intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

95
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ sự những chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế biển trong những năm 1986 đến năm 2007. Luận văn làm rõ các bước phát triển kinh tế biển dưới sự lãnh đạo của Đảng qua các giai đoạn cụ thể, gắn với những thành tựu cụ thể của mỗi giai đoạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ----------******----------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ KIM DUNG<br /> <br /> CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC<br /> VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN<br /> TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007<br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ<br /> <br /> Hà Nội - 2009<br /> <br /> 1<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> KHOA: LỊCH SỬ<br /> ---------******-----------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ KIM DUNG<br /> <br /> CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC<br /> VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN<br /> TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2007<br /> <br /> Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam.<br /> Mã số<br /> <br /> : 602256<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. VŨ QUANG HIỂN<br /> <br /> Hà Nội - 2009<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy những đột phá phát triển<br /> mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia biển, như Italia thế kỉ XIV – XV, Anh thế kỉ XVII – XVIII, Nhật Bản nửa<br /> cuối thế kỉ XX và gần đây hơn, gắn với biển là sự bùng nổ của một nước<br /> Singapore bé nhỏ hay một Trung Quốc khổng lồ. Dựa trên những lợi thế của<br /> biển, các nước này thi hành chiến lược kinh tế mở và đã tạo ra những đột phá<br /> thành công. Kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng, mỗi thời đại phát triển lớn<br /> đều gắn kết với các đại dương như: thời Phục hưng gắn với Địa Trung Hải,<br /> thời Ánh sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay là thời Phục hưng Đông<br /> Á gắn với Thái Bình Dương.<br /> Đặc biệt, có một điều rất dễ nhận thấy là từ những năm 50 của thế<br /> kỷ XX, dân số ngày càng tăng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ngày càng xấu<br /> đi nghiêm trọng, đó là ba vấn đề mà loài người đang phải đối mặt và lo âu<br /> ngay trong thế kỉ này và cả tương lai trước mặt. Vậy đâu là con đường để giải<br /> quyết vấn đề này? Đâu là “lối thoát” cho con người trong thế kỉ XXI? Biết<br /> bao ý kiến được đưa ra nhưng ngày càng có nhiều chuyên gia cho rằng:<br /> Biển là niềm hi vọng của con người.<br /> Biển là chiếc nôi của con người.<br /> Biển là kho báu chưa được khai thác.<br /> Thời đại kinh tế biển đã đến. Ngày càng có nhiều nước quan tâm hơn<br /> tới biển, hướng tầm nhìn phát triển kinh tế ra đại dương nhằm phục vụ nhu<br /> cầu sống và tồn tại của con người.<br /> Xã hội loài người phát triển đến cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát<br /> triển vượt bậc của các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật ...bao nhiêu thì cũng<br /> <br /> 3<br /> <br /> xuất hiện mối đe dọa sự sinh tồn của con người bấy nhiêu. “Xuống đất”, “ra<br /> biển”, “lên trời” là 3 lối thoát của con người, trong đó tiềm lực biển là lớn<br /> nhất.<br /> Với diện tích chiếm 71% bề mặt trái đất, biển và đại dương có ý<br /> nghĩa vô cùng lớn lao đối với con người. Tuy chưa phải là nơi con người có<br /> thể cư trú được, nhưng biển và đại dương lại là nơi bắt nguồn của sự sống và<br /> cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển<br /> chứa đựng một tài nguyên thiên nhiên phong phú, có thể thỏa mãn yêu cầu<br /> phát triển của con người, là kho lương thực, kho khoáng sản, kho thuốc, kho<br /> năng lượng….cho sự sinh tồn và phát triển của loài người.<br /> Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng biển. Xét về mặt địa<br /> lý, nước ta nằm trên tuyến đường giao thương hàng hải giữa các khu vực và<br /> thế giới cho nên vai trò của biển là rất lớn. Vậy làm thế nào để có thể tận dụng<br /> và phát triển tối đa nguồn lực sẵn có này, đó là một câu hỏi lớn mà Đảng và<br /> Nhà nước đã, đang và sẽ giải quyết. “Thế kỉ XXI được thế giới xem là Thế kỉ<br /> của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng<br /> việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó vùng biển Việt<br /> Nam có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và<br /> giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó”[24, 1].<br /> Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những<br /> chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế biển và đã đạt được những kết<br /> quả quan trọng, song vẫn tồn tại nhiều khó khăn và thử thách. Việc nghiên<br /> cứu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng<br /> như hiệu quả thực hiện những chủ trương đó là một vấn đề có ý nghĩa khoa<br /> học và thực tiễn, vì thế bản thân tôi đã chọn đề tài “Chủ trương của Đảng và<br /> Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm 1986 đến năm 2007”<br /> làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> Biển cả bao la, mênh mông và vô tận, đã thu hút sự nghiên cứu của<br /> nhiều học giả, bao gồm ba nhóm công trình nghiên cứu như sau:<br /> a. Các tác phẩm của các nhà khoa học:<br /> Lưu Văn Lợi với tác phẩm “Việt Nam đất biển trời” (nhà xuất bản<br /> Thanh niên, HN, 1990 và tái bản lại năm 2007, nêu một cách chung nhất lịch<br /> sử hình thành đất nước, từng tuyến biên giới, hải đảo Việt Nam; chủ quyền và<br /> các quyền của Việt Nam đối với biên giới, thềm lục địa và vùng trời; các vấn<br /> đề bảo vệ đất, biển trời Việt Nam.<br /> Vũ Phi Hoàng với “vùng biển và quyền làm chủ” (Nhà xuất bản<br /> Quân đội Nhân dân , HN, 1978) khái quát tầm quan trọng của biển và đại<br /> dương; quá trình phát triển và sự đấu tranh trên thế giới để giành quyền làm<br /> chủ trên biển và xây dựng luật biển tiến bộ; những quy định và luật lệ thông<br /> thường ở các vùng biển đối với tàu thuyền nước ngoài.<br /> Lê Cao Đoàn có tác phẩm “Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven<br /> biển” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN,1999), nghiên cứu đặc điểm tự<br /> nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội vùng đất bồi tụ nước lợ ven biển<br /> Thái Bình, trình bày kinh nghiệm thành công của các cuộc khai hoang trong<br /> lịch sử.<br /> Phạm Hồng Tung, Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Hồng Thao có<br /> cuốn“Chính sách pháp luật biển Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững”<br /> (nhà xuất bản Tư pháp, HN, 2006). Trong cuốn sách này tập thể các tác giả<br /> đưa ra những đánh giá tổng quan nhất về chính sách pháp luật về biển và<br /> nguyên tắc phát triển bền vững; chính sách biển của Việt Nam trong tiến trình<br /> hội nhập quốc tế và phát triển bền vững; hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và<br /> các nước trong khu vực trong việc khai thác, sử dụng và quản lý biển.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2