Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
lượt xem 5
download
Đề tài Thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với mục tiêu nghiên cứu thực trạng thực thi các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo yêu cầu thực thi chính sách này trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU PHÚC THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HÕA Phản biện 1: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ Phản biện 2: TS. VŨ ĐĂNG MINH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 401, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi 09 giờ 45, ngày 16 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, chế độ, hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hoà nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã luôn chú trọng chăm lo đời sống của nhân dân mà nổi bật là chính sách bảo trợ xã hội (BTXH) nhằm đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chính sách BTXH đã được Nhà nước nâng tầm lên ngang bằng với các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã triển khai thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và đã đạt được những kết quả quan trọng như: đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá các chính sách về BTXH. Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn vẫn còn những hạn chế như: bỏ sót đối tượng đủ điều kiện hưởng, quy trình chưa đảm bảo về thời gian, các thủ tục có lúc còn chậm, văn bản quy định đôi lúc chưa phù hợp với thực tế,… Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” với mục tiêu nghiên cứu thực trạng thực thi các chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo yêu cầu thực thi chính sách này trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng là một trong những lĩnh vực được các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm. 1
- Có thể thấy các nghiên cứu trên đã đưa ra được một cách nhìn tổng quát về chính sách an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, các giải pháp hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội... song chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu vào việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu khoa học về thực thi chính sách bảo trợ xã hội và thực trạng thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, luận văn đề xuất các giải pháp đảm bảo yêu cầu thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: - Nghiên cứu cơ sở khoa học về thực thi chính sách bảo trợ xã hội. - Nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và nghiên cứu kinh nghiệm thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở một số địa phương. - Đề xuất các giải pháp đảm bảo yêu cầu thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về thực thi chính sách bảo trợ xã hội và thực trạng thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, 2
- tỉnh Bình Định giai đoạn từ 2015 đến 2018 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu nội dung đề tài luận văn. Đồng thời, dựa trên nền tảng khoa học chính sách công để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sử dụng phương này để nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn bản quản lý của Nhà nước. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu giữa thực tế và lý thuyết, so sánh số liệu thống kê phản ánh kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở thành phố Quy Nhơn và những địa phương có điều kiện tương tự. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về thực thi chính sách bảo trợ xã hội. 3
- Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp đảm bảo yêu cầu thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 4
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. Bảo trợ xã hội và chính sách bảo trợ xã hội 1.1.1. Bảo trợ xã hội 1.1.1.1. Khái niệm bảo trợ xã hội Bảo trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. 1.1.1.2. Vai trò của bảo trợ xã hội Thứ nhất, Bảo trợ xã hội thực hiện chức năng bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) của Nhà nước. Thứ hai, Bảo trợ xã hội thực thi một phần chức năng tái phân phối lại của cải xã hội. Thứ ba, Bảo trợ xã hội có vai trò phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, tăng cường khả năng chống chịu và giải quyết một số vấn đề xã hội nảy sinh. 1.1.2. Chính sách bảo trợ xã hội 1.1.2.1. Khái niệm chính sách công: Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. 1.1.2.2. Khái niệm chính sách bảo trợ xã hội Chính sách bảo trợ xã hội là một chính sách của an sinh xã hội. Chính sách bảo trợ xã hội là hệ thống các giải pháp đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, 5
- người khuyết tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người bị thiên tai địch họa. 1.1.2.3. Nội dung chính sách bảo trợ xã hội - Trợ cấp xã hội thường xuyên (hàng tháng). + Đối tượng: Theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP, thì các đối tượng sau đây được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. + Mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ cấp xã hội thường xuyên ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu trợ cấp thường xuyên của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả. + Giải pháp: Trợ cấp xã hội là khoản tiền của Nhà nước cấp cho đối tượng chính sách hàng tháng để mua lương thực, thực phẩm và các chi tiêu cần thiết khác phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Các chế độ trợ cấp được tính toán dựa vào các mức chi tiêu tối thiểu để bảo đảm duy trì cuộc sống cho đối tượng (bao gồm cả chi phí nuôi dưỡng và chi phí cho người chăm sóc trong những trường hợp không tự chăm sóc được bản thân). - Cứu trợ xã hội đột xuất: + Đối tượng: Theo Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. + Mục tiêu: Triển khai rộng rãi ở cộng đồng để giải quyết cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai được hỗ trợ, khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, huy động được phong trào tương thân, tương ái của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kể cho những thiếu hụt nguồn lực từ ngân sách nhà nước. + Giải pháp: Cứu trợ đột xuất (CTĐX) là một bộ phận hợp thành chính sách bảo trợ xã hội, là sự trợ giúp về vật chất, tinh thần của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng xã hội cho các đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống để họ có điều kiện vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống. - Bảo hiểm y tế: 6
- + Đối tượng: Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 136/2013/NĐ-CP. + Mục tiêu: Mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm hay có vấn đề về sức khỏe, là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia, để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người khi chẳng may ốm đau, tai nạn, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. + Giải pháp: Trợ giúp y tế nhằm giúp cho đối tượng bảo đảm các điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng. Chính sách trợ giúp y tế được thực hiện bằng việc cung cấp nguồn tài chính trực tiếp để thanh toán các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoạt động, sử dụng các dịch vụ y tế cần thiết khác. Đồng thời, cũng có thể hỗ trợ chi phí để các cá nhân có thể tham gia bảo hiểm y tế để sử dụng các dịch vụ do BHYT thanh toán khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 1.2. Thực thi chính sách bảo trợ xã hội 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách công Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách công. 1.2.2. Khái niệm thực thi chính sách bảo trợ xã hội Thực thi chính sách là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. 1.2.3. Vai trò của thực thi chính sách bảo trợ xã hội Thứ nhất, biến ý đồ chính sách thành hiện thực. Chính sách thể hiện ý chí và thái độ của nhà nước trước một vấn đề cụ thể, hay nói một cách khác chính sách là một công cụ được nhà nước sử dụng để chuyển tải thái độ ứng xử của mình 7
- đến các đối tượng quản lý thông qua một chính sách cụ thể được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung. Thứ ba, khẳng định tính đúng đắn của chính sách BTXH. Thứ tư, giúp hoàn thiện chính sách BTXH. 1.2.4. Chủ thể tham gia thực thi chính sách bảo trợ xã hội 1.2.4.1. Cơ quan nhà nước ở trung ương - Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý về chính sách bảo trợ xã hội trên phạm vi cả nước. Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý hoạt động bảo trợ xã hội. - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan thực hiện chính sách về bảo trợ xã hội. 1.2.4.2. Cơ quan nhà nước ở địa phương - Cấp tỉnh: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Cấp huyện: Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình. 1.2.4.3. Các chủ thể tham gia Các tổ chức Chính trị - Xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như: Công đoàn, Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội ở trung ương và địa phương, các hiệp hội nghiên cứu khoa học, công nghệ,… Các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức đa phương, các doanh nghiệp thuộc mọi 8
- thành phần kinh tế, người dân. Ngoài ra còn có các chủ thể khác với tư cách là cá nhân cũng tham gia vào quá trình thực thi chính sách BTXH như: các nhà khoa học, các chuyên gia, các đối tác (trong và ngoài nước) và cá nhân. 1.2.5. Quy trình thực thi chính sách bảo trợ xã hội Thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở cấp huyện gồm các bước cơ bản sau đây: 1.2.4.1. Lập kế hoạch thực thi chính sách bảo trợ xã hội 1.2.4.2. Tuyên truyền, phổ biến về chính sách bảo trợ xã hội 1.2.4.3. Phân công, phối hợp thực thi chính sách bảo trợ xã hội 1.2.4.4. Tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội 1.2.3.5. Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực thi chính sách bảo trợ xã hội 1.2.3.6. Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách bảo trợ xã hội 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách bảo trợ xã hội - Yếu tố chủ quan: + Năng lực thực thi chính sách của cán bộ - công chức trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. + Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong qui trình tổ chức thực thi chính sách. + Cách ứng xử của các chủ thể thực hiện. - Yếu tố khách quan: Môi trường thực thi chính sách; Thái độ và phản ứng của đối tượng chính sách; Sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên; Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách; Sự đồng tình ủng hộ của người dân. 1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở một số địa phương và bài học cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 1.3.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm tại quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng - Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên. 9
- - Công tác cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người thoát nghèo không quá 2 năm, hộ cận nghèo, người bị bệnh hiểm nghèo; miễn, giảm học phí; hỗ trợ học tập và các hỗ trợ khác được thực hiện tốt. - Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa a) Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng b) Nuôi dưỡng tập trung trong cơ sở bảo trợ xã hội c) Cứu trợ đột xuất 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Đình Thứ nhất, việc phối hợp và kết hợp các chính sách ASXH khác nhau trên địa bàn cần triển khai thực hiện đồng bộ. Thứ hai, việc tập trung thực thi chính sách cần trọng tâm và trọng điểm, xác định rõ đối tượng thụ hưởng và phạm vi triển khai thực hiện chính sách ASXH nhằm đảm bảo không bị dàn trãi nguồn lực, đồng thời, thực hiện được đến cùng mục tiêu đề ra. Thứ ba, cần thiết lập môi trường thuận lợi để kêu gọi, vận động mọi thành phần trong xã hội, mở rộng chủ thể tham gia vào quá trình thực thi chính sách với nhiều hình thức đóng góp tài chính, hỗ trợ công trình cụ thể ở địa phương như xây dựng cầu, nhà tình nghĩa, trường học, bệnh viện hay tài trợ theo các chương trình: áo ấm tình thương, cặp sách cho trẻ em đến trường, khám và chữa bệnh, phát thuốc miễn phí để vừa cải thiện cơ sở hạ tầng, đồng thời, cải thiện đời sống tinh thần cho hộ gia đình nghèo, dân tộc tiểu số vùng cao, vùng sâu. Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động để đối tượng thụ hưởng chính sách ASXH nắm bắt và hiểu được các lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ khi được thụ hưởng các chính sách ASXH, ý nghĩa và lợi ích của các chính sách này đối với xã hội. Thứ năm, xây dựng cơ chế tài chính, thiết lập hành lang pháp lý phù hợp để chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh sự hợp tác cũng như phân cấp ở các cấp chính quyền địa phương nhằm tạo sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, thiết lập các hình thức triển khai thực hiện và tự chủ trong việc thu hút 10
- cũng như sử dụng nguồn lực phục vụ cho hoạt động thực thi chính sách. Thứ sáu, thực thi một số chính sách ASXH như chính sách giảm nghèo, chính sách xây dựng đời sống văn hóa và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, cần thiết chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ ở cấp cơ sở, đồng thời, thiết lập cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa các tổ chức đoàn thể chính trị các cấp và tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách. 11
- Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã làm rõ được một số cơ sở khoa học về thực thi chính sách bảo trợ xã hội với việc làm rõ các khái niệm, nội dung, vai trò, đặc điểm của việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Nội dung của chính sách bảo trợ xã hội trong chương 1 đã làm rõ về đối tượng được hưởng trợ cấp, mức trợ cấp, quy trình thủ tục thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách trợ giúp về bảo hiểm y tế và chính sách trợ cấp đột xuất, đây là một số chính sách góp phần trong thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách bảo trợ xã hội. Ngoài ra, đã đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội và làm rõ được những vấn đề thực tiễn của chính sách bảo trợ xã hội của một số quận, thành phố là bài học kinh nghiệm đối với việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại thành phố Quy Nhơn. Những nội dung của chương 1 là những căn cứ quan trọng để tác giả có thể thực hiện được chương 2 của luận văn. 12
- Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát về thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Quy Nhơn là đô thị ven biển, có chiều dài bờ biển trên 40 km và có hệ thống giao thông thủy, bộ, đường hàng không, đường sắt quan trọng của vùng Nam Trung bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Camphuchia, Thái Lan ra biển Đông nên Quy Nhơn có nhiều thuận lợi để xây dựng và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Thành phố Quy Nhơn có 21 đơn vị hành chính, với 16 phường, 03 xã bán đảo, 01 xã đảo và 01 xã miền núi, gồm 152 khu phố, thôn. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 9.138 đối tượng bảo trợ xã hội do Ủy ban nhân dân các phường, xã đang quản lý và chi trả. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Kinh tế thành phố Quy Nhơn tiếp tục phát triển; tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 11,2%, trong đó: công nghiệp tăng 11,5%, thương mại - dịch vụ tăng 11,1%, nông - lâm - thủy sản tăng 4,3%. Cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2017: công nghiệp - xây dựng chiếm 60,7%, thương mại - dịch vụ chiếm 36,4% và nông - lâm - thủy sản chiếm 3,0%. 2.2. Tình hình triển khai thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 2.2.1. Lập kế hoạch thực thi chính sách bảo trợ xã hội 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo trợ xã hội 2.2.3. Phân công, phối hợp thực thi chính sách bảo trợ xã hội 13
- 2.2.4. Tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội 2.2.5. Giám sát, kiểm tra, chỉ đạo thực thi chính sách bảo trợ xã hội 2.2.6. Đánh giá, tổng kết thực thi chính sách bảo trợ xã hội 2.3. Kết quả thực thi chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2018 2.3.1. Kết quả thực thi chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên Bảng 2.1. Đánh giá kết quả thực thi chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên Năm 2015 2016 2017 2018 Tiêu chí Số lượng người được TCXH 7.429 7.773 8.400 8.270 hàng năm theo từng nhóm người người người người đối tượng trợ cấp Tỷ lệ % người nhận được trợ cấp xã hội hàng năm trong 100% 100% 100% 100% toàn bộ đối tượng trợ cấp Số tiền được trợ cấp hàng 15,7 33,5 33,8 37,1 năm Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Quy Nhơn Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên năm 2015 Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên năm 2016 Kết quả, năm 2016 tổng số đối tượng BTXH thành phố đang quản lý là 7.773 đối tượng, tổng kinh phí hơn 33,5 tỷ đồng. Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên năm 2017 Kết quả, năm 2017 tổng số đối tượng BTXH hiện nay là 8.400 người, tổng kinh phí trên 33,8 tỷ đồng; (trong đó người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là 5.536 người, đối tượng bảo trợ xã hội khác như: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn 14
- nuôi dưỡng; Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; Người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; Người đơn thân nghèo đang nuôi con; Người khuyết tật... là 2.864 người). Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên năm 2018 Kết quả, năm 2018 tổng số đối tượng BTXH hiện nay là 8.270 người, tổng kinh phí trên 37,1 tỷ đồng; (trong đó người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là 4.870 người, đối tượng bảo trợ xã hội khác như: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; Người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; Người đơn thân nghèo đang nuôi con; Người khuyết tật... là 3.400 người). 2.3.2. Kết quả thực thi chính sách cứu trợ đột xuất Bảng 2.2. Đánh giá kết quả thực thi chính sách trợ cấp xã hội đột xuất Năm 2016 2017 2018 Tiêu chí Số lượng người được nhận trợ cấp đột xuất hàng năm 6 7 14 Tỷ lệ % người nhận được trợ cấp xã hội hàng năm trong 100% 100% 100% toàn bộ đối tượng trợ cấp Số tiền đã được trợ cấp đột 34 triệu 15 triệu 54,2 triệu xuất hàng năm Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Quy Nhơn Năm 2016: Thực hiện hỗ trợ đột xuất tại cộng đồng: Hỗ trợ kịp thời 430 tấn gạo cho 6.599 hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do hạn hán, hộ khó khăn; mai táng phí đột xuất 3 đối tượng BTXH với kinh phí 9 triệu đồng; Hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 01 hộ tiểu thương bị hỏa hoạn với kinh phí 5 triệu đồng; hỗ trợ người tai nạn lao động 15
- có hoàn cảnh khó khăn 5 triệu đồng; hỗ trợ 02 chủ thuyền bị cháy thuyền hoàn toàn 4 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 05 nhà với kinh phí 120 triệu đồng; Năm 2017: - Hỗ trợ các đợt lũ lụt trong năm 2017 6 tháng đầu năm 2018 Tổ chức cấp phát kịp thời, đồng thời tiến hành kiểm tra công tác cấp phát 223,5 tấn gạo cứu trợ cho nhân dân bị thiệt hại do lũ lụt, gạo đỏ lửa cho nhân dân trên địa bàn. Thăm, tặng 21 suất quà cho người khuyết tật nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4 với kinh phí 6,3 triệu đồng. Thăm hỏi đột xuất 03 gia đình có người bị tai nạn lao động tại Cảng Thị Nại với tổng số tiền 16,2 triệu đồng. 2.3.3. Kết quả thực thi chính sách bảo hiểm y tế Bảng 2.3. Đánh giá kết quả thực thi chính sách bảo hiểm y tế Năm 2016 2017 2018 Tiêu chí Số lượng người được hưởng 6.808 7.484 8.012 bảo hiểm y tế hàng năm Tỷ lệ % người được hưởng 100% 100% 100% bảo hiểm y tế Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Quy Nhơn Phối hợp vói cơ quan BHXH thành phố cấp 1.120 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo, 735 thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo; hỗ trợ 15% mệnh giá thẻ BHYT cho 457 người cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 85% mua thẻ BHYT (trong đó Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh hỗ trợ 208 người). Đã có khoảng 11.634 lượt người nghèo và cận nghèo được khám chữa bệnh trong năm 2018. Chính sách này đã tác động có hiệu quả thiết thực đối với công tác chăm lo sức khỏe cho người nghèo và cận nghèo. 16
- 2.4. Đánh giá chung về thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2018 2.4.1. Những mặt đạt được - Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Lao động - TB&XH tỉnh về việc thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, UBND thành phố đã kịp thời thực hiện các chế độ chính sách theo quy định. Đồng thời, cũng có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng, ban ngành có chức năng, các hội, đoàn thể của thành phố và UBND các phường, xã. Về tổ chức thực thi chính sách: Thành phố Quy Nhơn đã tổ chức tốt công tác thực thi chính sách BTXH những kết quả đạt được về các mặt như sau: Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Đề án xây dựng đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1053/QĐ-UBND ngày 11/4/2014 của UBND tỉnh Bình Định. Đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách BTXH. Hoạt động tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội. Công tác tổ chức kiểm tra từng năm. Công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị. 2.4.2. Những hạn chế - Do chính sách bảo trợ xã hội có sự thay đổi nhiều, liên tục, việc triển khai thực hiện còn lúng túng. - Trang thiết bị, cơ sở vật - Chưa có hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu. - Số đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội - Đội ngũ cộng tác viên Công tác xã hội có trình độ chuyên môn. - Đối tượng BTXH hiện nay ngày càng nhiều. 17
- - Công tác xác định đối tượng là người khuyết tật còn nhiều bất cập. - Một số đối tượng chưa hiểu rõ chính sách. 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế - Nhận thức về vai trò của bảo trợ xã hội ở không ít cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa đúng và chưa đầy đủ, còn coi bảo trợ xã hội là trách nhiệm riêng của Nhà nước. - Năng lực xây dựng chính sách bảo trợ xã hội còn hạn chế. - Việc tổ chức thực thi chính sách bảo trợ xã hội ở các cấp, nhất là cấp cơ sở còn yếu. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 420 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 304 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 347 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 227 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 218 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 198 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn