intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Đảm bảo chất lượng dịch vụ cho truyền thông đa phương tiện thời gian thực trên internet

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu một giải pháp quản lý và điều khiển nhằm hạn chế tối đa tắc nghẽn trên mạng Internet. Thay vì sử dụng hàng đợi FIFO truyền thống (Trong bộ mô phỏng NS2 được gọi với cái tên DropTail) luận văn này sẽ nghiên cứu sâu các chiến lược quản lý hàng đợi động mà tiêu biểu là RED (Random Early Detection of Congestion; Random Early Drop), Adaptive-RED, A-RIO (Adaptive – RED with In and Out)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Đảm bảo chất lượng dịch vụ cho truyền thông đa phương tiện thời gian thực trên internet

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br /> <br /> HOÀNG TRỌNG THỦY<br /> <br /> ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO TRUYỀN<br /> THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN THỜI GIAN THỰC TRÊN<br /> INTERNET<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br /> <br /> GVHD: PGS TS Nguyễn Đình Việt<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> LỜI CAM ĐOAN<br /> <br /> Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn<br /> giúp đỡ của PGS TS. Nguyễn Đình Việt. Các kết quả được viết chung với các tác giả<br /> khác đều được sự đồng ý của tác giả trước khi đưa vào luận văn. Trong toàn bộ nội dung<br /> nghiên cứu của luận văn, các vấn đề được trình bày đều là những tìm hiểu và nghiên cứu<br /> của chính cá nhân tôi hoặc là được trích dẫn từ các nguồn tài liệu có ghi tham khảo rõ<br /> ràng, hợp pháp.<br /> Trong luận văn, tôi có tham khảo đến một số tài liệu của một số tác giả được liệt kê tại<br /> mục tài liệu tham khảo.<br /> Hà nội, tháng 11 năm 2016<br /> Tác giả luận văn<br /> <br /> Hoàng Trọng Thủy<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Để hoàn thành tốt luận văn này, đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và<br /> sâu sắc đến Thầy Nguyễn Đình Việt, người đã tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong<br /> suốt quá trình triển khai và nghiên cứu đề tài, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn<br /> này.<br /> Thứ hai, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trong<br /> khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy<br /> bảo tận tình tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại khoa.<br /> Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên<br /> em cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.<br /> Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng<br /> chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. tôi rất mong được sự góp ý chân thành<br /> của thầy cô và các bạn để tôi hoàn thiện luận văn của mình.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn!<br /> Hà Nội, tháng 11 năm 2016<br /> Học viên<br /> <br /> Hoàng Trọng Thủy<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet ngày này kéo theo sự sự phát triển của<br /> các ứng dụng trên Internet. Dữ liệu trao đổi trên mạng không chỉ đơn thuần là văn bản<br /> (text) nữa mà thêm vào đó là dữ liệu đa phương tiện (multimedia) bao gồm có hình ảnh<br /> (image), âm thanh (audio), phim, nhạc… Các ứng dụng đa phương tiện phổ biến có thể<br /> kể đến như gọi điện qua mạng (Internet telephony), hội thảo trực tuyến (video<br /> conferencing) hoặc các ứng dụng xem video theo yêu cầu (video on demand) càng ngày<br /> càng được sử dụng rộng rãi. Vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) đang trở nên<br /> quan trọng hơn bao giờ hết.<br /> 2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN<br /> Do sự bùng nổ mạng mẽ của mạng Internet như hiện nay khiến cho dữ liệu vận<br /> chuyển quan mạng Internet trở nên khổng lồ, nhu cầu quá lớn khiến cho việc tắc nghẽn<br /> xảy ra thường xuyên và vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế tối đa tắc nghẽn trên mạng<br /> Internet và duy trì sự ổn định cao nhất cho mạng. Các kỹ thuật truyền thống nhằm giảm<br /> thiểu tắc nghẽn trên mạng ngày càng kém hiệu quả. Mục đích của luận văn là nghiên<br /> cứu một giải pháp quản lý và điều khiển nhằm hạn chế tối đa tắc nghẽ trên mạng Internet.<br /> Thay vì sử dụng hàng đợi FIFO truyền thống (Trong bộ mô phỏng NS2 được gọi với cái<br /> tên DropTail) luận văn này sẽ nghiên cứu sâu các chiến lược quản lý hàng đợi động mà<br /> tiêu biểu là RED (Random Early Detection of Congestion; Random Early Drop),<br /> Adaptive-RED, A-RIO (Adaptive – RED with In and Out).<br /> 3. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN<br /> a)<br /> <br /> Chương 1: Giới thiệu<br /> <br /> b)<br /> <br /> Chương 2: Các chiến lược quản lý hàng đợi và khả năng áp dụng để đảm bảo<br /> <br /> QoS cho truyền thông đa phương tiện thời gian thực<br /> c)<br /> <br /> Chương 3: Đánh giá hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện<br /> <br /> thời gian thực của một số chiến lược quản lý hàng đợi<br /> <br /> 2<br /> Chương 1. GIỚI THIỆU<br /> 1.1. Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP và sự phát triển của mạng Internet<br /> Giới thiệu chung<br /> Năm 1967 từ một thí nghiệm mạng do Robert L.G đề xuất. ARPA trực thuộc bộ<br /> quốc phòng Mỹ đã kết nối 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1967 gồm: Viện nghiên<br /> cứu Standford, Đại học California tại Los Angeles, Đại học tổng hợp Utah và Đại học<br /> California tại Santa Barbara. Đó là mạng WAN đầu tiên được xây dựng được gọi là<br /> ARPANET sau này là mạng Internet [17]<br /> Bộ giao thức TCP/IP chính thức ra đời năm 1983 và được coi là chuẩn đối với<br /> ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với mạng ARPANET phải sử dụng theo<br /> chuẩn mới này. Sự phát triển như vũ bão khiến cho mọi trường đại học đều muốn gia<br /> nhập vào mạng này và việc quản lý mạng trở nên khó khăn. Chính vì lẽ đó mạng<br /> ARPANET được tách ra thành 2 phần là MILNET và ARPANET mới vào năm 1983,<br /> tuy tách rời nhưng hai mạng này vẫn liên kết với nhau nhờ giao thức liên mạng IP.<br /> Sự ra đời của TCP/IP đánh dấu mốc lịch sử quan trọng và càng ngày càng hiện rõ<br /> điểm mạnh của nó nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng.<br /> Vào thập kỷ 80 khi hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ NSF (Nation Science Foundation)<br /> thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lới với nhau gọi là NSFNET. Các doanh<br /> nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET. Sau gần 20 năm hoạt động ARPANET<br /> đã dừng hoạt động vào khoảng năm 1990.<br /> Sự phát triển của backbone NSFNET và những mạng khác đã tạo ra mội trường<br /> thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Năm 1995 NSFNET thu lại thành một mạng<br /> nghiên cứu và Internet thì tiếp tục phát triển. Cùng với khả năng kết nối mở Internet đã<br /> trở thành một mạng lớn nhất thế giới, mạng của các mạng xuất hiện trong mọi linh vực<br /> thương mại, chính trị, quân sự, xã hội… Ngày nay khi cơ sở hạ tầng của mạng Internet<br /> được nâng cao đã làm cho nhu cầu của các ứng dụng đa phương tiện qua mạng tăng lên<br /> nhanh chóng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2