intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tự động phân tích các nội dung giống nhau trong hệ thống tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

73
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tự động phân tích các nội dung giống nhau trong hệ thống tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị có bố cục thành 3 chương: Chương 1. Bài toán tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị, chương 2. Các phương pháp tính độ tương đồng câu, Chương 3. Đề xuất giải pháp phát hiện nội dung giống nhau trong hệ thống tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tự động phân tích các nội dung giống nhau trong hệ thống tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br /> ***<br /> TRẦN THANH TÙNG<br /> <br /> TỰ ĐỘNG PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG<br /> GIỐNG NHAU TRONG HỆ THỐNG TỔNG HỢP<br /> Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI NGHỊ<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> 1<br /> MỤC LỤC<br /> MỤC LỤC…………………………………………………………….1<br /> MỞ ĐẦU………………………………………………………………2<br /> CHƢƠNG 1: BÀI TOÁN TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI<br /> NGHỊ……………………………………………………………………...4<br /> 1. Tổng quan về bài toán tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị……4<br /> 2. Giới thiệu phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận tổ tại Hội<br /> nghị Trung ƣơng………………………………………………………4<br /> 3. Xác định bài toán cần giải quyết…………………………….6<br /> CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ TƢƠNG ĐỒNG<br /> CÂU……………………………………………………………………7<br /> 1. Khái niệm độ tƣơng đồng câu………………………………..7<br /> 2. Các phƣơng pháp tính độ tƣơng đồng câu………………….7<br /> 3. Đánh giá và lựa chọn phƣơng pháp………………………..17<br /> CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HIỆN NỘI DUNG<br /> GIỐNG NHAU TRONG HỆ THỐNG TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP<br /> Ý TRONG HỘI NGHỊ…………………………………………….17<br /> 1. Đề xuất giải pháp phát hiện nội dung giống nhau trong phần<br /> mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận tổ………………………18<br /> 2. Xử lý dữ liệu………………………………………………….18<br /> 3. Thực nghiệm…………………………………………………19<br /> 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm………………………………21<br /> <br /> KẾT LUẬN………………………………………………22<br /> Tài liệu tham khảo……………………………………….23<br /> <br /> 2<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Trong một nhiệm kỳ hoạt động, Ban Chấp hành Trung ương<br /> Đảng tổ chức các Hội nghị Trung ương với nhiều nội dung quan trọng<br /> được đưa ra bàn thảo, xin ý kiến các Ủy viên Trung ương trước khi<br /> thông qua chính thức. Những nhiệm vụ quan trọng của Văn phòng<br /> Trung ương Đảng là chuẩn bị, tổ chức, phục vụ về cơ sở vật chất và nội<br /> dung, tổng hợp tất cả các ý kiến góp ý của các Hội nghị Trung ương<br /> Đảng. Hiện nay, ở Văn phòng Trung ương Đảng sử dụng phần mềm hỗ<br /> trợ tổng hợp ý kiến thảo luận tổ tại các Hội nghị Trung ương. Nhưng phần<br /> mềm này chưa có chức năng phát hiện, đánh dấu các ý kiến giống nhau.<br /> Với mong muốn nâng cao chất lượng phần mềm, luận văn nghiên cứu các<br /> giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên.<br /> 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br /> * Mục tiêu: Nghiên cứu các phương pháp tính toán độ tương<br /> đồng câu. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp xây dựng chức năng phát<br /> hiện, đánh dấu những câu, đoạn văn giống nhau về ngữ nghĩa trong các<br /> ý kiến góp ý vào cùng một nội dung của chủ đề được đưa ra bàn thảo<br /> tại Hội nghị Trung ương Đảng.<br /> * Nhiệm vụ:<br /> - Giới thiệu bài toán tổng hợp ý kiến trong hội nghị.<br /> - Tìm hiểu các phương pháp tính độ tương đồng câu.<br /> - Đề xuất giải pháp phát hiện nội dung giống nhau trong hệ thống<br /> tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị<br /> 3. Tổng quan nghiên cứu vấn đề<br /> <br /> 3<br /> Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về tính toán độ tương<br /> đồng giữa các từ, các câu hoặc đoạn văn ngắn đã được nghiên cứu rộng<br /> rãi. Tại Việt Nam, các thuật toán tính toán độ tương đồng giữa các câu<br /> để áp dụng vào bài toán tóm tắt văn bản cũng đã được nhiều tác giả tìm<br /> hiểu, nghiên cứu. Đã có tác giả nghiên cứu về bài toán phân lớp ý kiến<br /> góp ý trong tổng hợp ý kiến trong Hội nghị [3]. Tuy nhiên việc phát<br /> hiện nội dung góp ý giống nhau trong một nội dung thảo luận để cảnh<br /> báo, lược bỏ thì chưa được nghiên cứu áp dụng.<br /> 5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Các phương pháp nghiên cứu: phương pháp khảo sát; tổng hợp;<br /> phân tích, đánh giá; thực nghiệm.<br /> 6. Nội dung của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3<br /> chương:<br /> - Chương 1. Bài toán tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị.<br /> - Chương 2. Các phương pháp tính độ tương đồng câu.<br /> - Chương 3. Đề xuất giải pháp phát hiện nội dung giống nhau<br /> trong hệ thống tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị<br /> <br /> 4<br /> CHƢƠNG 1<br /> BÀI TOÁN TỔNG HỢP Ý KIẾN GÓP Ý TRONG HỘI NGHỊ<br /> 1. Tổng quan về bài toán tổng hợp ý kiến góp ý trong Hội nghị<br /> Trong luận văn, cụm từ “tổng hợp ý kiến” được hiểu theo khía<br /> cạnh là tập hợp các ý kiến góp ý riêng lẻ để thể hiện xu hướng của đại<br /> biểu góp ý vào một nội dung của vấn đề. Ví dụ như: Đa số ý kiến cho<br /> rằng…, Một số ý kiến cho rằng…, Có ý kiến cho rằng….<br /> Có những bài toán được hiểu tương tự bài toán tổng hợp ý kiến<br /> theo một khía cạnh nào đó: Bài toán về “khai phá quan điểm”, Bài toán<br /> Tóm tắt văn. Trong luận văn về “Hệ thống tự động tổng hợp ý kiến góp<br /> ý trong Hội nghị” [3], tác giả có đưa ra mô hình phân lớp ý kiến tổng<br /> hợp. Nhu cầu đặt ra là cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ tổng hợp ý<br /> kiến có chức năng tập hợp các ý kiến góp ý, có các tính năng giúp cho<br /> người sử dụng tổng hợp nhanh hơn như việc phát hiện, đánh dấu các<br /> nội dung giống nhau để qua đó người sử dụng quyết định việc tổng hợp<br /> ý kiến.<br /> 2. Giới thiệu phần mềm Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận tổ tại Hội<br /> nghị Trung ƣơng<br /> Hiện tại Văn phòng Trung ương Đảng đang sử dụng phần mềm<br /> Hỗ trợ tổng hợp ý kiến thảo luận Tổ tại các Hội nghị Trung ương. Phầm<br /> mềm đang được sử dụng này có chức năng cơ bản là từ các bản tổng<br /> hợp ý kiến thảo luận của Trung ương tại mỗi tổ, phần mềm đã gộp các<br /> ý kiến này theo từng nội dung. Kết quả là phần mềm đã giúp cho các<br /> chuyên viên tránh được tổng hợp thiếu, sót các ý kiến trong quá trình<br /> tổng hợp.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2