intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến loãng xương ở nam giới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến loãng xương ở nam giới" được nghiên cứu với mục tiêu là: Xác định đa hình gen LRP5Q89R, MTHFRC677T và FTOrs1121980 ở nam giới loãng xương nguyên phát; Phân tích mối liên quan giữa đa hình gen LRP5Q89R, MTHFRC677T, FTOrs1121980 với mật độ xương và một số yếu tố nguy ơ ở đối tượng trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen liên quan đến loãng xương ở nam giới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOA NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA HÌNH CỦA MỘT SỐ GEN LIÊN QUAN ĐẾN LOÃNG XƢƠNG Ở NAM GIỚI Ngành đào tạo : Nội Khoa Chuyên ngành : Nội – Xương khớp Mã số : 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2023
  2. CÔNG TRÌNH NÀY ĐƢỢC TRÌNH BÀY TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG 2. PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HOA Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Mai Hồng Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thu Hà Phản biện 3: GS.TS. Trần Huy Thịnh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp trường tại Trường Đại Học Y Hà Nội Vào hồi: …. giờ ngày …. tháng ….. năm ……. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Hoa, Trần Thị Minh Hoa, Nguyễn Thị Thanh Phương. “Mối liên quan giữa đa hình kiểu gen LRP5 tại SNP Q89R (rs41494349) với mật độ xương ở nam giới”. T p ọ Việt Nam, tháng 8/2020. 493:263-270. 2. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Nàn, Trần Thị Minh Hoa, Nguyễn Thị Thanh Hương. “Mối liên quan giữa đa hình gen Methylene tetrahydrofolate reductase (MTHFR) C677T với loãng xương ở nam giới”. T p ọ Việt Nam, tháng 5/2022. 514(2):221 - 226. 3. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Nàn, Trần Thị Minh Hoa, Nguyễn Thị Thanh Hương. “Mối liên quan giữa đa hình Gen fat mass and Obesity - Associated (FTO) Rs1121980 với loãn xương ở nam giới”. T p ọ Việt Nam. tháng 11/2022. 520(2):161-167.
  4. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Loãng xương (LX) là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa của xương, đặc trưng bởi giảm mật độ chất khoáng của xương và tổn thương cấu trúc của xương, hậu quả là suy giảm sức mạnh của xương và khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Gãy xương do loãng xương làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng gánh nặng chi phí cho nền kinh tế và giảm chất lượng cuộc sống đặc biệt ở người cao tuổi. Loãng xương là một bệnh lý chịu sự ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố khác nhau như tuổi, giới, chủng tộc, di truyền, chế độ dinh dưỡng, hormon, hoạt động thể lực. Trong đó yếu tố di truyền chiếm một vị trí khá quan trọng, theo nhiều nghiên cứu các cặp song sinh cho thấy 50% – 85% sự biến đổi MĐX (Bone Mineral Density – Mật độ xương) là do gen quy định. Các nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện ra 518 locus liên quan đến mật độ xương, loãng xương và gãy xương nhưng chỉ 20% các đa hình gen trong nghiên cứu giải thích được cơ chế ảnh hưởng của nó đến MĐX và gãy xương. Các nghiên cứu trên cả nam và nữ ở nhiều chủng tộc khác nhau cho thấy ba đa hình gen LRP5Q89R, MTHFRC677T và FTOrs1121980 có liên quan đến sự thay đổi của mật độ xương và gãy xương. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên 3 đa hình gen LRP5Q89R, MTHFR C677T và FTOrs1121980 đặc biệt trên đối tượng nam giới. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu lần đầu tiên xác định được đặc điểm các đa hình gen LRP5Q89R, MTHFRC677T và FTOrs1121980 trên đối tượng nam giới cao tuổi Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 đa hình gen đều tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới và độc lập với các yếu tố nguy cơ khác: tuổi chỉ BMI, tiền sử gãy xương, mức độ hoạt động thể lực. Nam giới mang càng nhiều alen nguy cơ trong tổ hợp 3 đa hình gen càng làm tăng nguy cơ loãng xương. Do vậy các thông tin về các đa hình này trên người bệnh sẽ giúp cho các bác sỹ lâm sàng đánh giá nguy cơ loãng xương ở các đối tượng người trẻ tuổi, đặc biệt mắc nhiều bệnh lý nền và sử dụng các thuốc gây ảnh hưởng đến chuyển hóa xương để từ đó góp phần chẩn đoán sớm, điều trị sớm, giảm tỷ lệ gãy xương, giảm nguy cơ tử vong sau gãy xương do loãng xương và giảm gánh nặng chi phí điều trị cho nền kinh tế.
  5. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xá địn đa ìn gen LRP5Q89R, MTHFRC677T và FTOrs1121980 ở nam giới loãng xương nguyên p át. 2. Phân tích mối liên quan giữa đa ìn gen LRP5Q89R, MTHFRC677T, FTOrs1121980 với mật độ xương và một số yếu tố nguy ơ ở đối tượng trên 4. Cấu trúc của luận án - Luận án được trình bày trong 125 trang (không kể tài liệu tham khảo và phần phụ lục). Luận án gồm 7 phần: Đặt vấn đề 2 trang, Chương 1 Tổng quan tài liệu 34 trang, Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang, Chương 3 Kết quả nghiên cứu 34 trang, Chương 4 Bàn luận 35 trang , Kết luận 2 trang, Kiến nghị 1 trang. - Luận án gồm 34 bảng (phần kết quả 30 bảng), có 11 biểu đồ và 15 hình. Sử dụng 157 tài liệu tham khảo gồm 18 tài liệu tiếng Việt, 139 tài liệu tiếng Anh. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Dịch tễ học loãng xƣơng nam * Trên thế giới: Tỷ lệ loãng xương nam khác nhau tùy theo từng nghiên cứu giao động từ 2-16% và tăng dần theo độ tuổi, tỷ lệ loãng xương của nam thường thấp hơn nữ từ 3-4 lần. Nghiên cứu NHANES 2005–2006 được thực hiện bởi Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Mỹ trên 3157 người Mỹ trưởng thành từ 50 tuổi trở lên được đo MĐX tại 2 vị trí cổ xương đùi và toàn bộ xương hông, kết quả cho thấy 49% phụ nữ lớn tuổi và 30% đàn ông lớn tuổi bị giảm MĐX ở cổ xương đùi, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ là 10% và tỷ lệ loãng xương nam là 2%. Trong một nghiên cứu khác tại nước này tiến hành ở nam giới từ 69 đến 74 tuổi, tỷ lệ loãng xương 10,2%. Ở Thụy Sĩ tỷ lệ loãng xương là 6,3% ở nam trong độ tuổi từ 50 - 80 tuổi, tỷ lệ này ở độ tuổi từ 80 - 84 là 16,6%. Ở một số nước châu Á tỷ lệ loãng xương ở nữ cũng cao hơn nam tương tự như người da trắng. Nghiên cứu tiến hành trên 7042 người độ tuổi từ 20 trở lên ở 10 trung tâm thuộc các tỉnh khác nhau ở Trung Quốc (2002-2006) cho kết quả tỷ lệ loãng xương ở nữ là 31,2 % và 10,4% ở nam giới trên 50. Tại Hồng Công tỷ lệ loãng xương cột sống thắt lưng ở nam là 7% ở nữ là 37%, tỷ lệ loãng xương ở cổ xương
  6. 3 đùi ở nam là 6% và ở nữ là 16%. Ở Hàn Quốc tỷ lệ loãng xương là 35,5% ở nữ và 7,5% nam trên 50 tuổi. * Tại Việt Nam: nghiên cứu của các tác giả ở hai miền Bắc, Nam đã cho thấy tỉ lệ loãng xương ở cả nam và nữ tương đương với một số nước châu Á và nam giới da trắng. Theo số liệu của Nguyễn Thị Thanh Hương tại miền Bắc - Việt Nam nghiên cứu trên 222 nam giới và 612 nữ giới khỏe mạnh tuổi từ 13-83 tỷ lệ loãng xương ở cổ xương đùi nam giới 9% và nữ giới là 17% Nghiên cứu của tác giả Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự trên 357 nam và 870 nữ tuổi từ 18 - 89 tại Thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ loãng xương nam 10%, trong khi tỷ lệ loãng xương nữ là 30%. Như vậy, có thể thấy rằng loãng xương và gãy xương do loãng xương thực sự là bệnh phổ biến tại Việt Nam, cần được quan tâm nghiên cứu thích đáng. 1.1 Gen liên quan đến loãng xƣơng 1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới Vai trò của di truyền (gen) liên quan đến MĐX đã được biết đến từ trước đó. Các nghiên cứu trên các cặp song sinh ở cả nam và nữ cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng với bệnh loãng xương, quyết định 50-80% MĐX của mỗi cá thể tùy theo từng nghiên cứu. Hơn nữa các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gen đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương và quá trình mất xương. Các nghiên cứu về các gen liên quan đến loãng xương được tập trung chủ yếu vào các gen (candidate gen) tác động đến các con đường sinh hóa, dược lý và sinh lý học của quá trình tạo xương và hủy xương. Phần lớn những SNP này có ảnh hưởng đến MĐX và gãy xương đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu với các giá trị p khác nhau và có sự khác biệt giữa các chủng tộc khác nhau. Những SNP quan trọng và phổ biến nhất đã được xác định liên quan đến các quá trình hình thành tế bào tạo xương, hủy xương, tín hiệu Wnt của tế bào tạo xương, vitamin D, Estrogen, Collagen, Mevalonate như là các gen LRP5, LRP6, DKK1, VDR, ColA1, ESR1, ESR2… Trong những năm gần đây với sự phát triển nhanh của khoa học, sự ra đời của các nghiên cứu GWAS (genome wide association studies - nghiên cứu tương quan toàn hệ gen) đã phát hiện ra nhiều SNP mới có liên quan đến MĐX và gãy xương. Urano và cộng sự tiến hành một phân tích gộp các nghiên cứu GWAS trong 8 năm (2007-2015) đã phát hiện ra nhiều SNP mới liên quan đến loãng xương và gãy xương ở trên
  7. 4 quần thể người da trắng và người Châu Á. Trong đó các SNP liên quan đến các quá trình sinh học của xương đã biết đến: con đường tín hiệu WNT/β-catenin: catenin β1 (CTNNB1), sclerostin (SOST), LRP4, LRP5, GPR177, WNT4, WNT5B, WNT16, dickkopf1 (DKK1), gen tổng hợp protein xoắn xuyên màng 4 (sFRP4), Jagged 1 (JAG1), MEF2C và AXIN1. Các nghiên cứu GWAS cho loãng xương cũng đã xác định được ba các yếu tố quan trọng, cụ thể là RANK, RANKL và OPG tác động đến quá trình biệt hóa tế bào gốc trung mô thành tế bào tạo xương. Tuy nhiên các tác giả cũng tìm thấy một số locus ở trên các gen mà hiện tại chưa thấy được vai trò của nó trong các cơ chế sinh học của xương (FAM210A, SLC25A13…). Nghiên cứu của tác giả Kempt và cộng sự năm 2013 tiến hành trên 14.492 người Anh ở cả 2 giới phát hiện được 307 SNP trên 203 locus gây ảnh hưởng đến MĐX ở mức có ý nghĩa, trong đó có 153 locus mới phát hiện so với các công bố trước đó, nhóm tác giả cũng chỉ ra 12 SNP liên quan đến gãy xương một cách có ý nghĩa. Năm 2021 tác giả Zhu X và cộng sự tiến hành nghiên cứu phân tích gộp 512 nghiên cứu GWAS trên thế giới trong vòng 12 năm cho kết quả tìm thấy 518 locus trong bộ gen người ảnh hưởng đến MĐX và gãy xương. Trong đó chỉ 20% locus này giải thích được mối liên quan của nó với cơ chế sinh học của xương. Loãng xương là một bệnh lý phức tạp đa yếu tố, sự tác động của gen đến MĐX, loãng xương và gãy xương đã được khẳng định. Tuy nhiên cơ chế tách động thực sự trên xương vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Do đó vẫn cần nhiều nghiên cứu trên các đối tượng chủng tộc, giới tính, độ tuổi khác nhau để làm sáng tỏ vai trò của gen với loãng xương và gãy xương. 1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam năm 2015 tác giả Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự thuộc trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định sự ảnh hưởng của các đa hình gen lên MĐX ở người Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên 564 người khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên với tuổi trung bình 47 (180 nam và 384 nữ) sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cá nhân được đo MĐX bằng phương pháp DXA tại vị trí cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và đầu trên xương đùi. Đối tượng nghiên cứu được xác định 32 đa hình gen (của 29 gen: LRP5, SP7, MBL2/DKK1, ESR1, DHCR7, MEF2C, SOST, VDR, RANK, RANKL, SCL25A13, MEPE…), các đa hình gen này đã được xác định có mối liên quan đến MĐX ở người da trắng và một số nước châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 gen SP7 rs2016266, ZBTB40 rs7543680 và
  8. 5 MBL2/DKK1 rs1373004 làm giảm MĐX ở mức có ý nghĩa sau khi đã kiểm soát yếu tố tuổi, giới và cân nặng. Ba đa hình gen này ảnh hưởng từ 0.2% đến 1,1% MĐX, đặc biệt đa hình gen SP7 rs2016266 có mối tương quan cao nhất, alen G làm thay đổi 0,02 g/cm2 MĐX ở cổ xương đùi và toàn cơ thể. Trong đó tác giả Hồ Phạm Thục Lan nghiên cứu 2 đa hình rs3736228 và rs599083 của gen LRP5 cho kết quả không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa của 2 đa hình gen này với MĐX ở các vị trí. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu tính đa hình của gen liên quan đến loãng xương ở nam giới trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu tính đa hành của một số gen liên quan đến loãng xương và gãy xương đốt sống. Nghiên cứu thực hiện trên 2 nhóm đối tượng: phụ nữ mãn kinh và nam giới. Trong đó chung tôi tiến hành xác định mối liên quan giữa 3 đa hình gen LRP5 Q89R, MTHFR C677T và FTOrs1121980 với loãng xương và gãy xương đốt sống ở phụ nữ mãn kinh và nam giới. Ba đa hình gen này có mối tương quan đến MĐX và gãy xương trong các nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện cụ thể: * LRP5 là một gen có nhiều điểm đa hình gen khác nhau đã được công bố làm giảm MĐX và tăng nguy cơ gãy xương ở cả hai giới trên nhiều chủng tộc khác nhau. Ở Việt Nam nghiên cứu của tác giả Hồ Phạm Thục Lan xác định 2 điểm đa hình đơn nucleotid rs3736228 và rs599083 của gen LRP5 cho thấy không có mối liên quan với MĐX. Tuy nhiên nhóm tác giả chưa xác định mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 tại SNP Q89R; Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ xuất hiện của đa hình gen này chủ yếu trên đối tượng người châu Á, rất ít ở người da trắng. Tần suất alen G của đa hình gen LRP5 Q89R chiếm 7,5% trên đối tượng người Việt Nam, đây là một đa hình gen xuất hiện với tỷ lệ không nhỏ, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định mối liên quan giữa đa hình gen này với loãng xương ở nam giới mà các nghiên cứu trước đó chưa thực hiện. * MTHFR (Methylene tetrahydrofolate reductase) là một gen có nhiều điểm đa hình được tìm thấy trên cơ thể người (khoảng 50 SNP). Trong đó đa hình gen MTHFR C677T được xác định là làm giảm MĐX và tăng nguy cơ gãy xương ở trên cả người da trắng và châu Á. Ở Việt Nam các nghiên cứu về mối liên quan của đa hình gen MTHFR C677T khá nhiều, cho thấy có mối liên hệ giữa đa hình gen này với bệnh đái tháo đường, gút và xảy thai liên tiếp trong sản khoa. Các nghiên cứu cho thấy tần xuất alen T dao động từ 14,5 đến 25% tùy theo từng nhóm
  9. 6 đối tượng nghiên cứu. Do vậy đây là một đa hình gen phổ biến trong quần thể người Việt Nam và cần được quan tâm nghiên cứu mối liên quan của nó với các bệnh lý khác nhau để xác định nguy cơ của đa hình gen này trên người Việt Nam. * FTO (Fat Mass and Obesity-Associated) là một gen được phát hiện trong những năm gần đây, ở Việt Nam các nghiên cứu tiến hành xác định mối liên quan của gen này với béo phì đã được nghiên cứu và công bố. Các nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan của gen này với loãng xương và gãy xương còn chưa nhiều. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem đa hình gen rs1121980 của gen FTO có ảnh hưởng như thế nào trên đối tượng nam giới Việt Nam CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu * Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm lấy mẫu: tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. - Địa điểm phân tích mẫu: Bộ môn Sinh lý bệnh Trường Đại học Y Hà Nội. * Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2016 đến tháng 12/2021 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 400 đối tượng trong đó 200 bệnh nhân loãng xương và 200 nam giới có MĐX bình thường làm đối chứng với các tiêu chí lựa chọn như sau: 2.2.1. Nhóm bệnh * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Là nam có độ tuổi ≥ 50. - Bệnh nhân không có tiền sử mắc các bệnh mạn tính gây loãng xương thứ phát (như bệnh gan, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus, vảy nến,…) bệnh thận mạn tính, ung thư, các bệnh nội tiết và các rối loạn liên quan chuyển hóa Vitamin D, chuyển hóa xương như như đái tháo đường, béo phì, hội chứng kém hấp thu, bệnh cường giáp trạng, hội chứng Cushing, bệnh
  10. 7 Cushing). Bệnh nhân không sử dụng các loại thuốc gây loãng xương (corticoid, hormon thay thế, heparin): dựa vào hồ sơ bệnh án và khám lâm sàng, nếu có triệu chứng nghi ngờ thì loại khỏi nghiên cứu - Được chẩn đoán là loãng xương với chỉ số T ≤ -2,5 ở ít nhất 1 trong 3 vị tri cổ xương đùi, đầu trên xương đùi và cột sống thắt lưng. Đo MĐX bằng phương pháp DXA. * Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có bất động từ 1 tháng trở lên; không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2.2. Nhóm chứng: Chọn bệnh nhân vào nhóm chứng như tiêu chuẩn chọn như nhóm bệnh song có MĐX bình thường với chỉ số T ≥ -1 ở cả 3 vị trí cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và đầu trên xương đùi. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh - chứng, ghép cặp theo nhóm tuổi 2.3.2 Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu trong mô hình tương tác giữa gen và môi trường, cỡ mẫu được tính theo phần mềm QUANTO cho nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp (http://quanto.software.informer.com). Dựa trên các thông số được ước tính từ nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và các dân tộc Châu Á: - Tỉ lệ loãng xương là 10 % ở sau tuổi 50. - Số SNP đưa vào khảo sát = 3 - Sai số loại I (α): 0,05 với giả thuyết kiểm định hai phía đã điều chỉnh; lực mẫu là 0,80. - Tỉ lệ alen quan tâm (minor allen) là 0,20-0,40; với mô hình di truyền cộng hợp (log additive inheritance mode). - Tỉ lệ đối tượng có yếu tố môi trường tương tác: 0,25-0,4. - Ảnh hưởng chính về di truyền (main effect of genetics): 1,25. Ảnh hưởng chính về môi trường (main effect of environment): 1,25. Ảnh hưởng tương tác về gen-môi trường: 4,0-6,0. - Tỉ lệ bệnh chứng = 1:1. Cỡ mẫu tính được cho mỗi nhóm là 179. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn được 200 bệnh nhân bị loãng xương và 200 đối tượng không bị loãng xương làm đối chứng với tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ kể trên.
  11. 8 * Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, đối tượng đến khám bệnh được khám sàng lọc, đo mật độ xương và lấy máu xét nghiệm, đủ tiêu chuẩn của nhóm bệnh hoặc nhóm chứng sẽ được lấy máu gửi về trường Đại học Y Hà Nội để xác định kiểu gen. 2.3.3. Các chỉ số, biến số nghiên cứu - Các biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, nhóm tuổi, nghề nghiệp, nơi sống, trình độ học vấn phỏng vấn qua bộ câu hỏi. - Các biến số, chỉ số nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng: cân đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, hút thuốc lá, uống rượu, tiền sử bệnh, tiền sử gãy xương, mức độ hoạt động thể lực. - Biến về cận lâm sàng: đo mật độ xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA) ở vị trí cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, toàn bộ đầu trên xương đùi. - Các biến số về xá địn đa ìn gen ng iên ứu: Các đa hình gen (SNP): xác định đa hình đơn của 3 gen LRP5 Q89R, MTHFRC677T và FTOrs1121980 của 400 đối tượng nghiên cứu bằng 2 phương pháp: LRP5 Q89R (rs41494349) và FTO rs1121980: xác định bằng phương pháp cắt enzym giới hạn (RFLP-PCR) MTHFR C677T xác định bằng phương pháp ARMS-PCR Kết quả xác định kiểu gen được kiểm chứng lại tính chính xác bằng giải trình tự gen. 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phần mềm phân tích Stata 14.0 để phân tích thống kê. Phân loại các biến số lượng và biến phân nhóm. Các biến số lượng được kiểm tra phân bố theo phân phối chuẩn bằng kiểm định Kolmologov-Smirnov test. Tần số của các alen được kiểm tra phân bố theo định luật cân bằng Hardy - Weinberg bằng kiểm định khi bình phương (χ2) test hoặc Fisher-exact test. So sánh giá trị trung bình của các biến theo phân phối chuẩn bằng kiểm định Student T-test và ANOVA test. So sánh giá trị trung bình của các biến không theo phân phối chuẩn bằng kiểm định Kruskall-Wallis test. Sử dụng OR (Odd ratio) để xác định nguy cơ loãng xương của các đa hình gen và các yếu tố nguy cơ, sử dụng hệ số tương quan r để tìm mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và MĐX.
  12. 9 Phân tích mối liên quan của kiểu gen cùng các yếu tố khác (tuổi, cân nặng, chiều cao, BMI và hút thuốc lá, uống rượu) với bệnh loãng xương bằng hồi quy logistic đa biến. 2.4. Vấn đề đức của nghiên cứu : - Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng đạo đức của Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng - Các đối tượng tham gia nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích của nghiên cứu, quy trình tiến hành và có quyền rút khỏi nghiên cứu khi không muốn tham gia. - Các thông tin liên quan đến bệnh nhân được đảm bảo bí mật, mỗi bệnh nhân được mã hóa một mã số riêng. - Các kỹ thuật thao tác trên bệnh nhân được đảm bảo đúng chuyên môn. - Đề tài nghiên cứu này được thực hiện hoàn toàn vì mục đích khoa học chứ không vì mục đích nào khác.
  13. 10 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu 400 người, 200 nam giới bị loãng xương và 200 đối tượng có MĐX bình thường làm đối chứng, với tiêu chí ghép cặp theo nhóm tuổi các đặc điểm như sau: *Tuổi trung bình nhóm bệnh 74,96 ± 6,73; không có sự khác biệt độ tuổi trung bình của 2 nhóm nghiên cứu, trong đó độ tuổi cao nhất là 91 tuổi và thấp nhất là 59 tuổi; Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 70-79 (52%); kế đến là nhóm tuổi trên 80 (26%) thấp nhất là nhóm tuổi dưới 70 (22%); hai nhóm bệnh và chứng có tỷ lệ nhóm tuổi tương đương vì chúng tôi xử lý số liệu theo tiêu chí ghép cặp theo nhóm tuổi. * Chiều cao trung bình của nhóm bệnh (159,02±5,55) thấp hơn so với nhóm chứng (161,7±5,61) một cách có ý nghĩa thống kê (p
  14. 11 3.2. Đặc điểm đa hình gen LRP5 Q89R, MTHFR C677T và FTO rs1121980 Bảng 3.1. Phân bố các kiểu gen LRP5 Q89R (rs41494349) Nhóm Tổng Nhóm bệnh Alen/kiểu gen chứng (n=400), p (n=200),% (n=200),% % A 370 (92,5) 388 (97) 758 (94,75) Alen 0,004 G 30 (7,5) 12 (3) 42 (5,25) Kiểu AA 172 (86,0) 188 (94,0) 360 (90,0) 0,008 gen AG+GG 28 (14%) 12 (6,0%) 38 (9,5%) p theo HDW 0,3725 0,6618 Nhận xét: Sự phân bố của alen và kiểu gen tuân theo định luật Hardy Weinberg. Có sự khác biệt về tỷ lệ alen và kiểu gen LRP5 Q89R ở nhóm bệnh và chứng một cách có ý nghĩa thống kê với p
  15. 12 Bảng 3.3. Phân bố các kiểu gen FTO rs1121980 Alen/ kiểu Nhóm bệnh Nhóm chứng Tổng p gen (n=200),% (n=200),% (n=400), % G 310 (77,5) 338 (84,5) 648 (81) 0,012 Alen A 90 (22,5) 62 (15,5) 152 (19) Kiểu GG 110 (77,5) 138 (84,5) 248 (62) 0,004 gen GA 90 (22,5) 62 (15,5) 152 (38) p theo HDW AA 2,43 (1,12 – 5,29) 0,025 1.45127 AG> AA + GG 2,38 (1.10- 5.17) 0.028 1.45199 Cộng gộp alen G 2,67 (1,24 – 5,73) 0,012 1.448695 Nhận xét: Ở mô hình trội kiểu gen AG và GG làm tăng nguy cơ loãng xương lên gấp 2,62 (95%CI: 1,2-5,73) lần so với kiểu gen AA (p= 0,016) và có giá trị AIC thấp nhất ở mô hình trội (AIC =1.448211) chứng tỏ đây là mô hình tối ưu cho phân tích ảnh hưởng của SNP Q89R.
  16. 13 Bảng 3.5. Mối liên quan giữa đa hình gen LRP5 Q89R rs41494349 với loãng xương nam giới theo từng vị trí Vị trí LRP5 Q89R OR (95%CI) p AG+GG>AA 1,94 0,90-4,19 0,090 Cổ xƣơng đùi G>A 2,11 1,03-4,34 0,042 AG+GG>AA 2,02 1,01- 4,06 0,047 Cột sống thắt lƣng G>A 1,92 0,99 – 3,7 0,052 AG+GG>AA 2,32 0,46 -11,61 0,306 Đầu trên xƣơng đùi G>A 2,18 0,47 -10,10 0,317 Nhận xét: Kiểu gen AG+GG và alen G làm tăng nguy cơ loãng xương vị trí cột sống thắt lưng lên gấp 2,02 lần và 2,11 lần so với người mang kiểu gen AA và alen A tương ứng (p CC 1,54 (1,02 - 2,31) 0,040 1,455858 CT >CC 1,41 (0,92 - 2,14) 0,116 1,460209 TT>CC 3,47 (0,91 - 13,22) 0,068 1,456957 CT>CC+TT 1,31 (0,86 -1,99) 0,206 1,46029 TT>CC+CT 3,14 (0,84 - 11,76) 0,090 1,45607 Cộng gộp alen G 2,67 (1,24 – 5,73) 0,012 1.448695 Nhận xét: Trong các mô hình kiểm định thì chỉ có mô hình trội là có ý nghĩa thống kê, trong đó kiểu gen CT+TT làm tăng nguy cơ mắc loãng xương gấp 1,5 lần so với kiểu gen CC.
  17. 14 Bảng 3.7 Mối liên quan giữa đa hình C677T của gen MTHFR với loãng xương ở nam giới theo từng vị trí Vị trí MTHFR C677T OR (95%CI) p TT+CT>CC 2,04 1,23 – 3,38 0,006 Cổ xƣơng đùi T>C 1,71 1,34-2,57 0,01 TT+CT>CC 1,23 0,81 – 1,87 0,34 Cột sống thắt lƣng T>C 1,19 0,83-1,70 0,35 TT+CT>CC 3,52 0,99-12,48 0,05 Đầu trên xƣơng đùi T>C 2,66 1,07 – 6,61 0,035 Nhận xét: Kiểu gen TT+CT làm tăng nguy cơ loãng xương lên gấp 2,04 và 3,52 lần so với kiểu gen CC tại vị trí cổ xương đùi và đầu trên xương đùi tương ứng (pGG 1,83 1,2-2,77 0,001 các vị trí A>G 0,467 0,11 – 2,05 0,32 GA>GG 1,43 0,86 -2,37 0,172 Cổ xƣơng đùi A>G 1,31 0,84-2,04 0,229 GA>GG 1,99 1,31 - 3,06 0,001 Cột sống thắt lƣng A>G 1,68 1,17 – 2,43 0,005 GA>GG 0,41 0,09-1,94 0,26 Đầu trên xƣơng đùi A>G 0,467 0,11 – 2,05 0,32 Nhận xét: alen A làm tăng nguy cơ loãng xương vị trí cột sống thắt lưng lên 1,68 lần; kiểu gen GA làm tăng nguy cơ mắc loãng xương gấp 1,99 lần so với kiểu gen GG (p
  18. 15 3.3.4. Sự kết hợp của các đa hình gen của 3 gen LRP5 Q89R, MTHFR C677T và FTO rs1121980 với loãng xương ở nam giới Bảng 3.9. Sự kết hợp các kiểu gen ở 3 gen liên quan đến loãng xương ở nam giới Trong tổ hợp kiểu gen cứ xuất hiện từ 1 alen nguy cơ đã làm tăng nguy cơ loãng xương hơn so với nhóm không có alen nguy cơ nào (pAA) 3,45 1,54 – 7,70 0,002 MTHFR C677T (CT +TT> CC) 1,65 1,02 – 2,67 0,039 FTO rs1121980 (GA>GG) 2,17 1,35 – 3,52 0,001 Thiếu cân > bình thường 4,08 1,30 – 12,79 0,016 Chỉ số Thừa cân > bình thường 0,4 0,23 – 0,68 0,001 BMI Béo phì > bình thường 0,22 0,12 – 0,41 0,000 Tiền sử hút thuốc (Có>không) 1,02 0,64 – 1,63 0,94 Tiền sử uống rƣợu (Có>không) 0,84 0,50 – 1,40 0,504 Tiền sử gãy xƣơng (Có>không) 3,84 1,74 – 8,46 0,001 Hoạt Tĩnh tại > cao 27,81 5,16 – 150,02 0,000 động Ít > cao 6,94 2,34 – 20,53 0,000 thể lực Trung bình > cao 5,3 1,89 – 15,30 0,002 Nhận xét: 3 đa hình gen LRP5Q89R, MTHFR C677T và FTOrs1121980 làm tăng nguy cơ loãng xương với mô hình di truyền trội.
  19. 16 Bảng 3.11. Liên quan giữa đa hình 3 gen và các yếu tố nguy cơ với loãng xương vị trí cổ xương đùi trong mô hình kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến Các yếu tố nguy cơ OR 95% CI P LRP5 Q89R (AG+GG>AA) 2,59 1,09 – 6,22 0,032 MTHFR C677T (CT +TT> CC) 2,50 1,38 – 4,50 0,002 FTO rs1121980 (GA>GG) 1,82 1,0 – 3,3 0,05 Thiếu cân > bình thường 7,27 1,30 – 12,79 0,002 Chỉ số Thừa cân > bình thường 0,59 0,30 – 1,14 0,119 BMI Béo phì > bình thường 0,20 0,09 – 0,48 0,000 Tiền sử hút thuốc (Có>không) 1,09 0,61 – 1,95 0,782 Tiền sử uống rƣợu (Có>không) 0,83 0,46– 1,69 0,698 Tiền sử gãy xƣơng (Có>không) 1,26 0,52 – 3,1 0,60 Hoạt Tĩnh tại > cao 48,45 6,24 – 356,64 0,000 động Ít > cao 6,07 1,36 – 25,92 0,018 thể lực Trung bình > cao 4,59 1,06 – 18,93 0,041 Nhận xét: Ba đa hình gen LRP5Q89R, MTHFR C677T và FTOrs1121980 làm tăng nguy cơ loãng xương vị trí cổ xương đùi (pAA) 2,37 0,26 – 21,60 0,44 MTHFR C677T (CT +TT> CC) 2,46 0,50 – 12,10 0,27 FTO rs1121980 (GA>GG) 0,78 0,12 – 5,10 0,80 Chỉ Thiếu cân > Bình thường 29,24 3,07 – 278,31 0,003 số Thừa cân > Bình thường 0,81 0,11 – 5,7 0,828 BMI Béo phì > Bình thường - - - Tiền sử hút thuốc (Có> Không) 0,7 0,13 – 3,69 0,68 Tiền sử uống rƣợu (Có> Không) 1,26 0,20 – 7,87 0,81 Tiền sử gãy xƣơng (Có> Không) 9,5 1,41 – 63,9 0,02 Hoạt Tĩnh tại > Cao - - - động Ít > Cao 0,08 0,005 – 1,34 0,079 thể lực Trung bình > Cao 0,05 1,06 – 18,93 0,02
  20. 17 Nhận xét: không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa 3 đa hình gen LRP5 Q89R, MTHFR C677T, FTO rs1121980 với loãng xương đầu trên xương đùi. Bảng 3.13. Liên quan giữa đa hình 3 gen và các yếu tố nguy cơ với loãng xương vị trí cột sống thắt lưng trong mô hình kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến Các yếu tố nguy cơ OR 95% CI p LRP5 Q89R (AG+GG>AA) 2,72 1,24 – 5,97 0,013 MTHFR C677T (CT +TT> CC) 1,24 0,76 – 2,01 0,38 FTO rs1121980 (GA>GG) 2,37 1,45 – 3,86 0,001 Chỉ Thiếu cân > bình thường 3,9 1,33 – 11,41 0,013 số Thừa cân > bình thường 0,4 0,23 – 0,70 0,001 BMI Béo phì > bình thường 0,24 0.13 – 0,43 0,000 Tiền sử hút thuốc (Có > Không) 1,07 0,67 – 1,72 0,783 Tiền sử uống rƣợu (Có > Không) 0,85 0,50 – 1,46 0,537 Tiền sử gãy xƣơng (Có > không) 3,07 1,46 – 6,48 0,003 Hoạt Tĩnh tại > Cao 21,59 4,14 – 112,46 0,000 động Ít > Cao 6,25 2,04– 19,14 0,001 thể lực Trung bình > Cao 4,9 1,66 – 14,37 0,004 Nhận xét: đa hình gen LRP5 Q89R, FTO rs1121980 làm tăng nguy cơ loãng xương cột sống thắt lưng một cách có ý nghĩa thống kê.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1