intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Loi K | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

276
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản tóm tắt luận văn thạc sĩ trình bày những vấn đề lý luận về Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần, thực trạng công tác cá nhân đối với người tâm thần và ứng dụng mô hình quản lý từ thực tiễn tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định. 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ VĂN TUẤN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2017 1 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu Khoa Luật: Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội hồi 13 giờ 00 ngày 13 tháng 5 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, các rối loạn tâm thần có tỷ lệ rất cao ở tất cả các nước trên thế giới, tạo thành một gánh nặng không những về kinh phí mà cả về tâm lý- xã hội. Trên thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới, người bị tâm thần phân liệt chiếm khoảng 1% dân số; động kinh từ 3 – 5% dân số; trầm cảm: 1 – 3% dân số - đối tượng này ngày càng tăng, diễn biến tâm lý rất phức tạp và có thể dẫn đến tự tử; khoảng 1 triệu người tự tử mỗi năm do chứng rối loạn tâm thần. Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người bị mắc các bệnh về tâm thần ở Việt Nam hiện nay là rất lớn, ước tính chiểm khoảng 10% dân số, tương đương gần 10 triệu người. Trong đó số người tâm thần nặng, có hành vi nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng khoảng 200 ngàn người, đặc biệt số người tâm thần ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trong các thành phố, đô thị lớn. Trong khi đó mạng lưới cơ sở phòng và điều trị, bảo trợ xã hội, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần rất thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Tại tỉnh Nam Định, theo số liệu Báo cáo của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2016, tại tỉnh Nam Định có 33.560 người khuyết tật, trong đó: có 3.179 người khuyết tật thần kinh đặc biệt nặng (người tâm thần); 3.573 người tâm thần nặng; 56 1 xã phường có đông đối tượng tâm thần (>30%) chiếm 24% tổng số xã phường trên địa bàn tỉnh [25]. Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, theo số liệu báo cáo năm 2016 của Trung tâm, Trung tâm có 122 đối tượng, trong đó có 108 đối tượng người tâm thần đặc biệt nặng, có hành vị gây nguy hiểm cho gia đình và cộng đồng; 2 trẻ em; 10 người cao tuổi; 2 đối trượng bảo vệ khẩn cấp. Công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần trong những năm qua là tương đối tốt góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại Trung tâm còn gặp không ít những khó khăn, như thiếu quy trình chăm sóc và phục hồi chức năng; việc can thiệp điều trị các bệnh tâm thần hiện nay chủ yếu can thiệp ở trị bằng thuốc và các hoạt động phục hồi chức năng cho các bệnh nhân mà chưa chú trọng về bình diện can thiệp ở lĩnh vực tâm lý - xã hội; các nguồn lực hỗ trợ người tâm thần rất hạn chế chủ yếu dựa vào kinh phí Nhà nước, có rất ít sự quan tâm, chia sẻ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm…; cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị được đầu tư đã lâu đến nay đã xuống cấp; cán bộ còn thiếu nhiều so với quy định, đặc biệt là thiếu cán bộ Y tế có trình độ chuyên môn cao, đa số cán bộ trực tiếp trợ giúp người tâm thần đều thiếu kiến thức chuyên môn về tâm thần và công tác xã hội; mặt khác gia đình các đối tượng phải chăm sóc lâu ngày nên chán nản, cùng với khó khăn về kinh tế đã buông xuôi phó mặc cho Trung tâm ít quan tâm thăm hỏi. 2 Chuyên ngành công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay được các nước trên thế giới đánh giá là một nguồn lực lớn có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội nói chung và làm giảm tái phát bệnh, giải quyết các vấn đề trong việc chữa bệnh cho người mắc bệnh tâm thần. Ở Việt Nam nói chung, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định nói riêng đang trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển; cán bộ, nhân viên trực tiếp chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần ít được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực tâm thần, về công tác xã hội (CTXH) nên hiệu quả hoạt động chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần chưa cao và làm hạn chế rất nhiều đến chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế cho người tâm thần[28]. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần từ thực tiễn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển toàn diện của người khuyết tật nói chung và đối với người tâm thần tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định nói riêng, đặc biệt là sự phát triển toàn diện của xã hội nhằm hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và công bằng xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Trên thế giới Theo tổ chức Y tế Thế giới, chính sách về sức khỏe tâm thần (SKTT) là bộ tiêu chuẩn về các giá trị, các nguyên tắc và các mục tiêu đưa ra để cải thiện SKTT và giảm gánh nặng về rối loạn tâm thần của toàn dân. Chính sách về SKTT cũng xác định tầm nhìn cần 3

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0