ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />
<br />
ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS<br />
<br />
Cộng hòa Philippin<br />
<br />
NCS. BÙI THỊ NGÂN<br />
<br />
ĐỀ XUẤT MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NHẰM GIÚP GIÁO VIÊN TĂNG<br />
CƯỜNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO SINH VIÊN,<br />
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC DẠY TIẾNG ANH<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH<br />
<br />
THÁI NGUYÊN - 2014<br />
<br />
Chương trình được thực hiện tại:<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: Dr. Maltida H. Dimaano<br />
<br />
Phản biện 1: ..........................................................................<br />
Phản biện 2: ..........................................................................<br />
Phản biện 3: ..........................................................................<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học<br />
họp tại: ..................................................................................<br />
Vào hồi giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm luận án tại:<br />
- Thư viện quốc gia<br />
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên<br />
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế<br />
- Thư viện trường đại học tổng hợp Batangas, Philippin.<br />
<br />
1<br />
Chƣơng 1<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1.1. MỞ ĐẦU<br />
Giảng dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc<br />
học trong hệ thống giáo dục Việt Nam là một yêu cầu bắt buộc và có<br />
vai trò quan trọng. Tiếng Anh là một trong sáu môn thi bắt buộc đối<br />
với kỳ thi nghiệp Trung học phổ thông quốc gia. Sinh viên đại học và<br />
học viên cao học đều phải học môn tiếng Anh như một môn học<br />
chính khóa. Hơn nữa, ở Việt Nam, Quyết định số 1400 / QĐ-TTg<br />
phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc<br />
dân giai đoạn 2008-2020” đã được ban hành ngày 30 tháng 9 năm<br />
2008 càng khẳng định về tầm quan trọng của tiếng Anh.<br />
Chúng ta mong đợi rằng đến năm 2020, phần lớn học sinh, sinh<br />
viên Việt Nam tốt nghiệp các trường trung học, dạy nghề, các trường<br />
cao đẳng và đại học sẽ có đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh trong các<br />
hội thoại hàng ngày, trong học tập và công việc ở môi trường tích hợp đa<br />
văn hóa và đa ngôn ngữ cũng như biến ngoại ngữ thành một lợi thế<br />
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
Tạo hứng thú cho người học hay còn gọi là động lực đóng một<br />
vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh. Đó<br />
cũng là một trong những yếu tố chính quyết định kết quả học tập.<br />
Trong giảng dạy, có nhiều phương pháp có thể tạo hứng thú học tập<br />
cho sinh viên. Ở sinh viên có động lực hay hứng thú học tập, các em<br />
cho rằng giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian để tìm ra những<br />
phương pháp tạo hứng thú hoặc kỹ thuật giảng dạy phù hợp nhất với<br />
đối tượng học sinh để bài giảng trở nên thành công hơn.<br />
<br />
2<br />
Có nhiều phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên có thể được<br />
sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ.<br />
Việc tạo hứng thú cho sinh viên không phải là một quá trình đơn<br />
giản. Để có thể tạo hứng thú cho sinh viên, phương pháp giảng dạy<br />
và và tính cách của giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì<br />
chúng có vai trò quyết định đến kết quả học tập của sinh viên.<br />
Mặc dù giáo viên đã có sử dụng các phương pháp tạo hứng thú<br />
trong giảng dạy, nhưng giáo viên vẫn còn áp dụng các phương pháp<br />
giảng dạy truyền thống như giao bài tập, soạn các bài kiểm tra từ<br />
vựng, dạy ngữ pháp có sử dụng các công cụ trực quan và kiểm soát<br />
lớp học bằng cách dạy và giải thích nội dung bài học trong suốt giờ<br />
học mà không tạo điều kiện để cho sinh viên phát huy năng lực của<br />
mình. Điều đó có nghĩa là trong giờ học, giáo viên vẫn là trung tâm,<br />
chứ không phải sinh viên.<br />
Là một thành viên trong Ban Giám hiệu trường Đại học Công<br />
nghiệp Hà Nội - một trường đào tạo đa cấp, đa ngành tại Việt Nam<br />
với 40 nghìn học sinh sinh viên, 1700 cán bộ viên chức trong đó có<br />
1.400 là giáo viên, giảng viên, tôi đã lựa chon đề tài nghiên cứu “ Đề<br />
xuất mô đun đào tạo nhằm giúp giáo viên tăng cường các phương<br />
pháp tạo hứng thú cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả của<br />
việc dạy tiếng Anh cơ bản tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”<br />
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa các phương pháp giáo<br />
viên tạo hứng thú cho sinh viên và kết quả học tập của sinh viên<br />
trong chương trình tiếng Anh cơ bản và việc ứng dụng chúng trong<br />
quá trình giảng dạy và học tập tiếng Anh tại trường Đại học Công<br />
<br />
3<br />
nghiệp Hà Nội, từ đó đề xuất một mô-đun đào tạo nhằm giúp giáo<br />
viên tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên, góp<br />
phần nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng Anh cơ bản tại Trường<br />
Đại học Công nghiệp Hà Nội”.<br />
Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:<br />
1. Các thông tin của giáo viên là gì?<br />
1.1. Độ tuổi<br />
1.2. Giới tính<br />
1.3. Quê quán<br />
1.4. Quốc tịch<br />
1.5. Trình độ học vấn<br />
1.6. Số năm giảng dạy<br />
2. Các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên nào được giáo<br />
viên sử dụng trong giảng dạy chương trình tiếng Anh cơ bản?<br />
3. Trình độ của sinh viên trong bài thi tiếng Anh cơ bản ở cấp<br />
độ nào?<br />
4. Có những mối liên hệ chặt chẽ nào giữa việc giáo viên sử<br />
dụng phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên và kết quả học tập<br />
tiếng Anh của sinh viên không?<br />
5. Mô-đun đào tạo nào có thể được đề xuất để nâng cao kết quả<br />
học tập tiếng Anh của sinh viên?<br />
1.3. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu này được cho là rất có ý nghĩa đối với lãnh đạo<br />
nhà trường, lãnh đạo, giáo viên, sinh viên Khoa Ngoại ngữ và các<br />
<br />