ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
ĐÀM THỊ PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
SỔ TAY ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG<br />
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ<br />
<br />
Ngành: Công nghệ thông tin<br />
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin<br />
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
1<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
<br />
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên<br />
nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri<br />
thức sáng tạo. Ngày nay, công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã len lỏi vào mọi góc cạnh của đời<br />
sống xã hội. Cùng với xu thế đó, thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế<br />
thế giới, nó phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và lan tỏa vào mọi lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy,<br />
TMĐT đã và đang là xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp trên toàn cầu.<br />
Chỉ số TMĐT trung bình năm 2014 là 56,5 cao gần một điểm so với năm 2013. Các hoạt động<br />
thương mại giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng<br />
(B2C),chính phủ với doanh nghiệp (G2B)… ngày càng gia tăng về chiều rộng cũng như chiều sâu. Giá<br />
trị mua hàng của một người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD, doanh thu từ B2C đạt khoảng<br />
2.97 tỷ USD – chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.[4]<br />
Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì TMĐT vẫn<br />
còn khá mới mẻ. Bởi nền kinh tế Việt Nam đang giao thời giữa 2 phương thức kinh doanh: truyền thống<br />
và TMĐT. Việc ứng dụng và phát triển TMĐT trong các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp<br />
ứng được một số điều kiện tối thiểu.<br />
Hiện nay, có rất ít tài liệu phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài DN, đưa ra những điểm<br />
mạnh-điểm yếu, cơ hội-thách thức đối với DNVVN kinh doanh TMĐT. Trên thực tế, cũng chưa có<br />
nhiều các công trình nghiên cứu thực trạng, tổng hợp thành cẩm nang những vấn đề thường gặp khi<br />
doanh nghiệp ứng dụng TMĐT.Nhận thức được điều đó, đề tài “Sổ tay ứng dụng thương mại điện tử<br />
trong doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Nhằm đưa ra những yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp có thể triển<br />
khai tốt một dự án thương mại điện tử vào quy trình kinh doanh của mình.<br />
<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích SWOT Thương mại điện tử trong DNVVN.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá hiện trạng phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam.<br />
Xây dựng Sổ tay ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến việc xây dựng và phát triển<br />
Thương mại điện tử do Nhà nước quy định, các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác<br />
giả trong và ngoài nước.<br />
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để xây dựng Sổ tay ứng dụng thương mại<br />
điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp lý và đúng đắn,<br />
các phương pháp được sử dụng:<br />
<br />
<br />
Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, báo cáo thống kê TMĐT, văn bản liên quan đến Thương<br />
mại điện tử tại Việt Nam; Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện được đầy đủ và<br />
cho một cái nhìn chính xác nhất về hiện trạng Thương mại điện tử Việt Nam và đưa ra quy<br />
trình triển khai thanh toán trong TMĐT.<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức dựa trên cơ sở khoa học.<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích và tổng hợp các<br />
nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đưa ra được mô hình phù hợp nhất với bối<br />
cảnh nền kinh tế tại Việt Nam.<br />
<br />
Kết quả của đề tài<br />
Đề tài được kết cấu gồm 5 phần chính trong đó:<br />
<br />
Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn nghiên cứu và xây<br />
dựng đề tài<br />
Chương I: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM<br />
Chương II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA<br />
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM<br />
Chương III. CẨM NANG CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI<br />
ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ<br />
Phần kết luận: Kết luận tổng thể luận văn và Hướng phát triển.<br />
<br />
3<br />
CHƯƠNG 1.<br />
TỔNG QUAN VỀ TMĐT TRONG DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM<br />
1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1.2. Vai trò TMĐT trong doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
Đối với những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng, TMĐT<br />
luôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ.<br />
Thứ nhất, TMĐT thu thập được nhiều thông tin có ý nghĩa<br />
Thứ hai, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, bán hàng, tiếp thị và giao dịch<br />
Thứ ba, chất lượng dịch vụ khách hàng:<br />
Thứ tư, TMĐT tăng doanh thu cho doanh nghiệp<br />
Thứ năm, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp<br />
1.3. Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới và tại Việt Nam<br />
1.3.1. Trên thế giới<br />
Kết thúc 2012 đánh dấu một cột mốc đáng kể về doanh thu thương mại điện tử toàn thế giới<br />
khi cán mốc 1 nghìn tỷ đô la. Dựa vào tình hình thương mại điện tử 9 tháng đầu năm, các chuyên gia<br />
dự báo tính đến hết năm 2013, doanh thu này sẽ đạt cột mốc xấp xỉ 1.25 nghìn tỷ đô la. Bên cạnh đó,<br />
Trung Quốc được dự báo sẽ đuổi kịp Mỹ trong năm 2013 và vượt qua Mỹ để trở thành nước dẫn đầu<br />
về doanh thu thương mại điện tử trong năm 2014.[3]<br />
Doanh thu TMĐT trên toàn thế giới đạt 1250 tỷ USD và dự đoán đến năm 2016 sẽ đạt 1860 tỷ<br />
USD. Nếu tính doanh thu theo khu vực thì Bắc Mỹ hiện đang dẫn đầu với 419.53 tỷ USD, tiếp sau là<br />
Châu Á với 388.75 $. Thấp nhất là các nước thuộc khu vực Châu Mỹ La tinh (45.98 $) và khu vực<br />
Trung Đông - Châu Phi. (TheoThương mại điện tử qua các con số, Cục Thương mại điện tử và Công<br />
nghệ thông tin).<br />
Doanh thu thương mại điện tử trên toàn thế giới vào năm 2012 là 1088 tỷ $, năm 2013 là 1250<br />
tỷ $ và dự đoán vào năm 2016 sẽ là 1860 tỷ $.<br />
Internet ngày nay có ảnh hưởng không hề nhỏ đến thói quen mua hàng của mỗi cá nhân. 81%<br />
người mua hàng tìm kiếm thông tin trực tuyến về sản phẩm trước khi quyết định mua một món hàng<br />
nào đó.<br />
Các sản phẩm ưa thích được khách hàng mua nhiều nhất thông qua mạng Internet chính là quaàn<br />
áo và phụ kiện, đặt mua vé máy bay, đặt phòng, thiết bị điện tử.<br />
1.3.2.Tại Việt Nam<br />
So với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia thì tại Việt Nam theo<br />
kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một<br />
người trong năm ước tính đạt khoảng 145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ<br />
USD, chiếm 2,12 % tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các<br />
mặt hàng như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách,<br />
văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi<br />
đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (64%), hình thức thanh toán qua ví<br />
điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 14%.<br />
Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử lớn ở châu Á với lượng người tiêu<br />
dùng trẻ đông đảo, nhưng trong những năm qua thị trường này vẫn còn đang "say giấc". Các chuyên<br />
gia thương mại điện tử trong và ngoài nước đều dự đoán thị trường thương mại điện tử sẽ bùng nổ<br />
trong năm 2015-2016.<br />
<br />
4<br />
Đối với thương mại điện tử thì số lượng người dân được kết nối với Internet và các thiết bị<br />
mạng viễn thông khác là yếu tố quyết định đến sự phát triển. Càng có nhiều người có khả năng tiếp<br />
cận với Internet thì sẽ gia tang khả năng bán hàng cho các doanh nghiệp..<br />
1.4. Một số điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng khi ứng dụng TMĐT<br />
1.4.1. Cơ sở hạ tầng<br />
1.4.2. Cơ sở pháp lý<br />
1.4.3. Nhân lực<br />
1.4.4. Hệ thống thanh toán điện tử<br />
1.4.5. An ninh, an toàn<br />
<br />