Các tội xâm phạm sức khỏe của con người<br />
theo Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét<br />
xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa<br />
Tào Duy Tùng<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự và tố tụng Hình sự; Mã số: 60 38 01 04<br />
Người hướng dẫn: TS. Trịnh Tiến Việt<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Luật hình sự Việt Nam; Xâm phạm sức khỏe; Tội xâm phạm sức khỏe;<br />
Pháp luật Việt Nam; Thanh Hóa<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi chính sách xã hội và<br />
pháp luật của Đảng và Nhà nước ta. Đấu tranh bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của<br />
Nhà nước và mọi cá nhân trong xã hội, tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội<br />
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân<br />
thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực,<br />
truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc<br />
phạm danh dự, nhân phẩm" [44].<br />
Do vậy, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người đều bị trừng<br />
trị rất nghiêm khắc. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã dành một<br />
chương riêng quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,<br />
danh dự và nhân phẩm của con người, trong đó các tội xâm phạm sức khỏe của con người<br />
chiếm một vị trí quan trọng, được đặt ở vị trí thứ hai sau khách thể "tính mạng" của con<br />
người.<br />
Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, tỉnh Thanh Hóa đã đạt<br />
được nhiều thành tựu to lớn, đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Là một tỉnh lớn,<br />
dân số đông đứng thứ ba của đất nước, lại nằm ở vị trí giao thông thuận lợi nên Thanh Hóa<br />
thu hút được nhiều đầu tư của nhà nước và nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, đặc<br />
biệt là khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn đã làm cho kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày<br />
càng được cải thiện, tình hình an ninh trật tự xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, cùng với đó<br />
nền kinh tế này cũng nảy sinh và tồn tại cả những mặt trái của nó, đó là sự phân hóa giàu<br />
nghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hóa trong lối sống, đạo đức, sự xuất hiện ngày càng nhiều<br />
các tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội, đặc biệt là các hành vi như trộm cắp, cướp<br />
giật, ma túy, mại dâm, xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác trong đó các<br />
hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác đang có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số<br />
lượng và tính chất nguy hiểm trên địa bàn. Các tội phạm phạm này có tính chất nguy hiểm<br />
cao cho xã hội, nó trực tiếp xâm phạm tới khách thể của luật hình sự bảo vệ đó là sức khỏe<br />
của con người. Vì vậy, việc tìm hiểu về các tội xâm phạm sức khỏe của con người, đánh giá<br />
<br />
thực tiễn xét xử, cũng như đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự và những biện pháp phòng<br />
ngừa là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn.<br />
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, những năm gần đây, tình hình tội phạm<br />
hình sự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa diễn biến phức tạp; xuất hiện những loại tội phạm mới,<br />
có những loại có chiều hướng gia tăng. Trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1.500 đến 1.600<br />
vụ phạm tội, trong đó các tội xâm phạm sức khỏe của con người chiếm khoảng 12%. Theo<br />
báo cáo tổng kết công tác xét xử hàng năm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trong giai<br />
đoạn 8 năm (2006 - 2013) xảy ra 1.453 vụ, trong đó có 1.449 vụ về tội cố ý gây thương tích<br />
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (chiếm 99,72%); đặc biệt về tính chất, mức độ<br />
của các hành vi xâm phạm sức khỏe của con người ngày càng nghiêm trọng, nhiều vụ từ xích<br />
mích nhỏ nhưng các đối tượng sẵn sàng dùng hung khí nguy hiểm để giải quyết, đã xuất hiện<br />
một số băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, bảo kê, đòi nợ, xiết nợ, hoạt<br />
động ngang nhiên, coi thường pháp luật, gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân...<br />
Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các tội phạm này<br />
ở các điều 104, 105, 106, 107, 108, 109 và 110 có nhiều nội dung còn chưa thống nhất, không<br />
cụ thể, chưa có hướng dẫn thi hành gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố<br />
tụng khi áp dụng, như: Việc áp dụng tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; tình tiết dùng hung<br />
khí nguy hiểm; trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều<br />
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh gây hậu quả một người bị thương tật từ<br />
31% đến 60% và nhiều người người khác bị thương tật dưới 31% và tổng tỷ lệ thương tật của<br />
những người này trên 31%... Do đó, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.<br />
Ngày 10/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1236/QĐ-TTg về việc phê duyệt<br />
Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương sẽ<br />
đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Bộ luật<br />
hình sự từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, góp phần đáp ứng yêu cầu mới của<br />
đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm ổn định lâu dài,<br />
thúc đẩy phát triển của đất nước.<br />
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn cũng như để chuẩn bị sửa<br />
đổi toàn diện Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, với kiến thức được trang<br />
bị và những tìm hiểu thực tế trong công tác tại Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, tác giả lựa<br />
chọn đề tài "Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo Luật hình sự Việt Nam và<br />
thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài<br />
Hiện nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm sức khỏe<br />
của con người dưới các góc độ và mức độ khác nhau như:<br />
* Dưới góc độ luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ luật học, có các công trình sau: "Đặc<br />
điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của<br />
người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa", của<br />
Nguyễn Hữu Cầu, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2002;<br />
"Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa<br />
bàn tỉnh Quảng Ninh", của Nguyễn Mạnh Hùng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học<br />
Luật Hà Nội, 2011; "Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho<br />
sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", của Nguyễn Thị Minh Nguyệt,<br />
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; "Đấu tranh, phòng<br />
chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên địa<br />
bàn tỉnh Bắc Ninh", của Phạm Thị Hoài Phương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại<br />
học Quốc gia Hà Nội, 2007; v.v...<br />
* Dưới góc độ đề tài khoa học, bài viết trên báo, tạp chí, có nhiều công trình, bài<br />
viết như: "Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm,<br />
danh dự của con người trong Bộ luật hình sự 1999" của PGS.TS. Trần Văn Luyện, Tạp chí<br />
Nhà nước và pháp luật, số 3/2001; "Bàn về việc áp dụng một số tình tiết định khung tăng<br />
nặng trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác", của Vũ<br />
<br />
Hồng Thiêm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2005; "Xung quanh việc nhận thức và áp dụng<br />
Điều 104 Bộ luật hình sự", của ThS. Phạm Văn Thiệu, Tạp chí Kiểm sát, số 11/2008 v.v...<br />
* Dưới góc độ sách chuyên khảo, giáo trình, có các công trình sau: GS.TS. Nguyễn<br />
Ngọc Hòa, "Chương IV- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của<br />
con người trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)", tập thể tác giả do<br />
TSKH.GS. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; "Giáo trình Luật hình sự<br />
Việt Nam (Phần các tội phạm), của GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Công an nhân dân,<br />
Hà Nội, 2003; "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con<br />
người" của tác giả PGS.TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; "Bình luận<br />
khoa học Bộ luật hình sự. Tập 1, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự<br />
của con người: Bình luận chuyên sâu", của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,<br />
2002; v.v...<br />
Tuy nhiên, các công trình nêu trên chủ yếu đề cập đến các tội cố ý gây thương tích<br />
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên khía cạnh pháp lý hình sự, hoặc nghiên<br />
cứu đối với từng tội phạm cụ thể trong phạm vi toàn quốc hoặc thuần túy dưới góc độ tội<br />
phạm học, chưa có công trình nào nghiên cứu về nhóm các tội xâm phạm sức khoẻ của con<br />
người và phân tích thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đề xuất giải pháp<br />
hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này.<br />
Vì lý do đó, đề tài "Các tội xâm phạm sức khỏe của con người theo Luật hình sự<br />
Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" nhằm nghiên cứu các dấu hiệu<br />
pháp lý hình sự và hình phạt, lý giải nguyên nhân phạm tội, những đặc điểm nhân thân người<br />
phạm tội và đặc biệt tổng kết tình hình áp dụng trên thực tế giai đoạn 8 năm (2006 - 2013) để<br />
từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự, đồng thời nâng cao hiệu<br />
quả áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ khái niệm, những dấu hiệu pháp lý<br />
hình sự và hình phạt đối với các tội xâm phạm sức khỏe của con người; thực tiễn xét xử các<br />
tội phạm này trong giai đoạn 8 năm (2006 - 2013); kết quả đấu tranh của các cơ quan bảo vệ<br />
pháp luật và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội<br />
xâm phạm sức khoẻ của con người và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng<br />
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:<br />
1) Xây dựng khái niệm, phân tích những dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt đối<br />
với các tội xâm phạm sức khỏe của con người;<br />
2) Đánh giá thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong thời<br />
gian qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 8 năm (2006 - 2013), có sự so sánh, đối chiếu<br />
với địa bàn cả nước;<br />
3) Phân tích kết quả đấu tranh của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án và đưa ra các<br />
nguyên nhân cơ bản; ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội;<br />
4) Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội<br />
xâm phạm sức khỏe của con người;<br />
5) Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự<br />
Việt Nam về các tội xâm phạm sức khỏe của con người.<br />
3.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn có đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó: Các tội xâm phạm sức<br />
khỏe của con người theo Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh<br />
Hóa, giai đoạn 8 năm (2006 - 2013).<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài<br />
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây<br />
<br />
dựng Nhà nước pháp quyền, về công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, về vấn đề<br />
cải cách tư pháp được thể hiện trong các nghị quyết Đại hội Đảng X, XI và các nghị quyết<br />
của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, và nhất<br />
là trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng<br />
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày<br />
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu<br />
cụ thể là: Phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh... để phân tích các tri thức khoa học luật<br />
hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên cứu.<br />
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và<br />
thực tiễn. Luận văn này là công trình khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt<br />
Nam nghiên cứu cụ thể về khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt đối với các<br />
tội xâm phạm sức khỏe của con người; thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sức khỏe của con<br />
người trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 8 năm (2006 - 2013); kết quả đấu tranh<br />
của các cơ quan bảo vệ pháp luật và đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật<br />
hình sự và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói<br />
riêng và cả nước nói chung.<br />
Những đánh giá, phân tích về thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sức khỏe của con<br />
người còn làm tư liệu cho các nhà làm luật nước ta nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật<br />
hình sự năm 1999 về các tội phạm này dưới khía cạnh lập pháp hình sự để nâng cao hiệu<br />
quả áp dụng và đấu tranh, phòng ngừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói<br />
chung.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm sức khỏe của con người.<br />
Chương 2: Các tội xâm phạm sức khỏe của con người trong Bộ luật hình sự Việt<br />
Nam hiện hành và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.<br />
Chương 3: Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm<br />
sức khỏe của con người và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.<br />
<br />
References<br />
1. Phạm Văn Beo (2010), Luật hình sự Việt Nam - Quyển 2 (Phần các tội phạm), Nxb<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
2. Mai Bộ (2012), "Phân biệt tội chống người thi hành công vụ với các tội xâm phạm tính<br />
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ<br />
của nạn nhân", Tòa án nhân dân, (12), tr. 9-13.<br />
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm<br />
2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH ngày 13/5/2013), Hà Nội.<br />
4. Bộ Tư pháp (2014), Tài liệu Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm<br />
1999, Hà Nội.<br />
5. Lê Văn Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn Nhà nước<br />
pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
6. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),<br />
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
7. Nguyễn Hữu Cầu (2002), Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích<br />
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp<br />
nâng cao hiệu quả phòng ngừa, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân,<br />
Hà Nội.<br />
<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
20.<br />
21.<br />
22.<br />
<br />
23.<br />
<br />
24.<br />
<br />
25.<br />
<br />
26.<br />
27.<br />
<br />
28.<br />
29.<br />
<br />
Chính phủ (1955), Thông tư số 442/TTg ngày 19/01 của Thủ tướng Chính phủ về việc<br />
trừng trị một số tội phạm, Hà Nội.<br />
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2009), Giáo trình lý<br />
luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị<br />
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị<br />
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định<br />
hướng đến năm 2020, Hà Nội.<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị<br />
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.<br />
Nguyễn Duy Giảng (2005), "Bàn về tình tiết định khung gây cố tật nhẹ cho nạn nhân quy<br />
định tại Điều 104 Bộ luật hình sự", Kiểm sát, (01), tr 26, 30.<br />
Đỗ Đức Hồng Hà (2004), "Phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích", Tòa án<br />
nhân dân, (3), tr. 7-11.<br />
Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư<br />
pháp, Hà Nội.<br />
Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.<br />
Tiến Hiểu - Hồng Tú (2012), "Thế nào là người già", http://plo.vn/phap-luat-chunhat/the-nao-la-nguoi-gia-66420.html, ngày 16/4.<br />
Nguyễn Ngọc Hòa (2001), "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự<br />
của con người - so sánh giữa Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 1985",<br />
Luật học, (1), tr. 30-33.<br />
Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm - Lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà<br />
Nội.<br />
Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập I, Nxb<br />
Công an nhân dân, Hà Nội.<br />
Nguyễn Ngọc Hòa (2012), "Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng<br />
trong luật hình sự Việt Nam", Luật học, (2), tr. 25-31.<br />
Phạm Mạnh Hùng (2005), "Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe<br />
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội cố ý gây thương tích<br />
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng",<br />
Kiểm sát, (23), tr. 27-30.<br />
Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho<br />
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học,<br />
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.<br />
Huỳnh Quốc Hùng (2013), "Cần quy định rõ trong Bộ luật hình sự các chế định: Phạm tội<br />
trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng", Kiểm sát,<br />
(4), tr. 33-37.<br />
Nguyễn Trung Hưng (2007), "Tình tiết "gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" trong tội cố ý gây<br />
thương tích - sự không đồng nhất trong nhận thức và áp dụng", Tòa án nhân dân, (5), tr.<br />
34-36.<br />
Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp,<br />
Hà Nội.<br />
Nguyễn Đình Lộc (1997), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự lần thứ tư<br />
và yêu cầu đấu tranh chống các tội tham nhũng, ma túy, tội phạm về tình dục đối với<br />
người chưa thành niên, Bộ Tư pháp, Hà Nội.<br />
Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm<br />
của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
Trần Văn Luyện (2001), "Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức<br />
khỏe nhân phẩm danh dự của con người trong Bộ luật hình sự 1999", Nhà nước và pháp<br />
luật, (3), tr. 65-71.<br />
<br />