intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu siêu âm Doppler ống tĩnh mạch trong chẩn đoán suy thai ở thai chậm phát triển trong tử cung

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

56
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định giá trị chẩn đoán suy thai của siêu âm doppler ống tĩnh mạch ở thai chậm phát triển trong tử cung. So sánh giá trị chẩn đoán suy thai của siêu âm doppler ống tĩnh mạch với siêu âm Doppler một số mạch máu khác (Động mạch não giữa, động mạch rốn, động mạch tử cung) ở thai chậm phát triển trong tử cung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu siêu âm Doppler ống tĩnh mạch trong chẩn đoán suy thai ở thai chậm phát triển trong tử cung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                        BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐÀO THỊ HOA NGHIÊN CỨU SIÊU ÂM DOPPLER ỐNG TĨNH MẠCH  TRONG CHẨN ĐOÁN SUY THAI Ở THAI CHẬM PHÁT  TRIỂN TRONG TỬ CUNG Chuyên ngành :  Sản phụ khoa Mã số                : 62720131 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC                             HÀ NỘI ­ 2018
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI  TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học:  GS.TS. Nguyễn Viết Tiến PGS.TS. Trần Danh Cường Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Văn Lệnh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh Phản biện 3: PGS.TS. Lê Hoàng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ  cấp Trường họp tại Trường Đại học Y Hà Nội. Vào hồi  15  giờ 00  ngày  26   tháng  12  năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia Việt Nam ­ Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐàCÔNG  BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đào Thị Hoa, Nguyễn Viết Tiến, Trần Danh Cường (2017), Nghiên  cứu  giá   trị   tiên   lượng   tình   trạng   thai   của  thăm   dò   doppler   động   mạch rốn và doppler  ống tĩnh mạch Arantius trên thai chậm phát  triển trong tử  cung,  Tạp chí Y học thực hành, số  8(1055), tr. 210 ­  213. 2. Đào  Thị   Hoa,   Nguyễn   Viết   Ti ến,   Tr ần   Danh   C ường   (2017),   Nghiên   cứu   so   sánh   giá   trị   tiên   đoán   tình   trạng   thai   giữa   b ất   thườ ng   sóng   a   trong   thăm   dò   doppler   ống   tĩnh   mạch   và  monitoring s ản khoa trên thai ch ậm phát triển trong tử cung,  Tạp   chí Y học thực hành, số 8(1055), tr. 226 ­ 229.
  4. 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Thai chậm phát triển là bệnh lý hay gặp trong thời kỳ mang  thai, hiện đứng  thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong chu sinh, xếp sau đẻ non. Thai chậm   phát triển trong tử  cung (CPTTTC) nếu không được phát hiện và theo dõi kịp   thời thì sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề với thai như suy thai, thai chết trong tử  cung, tử vong sơ sinh, tử vong chu sinh, biến chứng, bệnh lý sơ sinh và có thể  để lại di chứng ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ  sau này.  Việc đánh giá tình trạng thai và quyết định thời điểm thích hợp can thiệp  sản khoa để đảm bảo cân bằng giữa các nguy cơ liên quan thai non tháng và các   hậu quả của thiếu oxy trong trường hợp thai CPTTTC là rất quan trọng đối với   các nhà sản khoa. Ống tĩnh mạch (OTM) là nhánh nối giữa tĩnh mạch rốn với tĩnh mạch chủ  dưới. Với cấu trúc giải phẫu đặc biệt, OTM có khả  năng chun giãn tạo sự  chênh lệch áp lực giữa TMR và tâm nhĩ phải nên đóng vai trò quan trọng giúp  phân phối, điều chỉnh tăng lưu lượng và tốc độ dòng máu giàu oxy từ bánh rau   đến thai nhi trong những trường hợp thai bị thiếu oxy và giảm thể  tích tuần   hoàn.  Siêu âm là phương pháp thăm dò quan trọng nhất trong sản khoa và là kỹ  thuật thăm dò chẩn đoán hình  ảnh không xâm lấn, áp dụng rộng rãi để  theo  dõi tình trạng mẹ và thai. Siêu âm cho phép xác định chính xác tuổi thai, chẩn   đoán hình thái học và đánh giá sự  phát triển của thai. Đặc biệt dựa vào kết  quả  siêu âm Doppler chúng ta có thể  biết được tình trạng tuần hoàn thai tại   thời điểm làm siêu âm từ đó biết được sức khỏe thai nhất là ở những trường   hợp có nguy cơ cao suy thai như thai CPTTTC.  Hiện nay tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về  siêu âm Doppler mạch   máu nhưng thường chủ yếu tập trung vào thăm dò hệ  thống các động mạch   thai như động mạch rốn, động mạch não giữa, động mạch tử cung và còn có   rất ít nghiên cứu về  Doppler của hệ  tĩnh mạch thai, nhất là  ống tĩnh mạch   chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành: “Nghiên cứu siêu âm Doppler  ống tĩnh   mạch trong chẩn đoán suy thai ở thai chậm phát triển trong tử cung”. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định giá trị  chẩn đoán suy thai của siêu âm doppler  ống tĩnh   mạch ở thai chậm phát triển trong tử cung. 2. So sánh giá trị chẩn đoán suy thai của siêu âm doppler ống tĩnh mạch   với siêu âm Doppler một số  mạch máu khác (Động mạch não giữa,  
  5. 5 động mạch rốn, động mạch tử cung) ở thai chậm phát triển trong tử   cung. Đóng góp mới của luận án Tại Việt Nam, đây là nghiên cứu đầu tiên về  siêu âm Doppler  ống tĩnh  mạch để  phát hiện những trường hợp tiên lượng kết quả thai không tốt, suy   thai trên thai chậm phát triển trong tử cung.  Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Đóng góp một phương pháp thăm dò mới có thể thực hành, ứng dụng trên  lâm sàng để  theo dõi, đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe thai, phát hiện   sớm những trường hợp thai có nguy cơ  suy thai, thai chết lưu, tử  vong chu   sinh và bệnh lý sơ sinh ở thai CPTTTC.  Cấu trúc luân an  ̣ ́ Luận án gồm 154 trang, có cac phân: Đ ́ ̀ ặt vấn đề: 2 trang; Chương 1. Tông ̉   ̀ ̣ quan tai liêu: 39 trang; Chương 2. Đôi t ́ ượng và phương pháp nghiên cưu: 20 trang; ́   Chương 3. Kêt qua nghiên c ́ ̉ ưu: 42 trang; Ch ́ ương 4. Ban luân: 48 trang; Kêt luân: 2 ̀ ̣ ́ ̣   trang; Kiến nghị: 1 trang. Có 37  bảng, 21 biểu đồ, 12 hình. Tài liệu tham khảo:   165 tài liệu tham khảo gồm các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG 1.1.1 Định nghĩa Thai được chẩn đoán là chậm phát triển trong tử cung khi ước trọng lượng   thai nằm dưới đường bách phân vị (BPV) thứ 10 tương ứng với tuổi thai quần   thể nghiên cứu. 1.1.2. Chẩn đoán thai CPTTTC Trên lâm sàng: Fournié đề  xuất theo quy tắc đánh giá phát triển của thai   dựa   vào   chiều   cao   tử   cung.   Nhưng   theo   nhiều   nghiên   cứu,   độ   nhạy   của   phương pháp này dao động từ 41% đến 86% tùy thuộc vào tác giả.  Dựa trên siêu âm: từ  các số đo thai: chu vi vòng đầu, đường kính lưỡng  đỉnh, đường kính ngang bụng, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi có công  thức tính trọng lượng thai và các đường BPV tương ứng theo tuần tuổi thai.  Phân loại thai CPTTTC: cân đối và không cân đối  Phân biệt giữa thai CPTTTC sớm và thai CPTTTC muộn Cần phân biệt giữa thai nhỏ và thai CPTTTC Thai nhỏ là những thai trên siêu âm ước cân nặng cũng nằm dưới đường BPV  thứ  10 so với tuổi thai tương  ứng nhưng không có bất thường tuần hoàn rau –   thai. 1.1.3. Nguyên nhân thai CPTTTC
  6. 6 Có nhiều nguyên nhân, phần lớn do suy chức năng của rau thai, ngoài ra do   yếu tố thai, yếu tố mẹ, các bệnh tự miễn dịch, do mẹ điều trị thuốc. 1.1.4. Hậu quả của thai CPTTTC Nguy cơ thai chết lưu trong tử cung:  Nguy cơ mắc bệnh và tử vong chu sinh. Nguy cơ cao chậm phát triển về tinh thần, vận động sau này của trẻ. 1.2. Sinh lý tuần hoàn thai nhi. 1.2.1. Đặc điểm tuân hoàn thai.  ̀ Sinh lý tuần hoàn thai nhi Hệ  thống tuần hoàn của thai nhi là các mạch máu lưu thông giữa mẹ  và  thai, bao gồm dây rốn, bánh rau, các mạch máu trong rau và các mạch máu   thai. Tuần hoàn bánh rau với áp lực thấp, lưu lượng tuần hoàn cao chiếm 40%   đến 60% lượng tuần hoàn tim. Ngược lại tuần hoàn phổi có áp lực cao, lưu  lượng tuần hoàn thấp chiếm 10% đến 20% lưu lượng tuần hoàn thai. Vai trò  tuần hoàn thai mang máu giàu oxy từ bánh rau đến não, tim và các phần khać   của cơ thể thai. Tuần hoàn thai có thể lưu thông tốt nhờ các nhánh nối tắt sinh  lý (Shunt), tham gia trong suốt thời kỳ phát triển của thai.  Máu giàu oxy từ bánh rau theo tĩnh mạch rốn vào thai. Phần lớn máu tĩnh  mạch rốn phân bố cho gan, một phần qua OTM đổ về tim. Máu tĩnh mạch rốn   tiếp tục hướng về  phía tim qua lỗ  bầu dục sang tâm thất trái. Máu này cung   cấp cho não và phần trên của cơ  thể thông qua các động mạch vùng đầu, cổ  và thông qua tuần hoàn tim, tuần hoàn vành. Một phần nhỏ  máu từ  tâm thất  phải lên phổi, phần còn lại tiếp tục qua ống động mạch tới đoạn xuống quai   động mạch chủ hướng về phía nửa dưới cơ thể đến các mô, cơ quan. Trước sinh, máu  trong tim thai và máu trong tuần hoàn thai là máu pha  trộn, máu giàu oxy lẫn với máu ít oxy, có nhiều CO 2 và các chất chuyển hóa  khác và tuần hoàn phổi thai chưa hoạt động, hemoglobine của thai chưa kết   hợp được với oxy  ở  phổi để  cung cấp cho nhu cầu phát triển của thai nên   bánh rau đảm nhiệm vai trò của giống như phổi. Tuần hoàn tử cung thai  Tuần hoàn cung cấp cho tử  cung các từ  nguồn chính là động mạch tử  cung và nhánh nhỏ từ động mạch buồng trứng. Các nhánh nối nhau tạo vòng   nối mạch quanh tử cung. 1.3. Suy thai mạn, cơ chế điều chỉnh tuần hoàn và thai CPTTTC Thai CPTTTC  thường do suy tuần hoàn bánh rau. Khi thiếu oxy và khối 
  7. 7 lượng tuần hoàn, thai nhi sẽ  có cơ  chế  bù trừ  bằng cách điều chỉnh  ưu tiên   máu giàu oxy đến các nơi quan trọng như  não, tim, tuyến thượng thận và   giảm tuần hoàn đến các cơ  quan như  lách, cơ, da, phổi để  ngăn ngừa tổn   thương cho thai. Khi khả năng tái phân bố  tuần hoàn vượt quá giới hạn, thai   có thể  suy rất nhanh. Vì vậy trên lâm sàng, cần tiến hành thăm dò siêu âm   Doppler một số mạch máu để đánh giá tuần hoàn máu, phát hiện sớm các giai  đoạn mất bù của thai, có nguy cơ suy thai. 1.4. Ống tĩnh mạch và tuần hoàn thai  1.4.1. Giải phẫu và sinh lý OTM  OTM có hình thái và cấu trúc đặc biệt. hình kèn Trumpet có phần eo hẹp   khoảng 0,5 mm. Giữa thai kỳ, đường kính chỗ  hẹp nhất này khoảng 2 mm.  Đường kính chỗ  nối đầu ra OTM vào tĩnh mạch chủ  dưới từ  1,25 mm, tăng   dần đến cuối thai kỳ đo khoảng 3 mm và khi thai đủ tháng chiều dài của OTM  có thể lên đến 20 mm. Hình 1.5: mô tả cấu trúc giải phẫu OTM 1.4.2. Vai trò của OTM trong tuần hoàn thai Vai trò của OTM trong tuần hoàn thai OTM bắt nguồn từ tĩnh mạch rốn,  nối phần bụng của  tĩnh mạch rốn và   tĩnh mạch chủ  dưới sát chỗ  đổ  vào tâm nhĩ phải, có vai trò quan trọng mang   máu giầu oxy không qua thùy gan phải cung cấp trực tiếp cho tĩnh mạch chủ  dưới, cho tim thai. Trong điều kiện bình thường, 75% máu tĩnh mạch rốn giàu   chất dinh dưỡng  đến gan về tim qua các tĩnh mạch gan, 25% lưu lượng máu   tĩnh mạch rốn còn lại trực tiếp về tim qua OTM. Vì cấu tạo có đoạn thắt hẹp   nên máu đi vào OTM có vận tốc lớn và áp lực mạnh, cụ  thể   ở quý I thai kỳ  tốc độ khoảng 29 cm/giây, ở quý II là 65 cm/giây và khi đủ  tháng 75 cm/giây.   Máu từ OTM có thể vào trực tiếp TMC dưới  hoặc tâm nhĩ phải, sang tâm nhĩ   trái, xuống tâm thất trái, theo động mạch phổi đi lên nhưng do phổi thai chưa   hoạt động, trở kháng tuần hoàn phổi cao nên máu từ  ĐMP qua ÔĐM đổ  vào   phần xuống của quai động mạch chủ đi đến các bộ phận cơ thể. Lưu  thông  tuần  hoàn  giữa  OTM  và  tĩnh mạch  cửa  phụ   thuộc  vào  lưu  lượng máu, nồng độ chất dinh dưỡng và oxy trong tĩnh mạch rốn. Khi có tăng 
  8. 8 trở  kháng bánh rau sẽ  làm giảm lưu lượng tuần hoàn tĩnh mạch rốn, thai nhi   sẽ điều chỉnh bằng cách tăng tốc độ và lượng máu qua ống OTM để máu giàu   oxy trở về tim nhanh nhất nên lúc này khối lượng tuần hoàn qua OTM có thể  chiếm đến 60­70% lưu lượng máu của tĩnh mạch rốn. 1.5. MỘT SỐ PHƯƠNG  PHÁP ĐÁNH GIÁ, THĂM DÒ THAI 1.5.1. Phương pháp đánh giá sự tăng trưởng của thai Đường bách phân vị  (BPV): từ các số  đo sinh lý thai theo tuổi mà các tác   giả lập lên các đường cong tăng trưởng về một số đo của thai và dùng đó làm  chuẩn tham chiếu cho quần thể nghiên cứu.  1.5.2. Trắc đồ sinh lý liên quan đến tình trạng thai (Chỉ số Manning)  1.5.3.Thăm dò nhịp TT trên Monitoring sản khoa (CTG­ cardiotocograms)  Monitorring sản khoa là một phương pháp thăm dò không can thiệp, dễ  thực hiện được áp dụng rộng rãi trong sản khoa để đánh giá sức khỏe thai nhi.   Dựa vào quan sát đường ghi nhịp tim thai cơ bản, khoảng dao động và những  thay đổi, bất thường nhịp tim thai khi có cơn co tử cung có thể gián tiếp đánh   giá được tình trạng sức khỏe thai.  1.5.4. Phương pháp soi ối Hiện nay ít thực hiện, chỉ nên thực hiện với thai trên 37 tuần.   1.5.5. Thăm dò chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm – Doppler mạch máu 1.6. SIÊU ÂM DOPPLER TRONG THĂM DÒ SỨC KHỎE THAI TRÊN  THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG 1.6.1. Ứng dụng hiệu ứng Doppler trong thăm dò sức khỏe thai 1.6.1.1. Nguyên lý chung Hiệu ứng Doppler  1.6.1.2. Các loại Doppler Doppler liên tục Doppler xung Doppler màu Doppler năng lượng 1.6.2. Các phương pháp phân tích Doppler  Phân tích Doppler bằng âm thanh Phân tích Doppler bằng quan sát hình thái phổ Phân tích Doppler bằng đo các chỉ số Các thông số Doppler: ­ Đỉnh tâm thu (S) ­ Vận tốc cuối tâm trương (D) ­ Chỉ số kháng (RI) ­ Tỷ số tâm thu và tỷ số tâm trương S/D (Systolic/Diastolic Ratio)
  9. 9 ­ Chỉ số đập, chỉ số xung (PI­ Pulsatility Index),  PI = (S ­ D) / A;  (A= TAMX= tốc độ dòng trung bình) ­ Chỉ số tốc độ đỉnh của tĩnh mạch (PVIV: Peak Velocity Index for Veins) PIV= (S – a)/D 1.6.3. Doppler thăm dò hệ động mạch thai 1.6.3.1. Doppler động mạch rốn  Siêu âm Doppler động mạch rốn phản ánh phản ánh mức độ trở kháng của   bánh rau, có liên quan chặt chẽ với tình trạng suy tuần hoàn rau thai. Tăng trở  kháng ĐMR là biểu hiện co thắt tuần hoàn ngoại vi của thai và tăng chỉ xung   của ĐMR. Mất hoặc đảo ngược dòng tâm trương động mạch rốn tương quan   tương quan tuyến tính với kết quả thai hơn là chỉ số não rốn.  1.6.3.2. Doppler động mạch não giữa (ĐMNG) Nếu chỉ  số  xung ĐMNG nằm dưới đường BPV thứ  5 có giá trị  đánh giá  dãn hệ thống mạch máu não, giảm trở kháng nên các chỉ số xung Doppler thấp  dần (hiện tượng Brain­Sparing). Hiện tượng này có thể  đánh giá được bằng  siêu âm Doppler ĐMNG. RI và PI của Doppler  ĐMNG có giá trị  tương tự  nhau.  Giá trị:  sàng lọc những thai thực chất chậm phát triển trong tử  cung có  nguy cơ suy thai.  1.6.3.3. Chỉ  số  trở  kháng động mạch não /chỉ  số  trở  kháng động mạch rốn   (CSNR) Giá trị: nếu CSNR ≤ 1 là bằng chứng của sự phân bố lại tuần hoàn thai.  Áp dụng:  theo dõi thai chậm phát triển trong tử  cung, đánh giá mức độ  thiếu oxy, suy thai. Chẩn đoán và theo dõi những trường hợp thiếu máu thai. 1.6.3.4. Doppler động mạch tử cung. Giá trị: phép sàng lọc phát hiện sớm những trường hợp thai phụ có nguy  cơ cao huyết áp và suy tuần hoàn bánh rau.  1.6.3.5. Doppler động mạch chủ  1.6.4. Doppler ống tĩnh mạch 1.6.4.1.  Phổ Doppler OTM  Doppler OTM dạng sóng xung, ba đỉnh, bao gồm:  Sóng S (tâm thất thu ),  Sóng D (đầu thì tâm trương) Sóng a (cuối tâm trương) Sinh lý các sóng OTM:  ­ Sóng S: đại diện cho tâm thất co. Hình thái của sóng S cũng giống hình   cao nguyên, đỉnh tròn phẳng. phản ánh áp lực buồng tâm thất. ­ Sóng D: sóng tâm trương, tương  ứng với giai đoạn tâm trương, mở van   nhĩ thất, máu chảy thụ động về tâm thất phải. 
  10. 10 ­ Sóng a: sóng a dương, tương ứng với giai đoạn co bóp của tâm nhĩ tống   máu xuống tâm thất phải tương  ứng với áp lực sinh lý cuối tâm trương tâm,   đầu tâm thu của tim. Phản ánh hiệu quả hoạt động của tim.  Hình 1.6: Các sóng của Doppler OTM.  1.6.4.2. Phân tích Doppler OTM * Phân tích định tính hình dạng sóng:  Dạng sóng Doppler OTM: dạng sóng xung, ba đỉnh: S,D và a.  Sóng xung OTM trong thai nhi bình thường là sóng dương, theo dòng   chảy về phía trước của chu kỳ tim.  Sóng a âm trong trường hợp: thiếu oxy, hội chứng truyền máu, mẹ suy tim,  tăng huyết áp, tiền sản giật, tăng tiền gánh tim làm dãn cơ tim.  * Phân tích định lượng về Doppler ống tĩnh mạch I. Số đo sinh lý phổ Doppler OTM  ­ Vận tốc trung bình (Vm) (Time Averaged Mean Velocity) tính theo giá trị  trung bình về  thời gian có tốc độ  trung bình dòng máu, các chỉ  số  này giảm   theo tuổi thai.  ­ Vận tốc tối đa (TAMX) (time averaged maximum velocity) (tính theo thời  gian trung bình có tốc độ tối đa). Giảm theo tuổi thai. ­ Chỉ số  xung tĩnh mạch (PIV) (Pulsatility Index for Veins). PIV = S­a/TAMX ­ Chỉ số kháng RI:        RI = (S­a)/S ­ Chỉ số tâm thu / tâm trương: S/D. ­ Chỉ số OTM (DVI) DVI = S­a/D ­ Chỉ số tưới máu (PFI) (ferfusion index)  PFI = TAMX/S Bất thường Doppler OTM:  ­ Sóng D thấp hơn nhiều so với sóng S chứng tỏ  sức  đàn hồi của tim  giảm. 
  11. 11 Làm giảm sự chênh lệch về áp suất trong tim với tuần hoàn ngoại vi ­ Sóng a giảm hoặc mất, giá trị âm.  ­ Tăng chỉ số xung IP  1.6.4.3. Những yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến thăm dò Doppler OTM  1.6.4.4 Các nghiên cứu về Doppler OTM trên thai thường và thai CPTTTC Nghiên cứu về các sóng và chỉ số liên quan Nghiên cứu giá trị của Doppler OTM chẩn đoán thai bất thường Nghiên cứu Doppler OTM trên thai CPTTTC  Hecher và cộng sự  nghiên cứu Doppler tĩnh mạch ở thai CPTTTC thấy rất  có giá trị  trong tiên lượng tình trạng sơ  sinh. Nếu phổ  Doppler OTM bình   thường thì chứng tỏ  thai vẫn có khả  năng bù trừ, điều chỉnh tuần hoàn đến   khi xuất hiện dòng chảy bất thường của Doppler OTM như sóng a mất hoặc  đảo ngược thì thai đã suy mất bù và có rối loạn huyết động nghiêm trọng, thai   có nguy cơ  chết lưu và kết quả  sơ  sinh sẽ  rất xấu. Trong một nghiên cứu  khác  Hecher và cộng sự thấy siêu âm Doppler OTM có thể có giá trị hơn trong   thời điểm cuối và đầu quý 3 thai kỳ. Baschat nghiên cứu về  Doppler ĐMR, ĐMNG, TMC dưới, OTM và TMR  ở  121 thai CPTTTC thấy nếu có bất thường Doppler OTM thì kết quả  chu   sinh thường không tốt và Doppler OTM có giá trị  tiên lượng thai tốt hơn các  bất thường Doppler ĐMNG, ĐMR.  Ở  thai nhi có chỉ  số  xung của ĐMNG   thấp, Doppler tĩnh mạch rất có giá trị theo dõi và phát hiện các biến chứng với   thai. Doppler OTM bất thường liên quan đáng kể đến thai lưu, tử vong ở thai   nhi và tuổi thai cũng có ảnh hưởng đáng kể kết quả thai CPTTTC.  Để chẩn đoán và tiên lượng cụ thể về tỷ lệ mắc và tử  vong sơ sinh trên  thai CPTTTC có rối loạn tuần hoàn rau thai, Baschat đã tiến hành một nghiên  cứu tiến cứu đa trung tâm những trẻ sơ sinh có thai được chẩn đoán trước khi  sinh là CPTTTC  ở tuổi thai dưới 33 tuần và tìm liên quan với các biến chứng   chu sinh sơ  sinh, tử  vong sơ  sinh và nhóm trẻ  bình thường. Kết quả  nghiên  cứu chỉ ra rằng các thông số Doppler OTM về tim mạch sẽ là yếu tố có giá trị  dự đoán kết cục sơ sinh. Schwarze nghiên cứu 64 trường hợp thai CPTTTC có bất thường mất hoặc   đảo ngược dòng tâm trương Doppler ĐMR ở tuổi thai 24­34 tuần và được ngừng  thai nghén trước 34 tuần. Kết quả nếu bất thường như mất hoặc đảo ngược sóng  a của OTM  kèm theo xuất hiện mất hoặc đảo ngược dòng chảy của Doppler tĩnh  mạch rốn có giá trị dự đoán kết cục chu sinh rất xấu. Bất thường Doppler OTM   trên thai CPTTTC ở giai đoạn sớm kèm với đảo ngược dòng tâm trương Doppler   ĐMR có liên quan mật thiết đến kết cục thai nhi và chu sinh với thai 32 dưới   tuần.
  12. 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Trung  ương trong thời gian   từ 2011 đến hết năm 2015. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu ­ Một thai sống, tuổi thai từ 28 đến 41 tuần. ­ Xác định chính xác tuổi thai theo kết quả siêu âm quý 1 thai kỳ.  ­ Thai không có bất thường hình thái học. ­ Thông tin về bệnh nhân đầy đủ.  Tiêu chuẩn loại trừ: ­ Trường hợp song thai, đa thai. ­ Không xác định được chính xác tuổi thai. ­ Những trường hợp thai bất thường cấu trúc, bất thường nhiễm sắc thể,   thai lưu trước khi vào viện. ­ Trọng lượng sau sinh so sánh thấy nằm trên đường BPV thứ  10 tương  ứng với tuổi thai. ­ Số liệu nghiên cứu không đầy đủ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: ­ Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả  cắt ngang để  chẩn đoán một  phương pháp thăm dò.  2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu: Trong đó     TP: số dương tính thật (true positive)       FN: số âm tính giả (false negative) Pdis : tỷ lệ suy thai trên thai CPTTTC Zα: là hằng số của phân phối chuẩn. Nếu α=0,05 thì   Z2 α= 1,96 w: sai số của xác suất dương tính thật và âm tính thật Chúng tôi dự  định tính cỡ  mẫu dựa trên với độ  nhạy mong muốn của 
  13. 13 doppler OTM là 90%, sai số của các xác suất đo 10%, tỷ  lệ  suy thai trên thai   CPTTTC khoảng 15%, thì cỡ mẫu dự tính là: 230 bệnh nhân Tổng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 252. 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ­ Bệnh án sản khoa, bệnh án sơ sinh, bảng quay tính tuổi thai. ­ Các dụng cụ, phương tiện khám thai: thước dây có chia vạch centimet,  máy đo huyết áp, cân trẻ sơ sinh.  ­ Máy siêu âm hiệu Siemens Acuson X 150 với đầu dò 3,5 MHz.  ­ Phiếu nghiên cứu in sẵn có các câu hỏi và thông tin điền trước và sau đẻ  liên quan đến thai phụ và sơ sinh. ­ Bơm tiêm loại nhỏ: 1 ml có tráng Heparin, kim tiêm 22 Gaucher  ­ Máy xét nghiệm khí máu và điện giải Roche Cobas b 221 để  phân tích  máu, pH máu động mạch rốn của thai. ­ Các bảng số  đo, giá trị  sinh lý theo BPV, tham chiếu của các phương   pháp thăm dò như Doppler ĐMTC, ĐMNG, ĐMR, OTM.  + Cân nặng sơ sinh theo bảng phân bố cân nặng và BPV của thai nhi Việt   Nam của tác giả Phan Trường Duyệt. sinh lý Doppler ĐMNG, ĐMR, ĐMTC và  chỉ số RI não/rốn theo số đo sinh lý thai phụ Việt Nam của tác giả Trần Danh  Cường. + Sinh lý Doppler OTM thai được tham chiếu chỉ số xung PI và giá trị sóng   S theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng, Turan và Bahlmann. 2.2.4. Tiến hành nghiên cứu 2.2.4.1. Khám lâm sàng  ­ Quy trình thăm  khám lâm sàng và chỉ  định các xét nghiệm cận lâm sàng   cơ bản theo phác đồ điều trị của bệnh viện 2.2.4.2. Khảo sát siêu âm thai và Doppler  ­ Siêu âm chẩn đoán cân nặng, đánh giá các tiêu chuẩn nghiên cứu chẩn  đoán thai CPTTTC, áp dụng theo Phan Trường Duyệt. ­ Doppler ĐMR, ĐMNG, ĐMTC, đánh giá hình thái phổ các sóng thì tâm   thu, tâm trương và đo các chỉ  số: chỉ  số  xung PI, chỉ  số  kháng RI và  Tỷ  lệ  S/D. * Siêu âm Doppler Ống tĩnh mạch thai nhi ­ Cách xác định và tìm ống tĩnh mạch:  + Trên đường cắt ngang: tìm mốc là đoạn tĩnh mạch rốn chạy trong gan   rồi gấp góc sang phải.
  14. 14 +  Trên đường cắt dọc: tìm tĩnh mạch rốn, đoạn đi trong gan, đầu tận   cùng có mạch máu nhỏ, gần như  đổ  trực tiếp vào trong tim đó là  ống tĩnh   mạch. Hình 2.4. Các đường cắt ngang và cắt dọc ổ bụng thai tìm OTM ­ Vị trí bắt Doppler: chỗ hẹp, bắt đầu của OTM, gần với TMR, đây là chỗ  vận tốc dòng máu cao nhất.  ­ Phổ doppler ống tĩnh mạch bình thường bao gồm 3 pha: S, D và a Theo các nghiên cứu ở thai nguy cơ thấp thì Doppler OTM được coi là bất  thường khi sóng a ≤ 0 và chỉ số xung PI tăng cao nằm trên đường BPV thứ 95  so với giá trị ở tuổi thai tương ứng 2.2.5. Kết quả nghiên cứu và đánh giá ­ Diễn biến tình trạng các thai trong nhóm nghiên cứu và kết quả  thai   nghén  ­ Các xét nghiệm bất thường: Doppler các ĐM, Doppler OTM. ­  Lấy máu cuống rốn xét nghiệm phân tích pH máu, pCO2 và dự trữ kiềm BE.  ­ Đánh giá tình trạng trẻ sau sinh: + Trọng lượng trẻ sau khi sinh + Chỉ số Apgar.  + Chẩn đoán sau sinh suy thai khi có toan máu, pH ≤ 7.15 hoặc dự trữ kiềm   BE 
  15. 15 trăm. ­ So sánh giá trị trung bình bằng kiểm định t­Student. ­ So sánh giá trị phần trăm bằng kiểm định χ2. ­ Xác định giá trị điểm cắt tối ưu liên quan đến tình trạng thai của thăm dò  siêu âm Doppler OTM.  ­ Sử  dụng phương pháp vẽ  đường cong ROC, tính diện tích dưới đường  cong AUC (Area Under the Cuver). Diện tích dưới đường cong ROC – AUC là  đại diện cho độ  chính xác của phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá   có ý nghĩa khi AUC > 0,6, cụ thể đánh giá như sau: ▪ Đánh giá giá trị phương pháp chẩn đoán bằng các thông số: Độ nhạy,  Độ đặc hiệu, Giá trị tiên đoán dương tính, Giá trị tiên đoán âm tính. ­ McNemar test được áp dụng để  so sánh các biến trong dự  báo kết quả  thai, suy thai. 2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành sau khi được hội đồng chuyên môn về  sản  khoa duyệt và cho phép thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện và tuân thủ  nghiêm túc theo từng bước nghiên cứu. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Đặc điểm nhóm nghiên cứu 3.1.1. Tuổi bệnh nhân Trung bình tuổi sản phụ trong nhóm nghiên cứu là 29,0 ± 5,7, ít tuổi nhất là  18, lớn tuổi nhất là 46, nhóm tuổi từ 25 đến 29 nhiều nhất, chiếm 35,7%. 3.1.2. Tuổi thai khi nhập viện Tuổi thai trung bình nhóm nghiên cứu: 34,9 ± 2,6 tuần, tuổi thai thấp nhất   28 và cao nhất 1 trường hợp thai 40 tuần. 3.1.3. Cách sinh của sản phụ nhóm nghiên cứu Kết thúc thai được chia 2 nhóm: nhóm đẻ đường âm đạo và nhóm mổ lấy   thai. Phần lớn bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đẻ  mổ  gồm 225 sản phụ  chiếm 89,3%, 27/252 đẻ thường (10,7%) Các chỉ định mổ lấy thai trong nhóm nghiên cứu: thai CPTTTC: 99/225  (44%); Bệnh lý mẹ :44/225 (19,5%);Thai suy 21/225 (9,3%), khác 27,1%. 3.2. Kết quả thai – sơ sinh. 3.2.1. Trọng lượng sơ sinh Trọng lượng trung bình sơ  sinh nhóm nghiên cứu:1606 ± 486 gam. Nhóm   thai từ 28 đến 30 tuần có trọng lượng thai nhỏ nhất: 692 ± 215 gam, nhóm thai 
  16. 16 ≥37 tuần có trọng lượng trung bình: 2140 ± 333 gam.  3.2.2. pH máu động mạch rốn Kết quả khí máu và pH máu ĐMR trung bình nhóm NC: 7,30 ± 0,09; pCO2 cao: 52,47 ± 19,1 mmHg; pO2   thấp hơn: 39,8 ± 16,75 mmHg và dự  trữ  kiềm thấp trung bình BE: 2,24 ±3,49 mmol/l và HCO3 : 24,66 ± 3,13  Kết quả pH máu động mạch rốn sơ sinh 241/252 (95,6%) trường hợp sơ  sinh có lấy máu động mạch rốn để  xét   nghiệm pH và khí máu còn 11/252 (4,4%) không xét nghiệm do đây là những   trường hợp thai lưu trong quá trình theo dõi thai. Kết quả: 186/252 (73,81%) sơ  sinh có chỉ  số  pH động mạch rốn > 7,25.   39/252 (15,48%) có chỉ  số: 7,15 <   pH ≤ 7,25;  16 (6,35%) sơ sinh có pH thấp ≤ 7,15. 3.2.3. Chia nhóm theo kết quả sơ sinh. Dựa vào xét nghiệm máu ĐMR sau sinh bao gồm pH, dự trữ kiềm BE   cùng diễn biến tình trạng thai và kết quả  sơ  sinh chúng tôi xếp kết quả  thai  nghén trong NC thành hai nhóm: Nhóm thứ  nhất: là nhóm KQ có suy thai: 33 trường hợp, bao gồm 22  trường hợp sau đẻ  có kết quả  xét nghiệm khí máu ĐMR biểu hiện suy thai  ( pH máu ≤ 7,15 hoặc BE 
  17. 17 Suy  Không  Nhóm NC KQ  thai suy thai   (N=225) Doppler  (N=219) OTM TB SD TB SD TB SD S 29,3 9,66 36,37 11,35 35,78 13,04 2 D 28,0 18,37 8,62 10,72 26,61 11,15 6 a 4,08 9,69 16,65 9,35 14,68 10,57 TAMX 17,26 8,26 27,03 9,76 25,69 10,28 PI 1,76 0,83 0,81 0,42 0,97 0,65 RI 0,90 0,28 0,55 0,19 0,61 0,24 DVI 1,66 0,83 0,80 0,47 1,02 1,42 PFI 0,57 0,13 0,74 0,09 0,71 0,12 S/D 1,77 0,59 1,37 0,35 1,51 1,25 a  / S 0,10 0,28 0,45 0,19 0,39 0,24 S / a ­1,22 10,13 2,39 2,45 1,41 5,26 Vận tốc trung bình các sóng của Doppler OTM (sóng S, D, a) đều thấp hơn  so với sinh lý tuổi thai. Trường hợp sóng a nhỏ  hơn 0 (a âm) và bằng 0 chỉ  xuất hiện  ở  nhóm thai có kết quả  có suy thai. Tất cả  các trường hợp  ở  suy   thai đều có PI tăng cao trên 1.   3.4.1. Điểm cắt tiên lượng thai của giá trị sóng a trong thăm dò Doppler  OTM  Bảng 3.5. Điểm cắt tiên lượng kết quả thai của giá trị sóng a Se  Sp  VP + VP – Hệ số  CI 95% (%) (%) (%) (%) Kappa a ≤ 0 69,7 95,4 69,7 95,4 0,65 0,51 – 0,79 a ≤ 2,37 69,7 95,0 67,6 95,4 0,64 0,5 – 0,78 a ≤ 6,77 84,8 84,9 45,9 97,4 0,51 0,38 – 0,64 a ≤ 12,65 87,9 66,2 28,2 97,3 0,28 0,19 – 0,38 Tại các điểm cắt a với các giá trị  khác nhau kết quả  khi sóng a ≤ 2,37   cm/giây và a ≤ 0 đều có Se, Sp,VP(+), VP(­) gần như nhau và có hệ số Kappa   trên 0.6, diện tích dưới đường cong AUC là 0,883.
  18. 18 Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC của ngưỡng sóng a  liên quan đến kết quả thai 3.4.2. Điểm cắt tiên lượng KQ thai của giá trị sóng S trong thăm dò Doppler   OTM trên thai CPTTTC Bảng 3.7. Điểm cắt tiên lượng kết quả thai của sóng S trong thăm dò Doppler OTM PV +  PV ­  Giá trị sóng S Se (%) Sp (%) Hệ số Kappa (%) (%) S 
  19. 19 Điểm cắt giá trị D ≤ 30 cm /giây có giá trị tiên lượng suy thai tốt nhất. Hệ  số Kappa thấp  0,9 87,9 71,1 31,5 97,5 0,34  ≥ 1,46 75,8 93,2 62,5 96,2 0,63  ≥ 1,86 66,7 96,8 75,9 95,1 0,67  ≥ 2,24 39,4 98,2 76,5 91,5 0,47 Với PI ≥ 1,46 thì giá trị  chẩn đoán suy thai tốt nhất. hệ  số  Kappa là   0,63. Diện tích dưới đường cong AUC: 0.886 Biểu đồ 3.10. Đường cong ROC ngưỡng giá trị chỉ số xung PI liên quan  đến kết quả thai 3.4.5. Điểm cắt tiên lượng suy thai của giá trị chỉ số kháng RI trong thăm  dò Doppler OTM trên thai CPTTTC Bảng 3.13. Điểm cắt tiên lượng kết quả suy thai của chỉ số kháng RI  trong thăm dò Doppler OTM Hệ số  Giá trị Se (%) Sp (%) PV + (%) VP ­ (%) Kappa RI > 0,6 87,9 69,4 30,2 97,4 Rất thấp
  20. 20 RI  ≥ 0,79 84,8 88,1 51,9 97,5 RI  ≥  1,0 69,7 100,0 100,0 95,6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2