intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng ngộ độc, đặc điểm, độc tính của nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) tại Bắc Kạn và thử nghiệm thuốc điều trị trên động vật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Mô tả thực trạng ngộ độc nấm độc tại tỉnh Bắc Kạn từ năm 2004 đến năm 2016 và đặc điểm của một số loài nấm độc mọc tại địa phương nơi xảy ra ngộ độc. Xác định độc tính của loài nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) mọc tại tỉnh Bắc Kạn lên một số cơ quan của động vật thực nghiệm. Khảo sát hiệu quả bảo vệ gan của thuốc silibinin và silymarin trên động vật thực nghiệm ngộ độc nấm độc trắng hình nón. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng ngộ độc, đặc điểm, độc tính của nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) tại Bắc Kạn và thử nghiệm thuốc điều trị trên động vật

  1. 1  ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước nhiệt đới nóng  ẩm có nhiều loài nấm mọc tự  nhiên, trong đó có cả nấm độc. Người dân nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh  miền núi phía Bắc nơi có nhiều nấm mọc, có thói quen thu hái và ăn nấm  mọc tự  nhiên nên vẫn thường xảy ra các vụ  ngộ  độc do ăn nhầm phải  nấm độc. Tại tỉnh Bắc Kạn,   theo báo cáo của Chi cục an toàn vệ  sinh  thực phẩm từ năm 2004 đến năm 2011 đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc nấm  độc, trong đó có những vụ cả gia đình tử vong sau ăn nấm.  Từ năm 2012,  ngành y tế địa phương đã triển khai các biện pháp can thiệp truyền thông  hướng dẫn người dân cách nhận dạng nấm độc và không ăn nấm mọc tự  nhiên. Đặc điểm chi tiết các vụ  ngộ  độc nấm độc tại tỉnh Bắc Kạn đã   diễn ra như  thế  nào trước và sau khi triển khai các biện pháp can thiệp  phòng chống ngộ độc nấm độc tại địa phương?  Ở  Bắc Kạn có các loài   nấm độc nào, trong đó có nấm độc chứa amatoxin gây chết người hay   không? Bên cạnh các biện pháp điều trị  giải độc không đặc hiệu, thuốc   silibinin bảo vệ  tế  bào gan (dùng đường tiêm hoặc đường uống) có tác  dụng bảo vệ tế bào gan trước tác dụng gây độc của độc tố  amatoxin do  ngộ  độc nấm độc hay không trên thực nghiệm, để  từ  đó định hướng sử  dụng thuốc này trên lâm sàng? Đây là các thông tin khoa học làm cơ sở để  đưa ra các biện pháp phòng chống thích hợp nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử  vong do ngộ độc nấm độc sát với thực tế  của địa phương. Từ  đó đề  tài  “Nghiên cứu thực trạng ngộ  độc, đặc điểm, độc tính của nấm độc   trắng hình nón (Amanita virosa) tại Bắc Kạn và thử nghiệm thuốc điều   trị trên động vật” Mục tiêu:   1. Mô tả  thực trạng ngộ  độc nấm độc tại tỉnh Bắc Kạn từ  năm   2004 đến năm 2016 và đặc điểm của một số loài nấm độc mọc   tại địa phương nơi xảy ra ngộ độc. 2. Xác định độc tính của loài nấm độc trắng hình nón ( Amanita virosa)  mọc  tại   tỉnh  Bắc  Kạn  lên  một  số   cơ   quan của  động  vật  thực   nghiệm. 3. Khảo sát hiệu quả  bảo vệ  gan của thuốc silibinin và silymarin   trên động vật thực nghiệm ngộ độc nấm độc trắng hình nón. Tính cấp thiết Ngộ  độc nấm xảy ra  ở  nhiều địa phương trong cả  nước nhưng  tập trung nhiều nhất  ở  các tỉnh miền núi phía bắc. Cùng một loài nấm  
  2. 2 độc nhưng mọc ở các vùng sinh thái khác nhau thì mức độ độc cũng khác  nhau. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía bắc có điều kiện tự nhiên thuận   lợi cho sự phát triển thực vật trong đó có các loài nấm độc. Do vậy, số  vụ ngộ độc nấm độc với tỷ lệ tử vong ở địa phương này cũng rất cao.  Đóng góp mới của luận án ­ Xác định thực trạng ngộ  độc nấm tại tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn   2004­ 2016, làm cơ  sở  quan trọng cho việc đánh giá hiệu quả  của các   biện pháp can thiệp được triển khai sau này ­  Nghiên cứu đã thống kê cho thấy ngộ  độc nấm độc chủ  yếu xảy ra   trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 8, nhiều nhất là các tháng 3,4 và 6.  Tử vong do ngộ độc nấm chỉ xảy ra vào tháng 3 và 4 là thông tin quan   trọng định hướng cho người dân cũng như  ngành y tế  cần nâng cao   cảnh giác hơn vào các thời điểm trong năm có nấm mọc nhiều và độc   tính cao ­  Nghiên cứu tìm thấy 10 loài nấm độc phân bố  tại Bắc Kạn. Trong đó  có nấm độc trắng hình nón được tìm thấy tại 6 xã thì 5 xã có xảy ra  ngộ độc nấm có người tử  vong. Đây cũng là loài nấm gây chết người   duy nhất tại địa phương, cần tập trung nghiên cứu sâu hơn về độc tính   và các biện pháp cấp cứu, điều trị ngộ độc loài nấm này. ­  Xác định được độc tính cấp và sự thay đổi một số chỉ tiêu về hóa sinh,   huyết học, tim mạch và mô bệnh học ở động vật thực nghiệm ngộ độc   nấm độc trắng hình nón. Những thông tin này có ý nghĩa thiết thực cho   việc đưa ra các giải pháp kỹ  thuật trong việc cấp cứu và điều trị  ngộ  độc loài nấm độc này. ­  Silibinin và silymarin đều có hiệu quả bảo vệ tế bào gan dưới tác dụng   gây độc của amatoxin trong nấm độc trắng hình nón.  Bố cục luận án: Luận án có 138 trang, trong đó đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 36 trang,   đối tượng và phương pháp 22 trang, kết quả 49 trang, bàn luận 26 trang,  kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Luận án có 106 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 15, tiếng Anh: 91). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NẤM ĐỘC 1.1.1. Khái niệm Nấm độc là loài nấm có chứa độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con   người và động vật khi ăn phải. Nấm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng,  chứa nhiều protein, acid amin, vitamin, muối khoáng và các chất kháng  
  3. 3 sinh... thêm vào đó nấm thường có mùi vị  đặc trưng tạo ra sự  hấp dẫn,  thu hút khẩu vị  của nhiều người. Tuy nhiên, không phải nấm nào cũng   ngon và bổ, trong số loại thực phẩm rất đa dạng này có nhiều loại nấm  độc. 1.1.2. Phân loại nấm độc Phương pháp đơn giản và được  ứng dụng nhiều nhất trong thực   tế để phân biệt các loài nấm độc là nhận biết hình thái, so sánh nấm độc  và nấm không độc.  Gần đây các tác giả đã phân loại nấm độc theo hội chứng ngộ độc   nấm gồm 14 nhóm trong đó có 2 nhóm chưa xác định được độc tố. 1.1.3. Tình hình ngộ độc nấm độc trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới, ngộ độc nấm chiếm 2,1% trong tổng số các ca ngộ  độc. Ngộ  độc nấm là một trong các dạng ngộ  độc xảy ra thường xuyên  nhất với trên 12.000 ca đã được các Trung tâm chống độc ghi nhận trong   năm 1996 và tính ra có 5 ca/100.000 dân. Việt Nam là nước có khí hậu nóng  ẩm, mưa nhiều. Các vụ  ngộ  độc nấm độc vẫn thường xuyên xảy ra  ở  các tỉnh vùng cao nơi dân trí  thấp, nhiều dân tộc cùng sinh sống và đời sống người dân ở đây còn khó  khăn như Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Sơn La, Yên Bái...   Các công trình nghiên cứu về  nấm độc  ở  Việt Nam còn rất ít. Gần đây  tác giả  Hoàng Công Minh và CS đã nghiên cứu về  nấm độc tại một số  tỉnh của Việt Nam và đã công bố thực trạng ngộ độc nấm độc ở các tỉnh   này.  1.2. NẤM ĐỘC TRẮNG HÌNH NÓN VÀ ĐỘC TỐ AMATOXIN 1.2.1. Nấm độc trắng hình nón  Nấm   độc   trắng   hình   nón   trông   rất   giống   nấm   độc   tán   trắng  (Amanita verna), bình thường theo hình dáng, màu sắc rất khó phân biệt  giữa hai loài nấm này. Điểm khác biệt là khi nhỏ  dung dịch 5 – 10%   hydrocid kali (KOH) lên mũ nấm trắng hình nón thấy chỗ có nhỏ KOH  sẽ chuyển màu vàng. Khi nấm còn nhỏ, nấm độc trắng hình nón giống với trứng gà của  gà mái trắng và vẫn  ẩn dưới lòng đất. Nắp của nó có hình chuông, gần  như nhọn, với một bề mặt trơn trượt và có mùi hơi khó chịu. Khi trưởng thành, nó trở nên khô, với ánh sáng lụa, vẫn trắng nhưng   có thể trở nên sặc sỡ với màu vàng hoặc nâu ở giữa nắp của nó. Các bào   tử của A. virosa có màu trắng, với đường kính từ 8­10 mm. Tỷ lệ chiều dài   / chiều rộng nhỏ hơn 1,25. 
  4. 4 Phân bố  nhiều nơi trên thế  giới, đặc biệt thấy nhiều  ở  châu Âu,   châu Mỹ  và Canada. Tại châu Á, loài nấm này có mọc  ở vùng đông bắc   Thái Lan và đã có một số  vụ  ngộ  độc gây chết người. Tại Việt Nam,   nấm độc trắng hình nón có thể  tìm thấy  ở  các tỉnh phía Bắc như  Hà   Giang, Yên Bái, Cao Bằng.   1.2.2. Độc tố Amatoxin Độc tố  amatoxin tìm thấy trong khoảng 35 loài nấm trong ba chi   (Amanita,   Galerina,   và   Lepiota)  chứa   amatoxin.   Ngộ   độc   nấm   chứa  amatoxin là nguyên nhân phổ  biến gây tử  vong trong số  các bệnh nhân   ngộ  độc nấm. Điều trị  ngộ  độc amatoxin rất khó khăn, phải càng sớm  càng tốt khi có những biểu hiện lâm sàng ban đầu của ngộ độc amatoxin. 1.2.2.1. Cấu trúc của amatoxin  Amatoxin   bao   gồm   9   loại   bao   gồm:  α­amanitin;  β­amanitin,  γ­ amanitin,  ε­amanitin,   amaninamide,   amanullin,   proamanullin,   amanin   và  amanullinic acid. Các ammatoxin đầu tiên được tách chiết vào năm 1941. 1.2.2.2. Cơ chế gây ngộc độc  Amatoxin không tan trong nước, hấp thu qua đường tiêu hóa vào   máu rồi được chuyển đến gan thông qua hệ thống tuần hoàn. Hoạt động  vận chuyển được thực hiện bằng các protein màng tế bào gan gọi là các   polypeptide anion hữu cơ  vận chuyển (OATP) 1B3 và chất đồng vận   chuyển natri taurocholat (NTCP) làm tập trung độc tố amatoxin vào trong   tế   bào   gan.   Sau   khi   vào   trong   tế   bào,   amatoxin   gắn   kết   với   RNA   polymerase phụ  thuộc DNA và làm ngưng trệ  sự  tổng hợp protein nội   bào, dẫn đến kết quả là sự chết tế bào do apoptosis. Amatoxin là nguyên   nhân gây ra tình trạng hủy hoại tế bào gan trước tiên sau đó ảnh hưởng   đến thận. 1.2.2.3 Độc tính của amatoxin Amatoxin có độc tính cao, trên người liều gây chết cho người lớn   đối   với   amatoxin   là   0,1g/kg   thể   trọng.   Có   thể   chiết   được   10   –   15mg  amatoxin trong 40 gam nấm tươi. Trên động vât, một số  nghiên cứu cho  thấy độc tính của amatoxin đối với các loài động vật có khác nhau. LD 50  đối với  amatoxin  trên  chó  là 0,1mg/kg thể  trọng qua  đường  tiêm  tĩnh   mạch. Trên chuột  cống: LD50  là  4mg/kg theo  đường  tiêm màng bụng.  Động vật thường chết  ở  ngày thứ  2 – 7 ngày sau ngộ  độc. LD50  trên  chuột  nhắt trắng là  300 mg/kg thể  trọng theo  đường  tiêm  ổ  bụng và   chuột bị chết ở ngày thứ 2 – 5 sau ngộ độc. 1.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ  ĐỘC NẤM CÓ CHỨA AMATOXIN
  5. 5 1.3.1. Triệu  chứng  lâm  sàng  và   chẩn   đoán  ngộ   độc  nấm có  chứa  amatoxin Biểu hiện lâm sàng có thể được chia làm 3 giai đoạn. ­ Giai đoạn 1: Phân có nhầy máu (xuất hiện sau ăn nấm từ  6 – 12   giờ) đau bụng quặn, nôn và đi ngoài nhiều, phân có nhầy, máu. Mất nước   qua đường tiêu hóa nhiều và nặng có thể  dẫn đến suy thận cấp, sốc   giảm thể  tích. Có thể  gặp đái ra máu. Giai đoạn này bụng mềm, enzym   gan (GOT, GPT), bilirubin chưa tăng nhưng có thể các rối loạn điện giải  như giảm kali, giảm natri máu, toan chuyển hóa. Nếu triệu chứng xảy ra   sớm trong vòng 6­12 giờ thường có biểu hiện tổn thương gan nặng . ­ Giai đoạn 2: Trong vòng 24 giờ, các triệu chứng tiêu hóa (đau  bụng, nôn, tiêu chảy) thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên các enzym gan và  bilirubin lại tăng nhanh trong vòng 24­36 giờ sau ăn, cao nhất trong vòng  60­72 giờ. Với bệnh nhân nặng có thể  chuyển trực tiếp từ  giai đoạn 1  sang giai đọan 3. ­ Giai đoạn 3: suy gan tối cấp và suy đa tạng (sau ăn 48 giờ­ 96   giờ): điển hình sau ăn 2­4 ngày. Trường hợp nặng gây suy gan không hồi   phục, thường kèm theo suy thận.  Một số  tác giả  khác lại chia ngộ  độc nấm độc có amatoxin làm 4  giai đoạn, trong đó các tác giả  có thêm giai đoạn tiềm  ẩn từ  sau khi ăn  nấm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.  1.3.2. Chẩn đoán ngộ độc nấm có chứa amatoxin 1.3.2.1. Chẩn đoán xác định dựa vào ­ Hỏi bệnh: hỏi kỹ bệnh sử.  ­ Triệu chứng lâm sàng của đường tiêu hóa và triệu chứng về gan   xuất hiện muộn. ­ Việc chẩn đoán dựa vào xác định mẫu nấm mà bệnh nhân đã ăn  ­ Lấy nước tiều tìm amatoxin: phát hiện amatoxin trong nước tiểu  bằng phương pháp elisa có độ nhạy tốt và được phát hiện trong vòng 36   giờ  sau ăn nấm. Hiện nay xét nghiệm này chưa thực hiện được  ở  Việt   Nam. ­   Phát   hiện   amatoxin:   amatoxin   có   thể   được   phát   hiện   bằng   phương pháp phản  ứng chuỗi polymerase, sắc ký lỏng hiệu năng cao,  elisa.  1.3.2.2. Chẩn đoán phân biệt. ­ Nhiễm độc thức ăn: Bệnh nhân cũng có biểu hiện triệu chứng của   đường   tiêu   hóa   như   đau   bụng,   nôn,   tiêu   chảy.   Để   xác   định   cần   xét  nghiệm amatoxin trong nước tiểu.
  6. 6 ­ Các bệnh viêm gan, suy gan cấp do các nguyên nhân khác như viêm gan   nhiễm độc, viêm gan do virus, viêm gan do các nguyên nhân khác  1.3.3. Điều trị ngộ độc nấm có chứa Amatoxin 1.3.3.1. Hạn chế hấp thu độc chất Ngộ độc nấm chứa amatoxin thường xuất hiện triệu chứng muộn sau   ăn nấm nên các biện pháp hạn chế hấp thu không có hiệu quả và dễ có biến   chứng.  1.3.3.2.Tăng cường thải độc *Tăng cường thải độc qua đường tiêu hóa  Than hoạt tính sẽ hấp phụ độc tố  amatoxin thải qua mật vào tá tràng   và hỗng tràng. Việc dùng than hoạt đa liều sẽ  giúp làm giảm chu trình gan   ruột của amatoxin. Than hoạt liều 0,5 g/kg (tối đa là 50g), mỗi 4 giờ.  * Tăng đào thải amatoxin qua nước tiểu Một số  nghiên cứu cũng cho thấy, việc làm tăng bài niệu bằng cách  truyền dịch kết hợp với thuốc lợi niệu không làm tăng loại bỏ amatoxin một   cách đáng kể.  * Dẫn lưu mật Amatoxin có trong dịch vị  d ạ  dày ­ tá tràng kéo dài cho đến 60 giờ  sau khi ăn phải nấm. Biện pháp hút hỗng tràng liên tục qua đườ ng mũi   đượ c khuyến cáo như  là một kỹ thuật đơn lẻ  hoặc kết hợp với than ho ạt   tính để  loại bỏ  dịch mật và làm gián đoạn tuần hoàn gan ruột. Tuy nhiên,  lợi ích thực tế của các thủ thuật này cũng chưa đượ c ghi nhận rõ ràng.  * Lọc tách huyết tương hấp phụ (FPSA) Trong một thử  nghiệm nhỏ trên 20 bệnh nhân bị  suy gan cấp do ngộ  độc Amanita phalloid cho thấy lọc tách huyết tương hấp phụ làm giảm nồng  độ amantin trong nước tiểu từ 42,5 ng/ml xuống còn 1,2 ng/ ml và không cần   phải ghép gan.  * Hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử  Trong báo cáo ca lâm sàng của tác giả Shi Y và CS (2002) cũng cho   thấy   có   tiến   triển   hồi   phục   tình   trạng   suy   gan   cấp   sau   khi   bị   ngộ   độc  amatoxin bằng biện pháp MARS  * Thay huyết tương Thực hiện một mình hoặc phối hợp với MARS có tác dụng cải thiện  chức năng gan.   * Thận nhân tạo, lọc hấp phụ Việc loại bỏ  amatoxin bằng các phương pháp thay thế  thận như  chạy  thận nhân tạo và lọc máu hấp phụ không có hiệu quả với bệnh nhân có chức   năng thận bình thường và không cải thiện tỷ lệ sống.
  7. 7 1.3.3.3. Thuốc ức chế hấp thu amatoxin *Silibinin dihemisuccinate Silibinin là một chất chiết xuất từ tinh dầu cây cây huyết long Địa  Trung Hải ở Địa Trung Hải (Silybum marianum). Silibinin ức chế sự h ấp   thu amatoxin bằng polypeptide vận chuyển anion hữu cơ (OATP) 1B3 và  chất đồng vận chuyển natri taurocholate (NTCP) nằm trong màng tế bào   gan. Nó cải thiện sự  sống còn của tế  bào gan người tiếp xúc với alpha­ amanitin.   Tác   động   bên   trong   tế   bào   cũng   bao   gồm   kích   thích   RNA   polymerase   type   I,   các   hiệu   ứng   chống   oxy   hoá,   và   làm   tăng   bài   tiết   amatoxin vào đường mật.  Silibinin   có  hiệu   quả   nh ất   khi   dùng   trong   vòng 24 giờ sau khi ăn. Silibinin có thể đượ c sử dụng rộng rãi ở nhiều  quốc gia và được dùng một liều tiêm tĩnh mạch ban đầu là 5 mg/kg,  sau đó truyền tĩnh mạch liên tục với liều 20 mg/kg/ ngày trong 6 ngày  hoặc cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu hồi phục lâm sàng.  Việc khuyến cáo dùng silibinin dựa trên một nghiên cứu trên 2110  trường hợp cho thấy tỷ lệ tử  vong  ở 624 bệnh nhân nhận silibinin thấp   hơn   so   với   những   người   không   điều   trị   bằng   silibinin   (5,6%   so   với   10,66%).  * Penicillin G Trong   mô   hình   nghiên   cứu  trên   người   và  động   vật   về   độc   tính   amatoxin cho thấy penicillin G liều cao có thể ức chế sự hấp thu amatoxin   bởi các polypeptide vận chuyển các anion hữu cơ  (OATP) và giúp ngăn   ngừa độc tính của tế bào. Penicillin G là một chất ức chế ít hơn về sự hấp   thu amatoxin của tế bào gan ở người so với silibinin trên thực nghiệm  * Ceftazidime Ngăn chặn sự  hấp thu amatoxin tế  bào gan. Tuy nhiên, số  bệnh   nhân điều trị thấp và việc sử  dụng đồng thời silibinin ở tất cả các bệnh   nhân không cho phép kết luận chắc chắn về hiệu quả.  * Các thuốc silymarin Silymarin là một chất chiết xuất từ cây huyết long Địa Trung Hải  (Silybum   marianum)   có   chứa   một   số   flavonolignan,   bao   gồm   silibinin   (dạng tự  nhiên của thuốc, silibinin dihemisuccinate). Nồng  độ  silibinin  trong các loại viên khác nhau cũng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các viên  silymarin chứa khoảng 50% silibinin. Sự  hấp thu qua  đường uống chỉ  khoảng 20 đến 40 % ở người. Không có hướng dẫn rõ ràng về liều uống   của silymarin đối với ngộ độc nấm amatoxin. Với nồng độ silibinin 50%   trong hầu hết các chiết xuất silymarin và hấp thu kém tại đường tiêu hóa  do vậy cần phải uống liều khoảng 10 g viên silymarin hàng ngày để đạt 
  8. 8 được nồng độ  trong huyết tương  tương  đương với  liều silibinin  tĩnh   mạch (20 mg/kg/ngày).  1.3.3.4. Các thuốc chống oxy hóa ­ N­acetylcystein  (NAC):  Nghiên cứu điều trị  cho 2100 bệnh nhân ngộ  độc nấm amatoxin cho thấy 192 bệnh nhân nhận NAC có tỷ lệ tử vong là   6,8%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ tử vong trung bình là 11,6% trong số  tất cả các bệnh nhân.   ­ Cimetidine và vitamin C  có tác dụng chống oxy hoá và bảo vệ  tế  bào   trong các mô hình thực nghiệm trên động vật bị  ngộ  độc nấm có chứa  amatoxin.  1.3.3.5. Ghép gan        Trong một nghiên cứu về  điều trị  nhiễm độc nấm amatoxin  ở  2108  bệnh nhân, ghép gan được thực hiện trong khoảng 1,5% các trường hợp.  Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu điều tra tại tỉnh Bắc Kạn - Người ngộ độc nấm độc còn sống và người thân của người ngộ  độc nấm độc đã chết của toàn bộ 94 người bị ngộ độc nấm tại tỉnh Bắc  Kạn từ  năm 2004 đến năm 2016 theo thống kê của Chi cục an toàn vệ  sinh thực phẩm tỉnh Bắc Kạn. - 40 mẫu nấm độc được tìm thấy mọc  ở các địa phương nơi xảy  ra các vụ ngộ độc nấm độc tại 22 xã của 7 huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm ­ 227 chuột nhắt trắng dòng Swiss, không phân biệt đực cái, khoẻ  mạnh, cân nặng trung bình 20 ± 2 gam  ­ 184 chuột cống trắng dòng Wistar, không phân biệt đực cái, khoẻ  mạnh, cân nặng trung bình 200 ± 20 gam  ­ 167 thỏ trắng New Zealand, không phân biệt đực cái, khoẻ mạnh,   cân nặng 2,0 ± 0,2 kg  2.2. Vật liệu nghiên cứu 2.2.1. Mẫu nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) tươi được thu thập vào  mùa xuân tại huyện Na Rì, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn  được dùng để nghiên cứu sâu trên thực nghiệm về độc tính của nấm và  thử nghiệm thuốc điều trị nhiễm độc trên động vật. 2.2.2. Thuốc điều trị ngộ độc nấm độc trắng hình nón ­ Legalon® SIL (Silibinin dihemisusccinate) 528,5mg Nhà sản xuất: Roltapharm/ Madaus GmbH, 51101 Cologne
  9. 9 ­ Legalon (Silymarin) 70mg  Nhà sản xuất: Madaus Gmb, Germany 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Khảo sát thực trạng ngộ độc nấm độc *   Phương   pháp:    Điều   tra   các   trường   hợp   ngộ   độc   nấm   độc   theo  phương pháp  điều  tra  cắt  ngang,  hồi  cứu  hồ   sơ,  số   liệu,  phỏng  vấn   người ngộ độc nấm độc còn sống và người thân của người ngộ độc nấm   độc đã chết theo mẫu phiếu thu thập thông tin tại các gia đình bị ngộ độc   nấm ở các địa phương thuộc tỉnh Bắc Kạn từ năm 2004 đến năm 2016. * Địa điểm nghiên cứu: Các gia đình bị ngộ độc nấm tại tại 22 xã thuộc  7 huyện của tỉnh Bắc Kạn * Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến 2016 * Các bước tiến hành: ­ Xây dựng phiếu thu thập thông tin ngộ độc. ­ Thu thập danh sách bệnh nhân và địa chỉ  các gia đình bị  ngộ  độc nấm  qua hồ sơ của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm và Trung tâm y tế  dự  phòng, các bệnh viện thuộc Sở y tế tỉnh Bắc Kạn.  ­ Đến các gia đình có người bị ngộ độc nấm độc theo danh sách và địa chỉ  đã thu thập, phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân  theo các nội dung của phiếu thu thập thông tin. ­ Xử lý thống kê ngộ độc theo các chỉ tiêu.  2.3.2. Điều tra các loài nấm độc mọc tại địa phương xảy ra ngộ độc * Phương pháp: điều tra hồi cứu theo ca bệnh. * Địa điểm nghiên cứu: Các thôn bản nơi xảy ra ngộ độc nấm tại 22 xã   thuộc 7 huyện của tỉnh Bắc Kạn. Vị trí tập trung tìm kiếm nấm là các   nơi người dân đã hái nấm về ăn và bị ngộ độc và mở rộng điều tra ra các   khu vực có nấm mọc qua chỉ dẫn của chính quyền và nhân dân trong địa   bàn điều tra. * Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến 2016 * Các bước tiến hành: ­  Xây dựng mẫu phiếu điều tra nấm độc. ­  Thu thập danh sách các vụ ngộ độc nấm, thời gian bị ngộ độc, địa chỉ  các gia đình bị  ngộ  độc nấm qua hồ  sơ  của Chi cục an toàn vệ  sinh  thực phẩm tỉnh Bắc Kạn. ­  Đến vị trí nấm mọc, nơi gia đình đã hái nấm về ăn để điều tra. ­  Điều tra các loài nấm lớn khác có mọc gần nơi có các loài nấm độc đã   hái về ăn để nắm bắt các loài nấm ăn được dễ nhầm với nấm độc.
  10. 10 ­  Tiến hành điều tra, khảo sát theo mẫu phiếu điều tra, quay phim, chụp   ảnh, thu mẫu nấm. ­  Điều tra các loài nấm tại các xã không có các vụ ngộ độc nấm theo chỉ  dẫn của chính quyền, cán bộ trạm y tế và người dân địa phương.     ­  Sau khi thu thập được mẫu nấm, tiến hành phân loại, cân cân nặng,   ngâm dung môi bảo quản, sấy mẫu nấm, làm dấu  ấn bào tử  (spore  print), tiêu bản ngay trong ngày. 2.3.3. Phương pháp xác định loài nấm độc Loài nấm được xác định bằng phương pháp so sánh đặc điểm và hình  dạng nấm với mô tả của Trịnh Tam Kiệt, bao gồm các đặc điểm riêng về  hình thái, bào tử, phản ứng với hoá chất khi đối chiếu với mẫu nấm chuẩn. Nghiên cứu bào tử  nấm dưới kính hiển vi (soi tươi và nhuộm tiêu   bản bào tử  bằng NH4OH 2,5% và thuốc thử  Melzer) về  cấu trúc, hình   dáng, kích thước, màu sắc, ... Đối chiếu với mẫu bào tử chuẩn đặc trưng   của loài, để phân biệt một số loài cùng chi và có hình thái giống nhau.  Phản  ứng đặc trưng với hoá chất của một số  loài có hình thái và bào tử  nấm giống nhau:  + Test Weiland để xác định loài nấm có chứa độc tố amatoxin. + Phản  ứng tạo mầu với  KOH: nấm độc trắng hình nón cho màu  vàng khi nhỏ  dung dịch KOH 5% lên mũ hoặc cuống nấm, nấm độc tán  trắng không chuyển màu.   2.3.4. Thu thập, bảo quản và tạo dịch nghiền nấm độc Nấm tươi sau thu hái được cân cân nặng, ghi vào nhật ký trước khi  ngâm bảo quản trong lọ chứa cồn 70° đậy kín để chuyển từ Bắc Kạn về  Học  viện  Quân y. Mẫu tiếp tục bảo  quản  trong  cồn 70°  ở  nhiệt độ  phòng liên tục cho đến khi sử dụng.
  11. 11 Sơ đồ 2.1.  Sơ đồ nghiên cứu 2.3.5. Phương pháp khảo sát tác dụng của thuốc silibinin và sylimarin   trên thỏ gây ngộ độc dịch nghiền  nấm độc trắng hình nón * Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên động vật thực nghiệm *  Địa  điểm  nghiên   cứu:  Trung  tâm  đào  tạo,  nghiên  cứu  độc   học  và  phóng xạ Học viện Quân y * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2015 2.3.5.1. Khảo sát tác dụng điều trị của thuốc silibinin tiêm Sau khi gây ngộ độc 12 giờ tiến hành cho thỏ dùng thuốc silibinin   ở nhóm 3 (10 con).  Tiêm tĩnh mạch cho thỏ  120 mg sillibinin/ngày chia 2 lần (sáng –  chiều) x 4 ngày bắt đầu từ 12h sau gây ngộ độc. 
  12. 12 Sơ đồ 2.2.  Sơ đồ thí nghiệm khảo sát tác dụng của thuốc silibinin  theo đường tiêm  2.3.5.2. Khảo sát tác dụng điều trị của thuốc silymarin uống Sau khi gây ngộ độc 12 giờ tiến hành cho thỏ uống thuốc silymarin   ở nhóm có điều trị (10 con) bằng dụng cụ chuyên dụng.  Liều dùng 50mg/kg, có quy đổi sang liều của động vật. Cho thỏ  uống silymarin 280mg/lần x 2lần/ngày (04 viên nang Legalon 70 mg/lần x  2 lần/ngày) qua dụng cụ chuyên biệt vào buổi sáng và tối bắt đầu từ 12h   sau gây ngộ độc. Sơ đồ 2.3. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát tác dụng của thuốc silymarin  theo đường uống  2.3.6 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp tiến hành các chỉ tiêu  * Trên chuột nhắt trắng Xác định liều gây ngộ độc nấm độc trắng hình nón: LDmin, LDmax, LD50  * Trên chuột cống trắng ­Xác định liều gây ngộ độc nấm độc trắng hình nón: LDmin, LDmax, LD50 ­ Các chỉ tiêu mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương trên chuột  cống trắng ngộ độc nấm độc trắng hình nón với liều gây ngộ độc bằng  2/3 liều LDmin.  * Trên thỏ
  13. 13 ­Xác định liều gây ngộ độc nấm độc trắng hình nón: LDmin, LDmax, LD50 ­ Cân nặng gan, thận thỏ vào ngày thứ 6 sau gây ngộ độc nấm độc trắng  hình nón với liều bằng 2/3 liều LDmin.  ­ Hình đại thể, vi thể gan, thận  thỏ vào ngày thứ 6 sau gây ngộ độc nấm  độc trắng hình nón với liều bằng 2/3 liều LDmin ­ Các chỉ tiêu hoá sinh đánh giá chức năng gan: hoạt độ AST (GOT), ALT  (GPT), GGT, billirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, albumin. ­ Các chỉ tiêu hoá sinh đánh giá chức năng thận: định lượng urê, creatinin. ­ Các chỉ tiêu hoá sinh đánh giá chức năng chuyển hoá: nồng độ  glucose,   nồng độ CPK, canxi ion, protein. ­ Các chỉ  tiêu huyết học: Số  lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hàm  lượng huyết sắc tố, nồng độ hemoglobin, công thức bạch cầu. ­ Các chỉ tiêu đông máu: Thời gian máu đông, thời gian máu chảy. 2.4 Phương pháp xử lý số liệu          Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng máy vi tính trên phần mềm   SPSS 20.0 theo phương pháp thống kê y sinh học. Kết quả được thể hiện  dưới dạng: ­ Số trung bình (), độ lệch chuẩn (SD), tỷ lệ phần trăm (%).  ­   So   sánh   các   số   trung   bình   của   2   biến   độc   lập   bằng   kiểm   định  Independent­Sample T Test (đối với biến định lượng tuân theo luật phân  bố  chuẩn) hoặc kiểm định phi tham số  Mann­Whitney U (đối với biến   định lượng không tuân theo luật phân bố  chuẩn). Giá trị  khác biệt có ý  nghĩa thống kê với p
  14. 14 3.1. Thực trạng ngộ  độc nấm độc tại tỉnh Bắc Kạn và đặc điểm  của một số loài nấm độc mọc tại địa phương nơi xảy ra ngộ độc 3.1.1. Thực trạng ngộ độc nấm độc tại tỉnh Bắc Kạn ­ Tuổi: Xuât hiên  ́ ̣ ở tât ca cac nhom tuôi, trong đo  ́ ̉ ́ ́ ̉ ́ở nhóm tuôi t ̉ ừ 11 đên 20 ́   ̉ ́ ̉ ̣ tuôi chiêm ty lê cao nhât, tiêp theo là nhóm trên 50 tu ́ ́ ổi.   ­ Giới tính: Nam có 52 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 55,3%, nữ có 47 bệnh nhân  chiếm tỷ lệ 44,7%.  ̣ ̣ ­ Ngô đôc nâm đôc xay ra  ́ ̣ ̉ ở  ngườ i dân tộc Tày và Dao 35,11%, Nùng  12,77%, Mông 7,44%, Sán chỉ 7,44%.   ̉ ­ Trong tông sô 94 ng ́ ười bi ngô đôc nâm co 62 ng ̣ ̣ ̣ ́ ́ ười (65,96%) được đưa   ̣ ̣ đi bênh viên điêu tri. Các b̀ ̣ ệnh nhân tử  vong vì ngộ  độc nấm độc đều   được điều trị tại bệnh viện.  ­ Tri ệu ch ứng xu ất hi ện đ ầu tiên sau ăn n ấm: tiêu hóa 64,9%, th ần   kinh 30,9%, không rõ 4,3%. ̣ ̣ ­ Ngô đôc nâm tai B ́ ̣ ắc Kạn xuât hiên t ́ ̣ ừ tháng 2 đến tháng 12, nhiều nhất  vào tháng 3. Những vụ  ngộ  độc nấm có người tử  vong chỉ  xảy ra vào   tháng 3 và tháng 4 ­ Triệu chứng ngộ độc nấm: Triệu chứng nôn và buồn nôn 97,9%. Triệu  chứng đau bụng gặp 85,4%,  ỉa lỏng gặp 71,3% bệnh nhân, đau đầu gặp  48,3%, chóng mặt gặp 79,3%.  ­ Ngộ độc nấm xảy ra ở tất cả các huyện của tỉnh Bắc Kạn. Bang 3.1.  Sô vu ngô đôc nâm đôc, sô ng ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ười bi và t ̣ ử vong theo năm Sô ng ́ ười  Sô vu ngô ́ ̣ ̣  bi ngô ̣ ̣  Số người tử vong Năm đôc̣ đôc ̣ SL (n) Tỷ lệ  SL (n) Tỷ lệ  (%) (%) 2004 3 8 8,51 4  28,57 2005 2 7 7,44 4  28,57 2006 1 4 4,26 3  21,43 2007 7 24 25,53 1  7,14 2008 5 15 15,96 0  0 2009 3 15 15,96 2  14,29 2010 4 12 12,77 0  0 2011 3 9 9,57 0  0 2012­ 2016 0 0 0 0  0 Tông số ̉ 28 94 100 14  100 ̣ ắc Kạn đa xay ra 28 vu ngô đôc nâm đôc, 94 ng Tai B ̃ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ươi măc, t ̀ ́ ử vong 14   ngươi. Cao nhât năm 2007 (07 vu – 24 ng ̀ ́ ̣ ười mắc). Giai đoạn từ  2012­  2016 không ghi nhận trường hợp ngộ độc nấm độc nào.
  15. 15 Bảng 3.2. Mối tương quan giữa thời gian xuất hiện triệu chứng đầu  tiên và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ngộ độc nấm Thời  Sống  Tử  OR  P gian  sót vong (95%) xuất  hiện  TC  Số  Số  % % đầu  người người 6,5 tiên 
  16. 16 Liều LD50,  LD100, LD min  của các động vật khác nhau  3.2.2. Thay đổi chỉ  số  mạch, huyết áp động mạch trên chuột cống   trắng ngộ độc nấm độc trắng hình nón Bảng 3.4. Thay đổi mạch, huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu  ở chuột cống trắng gây ngộ độc nấm độc trắng hình nón Thời điềm (n=10) Trước  Chỉ số NĐ Sau 12h Sau 24h Sau 36h ( X ( X  SD) ( X  SD) ( X  SD) SD) Mạch 298,26  322,7 41,64 335 36,85 372,87 28,5 (lần/phút) 24,94 p 
  17. 17 p>0,05 p0,05 p
  18. 18 p
  19. 19 p>0,05 p 0,05 p 
  20. 20 Biểu đồ 3.1.  Biến đổi nồng độ  GOT ở các nhóm thỏ khảo sát hiệu  quả điều trị silibilin và silymarin Nồng độ  GOT  ở  nhóm không điều trị  sau ngộ  độc tăng cao hơn   nhóm có điều trị bằng silibinin và silymarin.   Điều trị silibinin Điều trị silymarin Biểu đồ 3.2. Biến đổi nồng độ GPT ở các nhóm thỏ khảo sát hiệu  quả điều trị silibilin và silymarin Nồng độ GPT  ở nhóm ngộ độc không điều trị tăng cao hơn nhóm   ngộ độc có điều trị với p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2