intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu vai trò của xạ hình xương và đánh giá kết quả điều trị sarcom xương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

45
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài luận án ”Nghiên cứu vai trò của xạ hình xương và đánh giá kết quả điều trị sarcom xương” với 2 mục tiêu là: (1) Nghiên cứu vai trò của xạ hình xương trong chẩn đoán giai đoạn và theo dõi điều trị sarcom xương. (2) Đánh giá kết quả điều trị sarcom xương. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu vai trò của xạ hình xương và đánh giá kết quả điều trị sarcom xương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO           BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRỊNH VĂN THÔNG NGHIÊN CỨU VAI TRÒ XẠ HÌNH XƯƠNG VÀ  ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SARCOM XƯƠNG    Chuyên ngành : Ngoại khoa Mã số : 9720104 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. HÀ NỘI ­ 2019
  3. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH  TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Đình Chiến 2. PGS.TS. Nguyễn Đại Bình Phản biện 1: PGS.TS. Trần Trung Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Lê Ngọc Hà Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khánh Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án  cấp trường tại học viện Quân y vào hồi ……….. ngày ….  tháng …. năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia
  4. ­ Thư viện Học viện Quân y ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Về tính thời sự, tính cần thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn   của đề tài luận án Sarcom xương là bệnh ung thư xương nguyên phát thường  gặp nhất và chiếm khoảng 35% tổng số  các ung thư  xương   nguyên phát. Những năm trước 1980, phương pháp điều trị duy   nhất là phẫu thuật cắt cụt chi và cho dù có phẫu thuật sớm thì   tỷ  lệ  sống thêm toàn bộ  sau 5 năm cũng không quá 20% và di   căn phổi là nguyên nhân chính gây tử vong.  Từ những năm 1980 trở lại đây, sự kết hợp giữa hóa trịvới  phẫu thuật đã cải thiện đáng kể  tỷ lệ sống thêm cho các bệnh  nhân. Vấn đề  đặt ra là làm sao để  đánh giá được mức độ  đáp  ứng của tổ  chức bệnh lí với thuốc. Các biện pháp đánh giá  thông qua mức độ  hoại tử  của mô có nhiều điểm hạn chế  do  phải can thiệp phẫu thuật và phụ thuộc vào cách lấy mẫu bệnh   phẩm, đọc kết quả xét nghiệm… Xạ hình xương cho phép đánh giá đáp ứng điều trị hóa chất  trước phẫu thuật thông qua chỉ  số  TBR tại khối u, đồng thời   cho phép phát hiện tình trạng tái phát của tổn thương tại chỗ và  di căn xa đầy đủ  hơn các phương pháp chẩn đoán hình  ảnh  khác là XQ thường, CT scans và MRI. Nhờ đó mà chỉ định điều  trị hóa chất, đặc biệt là bổ sung các đợt điều trị khi có tái phát,   di căn sớm và hiệu quả kịp thời.
  5. ­ Đề  tài luận án ”Nghiên cứu vai trò của xạ  hình xương  và đánh giá kết quả điều trị  sarcom xương” với 2 mục tiêu  là: (1) Nghiên cứu vai trò của xạ hình xương trong chẩn đoán   giai đoạn và theo dõi điều trị sarcom  xương. (2) Đánh giá kết quả điều trị sarcom xương.  2.Đóng góp mới của luận án Luận án là kết quả nghiên cứu về xạ hình xương tại 4 thời  điểm đã đánh giá vai trò của xạ  hình xương trong chẩn đoán  giai đoạn thông qua việc phát hiện các di căn sớm. Sự phù hợp  giữa thay đổi chỉ số AR trước và sau điều trị hóa chất ở   57 BN  và kết quả sinh thiết đánh giá mức độ hoại tử của tổ chức u đã  cho thấy có thể  dùng xạ  hình xương để  đánh giá mức độ  đáp   ứng   với   điều   trị   hóa   chất   của   tổ   chức   u   ở   các   BN   sarcom   xương thay vì phương pháp sinh thiết tổ chức u như trước đây  vẫn làm. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rõ xạ  hình xương  rất có giá trị  trong việc theo dõi phát hiện sớm tình trạng tái   phát và di căn xa.  Luận án cho biết kết quả về điều trị sarcom tạo xương, tỷ  lệ   sống   thêm,   tỷ   lệ   sống   thêm   không   bệnh,   chức   năng   các  trường hợp chi được bảo tồn và một số yếu tố ảnh hưởng đến  kết quả sống thêm. Đây là một tư liệu tham khảo có giá trị về  điều trị sarcom xương cho y văn. 3. Bố cục của luận án
  6. Luận án gồm 129 trang, trong đó gồm: đặt vấn đề (2 trang),   tổng quan (33 trang), đối tượng phương pháp nghiên cứu (18  trang), kết quả  nghiên cứu (29 trang), bàn luận (47 trang), kết  luận (2 trang).  ­ Tài liệu tham khảo có 118 tài liệu gồm 14 tài liệu tiếng   Việt,104 tài liệu tiếng Anh. Số tài liệu xuất bản từ 2009 trở về  đây có 47 /118 chiếm 39,8% (4 tiếng Việt và 43 tiếng Anh).  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1.   Chụp   xạ   hình   xương   trong   chẩn   đoán   và   theo   dõi  sarcom xương Ghi hình xương bằng dược chất phóng xạ (DCPX) dựa  trên   nguyên   lý   là   các   vùng   xương   bị   tổn   thương   hay   vùng  xương bị  phá hủy thường đi kèm tái tạo xương mà hệ  quả  là   tăng hoạt động chuyển hóa. Nếu dùng các DCPX có chuyển  hóa tương đồng với calci thì chúng sẽ tập trung tại các vùng tái  tạo xương. Từ năm 1970 đến nay, 99mTc­phosphonates là sự lựa  chọn phổ  biến hàng đầu được sử  dụng trong xạ  hình xương.  Đáp ứng được những yêu cầu về thời gian chụp hình, cho hình  ảnh tốt về  xương, mô mềm cũng như  liều lượng,   99mTc kết  hợp với phosphonates đã được sử  dụng rộng rãi trong ghi hình  hệ   thống   xương   bằng   gamma   camera.   Đầu   tiên   là   nhóm   pyrophosphates,  sau  đó đã  thay thế  dần bằng diphosphonates  
  7. như   hiện   nay:  99mTc­hydroxymethylen   diphosphonat   (HMDP  hoặc   HDP)   và  99mTc­methylen   diphosphonat   (MDP)   là   những  dược chất đã được nghiên cứu và cho chất lượng hình ảnh tốt  nhất, thanh thải nhanh ra khỏi máu, cho hình ảnh xương rõ hơn  vì nồng độ phóng xạ trong máu và mô thấp. Liều xạ khoảng 20  ­ 30mCi đối với người lớn, tiêm tĩnh mạch. Đối với trẻ  em,  liều 250 ­ 300mCi/kg, tối thiểu 1 ­ 2,5mCi.  99m Tc­MDP được chuẩn bị  từ  một kit đơn thuần. Sau  khi   được   tiêm   vào   cơ   thể,  99mTc­MDP   được   phân   bố   nhanh  chóng vào dịch ngoài màng tế bào và được hấp thụ vào xương.   99m Tc­MDP tích lũy chủ  yếu dựa vào mức độ  hoạt động  ở  tế  bào xương, mặc dù cơ chế tưới máu cũng đóng góp một phần  nhất định. Xương ở vùng hoạt động sẽ bắt giữ phóng xạ nhiều  hơn so với xương đã trưởng thành. Khoảng 50%  99mTc­MDP  tập trung vào xương, phần còn lại được thải qua thận. Mặc dù  mức độ bắt giữ phóng xạ lên cao nhất ở xương xảy ra sau khi   tiêm thuốc khoảng 1 giờ, nhưng tỷ lệ  phông cao nhất lại gặp  từ khoảng 6 ­ 12 giờ. Vì vậy cần phải duy trì sự cân bằng giữa  thời gian bán hủy ngắn (6 giờ) của 99mTc và sự  thuận tiện cho  bệnh nhân.  Do đó, việc ghi hình được thực hiện khoảng 2 ­ 4   giờ sau khi tiêm thuốc phóng xạ là hợp lý.  Ghi hình xương bằng dược chất phóng xạ  có độ  nhạy  rất cao, cho hình  ảnh tổng quát toàn bộ  hệ  thống xương, giúp  phát hiện những tổn thương lành tính và ác tính. Chính vì vậy,   ghi hình xương có một vị  trí quan trọng và được sử dụng rộng   rãi bên cạnh những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như  CT, MRI, PET. Sự hiện diện của một hoặc nhiều vùng tăng sự 
  8. hấp thu chất phóng xạ tại chỗ được gọi là các “vùng nóng". Đó  có thể  là viêm xương, gãy xương kín, tổn thương u lành tính  hoặc ác tính. Để  chẩn đoán phân biệt tổn thương lành tính hay   ác tính, Otto Sneppen đã tiến hành đồng thời khảo sát giải phẫu  bệnh và xạ hình xương trên các bệnh nhân có tổn thương khác   nhau. Với xạ hình xương, tác giả tiến hành đo chỉ  số xung tại   u so với mô lành (tumor­background ratio: TBR). So sánh kết   quả, tác giả  nhận thấy chỉ  số  TBR cao  ở  các bệnh nhân tổn  thương ác tính và thấp  ở  các tổn thương lành tính. TBR >1,5  được coi là ngưỡng phân biệt kết quả  giải phẫu bệnh là tổn   thương ác tính. Sự   hiện   diện  của   tổn   thương   thứ   phát   (di   căn)   đối   với  sarcom xương sẽ  làm thay đổi giai đoạn của khối u lên giai  đoạn III (Enniking) và do đó làm thay đổi cả  chiến lược điều  trị. Trong sarcom xương, di căn nhảy cóc hay vi di căn hiện   diện  ở  khoảng 20% các bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị.   Điều này lý giải vì sao trước thời kỳ  phát triển của hóa chất,   mặc dù chỉ định cắt cụt chi rộng rãi cho các trường hợp sarcom   xương nhưng tỷ lệ tái phát sớm sau điều trị vẫn rất cao. Xạ  hình xương ngoài vai trò theo dõi khối u nguyên phát  qua các giai đoạn có nguy cơ phát triển di căn xương, còn được  sử  dụng để  phát hiện khối lượng khối u khả  thi sau điều trị  hóa chất. Sự thay đổi chỉ số xung tại khối u so với xung phông  – TBR trước và sau điều trị thể hiện mức độ đáp ứng với điều   trị trên xạ hình xương.  1.2. Chẩn đoán mô bệnh học
  9. Kết   quả   giải   phẫu   bệnh   là   tiêu   chuẩn   quyết   định   trong  chẩn   đoán   sarcom   xương.Sinh   thiết   đóng   vai   trò   quan   trọng  nhằm chẩn đoán chính xác mô bệnh học và độ  ác tính khối u  trước khi điều trị.  Trong sarcom xương, kết quả  nhuộm Hematocylin Eosine   (HE) chủ  yếu xác định thành phần u có thể  có ba dạng: tế bào  tạo xương, tế bào tạo sụn và tế bào tạo xơ.  Trong đa số  các trường hợp, chỉ  cần dựa vào kiểm tra mô  bệnh học đã giúp cho chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, một số  trường hợp mô bệnh học cũng chưa phân biệt được rõ. Kỹ  thuật hoá mô miễn dịch được áp dụng để chẩn đoán phân biệt   các ung thư  xương nguyên phát. Phân tích hoá mô miễn dịch  giúp cho chứng minh nguồn gốc mô và là phương pháp có độ  tin cậy tuyệt đối. 1.3. Chẩn đoán giai đoạn của sarcom xương Hệ thống giai đoạn Ennekingvới sarcom xương Độ ác tính U nguyên phát Di căn  Giai đoạn (G) (T) xa (M) IA Độ ác tính thấp (G1) Trong khoang (T1) M0 IB Độ ác tính thấp (G1) Ngoài khoang (T2) M0 IIA Độ ác tính cao (G2) Trong khoang (T1) M0 IIB Độ ác tính cao (G2) Ngoài khoang (T2) M0 III Gx Tx M1 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN  CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
  10. Nghiên cứu thực hiện trên 70 BN sarcom xương từ  tháng   1/2008 – 6/2014.  2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ­ BN được chẩn đoán mô bệnh học là sarcom xương. ­ Được chụp xạ hình xương theo quy trình: Trước, sau điều  trị hóa chất 3 chu kỳ, ngay sau khi ra viện và sau khi ra viện 3 –   6 tháng. ­ Vị trí của khối u: ở tứ chi. ­ Điều trị  phẫu thuật phối hợp điều trị  hóa chất phác đồ  EOI.  ­ BN và gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ­ BN đã có di căn phổi trước điều trị. ­ BN có kèm theo các bệnh lý ở thận, tim. ­ BN chỉ điều trị phẫu thuật hoặc hóa chất đơn thuần. ­ Điều trị phối hợp với phác đồ hóa chất khác từ đầu. ­ Không theo đủ các đợt điều trị. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lâm sàng không đối chứng, mô tả cắt ngang kết  hợp theo dõi dọc. 2.2.1. Chẩn đoán mô bệnh học Xác định vị trí khối u dựa vào lâm sàng, X quang, CT scans.   ­ Mẫu sinh thiết lấy  ở  các vùng u chưa có hoại tử  hay   chảy máu. Kích thước mảnh sinh thiết tối thiểu 1cm.  Bệnh phẩm sinh thiết sẽ  được nhuộm HE và được bác sĩ   Khoa Giải phẫu bệnh tế  bào Bệnh viện K đọc kết quả  dưới 
  11. kính hiển vi, độ phóng đại 400 lần, kết quả chẩn đoán xác định  sarcom xương về mô bệnh học dựa vào các tiêu chuẩn:  ­ Thành phần tế bào dạng sarcom: tế bào đa hình, đa dạng,  đa kích thước, hình  ảnh phân bào bất thường, nhân bắt màu  kiềm đậm. ­   Thành   phần   chất   nền   với   chất   dạng   xương,   sụn,   sợi,   trong đó chất dạng xương luôn tồn tại. Phân loại sarcom xương theo bảng phân loại của WHO,   2002. Trước khi phẫu thuật cắt bỏ u hoặc cắt cụt chi, tiến hành   sinh thiết ít nhất hai lần: + Lần đầu là ngay sau khi BN vào viện để  chẩn đoán xác  định về mô bệnh học là sarcom xương.  + Lần 2: sau khi bệnh nhân được điều trị hóa chất 3 chu kỳ  trước khi phẫu thuật, đểđánh giá độ  hoại tử  tế  bào, mức độ  đáp ứng với điều trị hóa chất theo phân độ của Huvos.  Độ IV:     hoại tử tế bào 100% (đáp ứng hoàn toàn). Độ III:     hoại tử tế bào 90 ­ 100% (đáp ứng tốt). Độ II:      hoại tử tế bào 50­89% (đáp ứng một phần). Độ I:       hoại tử  
  12. Lần 1: Chụp ngay sau khi có kết quả  giải phẫu bệnh  chẩn đoán xác định sarcom xương.  Lần 2: Sau khi kết thúc 3 đợt điều trị hóa chất trước mổ  theo phác đồ  EOI với mục đích so sánh với kết quả  xạ  hình  trước điều trị, nhằm phát hiện các tổn thương di căn xương  mới và đánh giá mức độ  đáp  ứng với điều trị  hóa chất, đồng  thời so sánh độ phù hợp của hai phương pháp đánh giá đáp ứng  điều trị hóa chất trước phẫu thuật:     ­ Dựa vào mức độ  hoại tử  tế  bào u qua mẫu mô sinh  thiết.  ­ Dựa vào trị số AR qua chụp XHX. Đánh giá sự  thay đổi hấp thu dược chất phóng xạ  thể  hiện qua tỷ số TBR (Tumor­to­Background Ratio) trước và sau  điều trị  trên XHX. Tỷ  số  TBR được tính toán bằng công thức   TBR   =  (T­BG)/BG.   So  sánh  TBR   trước   điều  trị   (TBR1)   với   TBR   sau   điều   trị   (TBR2)   qua   trị   số   AR   (Alteration   Ratio):   AR(%) = (TBR1­TBR2)/TBR1và được chia ra các mức độ sau:  đáp ứng AR ≥ 60%; đáp  ứng một phần AR 20 – 60% và không   đáp ứng AR  1,5 là tổn thương ác tính.  Hình ảnh trên xạ hình xương có thể gặp:
  13. + “Vùng nóng” là vùng tăng tập trung phóng xạ. + “Vùng lạnh” là vùng giảm hoặc mất tính tập trung phóng   xạ.  + Hỗn hợp: khuyết xạ vùng trung tâm, còn viền xung quanh  tăng hoạt độ phóng xạ.  + Di căn nhảy cóc (vi di căn) là  ổ tổn thương nhỏ tăng tập   trung phóng xạ và vượt khớp, có chỉ số TBR > 1,5.  2.2.3. Điều trị phẫu thuật ­ Phẫu thuật cắt cụt chi Chỉ định:  + Không đáp  ứng với điều trị  hóa chất: Chỉ  số AR
  14. + Đáp  ứng với điều trị  hóa chất trước phẫu thuật: chỉ  số  AR ≥ 20%, độ hoại tử tế bào sau điều trị hóa chất ≥ 50%. + Không xâm lấn bó mạch thần kinh chính của chi. + Còn đủ  phần mềm để  đảm bảo chức năng tối thiểu của   chi. 2.2.4.Điều trị hóa chất Điều   trị   hóa   chất   trước   phẫu   thuật   phác   đồ   EOI.   Tổng  cộng 6 chu kỳ  (3 chu kỳ  trước phẫu và 3 chu kỳ  sau phẫu  thuật), mỗi chu kỳ cách nhau 3 tuần. Sau 3 chu kỳ  trước phẫu thuật sẽ  tiến hành đánh giá lại,   nếu: ­ AR ≥ 20%, độ hoại tử mô tế bào ≥ 50%, điều trị phác đồ  EOI.  ­ AR 
  15. + Toàn thân và tại chỗ   ổn định: tình trạng toàn thân tốt,  không tái phát u  trên lâm sàng, chụp X quang tại chỗ và phổi,   chụp xạ  hình xương, chụp CT Scans phổi để  phát hiện di căn  phổi. + Bệnh tái phát: có tổn thương tại chỗ được xác định bằng  X quang, CT, MRI, chụp xạ  hình xương và xét nghiệm giải  phẫu bệnh.   + Phát hiện có di căn: X quang, CT scans, MRI và XHX.   + Tình trạng tái phát, di căn:  + Tử vong: nguyên nhân (di căn xương, phổi, não).  + Kết quả về chức năng chi  + Đánh giá kết quả sống thêm: Sống thêm toàn bộ: các BN còn sống có hoặc không có tái  phát hoặc di căn. Đánh giá kết quả sống thêm các thời điểm: sau 12 tháng, 24  tháng, 36 tháng. Phân tích sống thêm toàn bộ với: mức độ xâm lấn, vị  trí u,  thời gian mang bệnh trước khi điều trị, hình ảnh tổn thương X  quang, tổn thương di căn nhảy cóc trước điều trị, phương pháp  phẫu thuật.  Phân tích đa yếu tố   ảnh hưởng độc lập đến sống thêm:   tuổi, giới, kích thước u, dạng tổn thương trên X quang, mức   xâm   lấn   phần   mềm,   di   căn   nhảy   cóc   trước   điều   trị,   mức  phosphatase kiềm trước phẫu thuật và mức độ  hoại tử  mô sau  điều trị hóa chất trước phẫu thuật. 2.2.6. Thu thập và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 16.0  nhập và phân tích số liệu. 
  16. Tính kết quả sống thêm theo phương pháp ước lượng sống   thêm theo sự kiện của Kaplan­Meier.  Phân tích đơn yếu tố: dùng kiểm định Log Rank tính giá trị  p và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm.  Phân tích đa yếu tố: dùng phương trình hồi quy Cox để tính  giá trị p khi phân tích đa yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh  nhân nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới (n=70) Tuổi Nam Nữ Số BN Tỷ lệ (%) ≤ 10 2 3 5 7,1 11­20 28 17 45 64,3 21­30 9 5 14 20 > 30 2 4 6 8,6 Tổng 41 29 70 100 BN sarcom xương gặp nhiều  ở độ  tuổi từ 11 ­ 30 (84,3%),  cao nhất  ở  độ  tuổi 11 ­ 20. BN nhỏ  tuổi nhất là 8 tuổi và BN  lớn tuổi nhất là 39 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ là 1,42. Bảng 3.3.Vị trí u  (n = 70) Trên xương Tỷ  Vị trí u Đầu  Thân  Hành  Tổng lệ  xương xương xương (%) Xương đùi 21 8 5 34 48,6
  17. Xương chày 11 0 5 16 22,9 Xương mác 7 1 0 8 11,4 Xương cánh tay 5 3 0 8 11,4 Xương   khác  1 3 0 4 5,7 (xương   quay,   trụ,  sên) Tổng  45 15 10 70 100 Xương đùi và xương chày là vị trí thường gặp sarcom xương  (48,6% và 22,9%). 3.2. Đặc điểm hình ảnh và vai trò của xạ hình xương 3.2.1. Kết quả khảo sát xạ hình xương trước điều trị Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương trên xạ hình xươngtrước   điều trị  (n=70) Tổn thương trên xạ hình xương n = Tăng tập trung phóng xạ (ổ nóng) 69 Hỗn hợp 1 98,6%   các   BN   tổn   thương   sarcom   xương   trên   xạ   hình  xương đều tăng tập trung dược chất phóng xạ.. Kết quả  xạ  hình xương trước điều trị  70 BN đã phát hiện  16 BN có tổn thương nhảy cóc – là tổn thương vượt khớp,   chiếm 22,5%.  Bảng 3.11.Chẩn đoán giai đoạn theo Enneking (n = 70) Chẩn đoán giai đoạn Chẩn đoán giai đoạn sau khi có kết 
  18. khi chưa có XHX quả xạ hình xương Giai đoạn Số BN IB IIA IIB III IB 1 1 IIA 6 3 16 IIB 63 50 Tổn thương nhảy cóc đã làm thay đổi giai đoạn : 16/70 BN Khi chưa có xạ  hình xương, có 1 BN giai đoạn 1B, 6BN   giai đoạn IIA và 63 BN là sarcom xương giai đoạn II B.  Sau khi có chụp XHX trước điều trị, 16/70 (22,5%) BN có  tổn thương “nhảy cóc”. 3 BN  ở  giai đoạn IIA và 13 BN giai  đoạn IIB thành giai đoạn III. 3.2.2. Kết quả khảo sát xạ hình xương đánh giá về đáp ứng  điều trị hóa chất trước phẫu thuật Bảng 3.12.Độ  phù hợp giữa kết quả đánh giá đáp ứng điều trị   hóa chất thông qua độ hoại tử mô theo Huvos và chỉ số AR trên   xạ hình xương(n = 57) Chỉ số thay  Độ hoại tử mô sau hóa trị Tổng đổi AR ≥ 90% 50 – 90%
  19. (n = 57) Tỷ lệ  Mức độ đáp ứng điều trị n = (%) Đáp ứng tốt (AR ≥ 60%) 26 45,6 Đáp   ứng   một   phần,   không   đáp   ứng   (AR
  20. 3.4. Kết quả điều trị 3.4.2.Tỷ lệ tái phát và di căn  Bảng 3.19.Tình trạng tái phát và di căn (n = 70) Kết quả sau điều trị n = Tỷ lệ (%) Tái phát 17 24,3 Di căn  12 17,1 Không có tái phát, di căn 41 58,6       17 BN sarcom xương có tái phát sớm tại chỗ trong vòng 6   tháng sau điều trị  chiếm tỷ lệ 24,3%. 12 BN xuất hiện di căn. 3.4.3. Kết quả  về  chức năng chi (tại thời điểm kết thúc   nghiên cứu) ­ 15/46 BN được phẫu thuật bảo tồn có tái phát tại chỗ. 12  BN đã được cắt cụt chi 3 BN tiếp tục điều trị  phẫu thuật bảo  tồn.  Với 34 BN còn lại, tại lần khám cuối của nghiên cứu chỉ  còn 24 BN còn sống ­ Kết quả  chức năng chi đánh giá được  như sau: Bảng 3.20. Kết quả chức năng chi (n = 24) Kết quả chức năng chi n = Tỷ lệ % Tốt 6 25,0 Khá 9 37,5 Trung bình 6 25,0 Xấu 3 12,5 62,5% chức năng chi đạt mức khá và tốt. 3.4.4. Kết quả sống thêm Thời gian sống thêm ngắn nhất là 8 tháng, thời gian theo  dõi dài nhất 72 tháng.  Ước tính sống thêm theo phương pháp 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2