Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số cytokin huyết thanh và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp azithromycin
lượt xem 0
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu một số cytokin huyết thanh và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp azithromycin" được nghiên cứu với mục tiêu xác định nồng độ một số cytokine (IL-6, IL-8, IL-10, IL-12 và IL-17) trong huyết thanh bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng trước và sau điều trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số cytokin huyết thanh và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp azithromycin
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------------------------------------- MAI PHI LONG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CYTOKIN HUYẾT THANH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG BẰNG ISOTRETINOIN KẾT HỢP AZITHROMYCIN Ngành/Chuyên ngành: Nội khoa/Da liễu Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2024
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Châu Văn Trở 2. PGS.TS. Đặng Văn Em Phản biện: 1. 2. 3. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trứng cá là một bệnh lý thường gặp nhất của nang lông tuyến bã. Bệnh diễn tiến kéo dài, hay tái phát, gây khó khăn trong việc điều trị. Bệnh tác động tiêu cực đến tâm lý và làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sinh bệnh học của bệnh trứng cá xoay quanh các yếu tố chính: tăng tiết bã nhờn, dày sừng cổ nang lông tuyến bã, vai trò của thảm vi trùng mà vai trò chính là Cutibacterium acnes và phản ứng viêm. Trước đây, người ta cho rằng vi nhân mụn là bước đầu tiên trong quá trình hình thành tổn thương trứng cá, nhưng hiện nay phản ứng viêm được xem là yếu tố khởi động trong cơ chế bệnh sinh của bệnh trứng cá. Một số kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ hơn vai trò của mạng lưới các cytokin trong việc hình thành phản ứng viêm tại tổn thương trứng cá. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy sự thay đổi nồng độ các cytokin trong huyết thanh bệnh nhân trứng cá và sự thay đổi này có tương quan với mức độ nặng của bệnh và đáp ứng điều trị. Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá hiện nay chưa được như mong muốn đặc biệt trên những bệnh nhân bệnh trứng cá vừa và nặng. Isotretinoin ra đời từ năm 1982 và được xem là một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh trứng cá, nhất là thể trứng cá nặng, có nguy cơ tạo sẹo cao. Nó tác động lên hầu hết các cơ chế sinh bệnh học chính của bệnh trứng cá và cho hiệu quả điều trị kéo dài ngay cả sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, isotretinoin có nhược điểm là gây một số tác dụng không mong muốn, làm giảm mức độ tuân thủ, hoặc khiến bệnh nhân bỏ dở điều trị. Các tác dụng phụ này thường phụ thuộc theo liều nên một số tác giả đã thử nghiệm isotretinoin liều thấp (
- 2 trong điều trị bệnh trứng cá nhưng đáp ứng lâm sàng tương đối chậm và thời gian điều trị kéo dài. Kháng sinh đã được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá từ những năm 1950 và đến nay vẫn là một lựa chọn phổ biến. Với việc được chỉ định rộng rãi trong một thời gian dài, tỉ lệ C.acnes đề kháng với kháng sinh ngày càng tăng, đặc biệt với những nhóm kháng sinh thường xuyên được sử dụng như tetracycline đường uống. Azithromycin, kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá thời gian gần đây và đã được chứng minh có hiệu quả tương đương doxycycline, minocycline với ít tác dụng phụ hơn và có thể sử dụng trên phụ nữ có thai, cho con bú và bệnh trứng cá ở trẻ em. Một số nghiên cứu kết hợp azithromycin với isotretinoin liều thấp cho kết quả rất khả quan ngay cả trên bệnh nhân bệnh trứng cá mức độ nặng với ít tác dụng không mong muốn. Tại Việt Nam đến nay chưa có thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả điều trị, mức độ an toàn của isotretinoin kết hợp azithromycin với isotretinoin đơn độc cũng như đánh giá thay đổi nồng độ các cytokine trước và sau điều trị với liệu pháp kết hợp này. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số cytokin huyết thanh và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp azithromycin”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định nồng độ một số cytokine (IL-6, IL-8, IL-10, IL-12 và IL-17) trong huyết thanh bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng trước và sau điều trị. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp azithromycin.
- 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh trứng cá thông thường 1.1.1. Dịch tễ học Bệnh trứng cá thông thường (TCTT) là bệnh lý da thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 85% dân số trong độ tuổi 12-25 . Bệnh trứng cá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ bệnh trứng cá sơ sinh (trẻ dưới 1 tháng), bệnh trứng cá nhũ nhi (trẻ từ 2-12 tháng) đến bệnh trứng cá ở người trưởng thành. Ở tuổi dậy thì, tỉ lệ nam mắc nhiều hơn nữ nhưng đến độ tuổi trưởng thành bệnh trứng cá gặp nhiều hơn ở nữ giới. 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh trứng cá thông thường Có 4 yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của bệnh trứng cá là: (1) ảnh hưởng của nội tiết tố lên số lượng và thành phần của chất bã; (2) dày sừng nang lông; (3) vai trò của C.acnes và (4) phản ứng viêm. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác đóng vai trò thúc đẩy hoặc tác nhân điều biến (modulator) trong cơ chế bệnh sinh của bệnh trứng cá. 1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường Bệnh TCTT bao gồm 2 dạng tổn thương: Tổn thương không viêm và tổn thương viêm. - Tổn thương không viêm: gồm nhân trứng cá đóng (mụn đầu trắng) và nhân trứng cá mở (mụn đầu đen). - Tổn thương viêm: gồm những tổn thương sẩn, mụn mủ, cục, nang, đường hầm. 1.1.4. Điều trị bệnh trứng cá thông thường Trong điều trị bệnh trứng cá, có bốn nguyên tắc chính được đặt ra: (1) Điều chỉnh những thay đổi về sự sừng hóa nang lông; (2) làm giảm các hoạt động của tuyến bã nhờn; (3) làm giảm sự phát triển của
- 4 vi trùng, đặc biệt là C.acnes, ức chế sự sản xuất các sản phẩm viêm nhiễm ngoại bào (trực tiếp hoặc gián tiếp), thông qua sự ức chế sự phát triển của vi khuẩn; (4) chống viêm. Các thuốc điều trị: Thuốc bôi (retinoid, benzoyl peroxide, kháng sinh bôi…); Toàn thân (kháng sinh, hormone, isotretinoin). 1.2. Cytokine và bệnh trứng cá thông thường Tương tác giữa hệ miễn dịch tự nhiên và C.acnes đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh trứng cá. Cơ chế thông qua các Toll-like receptor (TLR), một nhóm thụ thể xuyên màng là trung gian cho quá trình nhận biết các vi sinh vật gây bệnh của tế bào miễn dịch (bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, neutrophil) và keratinocyte. TLR2, thụ thể nhận biết lipoprotein, peptidoglycan cũng như CAMP factor 1 được tạo ra bởi chủng C.acnes gây viêm, được tìm thấy trên bề mặt của đại thực bào xung quanh các nang lông mắc bệnh. C.acnes cũng làm tăng biểu hiện của TLR2 và TLR4 bởi keratinocyte. Thông qua hoạt hóa con đường TLR2, C.acnes kích thích phóng thích các cytokine tiền viêm như IL-1α, IL-6, IL-8, IL-12 và TNF-α. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy C.acnes kích thích đáp ứng của Th17 trong tổn thương bệnh trứng cá. Bên cạnh thúc đẩy quá trình viêm, một số cytokine khác như IL-10, có vai trò trong việc điều hòa ức chế phản ứng viêm. IL-10 trên bệnh nhân bệnh trứng cá thường có nồng độ thấp hoặc được phóng thích muộn hơn so với người khỏe. 1.3. Điều trị bệnh trứng cá bằng isotretinoin và azithromycin 1.3.1. Điều trị bệnh trứng cá bằng isotretinoin Tại Hoa Kỳ, isotretinoin được FDA cấp phép năm 1982 cho điều trị bệnh trứng cá cục dạng nặng không đáp ứng với các phương pháp khác (bao gồm kháng sinh toàn thân). Qua thời gian, chỉ định sử
- 5 dụng isotretinoin dần được mở rộng cho bệnh trứng cá mức độ nhẹ hơn, không đáp ứng với điều trị và/hoặc gây ra sẹo, các thể bệnh trứng cá khác (trứng cá bộc phát, trứng cá kết cụm). Các tác dụng phụ của isotretinoin thường phụ thuộc liều. Tác dụng phụ ở da và niêm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân ngưng sử dụng isotretinoin. Các tác giả đã nghiên cứu nhiều cách thức sử dụng khác của isotretinoin (liều thấp, liều cách ngày, liều xung) để hạn chế những tác dụng phụ này. Một số nghiên cứu cho thấy isotretinoin liều thấp giúp giảm tác dụng phụ rõ rệt so với liều thông thường, làm tăng mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Tuy nhiên, với isotretinoin liều thấp, liệu trình điều trị kéo dài và đáp ứng lâm sàng chậm hơn so với liều thông thường. 1.3.2. Điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng azithromycin Với việc sử dụng kháng sinh rộng rãi trong điều trị bệnh trứng cá, tỉ lệ C.acnes đề kháng thuốc đang là vấn đề đáng lo ngại trên phạm vi toàn cầu. Một số nghiên cứu trên những nhóm dân số khác nhau cho thấy tỉ lệ C.acnes kháng azithromycin in vitro thấp hơn so với những kháng sinh thường được dùng trong điều trị trứng cá (erythomycin, clindamycin, nhóm tetracycline). Ngoài ra, những nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy sử dụng azithromycin theo liệu pháp xung (500 mg x 3 ngày/tuần hoặc 500 mg x 4 ngày/tháng) có hiệu quả tương đương doxycycline và minocycline trong điều trị bệnh trứng cá với ít tác dụng phụ và mức độ tuân thủ của bệnh nhân tốt hơn.
- 6 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu 80 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trứng cá mức độ vừa và nặng, điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 12/2021 đến 09/2023. 2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Chẩn đoán bệnh TCTT chủ yếu dựa vào lâm sàng: + Tổn thương cơ bản là nhân trứng cá, sẩn đỏ, mụn mủ, cục. + Vị trí: khu trú ở vùng da dầu, chủ yếu ở mặt, ngực, lưng. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Nhóm bệnh nhân bệnh TCTT: Bệnh nhân được chẩn đoán TCTT, mức độ vừa và nặng; ≥16 tuổi; Không có chống chỉ định dùng isotretinoin và azithromycin; Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu và thực hiện đúng qui trình nghiên cứu. - Nhóm người khỏe: người khỏe mạnh tương đồng về tuổi và giới với nhóm bệnh nhân. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân bệnh trứng cá các thể khác; Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc; Suy giảm nghiêm trọng chức năng gan, thận, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, loãng xương, trầm cảm; Không tuân thủ liệu trình điều trị. 2.2. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu - Azithromycin: Azicine 500 mg - Isotretinoin: Zoacnel 10 mg - Hóa chất dùng xét nghiệm: Human ELISA Kit High Sensitivity do công ty Abcam (Anh) sản xuất.
- 7 - Máy phổ quang đọc đĩa ELISA - Varioskan Lux (Thermo - Singapore) sử dụng định lượng các cytokine. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Mục tiêu 1: Tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng, so sánh. Mục tiêu 2: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng, so sánh. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Mục tiêu 1: + Nhóm người bệnh: 80 bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng, cũng là nhóm nghiên cứu (40 bệnh nhân) và nhóm đối chứng (40 bệnh nhân) của mục tiêu 2. + Nhóm người khỏe: 40 người khỏe mạnh, tương đồng về độ tuổi, giới tính với nhóm bệnh nhân. - Mục tiêu 2: Cỡ mẫu được tính theo công thức Tổ chức Y tế Thế giới cho nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, so sánh. Kết quả tính toán n1 = n2 = 38. Chúng tôi thực hiện mỗi nhóm 40 bệnh nhân. 2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu - Tuyển chọn: 80 bệnh nhân TCTT mức vừa và nặng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: 40 bệnh nhân nhóm nghiên cứu và 40 bệnh nhân nhóm đối chứng. - Xét nghiệm trước điều trị: + AST, ALT, triglyceride, cholesterol. + Xét nghiệm nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 trước điều trị.
- 8 + Thử thai trên bệnh nhân nữ (đồng thời tư vấn các biện pháp tránh thai cần thiết trong quá trình điều trị và sau khi kết thúc điều trị ít nhất 01 tháng). - Tiến hành điều trị: + Nhóm nghiên cứu (40 bệnh nhân): Uống isotretinoin viên 10 mg (bệnh nhân
- 9 + Mức độ cải thiện bệnh được tính bằng phần trăm giảm của GAGS so với trước điều trị theo công thức: (GAGS trước điều trị - GAGS sau điều trị) x 100 / GAGS trước điều trị. Dựa vào phần trăm GAGS giảm, chia ra 4 mức độ: Tốt (GAGS giảm ≥75%); Khá (GAGS giảm 50 - < 75%); Vừa (GAGS giảm 25 - < 50%); Kém (GAGS giảm
- 10 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Định lượng nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức vừa-nặng trước và sau điều trị 3.1.2. Kết quả định lượng nồng độ cytokine huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng trước điều trị Bảng 3.14. So sánh nồng độ cytokine huyết thanh của hai nhóm Cytokine NBN NNK p (pg/ml) (n = 80) (n = 40) IL-6 40,7 ± 15,9 9,3 ± 7,9
- 11 3.1.3. Kết quả định lượng nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng sau điều trị Bảng 3.22. So sánh nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức độ vừa-nặng trước, sau điều trị và nhóm người khỏe Trước điều trị Sau điều trị NNK Cytokine (n = 80) (n = 80) (n = 40) p12 p23 (pg/ml) (1) (2) (3) IL-6 40,7 ± 15,9 33,1 ± 15,1 9,3 ± 7,9 0,004
- 12 Bảng 3.27. Đặc điểm đối tượng của NNC và NĐC Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng � Đặc điểm p (n = 40) (n = 40) Tuổi (X ± SD) 20,4 ± 2,4 20,7 ± 2,3 0,566 Giới tính Nam 20 (50%) 20 (50%) 1,000 � Nữ 20 (50%) 20 (50%) � BMI (X ± SD) 22,5 ± 3,8 22,6 ± 3,6 0,938 GAGS (X ± SD) 24,9 ± 5,8 24,3 ± 5,3 0,672 Mức độ bệnh Trung bình 35 (87,5%) 33 (82,5%) 0,531 Nặng 5 (12,5%) 7 (17,5%) Nhận xét: Hai nhóm tương đồng về tuổi, giới tính, BMI, điểm GAGS và mức độ bệnh, đều với p>0,05. 3.2.4. So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm 3.2.4.1. So sánh kết quả trên lâm sàng 30 25 20 GAGS 15 p = 0,336* 10 5 0 Trước Sau 1 Sau 2 Sau 3 Sau 4 điều trị tháng tháng tháng p = 0,388* tháng Nhóm nghiên cứu 25.3 19.1 15.6 10.4 6.6 Nhóm đối chứng 24.8 21.6 15.7 10.2 6.8 Biểu đồ 3.11. So sánh kết quả điều trị của hai nhóm theo GAGS Nhận xét: Sau 04 tuần điều trị, kết quả của nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê, với p0,05.
- 13 3.2.4.2. So sánh tác dụng không mong muốn ở 2 nhóm Bùng phát mụn 15 2.5 Rụng tóc 10 7.5 Buồn nôn 12.5 12.5 Đau cơ, khớp 10 12.5 Chảy máu cam 7.5 7.5 Khô niêm 32.5 30 Khô da 12.5 20 Khô môi 77.5 72.5 0 20 40 60 80 100 Tỉ lệ % Nhóm đối chứng Nhóm nghiên cứu Biểu đồ 3.12. So sánh tác dụng không mong muốn trên lâm sàng Nhận xét: Bùng phát mụn trong 4 tuần đầu điều trị ở nhóm đối chứng nhiều hơn nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê, với p0,05. 3.2.4.4. So sánh tỉ lệ tái phát của 2 nhóm Bảng 3.49. So sánh tỉ lệ tái phát của 2 nhóm Sau 01 tháng Sau 02 tháng Sau 03 tháng n (%) n (%) n (%) NNC 1 (2,5%) 2 (5%) 3 (7,5%) (n = 40) NĐC 1 (2,5%) 2 (5%) 4 (10%) (n = 40) p 0,753 0,692 0,500 Nhận xét: Tỉ lệ tái phát ở nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng không có sự khác biệt sau khi kết thúc điều trị 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng, đều với p>0,05.
- 14 Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Định lượng nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức vừa-nặng trước và sau điều trị 4.1.2. Kết quả định lượng nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL-12, IL-17 huyết thanh của bệnh nhân TCTT mức vừa và nặng trước điều trị Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL-6, IL-8, IL-10, IL- 12, IL-17 ở bệnh nhân trứng cá đều lớn hơn nhóm người khỏe có ý nghĩa thống kê, đều với p
- 15 Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL-6 ở bệnh nhân trứng cá (40,7 ± 15,9) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe (9,3 ± 7,9), với p
- 16 , nồng độ IL-10 cũng có tương quan nghịch với mức độ nặng của bệnh (r = -0,43; p = 0,003). Nghiên cứu của Rahmayani-2019 cho kết quả tương tự. Tác giả nghiên cứu trên 33 bệnh nhân trứng cá và 31 người khỏe mạnh. Nồng độ IL-10 ở bệnh nhân trứng cá (5,25 ± 1,55) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe (5,79 ± 1,23), với p = 0,029. Nồng độ IL- 10 ở bệnh nhân trứng cá nặng (4,38 ± 0,61) thấp hơn bệnh nhân trứng cá trung bình (4,89 ± 0,95) và bệnh nhân trứng cá nhẹ (6,63 ± 1,94), với p
- 17 và trên nhiều chủng tộc khác nhau để làm rõ vai trò của IL-10 ở bệnh nhân trứng cá. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL-12 ở bệnh nhân trứng cá (25,5 ± 7,9) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe (10,2 ± 6,9), với p
- 18 theo thang điểm GAGS. Kết quả cho thấy nồng độ IL-17 trong huyết thanh bệnh nhân trứng cá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe (p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 60 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn