intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

217
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: xác định tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh mẫu giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh; xác định mối liên quan của các yếu tố: đặc tính dân số học; chế độ ăn, thói quen ăn uống của trẻ, hoạt động thể chất của trẻ, kiến thức và thái độ về thừa cân béo phì của mẹ với tình trạng thừa cân béo phì học sinh mẫu giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh;... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ Y TẾ<br /> <br /> ÐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> PHÙNG ĐỨC NHẬT<br /> <br /> THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ MẪU GIÁO<br /> QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> VÀ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE<br /> <br /> Chuyên ngành: Dịch tễ học<br /> Mã số: 62.72.70.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh - 2014<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại :<br /> ÐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. TRƢƠNG PHI HÙNG<br /> 2. GS.TS. LÊ HOÀNG NINH<br /> Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN CÔNG KHẨN<br /> Cục Khoa Học Công Nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM HÙNG LỰC<br /> Trƣờng Đại Học Y Dƣợc Cần Thơ<br /> Phản biện 3: TS. NGUYỄN THANH DANH<br /> Trung Tâm Dinh Dƣỡng TP. Hồ Chí Minh<br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà<br /> nƣớc, họp tại: ÐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH<br /> vào hồi: ____ giờ ____ ngày _____ tháng _____ năm 20…<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thƣ viện quốc gia Việt Nam<br /> - Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM<br /> - Thƣ viện Đại học Y Dƣợc TP. HCM<br /> <br /> 1<br /> GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br /> Đặt vấn đề<br /> Thừa cân béo phì (TCBP) đang trở thành một trong<br /> những vấn đề y tế công cộng quan trọng. Theo Tổ chức Y tế thế<br /> giới (WHO) năm 2008 trên thế giới có 1,4 tỉ người lớn từ 20<br /> tuổi trở lên bị thừa cân béo phì, trong đó có 500 triệu là béo phì.<br /> Năm 2005 có 20 triệu trẻ thừa cân béo phì dưới 5 tuổi. Dự đoán<br /> đến năm 2015 có khoảng 2,3 tỉ người lớn thừa cân béo phì,<br /> trong đó hơn 700 triệu là béo phì. Tốc độ gia tăng của dịch thừa<br /> cân béo phì là đáng báo động. Tình hình gia tăng thừa cân béo<br /> phì xảy ra nhanh chóng ở cả nước phát triển và nước đang phát<br /> triển.<br /> Tại Việt Nam, trong khi tình trạng suy dinh dưỡng chưa<br /> được giải quyết hoàn toàn lại xuất hiện thêm một gánh nặng do<br /> tỉ lệ thừa cân béo phì gia tăng nhanh. Tại các thành phố lớn của<br /> Việt Nam đều thấy tình trạng gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở<br /> lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học. Phần lớn các<br /> trường hợp thừa cân béo phì là do tăng năng lượng khẩu phần<br /> ăn hoặc giảm hoạt động thể lực hoặc kết hợp cả hai yếu tố.<br /> Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho kết quả khả<br /> quan. Năm 2004, Trần Thị Phúc Nguyệt đã tiến hành một<br /> nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi nội thành<br /> Hà Nội và thử nghiệm một giải pháp can thiệp cộng đồng đạt<br /> kết quả tốt. Ðiều này thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu thử nghiệm<br /> giải pháp can thiệp cộng đồng qua truyền thông giáo dục sức<br /> khỏe về thừa cân béo phì ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo tại thành phố<br /> Hồ Chí Minh.<br /> Nghiên cứu có những mục tiêu sau:<br /> 1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh mẫu giáo<br /> quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.<br /> 2. Xác định mối liên quan của các yếu tố: đặc tính dân số<br /> <br /> 2<br /> học; chế độ ăn, thói quen ăn uống của trẻ, hoạt động thể<br /> chất của trẻ, kiến thức và thái độ về thừa cân béo phì<br /> của mẹ với tình trạng thừa cân béo phì học sinh mẫu<br /> giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.<br /> 3. Ðánh giá hiệu quả một can thiệp cộng đồng bằng truyền<br /> thông giáo dục sức khoẻ tại trường mẫu giáo nhằm<br /> giảm yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì học sinh mẫu<br /> giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Tính cấp thiết của đề tài<br /> Thừa cân béo phì là đại dịch không chỉ giới hạn ở các<br /> nước công nghiệp, trong số 43 triệu trẻ tiền học đường thừa cân<br /> béo phì có 35 triệu trẻ là từ các nước đang phát triển. Sự gia<br /> tăng số người béo phì từ 200 triệu năm 1995 lên 300 triệu năm<br /> 2000 và 400 triệu năm 2005 cho thấy đây là một gánh nặng y tế<br /> trong tương lai. Ước tính béo phì và các hậu quả của nó làm<br /> tiêu tốn khoảng 2% đến 7% tổng chi tiêu y tế.<br /> Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy khoảng 1/3 trẻ nhỏ<br /> thừa cân béo phì tiếp tục thừa cân béo phì đến khi trưởng thành.<br /> Đây cũng là nguyên nhân các bệnh mạn tính như tăng huyết áp,<br /> đái tháo đường làm tăng gánh nặng y tế do bệnh mạn tính<br /> không lây.<br /> Tại Việt Nam, các cuộc điều tra nhân khẩu trước năm<br /> 1995 thấy tỉ lệ thừa cân béo phì không đáng kể. Đến năm 2000<br /> điều tra tại các thành phố lớn thấy tỉ lệ thừa cân béo phì học<br /> sinh tiểu học Hà Nội là 10%, thành phố Hồ Chí Minh là 12%.<br /> Đến 2006, tại TP. HCM tỉ lệ TCBP ở trẻ tiền học đường đã là<br /> 20,5% trong đó béo phì là 16,3%.<br /> Ðể can thiệp hiệu quả phòng chống thừa cân béo phì ở<br /> trẻ, cần xác định những yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì và tìm<br /> các biện pháp làm giảm các yếu tố nguy cơ này. Thử nghiệm<br /> giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống thừa cân béo phì ở<br /> trẻ em là cấp thiết.<br /> <br /> 3<br /> Những đóng góp mới của luận án<br /> Nghiên cứu can thiệp chủ yếu là truyền thông thay đổi<br /> kiến thức và thái độ của bà mẹ về dinh dưỡng và phòng chống<br /> thừa cân béo phì. Can thiệp nhằm gia tăng kiến thức bà mẹ về<br /> dinh dưỡng, về thừa cân béo phì và thúc đẩy mối quan tâm đến<br /> việc tăng cường vận động của trẻ tại trường học và tại gia đình.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy can thiệp làm tăng kiến thức và<br /> thay đổi thái độ của bà mẹ về thừa cân béo phì theo hướng tích<br /> cực. Tại trường can thiệp, có sự gia tăng kiến thức đúng và thái<br /> độ đúng về dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Can thiệp tác động<br /> lên thời gian dành cho hoạt động tĩnh tại của trẻ. Ở trẻ tại<br /> trường can thiệp thời gian hoạt động tĩnh tại không đổi. Trong<br /> khi thời gian hoạt động tĩnh tại của trẻ tại trường đối chứng gia<br /> tăng có ý nghĩa thống kê. Đề tài cho thấy biện pháp truyền<br /> thông giáo dục sức khỏe có vai trò nhất định trong việc phòng<br /> chống thừa cân béo phì ở các trường mầm non mẫu giáo.<br /> Bố cục luận án<br /> Luận án được trình bày trong 120 trang, bao gồm Đặt vấn<br /> đề 5 trang, Tổng quan tài liệu 36 trang, Đối tượng và Phương<br /> pháp nghiên cứu 13 trang, Kết quả 42 trang, Bàn luận 20 trang,<br /> và Kết luận – Kiến nghị 4 trang. Luận án có 47 bảng, 10 hình<br /> và 3 sơ đồ; 148 tài liệu tham khảo (62 tài liệu tiếng Việt, 88 tài<br /> liệu tiếng Anh), và 4 phụ lục.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2