Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông Hồng
lượt xem 3
download
Luận án "Đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông Hồng" thực hiện nghiên cứu với mục tiêu nhằm làm rõ mối liên quan đặc điểm phát triển địa hình với kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông Hồng từ Pliocene đến này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông Hồng
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN ĐỊA CHẤT ----------- ----------- Ngô Văn Liêm ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐỊA HÌNH TRONG MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐỊA ĐỘNG LỰC HIỆN ĐẠI ĐỚI ĐỨT GÃY SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Địa mạo và Cổ địa lý Mã số: 62.44.72.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Hµ Néi - 2011 Công trình được hoàn thành tại Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2. TS. Vy Quốc Hải Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Văn Bào Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Phát triển đô thị Đại học - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Trọng Thắng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Hạ Văn Hải Trường Đại học Mỏ - Địa chất Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp viện họp tại Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ...... giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm 2011. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam, - Thư viện Viện Địa chất. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Đới đứt gãy Sông Hồng (ĐGSH) đóng vai trò quan trọng trong bình đồ kiến tạo khu vực Châu Á và được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung về cấu trúc địa chất và kiến tạo mà chưa quan tâm nhiều đến vai trò và ý nghĩa địa mạo của chúng. Mặt khác, các nghiên cứu vẫn đang tồn tại nhiều tranh luận sổi nổi; còn thiếu hoặc còn nhiều điểm chưa thống nhất về chuyển dịch theo phương ngang và phương thẳng đứng của địa hình trong giại đoạn PliocenĐệ tứ. Địa hình khu vực thể hiện khá rõ các dấu hiệu của đứt gãy trẻ nhưng hoạt động động đất lại khá yếu trong giai đoạn gần đây,… Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại khu vực là cần thiết và cấp bách nhằm bổ sung và hỗ trợ tương hỗ lẫn nhau. Nghiên cứu đặc điểm phát triển địa hình cho phép xác định tốc độ biến dạng địa hình trong khoảng thời gian dài nhưng độ chính xác lại hạn chế. Còn nghiên cứu, định lượng các chuyển dịch kiến tạo hiện đại cho kết quả có độ chính xác cao nhưng khoảng thời gian lại không đủ lớn. Như vây, nghiên cứu đặc điểm phát triển địa hình được bổ sung và kiểm chứng bởi các kết quả nghiên cứu về địa động lực hiện đại. Ngược lại, các kết quả về địa động lực hiện đại được soi sáng bởi các kết quả về sự phát triển địa hình trong khoảng thời gian dài. Từ đó cho phép đánh giá, dự báo một cách chính xác hơn về sự phát triển địa hình và các quá trình địa động lực hiện đại cũng như các hệ quả của chúng (đặc biệt là tai biến động đất) trong tương lai. Các vấn đề nêu trên là lý do để NCS chọn đề tài: “Đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới ĐGSH”. 2. Mục tiêu của luận án: Làm sáng tỏ mối liên quan giữa đặc điểm phát triển địa hình với kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại đới đứt gãy Sông Hồng từ Pliocene đến nay. 3. Nhiệm vụ của luận án: (1) Nghiên cứu đặc điểm địa mạo đới đứt gãy Sông Hồng; (2) Nghiên cứu đặc điểm kiến tạo trẻ và địa động lực nội sinh hiện đại từ Pliocen tới nay; (3) Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm địa hình hiện tại với chế độ địa động lực từ Pliocene tới nay và tai biến động đất liên quan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Là các dạng địa hình được hình thành hoặc bị biến dạng bởi các quá trình địa động lực nội sinh từ Pliocene đến nay. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Từ Pliocen (N2) đến nay. - Phạm vi không gian: Là một phần đới ĐGSH và khu vực lân cận từ Lào Cai tới Việt Trì, trong giới hạn kinh tuyến từ 103013’ đến 105043’ và vĩ tuyến từ 21012’ đến 22052’. 5. Những điểm mới: - Xác định được 3 giai đoạn phát triển của địa hình trong khoảng từ Pliocen tới nay với xu thế tăng dần của chuyển động thẳng đứng và giảm dần của chuyển động ngang. Tốc độ chuyển động thẳng đứng (nâng) từ ~0.12 ÷ ~0.3mm/năm trong Pliocen đến ~0.7 ÷ ~1.2mm/năm trong Đệ tứ muộn; tốc độ chuyển động ngang giảm từ ~1.8mm/năm trong giai đoạn Pleistocen sớm - giữa đến dưới 1mm/năm ở hiện tại. - Chuyển động thẳng đứng tạo ra 9 bề mặt địa hình; chuyển động ngang tạo ra các chấn đoạn đứt gãy, trong đó xác định được vị trí và kích thước của 5 chấn đoạn đứt gãy hoạt động chính có khả năng gây động đất cực với magnitude từ 6.3 đến 7.0 độ Richter. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình phát triển địa hình với kiến tạo trẻ và địa động lực hiện đại, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ mới trong nghiên cứu và các phương pháp bán định lượng, định lượng trong phân tích, đánh giá. Kết quả nghiên cứu còn góp phần làm sáng tỏ đặc điểm hoạt động và vai trò phân đới của ĐGSH trong giai đoạn hiện đại. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần lý giải nguyên nhân và cơ chế của nhiều dạng tai biến khác nhau, đặc biệt là đánh giá chi tiết động đất cực đại cũng như gia tốc rung động cực đại ảnh hưởng tới các công trình trong khu vực, phục vụ quy hoạch và sử dụng hợp lý lãnh thổ. 7. Cơ sở tài liệu: Luận án được xây dựng trên cơ sở tài liệu của chính bản thân NCS thu thập, thực hiện trong quá trình tham gia 9 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp từ năm 2006 đến nay; từ 15 công bố trên các tạp chí và hội thảo khoa học trong và ngoài nước; từ kết quả của 5 đợt khảo sát thực địa từ năm 2006 tới nay. Ngoài ra NCS còn tham khảo hàng loạt các công trình nghiên cứu có liên quan. 8. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, được trình bày trong 146 trang đánh máy, gồm 51 hình, 7 bảng và 10 ảnh minh họa. 9. Lời cảm ơn: Luận án được hoàn thành tại Phòng Địa động lực Viên Địa chất dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Trọng Trịnh và TS. Vy Quốc Hải. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn sát sao và tận tình của các thầy trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Ngoài ra, NCS còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Viện Địa chất, của phòng Địa động lực; sự góp ý, trao đổi của các nhà khoa học trong và ngoài Viện Địa chất; sự động viên, khích lệ của bạn bè và người thân; sự hỗ trợ của đề tài Cơ bản, mã số 105.06.36.09. NCS trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận án Tiến sỹ Kinh tế: Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam
27 p | 163 | 33
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên
27 p | 201 | 21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ: Mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Qua nghiên cứu một số ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Bắc Tông)
24 p | 200 | 18
-
Tóm tắt luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phân tích cấu trúc cầu các sản phẩm thịt và cá - Nghiên cứu thực nghiệm theo tiếp cận kinh tế lượng cho trường hợp Việt Nam
27 p | 144 | 17
-
Tóm tắt Luận văn Tiến sỹ Y học: Nghiên cứu sự biểu lộ của EGFR, HER2 và mối liên quan với lâm sàng, nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày
52 p | 155 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Phát triển sản phẩm du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN: Nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và một số nước Đông Nam Á
27 p | 160 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh thái học các loài thuộc bộ nấm Lỗ (Polyporales) là cơ sở cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học nấm Lớn ở vườn Quốc gia Ba Vì
27 p | 132 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sỹ cơ học: Độ nhạy cảm của các đặc trưng động lực học kết cấu và ứng dụng trong chẩn đoán kỹ thuật công trình
26 p | 112 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sỹ Kinh tế: Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm tài chính TP. HCM
27 p | 106 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Chất lượng công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam nghiên cứu ở tỉnh Điện Biên
0 p | 120 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Y học: Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng
27 p | 122 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kỹ thuật: Phân tích sự làm việc không gian của kết cấu lõi cứng nhà nhiều tầng chịu tải trọng ngang tĩnh
26 p | 89 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt của các cơ sở sản xuất rau ở Việt Nam
0 p | 101 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Y học: Chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu
28 p | 72 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu lòng trung thành đối với tổ chức của đội ngũ y bác sỹ tại cơ sở y tế tư nhân khu vực Đông Nam Bộ
29 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại
29 p | 98 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Y học: Một số đặc điểm dịch tễ học hội chứng não cấp nghi ngờ do vi rút banna tại một số địa phương ở Việt Nam
28 p | 70 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Địa chất: Nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển đất đá trên sườn dốc vùng đồi núi Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, đề xuất phương pháp dự báo và phòng chống phù hợp
27 p | 99 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn