intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng biện pháp sinh học thay thế cho sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của hộ nông dân: trường hợp huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho hóa học của nông dân trồng lúa tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng dựa trên lý thuyết hành vi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng biện pháp sinh học thay thế cho sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của hộ nông dân: trường hợp huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÂM HỒNG NHUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SINH HỌC THAY THẾ CHO SỬ DỤNG HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT LÖA CỦA HỘ NÔNG DÂN: TRƢỜNG HỢP HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60 31 01 05 Đà Nẵng - Năm 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Tràm Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, các loại phân bón hóa học, cộng với kỹ thuật trong canh tác còn hạn chế đang tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp. Biện pháp hóa học đang bộc lộ nhiều nhược điểm, vì vậy sản xuất theo quy trình an toàn, thân thiện với môi trường đang là hướng đi được ngành chức năng khuyến khích áp dụng. Với thực trạng và điều kiện của Việt Nam hiện nay, nông nghiệp sinh học chính là xu hướng tối ưu cho nền nông nghiệp nước ta. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc nghiên cứu hành vi của người sản xuất khá phổ biến đối với các nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được thực hiện, rất khó để tìm được những nghiên cứu xem xét về vẫn đề này. Có lẽ, đề tài phân tích hành vi người sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy, cần thiết phải có một nghiên cứu để xem xét vấn đề này một cách có hệ thống, đó là lý do tôi chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của hộ nông dân: trường hợp huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đảm bảo các điều kiện phù hợp để tiến hành việc nghiên cứu. Huyện Hòa Vang có quỹ đất nông nghiệp không nhiều, nhưng diện tích sản xuất nông nghiệp khá tập trung nên dễ tiến hành nghiên cứu; mặt khác, huyện cũng đã bước
  4. 2 đầu đã áp dụng những kĩ thuật mới, an toàn vào những vùng chuyên canh sản xuất lúa. Mặc dù, có rất nhiều chương trình về phát triển nông nghiệp sinh học nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều vương mắc trong việc tham gia của người dân vào những chương trình trên. Do đó, để người dân tích cực tham gia vào các chương trình dự án nông nghiệp xanh và phát huy những lợi ích của các biện pháp sinh học trong canh tác lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung, cần phải có một nghiên cứu mang tính hệ thống để tìm ra những nhân tố tác động đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học của nông dân trên đồng ruộng của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho hóa học của nông dân trồng lúa tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng dựa trên lý thuyết hành vi. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa của hộ nông dân tại huyện Hòa Vang - Xác định và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của nông dân tại huyện Hòa Vang - Đề xuất một số hàm ý chính sách 3. Đối tƣơng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các biện pháp sinh
  5. 3 học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của nông dân Huyện Hòa Vang, TP Đằng Nẵ Phạm vi nghiên cứu + Về phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của nông dân tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. + Về thời gian: Thực trạng trong giai đoạn 2013-2017 và giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ Giai đoạn nghiên cứu chính thức Các phương pháp thu thập và công cụ xử lý thông tin được vận dụng để thực hiện nghiên cứu này bao gồm: Phương pháp thu thập thông tin: Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài bao gồm cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Phương pháp xử lý thông tin: Nghiên cứu áp dụng phối hợp các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố, phân tích hồi qui đa biến và các kiểm định T-Test, ANOVA. Công cụ xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm SPSS 22. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu Về mặt lý luận:
  6. 4 Luận văn làm sáng tỏ hơn các lý thuyết đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của nông dân. Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu tác động đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của nông dân. Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích và khám phá các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của nông dân theo hướng tăng trưởng xanh tại Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và được coi là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về ý định sử dụng các biện pháp sinh học thay thế cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa của nông dân theo hướng tăng trưởng xanh. Từ đó, tháo gỡ những rào cản khiến người nông dân khó thực hiện sự thay đổi phương thức canh tác sử dụng quá nhiều chất hóa học sang các biện pháp sinh học an toàn hơn. 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 2: Giới thiệu địa bàn và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Hàm ý chính sách 6. Tổng quan nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu dự định hành vi, đề tài trình bày học
  7. 5 thuyết quan trọng là thuyết dự định hành vi (Ajzen, 1991) và mô hình chấp nhận công nghệ (Teo, T., Su Luan, W., & Sing, C.C., 2008). Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) dựa trên nền tảng lý thuyết Thuyết hành động hợp lý TRA trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý (Eagly & Chaiken, 1993; Olson & Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1998) Các mô hình đã được phát triển dần dần bằng cách loại bỏ và thêm các biến cho phù hợp hơn, cụ thể là mô hình TAM rút gọn đã bỏ đi nhân tố thái độ trong mô hình TAM. Học thuyết về dự định hàng vi cũng được sử dụng phổ biến để phân tích nghiên cứu các vấn đề trong nông nghiệp như bài nghiên cứu “ Lồng ghép lý thuyết bản sắc xã hội và lý thuyết dự định hành vi để giải thích các quyết định tham gia vào các hoạt động nông nghiệp bền vững” (Kelly , 2011) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân trong vào nông nghiệp môi trường, Đo lường : Bằng chứng từ một nghiên cứu điển hình” (E. Defrancesco, P.Gatto, F.Runge, and S, Trestini, 2006) Một nghiên cứu tương tự được thực hiện tại miền Bắc nước Ý “Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của nông dân trong các biện pháp nông nghiệp môi trường: miền bắc nước Ý” (Defrancesco, E., Gatto, P., Runge, F. and Trestini, S.; 2008).Bài báo “Quan điểm của nông dân đối với chuyển đổi sang canh tác hữu cơ” (D. Laepple and T. Donnellan, 2008).
  8. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH HÀNH VI 1.2.1. Thuyết hành động hợp lý Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được xây dựng bởi Ajzen và Fishbenin từ cuối thập niên 60 của thế kỉ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70. Theo lý thuyết TRA hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. 1.2.2. Thuyết hành vi đƣợc hoạch định Thuyết hành vi được hoạch định ra đời để giải quyết những hạn chế của thuyết TRA, Ajzen đã phát triển một lý thuyết gọi là thuyết hành vi được hoạch định (TPB) vào năm 1985. Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB) do Ajzen (1991) dựa trên nền tảng thuyết hành động hợp lý nên nó đã kế thừa hai yếu tố của thuyết hành động hợp lý và thêm vào nhân tố thứ ba đó là Nhận thức kiểm soát hành vi ((Perceived Behavioral Control). Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế hay không (Ajzen, 1991, tr. 183) 1.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ Con người luôn đứng trước các lựa chọn những công nghệ mới. Một trong những công cụ hữu ích trong việc giải thích ý định
  9. 7 chấp nhận một công nghệ mới là mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Trong đó, Nhận thức sự hữu ích (PU – Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một phương pháp đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ (Davis, 1985, trích trong Chuttur, M.Y., 2009, tr. 5). Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU – Perceived Ease of Use) là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một phương pháp đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis, 1985, trích trong Chuttur, M.Y., 2009, tr. 5). 1.2.4. Các mô hình kết hợp Nhận thức sự hữu ích Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi 1.3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Nhận thức lợi ích của PPSH Nhận thức về việc cải thiện môi trường Ý định sử dụng PPSH Chuẩn chủ quan trong canh tác Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức về những rào cản
  10. 8 Các giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Nhận thức về sự hữu ích của PPSH càng lớn thì ý định sử dụng PPSH càng cao. Giả thuyết H2: Nhận thức về vai trò cải thiện môi trường của PPSH càng lớn thì ý định sử dụng PPSH càng cao. Giả thuyết H3: Chuẩn chủ quan tác động tích cực đến ý định sử dụng PPSH Giả thuyết H4: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động tích cực đến ý định sử dụng PPSH. Giả thuyết H5: Nhận thức về rào cản càng lớn thì ý định sử dụng PPSH càng thấp.
  11. 9 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Nguồn: Điều chỉnh từ quy trình của Cao Hào Thi, 2006, trích trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011, tr. 18. 2.2. XÂY DỰNG THANG ĐO 2.2.1. Thang đo ban đầu 2.2.1.1. Thang đo nhận thức sự hữu ích của PPSH 2.2.1.2. Thang đo Nhận thức về việc cải thiện môi trường 2.2.1.3. Thang đo Chuẩn chủ quan 2.2.1.4. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi 2.2.1.5. Thang đo Nhận thức về những rào cản 2.2.1.6. Thang đo Ý định sử dụng PPSH
  12. 10 2.2.2. Thang đo chính thức và bản hỏi điều tra Để điều chỉnh thang đo sơ bộ nhằm có được thang đo chính thức phục vụ nghiên cứu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu. Phỏng vấn được thực hiện trong tháng 5 và tháng 6 năm 2018 với các đối tượng phỏng vấn là chuyên gia nông nghiệp am hiểu PPHH, và PPSH trong sản xuất lúa và những người sản xuất lúa tại Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nội dung: Các câu hỏi về các nhân tố tác động đến dự định sử dụng PPSH tong sản xuất lúa, các biến quan sát cho từng thang đo trong mô hình. Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy, mô hình nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng BPSH thay thế cho PPHH của người nông dân trồng lúa tại Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng” vẫn sử dụng 5 khái niệm là các khái niệm thành phần tác động lên “ý định sử dụng”: (1) Nhận thức lợi ích của PPSH, (2) Nhận thức về những rào cản, (3) Nhận thức về môi trường, (4) Chuẩn chủ quan, (5) Nhận thức kiểm soát hành vi. Đồng thời, tác giả đã phỏng vấn hai chuyên gia trong nghiên cứu trồng lúa hữu cơ tại huyện Hòa vang là anh Trần Ngọc Anh (Phó Chủ tịch Hội Nông dân Huyện), chị Ngô Thị Hạnh ( kĩ sư nông nghiệp Huyện Hòa Vang) về lời lẽ, độ rõ ràng và bố cục của bảng câu hỏi. Bảng hỏi sơ bộ được trình bày ở Phụ lục 1. Trên cơ sở điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ, bảng hỏi chính thức được hình thành và trình bày ở Phụ lục 2. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa vào các thang đo trong mô
  13. 11 hình đề xuất. Bảng câu hỏi gồm có 2 phần: Phần 1: Ghi nhận các thông tin cá nhân (yếu tố nhân khẩu học) của đối tượng nghiên cứu. Phần 2: Thông tin đánh giá của người nông dân về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của họ. Các thang đo được xây dựng và phát triển từ cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Các thang đo này được dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu được công bố trước đó. Vì vậy, trước khi hình thành thang đo chính thức cho mục tiêu nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn sâu đã được thực hiện nhằm khẳng định các đố tượng được phỏng vấn hiểu rõ được nội dung các khái niệm và ý nghĩa của từ ngữ.Trong nghiên cứu này bản câu hỏi sử dụng thang đo Likert năm mức độ từ 1 đến 5, cụ thể: “1: Rất không đồng ý”; “2: Không đồng ý; “3: Trung lập (không có ý kiến)”; “4: Đồng ý”; “5: Rất đồng ý”. 2.4. TỔ CHỨC THU THẬP DỮ LIỆU 2.4.1. Chọn mẫu  Đối tƣợng khảo sát: bao gồm cả nam và nữ tại Huyện Hòa Vang, nhóm người này đều tự quyết định trong việc sử dụng các biện pháp BVTV trong sản xuất.  Kỹ thuật chọn mẫu: sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Theo cách chọn mẫu này thì tác giả sẽ chọn ra các đơn vị mẫu dựa vào sự thuận tiện hay tính dễ tiếp cận nông dân tại các khu vực trồng lúa, tại Huyện Hòa Vang. Kích thƣớc mẫu:  Theo Bollen (1989, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) thì mỗi biến quan sát cần ít nhất là 5
  14. 12 mẫu. Trong đề tài này, có khoảng 34 biến quan sát cần để phân tích nhân tố do đó kích thước mẫu tối thiểu cần thiết là 34 x 5 = 170. Vì vấn đề nghiên cứu tương đối rộng, với nhiều địa điểm khác nhau, do đó tác giả Dự kiến điều tra 340 bản để đảm bảo độ tin cậy của mẫu nghiên cứu. 2.4.2. Tổ chức khảo sát Phương pháp thu thập dữ liệu được áp dụng là khảo sát bằng bảng câu hỏi và tác giả trực tiếp thực hiện phỏng vấn. Trao bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời trực tiếp tại những nơi thuận tiện cho người trả lời phỏng vấn như trên cánh đồng, nhà dân, cửa hàng vật tư nông nghiệp. 2.4.3. Chuẩn bị xử lý số liệu 2.4.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 2.5.1. Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 2.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 2.5.3. Phân tích hồi quy đa biến và phân tích tƣơng quan Các nhân tố được trích ra trong phân tích nhân tố được sử dụng cho phân tích hồi quy đa biến để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa là 5%. Phân tích tƣơng quan Phân tích hồi quy đa biến Phân tích ANOVA
  15. 13 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ MẪU 3.1.1. Thông tin về mẫu Phân bố theo Tần suất Phần trăm Nam 208 61.2 Giới tinh Nu 132 38.8 Total 340 100 19-25 3 0.9 25-30 6 1.8 31-36 29 8.5 Độ tuổi 37-42 101 29.7 Tren 42 201 59.1 Total 340 100 cap 1 29 8.5 cap 2 204 60 Trình độ cap 3 105 30.9 Tren dai hoc 1 0.3 Total 339 99.7 Missing System 1 0.3 Total 340 100 Hoa Lien 2 0.6 Xã Hoa Khuong 55 16.2 Hoa Lien 31 9.1
  16. 14 Phân bố theo Tần suất Phần trăm Hoa Phong 49 14.4 Hoa Phuoc 76 22.4 Hoa Tien 127 37.4 Total 340 100 Duoi 2 trieu 132 38.8 2 den 3 trieu 101 29.7 3 den 4 trieu 53 15.6 Thu Nhập /Tháng 4 den 5 trieu 45 13.2 Tren 5 trieu 9 2.6 Total 340 100 Mẫu được thu thập bằng phương pháp phát bản câu hỏi và thu trực tiếp: tổng số bản câu hỏi phát ra là 340, và thu về là 340. Trong quá trình khảo sát có 4 phiếu chưa trả lời hết các câu hỏi nhưng tác giả vẫn đưa vào nghiên cứu. Như vậy, sử dụng 340 mẫu khảo sát để tiến hành phân tích 3.1.2. Phân tích thống kê mô tả Mẫu quan sát gồm 34 biến quan sát đo lường 6 khái niệm trong nghiên cứu được tiến hành mã hóa để phập liệu và phân tích, sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 Phân bố mẫu theo thuộc tính (Giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập) và tần số về đặc trưng của cá nhân được khảo sát. 3.1.3. Thống kê mô tả và tần số về đặc trƣng có liên quan đến PPSH
  17. 15 3.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THÔNG QUA HỆ SỐ CRONBACH ALPHA Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Nhận thức lợi ích của PPSH: Cronbach's Alpha = 0.809 Nhận thức về môi trường : Cronbach's Alpha = 0.785 Chuẩn chủ quan: Cronbach's Alpha = 0.837 Nhận thức kiểm soát hành vi: Cronbach's Alpha = 0.755 Nhận thức về những rào cản: Cronbach's Alpha = 0.72 Ý định sử dụng PPSH: Cronbach's Alpha = 0.837 Sau khi tiến hành phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ta thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0.6; phần lớn các hệ số tương quan biến - tổng các các biến tổng đều > 0.4 trừ nhân tố E5, E6, E7, E8 có hệ số tương quan biến - tổng < 0.4 nên bị loại. 3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA Kết quả kiểm định KMO và Bartlett có trị số KMO = 0.781 (nằm từ 0.5 đến 1) và giả thuyết H0 bị bác bỏ với mức ý nghĩa thống kê 0% (sig. = 0.000). Như vậy, các điều kiện ban đầu đã được đáp ứng để tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả phân tích phương sai được giải thích cho ta thấy 5 nhân tố đươc trích ra đều có giá trị Eigenvalues > 1, vì vậy thang đo đạt yêu cầu và được đưa vào sử dụng. Ta có % phương sai tích lũy của 5 nhân tố = 67.121% > 50%, điều này cho thấy khả năng sử dụng 5 nhân tố thành phần này giải thích được 67.121% biến thiên của 21 biến quan sát
  18. 16 Kết quả cho thấy có 5 nhân tố được trích sau khi xoay nhân tố. Nhân tố thứ 1 (chuẩn chủ quan) gồm 5 biến quan sát (C3, B5, C1, C2, B4, C4, C5); Nhân tố thứ 2 (Nhận thức về rào cản) bao gồm 4 biến quan sát (E1, E2, E3, E4) Nhân tố thứ 3 (Lợi ích sử dụng PPSH) bao gồm 4 biến quan sát (A3, A4, A5 A6); Nhân tố thứ 4 (Nhận thức kiểm soát hành vi) bao gồm 4 biến quan sát (D1, D4, D5, D6). Nhân tố thứ 5 (Nhận thức về cải thiện môi trường) gồm 2 biến quan sát (B1, B2). Sau khi chỉnh sửa, mô hình được hình thành gồm 5 nhân tố với 21 biến quan sát. Kết quả của việc phân tích các nhân tố sẽ là tiền đề để xây dựng mô hình điều chỉnh. 3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 3.4.1. Kiểm định hệ số tƣơng quan Pearson Nhân tố rào cản bị âm có hiện tượng đa cộng tuyến. Loại bỏ nhân tố rào cản nên ta loại bỏ nhân tố rào cản ra khỏi mô hình nghiên cứu. Mức độ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc với ý định sử dụng PPSH thể hiện qua hệ số tương quan Pearson với mức ý nghĩa 1%. Qua bảng kết quả kiểm định Pearson cho thấy có sự tương quan giữa biến phụ thuộc (ý định sử dụng) với các biến độc lập. Nhân tố chuẩn chủ quan (hệ số Pearson = 0.636), Nhân tố nhận thức sự hữu ích của PPSH (hệ số Pearson = 0.550), Nhân tố nhận
  19. 17 thức kiểm soát hành vi (hệ số Pearson = 0.407), Nhân tố Nhận thức về cải thiện môi trường (hệ số Pearson = 0.256) có tương quan đáng kể với ý định sử dụng PPSH Tuy nhiên, đối với nhân tố nhận thức về rào cản (hệ số Pearson = - 0.014) không có tương quan với ý định sử dụng PPSH nên bị loại bỏ khỏi mô hình 3.4.2. Phân tích hồi quy Phân tích hồi quy được thực hiện với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu điều chỉnh và loại bỏ nhân tố rào cản Kết quả nhận được cho biết hệ số chấp nhận ( Tolerance) < 1 và hệ số phóng đại phương sai VIF rất nhỏ ( 200 và k=4, mức ý nghĩa 1% tra bảng phân phối ta tìm được các giá trị của dL=1.633, dU=1.715. Xét 4 – dU = 4 – 1.715 = 2.285. Vì dU < d < 4 – dU hay 1.715 < 1.853 < 2.285 nên mô hình không có tự tương quan. Kiểm định độ phù hợp của mô hình Ta thấy hệ số điều chỉnh = 0.571 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 57.0%, tức là các biến độc lập giải thích được 57.1% biến thiên của biến phụ thuộc ý định sử dụng PPSH trong trồng lúa.
  20. 18 Tuy nhiên, chỉ cho biết được mô hình hồi quy với tập dữ liệu nhưng vẫn chưa thể biết được mô hình hồi quy hồi quy vừa xây dựng được có phù hợp với tổng thể hay không. Vì vậy, cần phải có thêm kiểm định F qua bảng phân tích ANOVA để kiểm tra độ phù hợp của mô hình hồi quy vừa xây dựng với tổng thể nghiên cứu. Trong Bảng kết quả phân tích ANOVA, cho thấy giá trị sig rất nhỏ (sig = 0.000) nên mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. 3.5. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT Kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động Ý định sử dụng PPSH của nông dân trồng lúa tại Huyện Hòa Vang, đó là các nhân tố như nhận thức sự hữu ích của PPSH, nhận thức về việc cải thiện môi trường, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố và Ý định được thể hiện thông qua phương trình hồi quy chuẩn hóa sau: BI = 0.782 + 0.409*SN + 0.327*PU + 0.207*PCB + 0.186*EA Như vậy nhân tố Chuẩn chủ quan là nhân tố tác động mạnh nhất đến Ý định sử dụng PPSH trong trồng lúa của nông dân Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, tiếp theo lần lượt là các nhân tố Nhận thức sự hữu ích, Kiểm soát hành vi, Nhận thức về môi trường. Kết quả phân tích hồi quy cho kết quả tương tự như phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan. 3.6. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt giữa nữ giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2