNA (log10copies/ml) r=0,49;p< 0,01 2.5 r=0,55, p< 0,01 3.5 cccDNA (log10copies/TB) 2 3 2.5 1.5 2 1 1.5 1 0.5 0.5 0 0 0 5 cccDNA log10copies/TB 10 0 5 10 HBVRNA (log10copies/ml) (VGBMT) (Xơ gan) Tương quan spearman Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ cccDNA tế bào gan với HBV RNA huyết tương ở nhóm VGBMT và Xơ gan Ở nhóm chung: cccDNA và HBV RNA có mối tương quan thuận, khá chặt với r=0,57, p< 0,01. cccDNA tế bào gan với HBV RNA huyết tương ở nhóm VGBMT có mối tương quan thuận mức độ trung bình (r=0,49,p< 0,01). Ở nhóm xơ gan cccDNA và HBV RNA có mối tương quan thuận mạnh, với hệ số tương quan là r=0,55; p
- 17 Tương quan spearman Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa HBV RNA và HBV DNA ở nhóm VGBMT và xơ gan Qua biểu đồ trên ta thấy, HBV DNA và HBV RNA có mối tương quan thuận mức trung bình ở nhóm VGBMT (r=0,39; p< 0,001). Trong khi đó ở nhóm xơ gan chưa ghi nhận mối liên quan giữa hai đại lượng trên. r=0,47, p< 0,01 10.00 HBV RNA+ DNA (log10copies/ml) 5.00 - - 1.00 2.00 3.00 4.00 cccDNA (log10copies/tb) Tương quan spearman Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa HBV RNA kết hợp với HBV DNA với cccDNA ở chung hai nhóm
- 18 RNA+DNA(log10c… r=0,478, p< 0,01 r=0,470, p< 0,01 RNA+DNA(log10co… 10.00 10.00 HBV HBV 5.00 5.00 - - - 1.00 2.00 3.00 - 2.00 4.00 cccDNA(log10copies/tb… cccDNA(log10copies/tb)… Tương quan spearman Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa HBV RNA kết hợp với HBV DNA với cccDNA ở các thể lâm sàng Qua biểu đồ 3.9 và 3.10 ta thấy: ở cả chung hai nhóm, nhóm VGBMT và xơ gan đều ghi nhận tương quan thuận, mức trung bình giữa HBV RNA kết hợp DNA với cccDNA, hệ số tương quan r= 0,47; p< 0,05. Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân nghiên cứu 4.2. cccDNA tế bào gan, HBV RNA, HBV DNA huyết tương ở các bệnh nhân nghiên cứu 4.2.1. Nồng độ cccDNA ở các bệnh nhân nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh nồng độ cccDNA ở nhóm bệnh nhân VGBMT và xơ gan dựa trên các đặc điểm về tuổi, tình trạng mang kháng nguyên HBe, số lượng tiểu cầu và mức tăng ALT chúng tôi nhận thấy: cccDNA tế bào gan cao hơn ở nhóm tuổi < 40 so với nhóm ≥ 40 tuổi ở nhóm VGBMT (1,67 so với 1,51 log10copies/tb) p< 0,05. Bên cạnh đó ở chung cả hai nhóm VGBMT và xơ gan, khi phân tích các chỉ tiêu khác được phân nhóm như HBeAg dương tính, HBeAg âm tính , tiểu cầu < 140 G/L, ≥140 G/L, ALT< 80 U/L và ALT ≥80 U/L, nồng độ cccDNA chưa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó một số nghiên cứu trước đây chỉ ra mức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn