intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ; Thực trạng chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam; Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TỐNG TRẦN LÊ THÀNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ DUY YÊN Phản biện 1:………………………………..…………. ……………………...…....................………..……….. Phản biện 2:…………………………………...……… …………………………………………………...…… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi ...… giờ ..… tháng … năm 201...
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Như vậy, dịch vụ khoa học và công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một hoạt động nền tảng và hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Việc phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ góp phần cung cấp các cơ sở pháp lý, căn cứ khoa học và môi trường cho quá trình nghiên cứu. Đồng thời, dịch vụ khoa học và công nghệ cũng là cơ sở để đánh giá tiềm lực khoa học công nghệ của một quốc gia, góp phần phát triển, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ là một loại hình dịch vụ khoa học và công nghệ. Trong đó, thông tin, khoa học và công nghệ có vị trí và vai trò quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở pháp lý, căn cứ khoa học cho quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Căn cứ vào các yếu tố để trở thành vấn đề chính sách, vấn đề dịch vụ thông tin KH&CN là vấn đề Chính phủ quan tâm và có khả năng giải quyết. Trên cơ sở các dịch vụ thông tin KH&CN đã có, và căn cứ vào hiện trạng mức độ sử dụng thông tin KH&CN của xã hội, sự cần thiết phải cung cấp những thông tin đáp ứng nhu cầu hoạch định chính sách của các nhà quản lý KH&CN, nhà nước sử dụng công cụ chính sách để phát triển dịch vụ thông tin KH&CN thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình hành động, dự án, kế hoạch nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nêu trên. 1
  4. Để góp phần giải quyết những vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề chính sách đối với dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ là một vấn đề mới. Hiện nay, chỉ có một số công trình nghiên cứu đề cập đến nội dung về dịch vụ thông tin KH&CN và quản lý nhà nước về thông tin KH&CN. PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng đã khái quát những vấn đề về Lý luận về Thông tin học và dịch vụ thông tin KH&CN trong cuốn sách: “Thông tin: Từ lý luận tới thực tiễn”. Một số thông tin về thông tin và dịch vụ thông tin của nội dung “Lý luận về Thông tin học” trong cuốn sách được tác giả tham khảo, sử dụng Ths. Phan Huy Quế và các cộng sự đã khái quát một số nội dung về dịch vụ thông tin và chính sách phát triển dịch vụ thông tin thông qua hệ thống hành lang pháp lý về thông tin, thống kê KH&CN tại Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lỹ luận và thực tiễn phát triển công tác thông tin – thư viện, thống kê khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020” TS. Tạ Bá Hưng đã điều tra, nghiên cứu nhu cầu dùng tin tại địa bàn là 3 xã Khánh Nhạc, Ninh Phong và Đồng Phong thuộc tỉnh Ninh Bình, đề tài đã nghiên cứu và xác lập các nguồn tin tiềm tàng phục vụ vùng sâu, vùng xa, xây dựng mô hình và triển khai thử nghiệm tại 3 xã trên. Kết quả của đề tài được triển khai thành công trong thực tiễn cho thấy vai trò quan trọng của nguồn tin KH&CN đối với đời sống xã hội. Đối với việc cung cấp dịch vụ thông tin để hoạch định chính sách, Ths Nguyễn Lê Hằng đã nêu khái quát về dịch vụ thông tin; Đánh giá thực trạng năng lực đảm bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách KH&CN cũng như các giải pháp nâng cao năng lực đảm bảo thông tin phục vụ xây dựng chính sách đó Tại Tạp chí Thông tin và Tư liệu, tháng 2/2008, PGS.TS Nguyễn 2
  5. Hữu Hùng cho rằng, chính sách thông tin nói chung là tập hợp các luật, văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn trực tiếp tác động và quản lý tới vòng đời của thông tin. Vòng đời này bao gồm các quá trình lập kế hoạch, tạo lập, sản xuất, thu thập, phân phối, phổ biến và tìm kiếm thông tin. Tại Hội thảo khoa học ngành thông tin lần thứ VI, 2011, TS. Tạ Bá Hưng và các cộng sự đã trình bày nội dung định hướng chiến lược công tác thông tin đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ, đặc biệt là các dịch vụ thông tin có thu. Ths. Trần Thị Hải Yến và công sự đã tiến hành nghiên cứu phương pháp luận xây dựng định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN. Đây là cơ sở để xây dựng cơ chế đảm bảo nguồn tin KH&CN cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam, góp phần điều tiết, phối hợp, theo dõi, giám sát phát triển nguồn tin KH&CN, góp phần triển khai thành công Nghị định số 11/2004/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Phượng đã tiến hành luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện đã nghiên cứu thực tiễn phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam theo đó đề xuất các giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin của Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam cả về chất và lượng TS. Vũ Dương Thúy Ngà và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện một số chính sách cơ bản của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp thư viện ở Việt Nam. Đề tài đề cập tới 3 khía canh chính: chính sách đầu tư, chính sách xã hội hóa và đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực trong ngành thư viện. Trong đó, đề tài cũng đã nghiên cứu khái quát các chính sách đầu tư cho phát triển nguồn tài liệu thư viện và kết luận những chính sách trên chưa cụ thể, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành còn rất hạn chế. Đây là cơ sở để khẳng định tầm quan trọng của việc tiến 3
  6. hành nghiên cứu xây dựng định hướng quốc gia về bổ sung và phát triển nguồn tin KH&CN. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào công tác quản lý nhà nước về thông tin, thư viện KH&CN thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn lực thông tin KH&CN và đưa ra những giải pháp để phát triển các nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ đó. Như vậy, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung vào vấn đề chính sách: “Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam” một cách hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ, đề tài đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ và chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận như: các khái niệm, tầm quan trọng, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm của một số nước về chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ. - Làm rõ thực trạng chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam; đánh giá mặt mạnh, yếu điểm và tìm ra nguyên nhân của yếu điểm của chính sách này hiện nay ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay. 4
  7. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: + Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: do chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có phạm vi nghiên cứu rất rộng; do vậy, tác giả giới hạn nghiên cứu về một số nội dung thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN như khung lý thuyết ở chương 1. + Giới hạn về không gian: nghiên cứu nội dung thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ tại các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN tại các Bộ, ngành và địa phương ở Việt Nam. + Giới hạn về thời gian: từ năm 2011- 2016 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng, nhà nước về chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: được sử dụng để thu thập thông tin và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài. - Phương pháp thu thập dữ liệu từ các nguồn sơ cấp như: Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn. - Phương pháp xử lý thông tin: đã có sự phân nhóm, phân tích các số liệu theo các tiêu thức định lượng và định tính. - Phương pháp quy nạp, tổng hợp, so sánh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 5
  8. Góp phần hệ thống hóa lý luận liên quan đến chính sách của nhà nước đối với dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần phân tích, đánh giá, rút ra nguyên nhân của thực trạng thực thi chính sách về dịch vụ thông tin KH&CN đối với người dùng tin ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong việc thực thi chính sách đối với dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ. - Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc thực thi chính sách về dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam 6
  9. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Lý luận về dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ 1.1.1. Khái niệm thông tin khoa học và công nghệ và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ 1.1.1.1. Thông tin khoa học và công nghệ Trong phạm vi của luận văn này, khái niệm thông tin KH&CN được hiểu theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ: “Thông tin khoa học và công nghệ là dữ liệu, dữ kiện, số liệu, tin tức được tạo ra trong các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” 1.1.1.2. Dịch vụ và dịch vụ công Trong cuốn “Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, tác giả đã đưa ra khái niệm dịch vụ:“Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được”. Khi so sánh với cách giải thích của Từ điển tiếng Việt thì cách giải thích này đã làm rõ hơn nội hàm của dịch vụ – dịch vụ là kết tinh sức lao động con người trong các sản phẩm vô hình. Từ các quan điểm khác nhau, có thể đưa ra một khái niệm về dịch vụ như sau: “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong các sản phẩm vô hình nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người” Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ, an ninh, giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội. 1.1.1.3. Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ 7
  10. Kể từ giữa thế kỷ XX đến nay, cùng với sự phát triển rất mạnh của các cơ quan thông tin, thư viện, sự hỗ trợ tích cực của các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật có liên quan (toán học ứng dụng, công nghệ tin học, viễn thông và các thiết bị của chúng, xã hội học…), hệ thống các dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Sự phát triển hướng tới một xã hội thông tin cũng là môi trường thuận lợi quan trọng, tạo nền tảng trên cho các dịch vụ thông tin KH&CN phát triển nhanh chóng. Từ cơ sở lý luận ở trên, tác giả cho rằng, “Dịch vụ thông tin KH&CN là một loại hình dịch vụ công, do các tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công nghệ công lập cung cấp, bao gồm dịch vụ cung cấp tài liệu, dịch vụ phổ biến thông tin và dịch vụ tra cứu tin” 1.1.2. Chủ thể cung cấp dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Dịch vụ thông tin KH&CN với bản chất là dịch vụ công được cung cấp bởi các tổ chức thực hiện chức năng thông tin khoa học và công nghệ công lập. 1.1.3. Đặc tính của dịch vụ thông tin KH&CN - Tính vô hình - Tính không xác định - Tính không thể chia cắt - Sự tồn kho 1.1.4. Đối tượng của dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Từ đặc điểm nhu cầu tin trong xã hội, người ta chia người dùng tin thành 5 nhóm cơ bản, với đặc điểm nhu cầu thông tin của từng nhóm như sau: Nhóm 1. Người dùng tin là nhà lãnh đạo, quản lý Nhóm 2. Người dùng tin là các nhà doanh nghiệp Nhóm 3. Người dùng tin là cán bộ KH&CN 8
  11. Nhóm 4: Người dùng tin là các học viên tại các cơ sở đào tạo (học viện, trường đại học, cao đẳng, …) Nhóm 5. Người dùng tin đại chúng 1.1.5. Vai trò của dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ - Vị trí, vai trò của dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Trong ngành khoa học và công nghệ, bên cạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có vị trí và vai trò như sau: - Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ đóng vai trò hỗ trợ trực tiếp hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, góp phần đưa các sản phẩm thông tin đến người dùng tin. - Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: + Giúp loại bỏ hiện tượng trùng lặp đề tài + Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài + Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện các đề tài + Cung cấp thông tin về các phát hiện mới, sáng tạo mới – cơ sở để tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội. + Đảm bảo tính kế thừa, giảm thiểu lãng phí trong nghiên cứu phát triển + Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN - Đối với các doanh nghiệp KH&CN - Đối với các nhà quản lý, lãnh đạo - Đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên học sinh, sinh viên 1.2. Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ 1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ “Chính sách” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu. trên các phương tiện truyền thông và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là thuật ngữ khó có thể định nghĩa một cách cụ thể và rõ ràng. 9
  12. Từ những cách nghiên cứu của các học giả về chính sách, chính sách công, có thể đưa ra khái niệm về chính sách công như sau: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội Từ những khái niệm về chính sách, chính sách thông tin, dịch vụ thông tin KH&CN, tác giả đưa ra khái niệm: ‘Chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN bao gồm hệ thống mục tiêu và biện pháp tác động vào các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN và hạ tầng thông tin nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu về sử dụng thông tin của xã hội. Hệ thống mục tiêu và biện pháp này dược xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan như hệ thống pháp luật, chính sách tổ chức và quản lý và trình độ phát triển khoa học và công nghệ ở mỗi thời kỳ’ 1.2.2. Vị trí, vai trò của chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Chính sách phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ có liên quan chặt chẽ đến các chính sách khác như: Chính sách khoa học và công nghệ, chính sách kinh tế, chính sách đầu tư. Chính vì vậy, chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách công. Trước hết, chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ góp phần cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam Thứ hai, Chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách có liên quan khác Thứ ba, chính sách phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ góp phần nâng cao vị thế, vai trò của thông tin KH&CN trong việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thông tin đến các nhà quản lý, người dùng tin và doanh nghiệp KH&CN 10
  13. Thứ tư, chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN thể hiện những chủ trương, quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động thông tin KH&CN thông qua việc tăng cường kinh phí, phát triển nguồn lực thông tin KH&CN, phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, phát triển nguồn nhân lực thông tin KH&CN. 1.2.3. Những nội dung điều chỉnh của chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ 1.2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu 1.2.3.2. Dịch vụ phổ biến thông tin 1.2.3.3. Dịch vụ tra cứu tin 1.2.4. Mục tiêu chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ - Phát triển các loại hình dịch vụ KH&CN để đáp ứng 100% nhu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ KH&CN để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN và thế giới - Nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp của các loại hình dịch vụ KH&CN trong toàn khu vực dịch vụ và trong tổng thu nhập sản phẩm quốc gia GDP. Đến năm 2030 - Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ KH&CN - Xây dựng và phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ KH&CN trên cơ sở sử dụng hiệu quả tiềm lực KH&CN hiện có; đến năm 2030 phát triển ít nhất 10 tổ chức dịch vụ KH&CN đạt trình độ khu vực và thế giới. - Đến năm 2020, tổng mức đầu tư trực tiếp của xã hội phấn đấu đạt 60-80% tổng kinh phí đầu tư cho dịch vụ KH&CN 1.2.5. Các chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều chính sách thuộc lĩnh vực thông tin KH&CN bao gồm: - Chính sách phát triển nguồn lực thông tin KH&CN 11
  14. - Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ thông tin KH&CN - Chính sách phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN 1.2.6. Thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ a. Khái niệm Từ khái niệm thực thi chính sách công, đối với thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ, có thể hiểu đó là việc đưa chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ vào thực tiễn thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án nhằm thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ và tổ chức thực hiện nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ. b. Nội dung thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN - Phổ biến, tuyên truyền chính sách - Phân công, phối hợp thực hiện chính sách - Đôn đốc thực hiện chính sách - Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm: Đây là hoạt động của các cơ quan ban hành chính sách, cụ thể: Chính phủ, Bộ KH&CN 1.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ 1.2.7.1. Những yếu tố chủ quan - Tuyên truyền, phổ biến chính sách - Năng lực thực thi của cán bộ, công chức - Sự đồng tình, ủng hộ của người dân - Điều kiện vật chất cần thiết 12
  15. - Năng lực thực thi của cán bộ, công chức 1.2.7.2. Những yếu tố khách quan - Tính chất của vấn đề - Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi - Môi trường thực thi chính sách Môi trường thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN bao gồm môi trường chính trị, văn hóa và công nghệ + Môi trường chính trị + Môi trường văn hóa + Môi trường công nghệ - Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách - Đặc tính của đối tượng chính sách 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ và bài học cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới 1.3.1.1. Đài Loan Đài Loan rất chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ thông tin KH&CN thông qua hình thức trực tuyến (online), nổi bật là các dịch vụ sau: - STICNET - CSDL trên CD –ROM - Dịch vụ WWW và Gopher Các dịch vụ tìm trực tuyến như: Qua DIALOG từ Knight-Ridder; Qua Data Star từ Knight-Ridder; Qua Questels từ Questel orbit 1.3.1.2. Malaysia Các chính sách về dịch vụ thông tin KH&CN tại MASTIC nhằm phục vụ 03 mảng chính của khu vực công, bao gồm: công tác quản lý và phát triển chính sách; phát triển hạ tầng khoa học quốc gia; công nghiệp và thương mại 13
  16. 1.3.1.2. Hàn Quốc Chính sách dịch vụ thông tin KH&CN Hàn Quốc với nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà nghiên cứu để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 1.3.2. Bài học cho Việt Nam Hoạt động cung cấp các dịch vụ thông tin KH&CN phải được cung cấp trên cơ sở một CSDL quốc gia hoàn chỉnh về KH&CN, trong đó phân quyền khai thác cho các đối tượng tham gia xây dựng. Các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thông tin thư viện cũng cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng gắn với chuyên đề cụ thể: biên mục, phân loại, định từ khoá, phân tích nhu cầu tin, khai thác sử dụng Internet 14
  17. Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam 2.1.1. Hiện trạng các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN bộ/ngành Trong hệ thống thông tin KH&CN quốc gia các cơ quan thông tin khối bộ/ngành giữ vị trí quan trọng. Các tổ chức thông tin KH&CN là đơn vị cung cấp các dịch vụ thông tin KH&CN. Tổ chức cơ quan thông tin bộ/ngành ở nước ta được hình thành mạnh mẽ từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Qua nhiều thay đổi về tổ chức, tính đến 12/2016, các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin tại Trung ương bộ, ngành gồm 33 đơn vị trong đó: - Tại Bộ KH&CN, Cục Thông tin KH&CN quốc gia là cơ quan đứng đầu mạng lưới thông tin KH&CN, là tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN quốc gia. - Tại các bộ, ngành có 32 đơn vị thực hiện chức năng đầu mối thông tin KH&CN gồm các loại hình, tên gọi khác nhau như sau, đó là: + Đơn vị sự nghiệp công lập (Các Viện, Trung tâm Thông tin; + Các đơn vị quản lý nhà nước (Các Vụ KH&CN; các Cục); 2.1.3. Hiện trạng các tổ chức thực hiện chức năng thông tin KH&CN ở địa phương Các tổ chức thông tin KH&CN ở địa phương có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực thi chính sách thông tin KH&CN nói chung và chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN ở Việt Nam nói riêng. Nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất về quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong toàn bộ mạng lưới thông tin, thống kê trên cả 15
  18. nước, có sự thống nhất ngành dọc các tổ chức thông tin, thống kê từ trung ương đến địa phương. 2.1.3. Thực trạng Dịch vụ thông tin KH&CN 2.1.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu Nguyên liệu chủ yếu để tạo lập các tài nguyên thông tin là các loại hình tài liệu khoa học, công nghệ, kinh tế khác nhau. Theo kết quả khảo sát, tổng số vốn tài liệu (đơn vị bảo quản) của toàn mẫu điều tra trong các cơ quan bộ/ngành đạt trên 20 triệu đơn vị. - Nguồn tài liệu được phân tán và phân bố không đồng đều theo các diện chủ đề nội dung 2.1.3.2. Dịch vụ phổ biến thông tin Dịch vụ này đang thực hiện miễn phí tới các đầu mối cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các bộ/ngành 2.1.3.3. Dịch vụ tra cứu tin Dịch vụ tra cứu tin nhằm mục đích cung cấp cho người dùng tin những thông tin phù hợp với yêu cầu của họ theo các dấu hiệu đã có thông qua các công cụ hỗ trợ tra cứu như kho tra cứu, danh mục, CSDL,... Dịch vụ tra cứu tin được thực hiện dưới hai hình thức: tra cứu tin truyền thống (tra cứu thông qua kho TL tra cứu, HTML phiếu) và tra cứu tin hiện đại (tra cứu trực tuyến trên mạng hoặc tra cứu thông qua các CSDL trên máy tính). DV tra cứu tin hiện đại phục vụ việc khai thác nguồn tài liệu được số hoá, tài liệu được lưu trữ trên các vật mang tin đặc biệt (Các CSDL lưu trữ trên CD-ROM và trên mạng LAN; thông tin toàn văn trên mạng; mạng Internet) 2.2. Thực thi chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam 2.2.1.Thực trạng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam Các chính sách về dịch vụ thông tin thường còn rải rác và được lồng ghép trong các chính sách liên quan về KH&CN hoặc các chính sách về 16
  19. thông tin KH&CN. Trong giai đoạn 2011-2016, những chính sách về dịch vụ thông tin KH&CN sau đã được ban hành: - Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 quy định về loại hình dịch vụ KH&CN - Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN - Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 Quyết định số 418/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: - Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 về phướng hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016-2020 - Quyết định số 2453/QĐ-BKHCN ngày 31/8/2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2016-2020 2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam tại các Bộ/ngành, địa phương Việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN ở Việt Nam chính là việc cụ thể hóa các chính sách sau: - Chính sách phát triển nguồn lực thông tin KH&CN - Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ thông tin KH&CN; - Chính sách phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN 2.2.2.1. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng các cơ quan thông tin - thư viện tại các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tăng 17
  20. cường phổ biến thông tin/tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho NDT được tiếp cận, khai thác nguồn lực thông tin thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin của đơn vị mình. 2.2.2.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng - Chính sách lương, thưởng, nâng ngạch - Chính sách về sử dụng và đãi ngộ cán bộ thông tin KH&CN 2.2.2.3. Chính sách phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ Chính sách phát triển hạ tầng thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN được cụ thể hóa tại Luật KH&CN năm 2013 (Điều 68), Nghị định 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN (các Điều 13 đến 17) 2.3. Đánh giá kết quả của chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam 2.3.1. Ưu điểm - Thứ nhất, về loại hình, DVTT tương đối phong phú và ngày càng phát triển - Thứ hai, về chất lượng, DVTT của cơ quan bộ/ngành, địa phương đã có sự đổi mới về chất, bảo đảm việc đáp ứng một phần nhu cầu tin Thứ ba, các chương trình, đề án được ban hành kịp thời nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển dịch vụ thông tin KH&CN. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, thư viện tại các bộ/ngành và các Trung tâm thông tin và thống kê KH&CN tại các địa phương rất chặt chẽ. * Nguyên nhân của thành công trên đây là do: Được sự quan tâm, giúp đỡ của trực tiếp của các cơ quan quản lý KH&CN tại các cơ quan Bộ, biên chế và tổ chức của các cơ quan thông tin được 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2