intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại phường Thanh Miếu – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

52
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu thực trạng nhu cầu việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; ứng dụng thực hành phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy và đề xuất một số khuyến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại phường Thanh Miếu – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ ANH DŨNG – C00545 CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY (NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG THANH MIẾU – THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ – TỈNH PHÚ THỌ) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8.76.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VINH QUANG HÀ NỘI - 2018
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3 3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: 3 3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: 3 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 5. Đóng góp mới của luận văn 3 6. Đối tượng nghiên cứu 3 7. Khách thể nghiên cứu 4 8. Câu hỏi nghiên cứu 4 9. Giả thuyết nghiên cứu 4 10. Phạm vi nghiên cứu 4 10.1. Thời gian nghiên cứu 4 10.2. Địa bàn nghiên cứu 4 10.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu 4 11. Phương pháp nghiên cứu 4 11.1. Phương pháp phân tích tài liệu 4 11.2. Phương pháp điều tra Xã hội học 5 11.3. Phương pháp Công tác xã hội 5 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong hỗ trợ việc 5 làm cho người sau cai nghiện ma túy 1. Các khái niệm cơ bản của đề tài: 5 1.1. Các khái niệm về Công tác xã hội: 5 1.2. Các khái niệm về hỗ trợ việc làm 6 1.3. Các khái niệm về Ma túy: 6 2. Phương pháp luận: 7 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng 7 2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử 7 2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu 7
  3. 3. Các lý thuyết áp dụng 8 3.1. Thuyết Nhu cầu. 8 3.2. Thuyết Sai lệch xã hội. 8 4. Cơ sở pháp lý, các chính sách Pháp luật của nhà nước 8 Tiểu kết chương 1 8 Chương 2: Thực trạng công tác xã hội cá nhân trong hỗ 8 trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 1. Khái quát địa bàn nghiên cứu 8 2. Thực trạng vấn đề hỗ trợ việc làm của người sau cai 10 nghiện ma túy phường Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ: 3. Nhu cầu đẩy mạnh hoạt động công tác xã hội hỗ trợ 10 việc làm của người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ. Tiểu kết chương 2: 10 Chương 3: Ứng dụng Công tác xã hội cá nhân trong 10 việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 1 - Lý do chọn thân chủ 10 2. Tiến trình Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ 11 việc làm cho người sau cai nghiện ma túy 2.1. Các bước của tiến trình 11 2.2. Tiến trình trị liệu 11 2.2.1. Bước 1: Tiếp cận thân chủ 12 2.2.2. Bước 2: Nhận diện vấn đề của thân chủ 12 2.2.3. Bước 3: Thu thập thông tin 13 2.2.4. Bước 4: Đánh giá chẩn đoán vấn đề 15 2.2.5. Bước 5: Kế hoạch giải quyết vấn đề 16 2.2.6. Bước 6: Thực hiện kế hoạch can thiệp 18 2.2.7. Bước 7: Lượng giá và kết thúc 20 Tiểu kết chương 3 22 PHẦN KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 22 1. Khuyến nghị 22 2. Kết luận 23
  4. TÊN ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY (Nghiên cứu tại phường Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ) PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được cai nghiện, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn xã hội nhằm giúp người nghiện trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống ma túy. - Hiện nay dạy nghề, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người sau cai nghiện là một nội dung hết sức quan trọng để công tác phòng chống tái nghiện, phòng chống ma túy đạt hiệu quả. - Trên thực tế kết quả giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy còn nhiều hạn chế, số người sau cai nghiện được hỗ trợ tạo việc làm chưa đến 10%. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài những khó khăn khách quan do nền kinh tế thị trường còn do nhận thức, trách nhiệm của của chính quyền, các đoàn thể các cấp chưa cao. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách nào cụ thể, phù hợp để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế xã hội tham gia giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Về phía bản thân người sau cai nghiện và gia đình họ còn ỷ lại xã hội, không nỗ lực tìm kiếm việc làm, không có ý thức vươn lên. - Nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất theo tôi là do chính bản thân người sau cai nghiện ma túy. Sau thời gian cai nghiện, nhiều học viên trở về cộng đồng không làm chủ được bản thân trước sự cám dỗ quá lớn của ma túy, thiếu sự quan tâm của gia đình, vẫn bị cộng đồng kỳ thị, phân biệt đối xử, không tìm được việc làm, bị bạn bè cũ rủ rê, lôi kéo nên tiếp tục tái sử dụng trái phép chất ma tuý. Bản thân người sau cai nghiện ma túy cũng mất niềm tin vào cuộc sống, từ đó đa phần trong số họ đã gây hại cho xã hội. - Tình trạng người sau cai nghiện ma túy có tỷ lệ tái nghiện lên đến hơn 90% như hiện nay trên cả nước đã tạo thành hậu quả xấu cho gia đình và xã hội. - Xác định bản thân người sau cai nghiện ma túy là quan trọng nhất để việc hỗ trợ việc làm cho họ đạt hiệu quả. Cần can thiệp, hỗ trợ trực tiếp để thay đổi chính bản thân người sau cai nghiện ma túy. Vì thế, tôi sẽ sử dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ 1
  5. trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. - Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng), nhưng sử dụng các phương pháp của công tác xã hội lại hoàn toàn mới. Nếu làm có kết quả tốt việc này sẽ giúp cho những người sau cai nghiện ma túy niềm tin mạnh mẽ, chủ động hơn trong tìm việc làm, học nghề và lượng theo khả năng chọn nghề phù hợp với bản thân. - Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về việc áp dụng Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Do đó, vấn đề áp dụng Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy là vấn đề mới cần được nghiên cứu. Nếu nghiên cứu đạt hiệu quả thì không chỉ áp dụng trong địa bàn phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ mà còn có thể nhân rộng ra các xã, phường, thị trấn khác trên toàn tỉnh. - Để bổ sung thêm vào những nghiên cứu về người sau cai nghiện ma túy, tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)” để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng nhu cầu việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Xác định cơ sở lý luận về Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ có hiệu quả việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. - Ứng dụng thực hành phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy và đề xuất một số khuyến nghị. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan để tìm hiểu thực trạng việc làm và nhu cầu hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Thực hành phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. - Đề xuất một số khuyến nghị giúp cho hoạt động Công tác xã hội với người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả hơn. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu: 3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: 2
  6. 3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần làm rõ thêm những lý luận của công tác xã hội vào nghiên cứu một số vấn đề cụ thể. Đề tài vận dụng những kiến thức chuyên ngành về công tác xã hội: hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng để nghiên cứu về đối tượng cụ thể. - Làm rõ vai trò, vị trí của công tác xã hội trong các lĩnh vực của đời sống, khẳng định được tính khoa học của công tác xã hội. - Làm rõ và bổ sung thêm khung lý thuyết về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Làm rõ vai trò của công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, qua đó giúp nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực này phát huy được vai trò của mình. - Có cơ sở để giúp các cơ quan hoạch định chính sách hoàn thiện, bổ sung các chính sách, chương trình hoạt động trong công tác hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. - Những kết quả nghiên cứu của đề tài và các giải pháp có thể được vận dụng vào trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên cũng như công tác giảng dạy ngành công tác xã hội tại các trường hiện nay. Đồng thời, cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo dành cho những gia đình có người sau cai nghiện ma túy và bản thân người sau cai nghiện ma túy. 5. Đóng góp mới của luận văn - Từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu về việc áp dụng Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Do đó, vấn đề áp dụng Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là vấn đề mới cần được nghiên cứu. 6. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (Nghiên cứu tại tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). 7. Khách thể nghiên cứu: - 05 người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Anh Nguyễn Văn X. - Người thân trong gia đình, bạn bè anh Nguyễn Văn X. 3
  7. - Cán bộ lãnh đạo phường Thanh Miếu, cộng tác viên CTXH phường Thanh Miếu, lãnh đạo khu phố A. 8. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng nhu cầu hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ? - Hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân đối với hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ như thế nào? 9. Giả thuyết nghiên cứu - Đa số người sau cai nghiện ma túy ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có nhu cầu được hỗ trợ việc làm tạo thu nhập ổn định. - Có một số yếu tố - khách quan và chủ quan - ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân có thể mang lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 10. Phạm vi nghiên cứu 10.1. Thời gian nghiên cứu: Trong 06 tháng, từ đầu tháng 5/2016 đến hết tháng 10/2016. 10.2. Địa bàn nghiên cứu: Tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 10.3. Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu vào áp dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho một người sau cai nghiện ma túy. 11. Phương pháp nghiên cứu 11.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu sách, báo, đề tài, dự án, công trình nghiên cứu,… 11.2. Phương pháp điều tra xã hội học - Phỏng vấn sâu, nghiên cứu tìm hiểu những đặc điểm nhân thân của thân chủ Nguyễn Văn X; Lập sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh thái của thân chủ Nguyễn Văn X. - Phỏng vấn sâu 11 người 4
  8. - Phương pháp quan sát: phương pháp này góp phần hỗ trợ và làm sáng tỏ thêm những thông tin đã thu được đồng thời là cơ sở ban đầu để đưa ra các giả thuyết và hướng nghiên cứu. 11.3. Phương pháp công tác xã hội: Dựa vào việc phân tích vấn đề và các nhóm nguyên nhân chính tác động tới hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, từ đó vận dụng những lý thuyết, kỹ năng và xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề của thân chủ bằng cách sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY 1. Khái niệm nghiên cứu 1.1. Các khái niệm về Công tác xã hội 1.1.1. Công tác xã hội. - Tác giả Bùi Thị Xuân Mai đưa ra khái niệm Công tác xã hội như sau: “Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội”. 1.1.2. Nhân viên công tác xã hội. - Nhân viên công tác xã hội được Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp Quốc tế – IASW định nghĩa: “Là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”. 1.1.3. Công tác xã hội cá nhân. - Công tác xã hội cá nhân là: “Hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, trong đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ 5
  9. năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối hệ một-một” (Farley O. W, 2000). 1.2. Các khái niệm về hỗ trợ việc làm 1.2.1. Hỗ trợ. - Là chỉ tất cả những công việc, hoạt động, suy nghĩ nhằm giúp đỡ một người hoặc nhóm người vượt qua vấn đề mà họ gặp phải bằng cách thức khác nhau, bao gồm cả về thể chất, tinh thần, tiền bạc để nhằm khơi dậy tiềm lực của người đó để họ có đủ khả năng đương đầu với hoàn cảnh khó khăn. Trong nghiên cứu tôi muốn sử dụng khái niệm hỗ trợ như một hệ thống các hoạt động như cho vay vốn, dạy nghề để tạo việc làm cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và phòng chống tái nghiện. 1.2.2. Việc làm. - Việc làm là những công việc, là những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội. 1.2.3. Hỗ trợ việc làm. - Là những hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội trong tiến trình làm việc với người sau cai nghiện ma túy nhằm hỗ trợ họ tìm kiếm việc làm, phòng chống tái nghiện. 1.3. Các khái niệm về ma túy 1.3.1. Ma túy. - Ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. 1.3.2. Nghiện ma túy. - Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa:“Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảm các triệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng, và tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác”. - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã định nghĩa: Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. 1.3.3. Người sau cai nghiện ma túy: Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại điều 1 như sau: 6
  10. “1. Người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú. 2. Người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.”. 2. Phương pháp luận - Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. - Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng hệ thống các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải xem xét sự kiện xã hội này trong quan hệ với sự kiện xã hội khác. Để xem xét tình trạng hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, ta cần đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. 2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử trong đề tài nghiên cứu, ta có được cách nhìn tổng quan về vấn đề hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trong bối cảnh lịch sử cụ thể, trong mối quan hệ với nền kinh tế thị trường. 2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu - Hướng tiếp cận Xã hội học giúp tôi hiểu rõ hơn về những khía cạnh lý luận và thực tế về hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, nhận thức được đúng đắn thực trạng công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Từ đó, tìm ra được các nhân tố tác động tới quá trình hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện và nhu cầu vận dụng các kiến thức về Công tác xã hội trong hoạt động thực tiễn hỗ trợ tạo việc làm cho họ . - Hướng tiếp cận Công tác xã hội cũng là một trong những nhận thức cơ bản của luận văn. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện, hướng tiếp cận này sẽ giúp tôi có được những hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn, phát triển bền vững công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. 3. Các lý thuyết áp dụng trong luận văn 7
  11. 3.1. Thuyết Nhu cầu. 3.2. Thuyết Sai lệch xã hội. 4. Cơ sở pháp lý, các chính sách Pháp luật của nhà nước Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI PHƯỜNG THANH MIẾU,THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 1. Khái quát địa bàn nghiên cứu. 1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội của phường Thanh Miếu – Việt Trì – Phú Thọ. - Phường Thanh Miếu nằm ở phía Nam thành phố Việt Trì, có diện tích 208,43ha đất tự nhiên, với hơn 13 nghìn nhân khẩu của 3.200 hộ dân. Tuy là đơn vị hành chính cấp phường, nhưng ở Thanh Miếu, diện đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm gần một nửa. Trước đây, đã có thời kỳ, Thanh Miếu được nhìn nhận như là một địa bàn khó khăn về mọi mặt: kinh tế chậm phát triển, môi trường bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Từ đầu những năm 2000, nhất là từ khi Việt Trì được công nhân đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh đến nay, với sự quan tâm của thành phố; đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Thanh Miếu đã đoàn kết, phát huy nội lực để phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt, trong 5 năm gần đây, Thanh Miếu đã có bước chuyển mình rõ nét trên nhiều phương diện, từ xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, tạo được xu thế phát triển đô thị nhanh và bền vững. - Tuy là phường nội thành, đa số dân là cán bộ các cơ quan Nhà nước, công nhân, lao động các doanh nghiệp, cán bộ hưu trí; nhưng hiện tại ở Thanh Miếu vẫn tồn tại một bộ phận lao động làm nông nghiệp. Với diện tích đất bị thu hẹp từ 54ha xuống còn 23ha do Nhà nước thu hồi đất để phát triển hạ tầng đô thị, cộng với 30ha mặt nước ao hồ; Đảng ủy, UBND phường chỉ đạo nhân dân chuyển mạnh từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp cận đô thị, sản xuất hàng hóa kết hợp với phát triển ngành nghề trong nông nghiệp, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động. Mặt khác, phường cần tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn về vốn, kỹ thuật, thị trường, … để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. - Sự hội tụ những đặc điểm về tự nhiên và xã hội đã đặt ra nhiều 8
  12. thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Vì vậy, trong một thời gian dài, Thanh Miếu là địa bàn có nhiều phức tạp về an ninh trật tự: các vụ phạm pháp hình sự xảy ra thường xuyên, số đối tượng liên quan đến hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng; một số tụ điểm liên quan đến hoạt động tội phạm hình thành và tồn tại... Một thời gian dài, nơi đây là “ điểm nóng” của thành phố Việt Trì về tình trạng trộm cắp tài sản, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc và lộn xộn về trật tự xã hội. - Từ một địa bàn phức tạp, đến nay Thanh Miếu là phường có tiến bộ rõ rệt về an ninh trật tự. Phường đã có nỗ lực nhất định giải quyết việc làm cho 90 người và giáo dục thanh thiếu niên; nhiều người phạm tội đã được cảm hóa trở về làm ăn lương thiện. Tình trạng trộm cắp, cướp giật và các tệ nạn xã hội đã giảm, trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân một vùng cửa ngõ phía nam thành phố. 1.2. Đánh giá tác động của địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến việc làm cho người sau cai nghiện ma túy: - Là một phường nội thành của thành phố loại I nên các công việc về lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thu hẹp, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ngày càng tăng trưởng mạnh hơn. Công việc đòi hỏi tay nghề cao cũng vì thế mà tăng dần qua hàng năm. Không phải gia đình người sau cai nghiện ma túy nào cũng có đất rộng để làm nông nghiệp. Tùy vào thời gian mắc nghiện nhanh hay lâu nhưng đa số các gia đình người sau cai nghiện ma túy đều có kinh tế trung bình hoặc thấp, khả năng hỗ trợ vốn cho người sau cai nghiện ma túy kinh doanh, buôn bán rất hạn chế. Do đó, các công việc dành cho người sau cai nghiện ma túy ngày càng ít đi, mức thu nhập cũng giảm dần do trình độ tay nghề thấp. Là phường có nhiều người nghiện ma túy và ngân sách của chính quyền phường cũng hạn chế nên khó có thể hỗ trợ vốn cho người sau cai nghiện ma túy tạo việc làm. 2. Thực trạng vấn đề hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: 2.1. Thực trạng vấn đề hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy: 2.2. Các yếu tố tác động đến vấn đề hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. 3. Nhu cầu đẩy mạnh hoạt động công tác xã hội hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 3.1. Vai trò là người kết nối nguồn lực: 9
  13. 3.2. Vai trò là người biện hộ: 3.3. Vai trò là người hỗ trợ tâm lý, giúp thân chủ vượt qua khủng hoảng sau cai nghiện 3.4. Vai trò là người tư vấn: Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI PHƯỜNG THANH MIẾU, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ 1 - Lý do chọn thân chủ 1.1. Lý do ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy: - Áp dụng Công tác xã hội cá nhân thì việc chia sẻ thông tin của thân chủ về vấn đề nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn. - Khích lệ được sự tham gia của thân chủ vào tiến trình can thiệp, trị liệu, thực hiện kế hoạch. - Tìm kiếm và kết nối nguồn lực sẽ được tập trung nhiều hơn. - Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp công tác xã hội khác để hỗ trợ giải quyết vấn đề nghiên cứu. 1.2. Lý do lựa chọn thân chủ: - Bản thân tôi đã được tiếp xúc, làm quen với thân chủ X từ khi thân chủ X còn đang trong thời gian cai nghiện bắt buộc và trong thời gian quản lý sau cai nghiện bắt buộc tại hai Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh Phú Thọ và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh Phú Thọ. - Cả hai Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh Phú Thọ và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh Phú Thọ đều chịu sự quản lý nhà nước về hoạt động chuyên môn của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Phú Thọ, bản thân tôi thường xuyên phải đi tới hai Trung tâm để nắm bắt tình hình hoạt động. - Qua tiếp xúc trước đây nên tôi đã hiểu được một phần tâm tư, nguyện vọng của thân chủ X là muốn từ bỏ hoàn toàn ma túy; muốn có việc làm và tu trí làm việc để lấy lại niềm tin của gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng. - Với người sau cai nghiện thì nỗ lực của bản thân thôi là chưa đủ, vì thế với kiến thức đã học tôi nhận thấy áp dụng Công tác xã hội cá nhân vào việc hỗ trợ việc làm cho thân chủ X là phù hợp và có thể 10
  14. thành công nếu thân chủ X tích cực, nỗ lực để cùng thực hiện tiến trình này. - Nơi thân chủ X ở là Khu phố A, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ lại chính là địa chỉ của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Phú Thọ nên bản thân tôi có mối quan hệ tốt với chính quyền Phường, cộng tác viên Công tác xã hội của phường, ông trưởng Khu phố A nơi gia đình thân chủ X sinh sống. 1.3. Mô tả thân chủ: - Anh Nguyễn Văn X có tuổi đời còn khá trẻ nhưng có thâm niên khoảng 05 năm nghiện ma túy. - Anh mới chấp hành xong thời gian 02 năm bị quản lý sau cai nghiện ma túy bắt buộc tại Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh Phú Thọ. Trước đó là thời gian 02 năm cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh Phú Thọ. - Anh về cộng đồng từ đầu tháng 01 năm 2016. Trong thời gian cách ly khỏi cộng đồng 04 năm đã giúp anh thấu hiểu tác hại của ma túy và thêm quyết tâm không tái nghiện để làm lại cuộc đời. - Khi tôi lựa chọn anh X là thân chủ thì anh X chưa có việc làm. 2. Tiến trình Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. 2.1. Các bước của tiến trình: Gồm 07 bước 2.2. Tiến trình trị liệu: 2.2.1. Bước 1: Tiếp cận thân chủ - Thuận lợi: + Bản thân tôi là Cán bộ Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Phú Thọ được giao mảng cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy nên có kinh nghiệm khi triển khai nghiên cứu đề tài này. + Bản thân cũng nắm được khá đầy đủ về số người sau cai nghiện ma túy trở về cộng đồng từ Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh Phú Thọ và Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh Phú Thọ. + Địa bàn nghiên cứu là phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ lại chính là địa chỉ cơ quan của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Phú Thọ nên bản thân tôi có mối quan hệ tốt với Chính quyền phường, Cộng tác viên Công tác xã hội của phường, ông trưởng Khu phố A nơi gia đình thân chủ X sinh sống. + Bản thân tôi đã được tiếp xúc với thân chủ X từ khi thân chủ X còn đang trong thời gian cai nghiện bắt buộc và trong thời gian quản lý sau cai nghiện bắt buộc tại hai Trung tâm. Do cả hai Trung tâm đều chịu sự quản lý nhà nước về hoạt động chuyên môn của Chi cục Phòng 11
  15. chống tệ nạn xã hội Phú Thọ, bản thân tôi thường xuyên phải đi tới hai Trung tâm để nắm bắt tình hình hoạt động. + Qua những thông tin mà bản thân tôi đã thu thập được từ hai Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh Phú Thọ và chính bản thân thân chủ X, tôi quyết định chọn anh X làm thân chủ để hỗ trợ việc làm cho anh. Từ đó giúp anh X từ bỏ hẳn ma túy và tái hòa nhập tốt với cộng đồng. - Khó khăn: + Bản thân thân chủ X đã từng nghiện ma túy mới cai nghiện xong nên còn tự ti vào bản thân. Thân chủ ngại tiếp xúc, ngại chia sẻ với người ngoài. + Người thân trong gia đình anh X không muốn cung cấp thông tin và không muốn hợp tác nên tôi chọn cách tiếp cận thông qua ông Trưởng khu A. 2.2.2. Bước 2: Nhận diện vấn đề của thân chủ: - Có nhiều phương pháp nhận diện vấn đề tùy thuộc vào thân chủ và mục đích của tiến trình giúp đỡ. Trong trường hợp của thân chủ X, tôi sử dụng phương pháp vấn đàm. - Để xác định được mức độ các vấn đề mà thân chủ X gặp phải, bản thân tôi đã thực hiện cuộc nói chuyện trực tiếp với thân chủ. Từ đó, tôi đưa ra bảng sau: (Mức độ quan trọng tăng từ 4 đến 1) Vấn đề của thân chủ gặp phải (lập ngày 17/05/2016) Vốn, tư liệu Thái độ Trình độ Sức khỏe sản xuất Mức độ 1 2 3 4 -> Với các vấn đề đang gặp phải của thân chủ X, tôi xác định vấn đề nâng cao thái độ của bản thân thân chủ X là quan trọng nhất. Cần lập kế hoạch hỗ trợ cụ thể để thân chủ X tự thay đổi thái độ với việc làm. Có như vậy, việc hỗ trợ việc làm mới hiểu quả và bền vững. 2.2.3. Bước 3: Thu thập thông tin: Tiến hành thu thập qua nhiều kênh thông tin khác nhau bao gồm: - Từ phía thân chủ X: Tôi nắm bắt được anh X đã nghiện ma túy được 5 năm. Dù có thời gian cách ly với ma túy được 4 năm và quá trình rèn luyện sức khỏe, lao động trị liệu trong hai Trung tâm đạt hiệu quả nhưng sức khỏe của anh X cũng chưa thể tốt như những lao động trẻ tuổi khác. Mặt khác, trình độ văn hóa, chuyên môn của anh X thấp, chỉ là lao động phổ thông. Gia đình ở thành phố nên không có đất rộng để làm nông nghiệp được. Vì thế, tôi nhận thấy thân chủ X chỉ có thể tìm những công việc giản đơn và không quá nặng nhọc để mưu sinh. 12
  16. Một vấn đề nữa của thân chủ X là sự kiên trì, quyết tâm thấp, thái độ chưa tốt với vấn đề việc làm. - Từ phía gia đình thân chủ X: Tôi thông qua ông trưởng khu phố A để đến gia đình thân chủ X và đã được trò chuyện với bố anh X. Bố thân chủ X chia sẻ: “Nó là đứa ham chơi, lười học nên chỉ học hết cấp 3 rồi đi lao động luôn. Trong thời gian đó bị bạn bè rủ rê rồi thế là mắc nghiện. Nghiện rồi thì làm không đủ phá nữa. Rồi nó lấy trộm tiền, đồ dùng trong nhà để sử dụng ma túy. Giờ sau khi đi cai nghiện và quản lý sau cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm trong thời gian 4 năm thì gia đình hy vọng nó quyết tâm làm lại từ đầu. Mong nó sớm tìm được việc làm phù hợp để vừa làm ra tiền và vừa là cách từ bỏ tốt nhất với ma túy.”. Theo gia đình thì vấn đề lớn nhất của thân chủ X với công việc là lười làm, chưa biết quý trọng công việc, chê những việc thu nhập thấp và tốn sức. Tính cách này đã là bản chất, không phải do mắc nghiện sinh ra. - Từ phía ông trưởng khu phố A: “Nó bị bạn bè rủ rê nên mắc nghiện nhưng nó chưa ăn cắp và gây mất trật tự tại khu phố. Nay nó đã đi cai nghiện ma túy và cách lý với ma túy được 4 năm rồi thì chính quyền, đoàn thể của phường và phố cùng gia đình cần tạo điều kiện để nó có việc làm. Đó là cách tốt nhất giúp nó từ bỏ hoàn toàn được ma túy. Với trình độ và sức khỏe hiện tại của nó thì những việc làm giản đơn, nhẹ nhàng như: buôn bán nhỏ, rửa xe, chạy xe ôm.”. Theo ông trưởng khu thì vấn đề của thân chủ X là trình độ thấp, nên cần phải được đi học nghề để có thể tìm việc có thu nhập tốt hơn. - Từ Cộng tác viên Công tác xã hội của phường Thanh Miếu: “Tác giả nên áp dụng Công tác xã hội để hỗ trợ anh X tìm kiếm việc làm. Vì để tìm được việc làm có thu nhập ổn định thì nỗ lực từ chính bản thân anh X là rất quan trọng. Anh X không quyết tâm, nỗ lực thì sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể và gia đình sẽ không mang lại kết quả bền vững.”. Với Công tác viên Công tác xã hội của phường thì vấn đề của thân chủ X là tinh thần, thái độ, sự kiên trì, quyết tâm làm việc. - Từ Chính quyền phường Thanh Miếu: “Trong điều kiện của mình, phường sẽ hỗ trợ, giúp đỡ để anh X có việc làm tạo thu nhập ổn định. Vì điều đó vừa là việc làm tốt cho bản thân, gia đình anh X, vừa góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Phường.” Từ chính quyền phường nắm bắt thì vấn đề của thân chủ X là thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất để đầu tư máy móc, hàng hóa, phương tiện phục vụ công việc. 2.2.3.1. Thông tin cá nhân của thân chủ X: - Họ và tên: Nguyễn Văn X; - Giới tính: Nam; Tuổi: 29 tuổi 13
  17. - Nguyên quán: Hạ Hòa – Phú Thọ - Địa chỉ thường trú: Khu phố A, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. - Văn hóa: 12/12; - Trình độ chuyên môn: Sơ cấp - Nghề nghiệp: Lao động tự do 2.2.3.2. Các thông tin khác về thân chủ X: - Thân chủ chỉ học hết cấp 3, rồi đi lao động tự do. - Do ham chơi, đua đòi, bị bạn bè xấu rủ rê nên thân chủ đã bị nghiện ma túy từ năm 20 tuổi. - Thân chủ nghiện Heroin, ban đầu là hít sau một thời gian do kinh tế không có nên đã chuyển tiêm chích. - Năm 25 tuổi thân chủ kết hôn và có 01 con trai nay được 4 tuổi. - Sau 2 năm đi cai nghiện và 2 năm bị quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm nên sức khỏe thân chủ tốt, không bị nhiễm HIV (theo bệnh án của Trung tâm). - Chiều cao: 1,7m; Cân nặng: 54kg - Thân chủ tuy chưa ăn trộm ở ngoài những đã nhiều lần lấy trộm tiền nhà và đồ đạc đi bán nên đã mất đi niềm tin của bố, mẹ, vợ, anh em họ hàng, hàng xóm láng giềng. 2.2.3.3. Thông tin môi trường của thân chủ X: - Bố: Nguyễn Văn T; Sinh: 1958, nghề nghiệp: công nhân. - Mẹ: Lê Thị H; Sinh 1963, nghề nghiệp: công nhân. - Chị gái: Nguyễn Hồng N; Sinh 1985, nghề nghiệp: kinh doanh. - Vợ: Trần Thùy L; Sinh 1989, nghề nghiệp: kinh doanh. - Con trai: Nguyễn Văn C, sinh năm 2012. - Thân chủ sống cùng bố, mẹ, vợ, con trong điều kiện kinh tế bình thường. Tiền chi tiêu, sinh hoạt của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào lương của bố, mẹ và tiền kinh doanh của vợ. Hàng xóm láng giềng Khu phố A chủ yếu là cán bộ, công nhân, tiểu thương. Trên địa bàn phường Thanh Miếu thì đa phần người lao động cũng là cán bộ, công nhân, tiểu thưởng, một số ít là nông dân. - Sơ đồ sinh thái của thân chủ X: - Sơ đồ Phả hệ của thân chủ X: 2.2.4. Bước 4: Đánh giá chẩn đoán vấn đề: - Vấn đề của thân chủ X ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến khó khăn cho thân chủ X trong việc tìm việc làm. Để giải quyết được vấn đề ta cần chỉ ra các nguyên nhân: + Nguyên nhân chủ quan: Sức khỏe chưa tốt. Bản chất ham chơi, lười làm từ trước. 14
  18. Bản thân hay mặc cảm, tự ti. Quyết tâm, nghị lực bản thân chưa cao. Chưa chịu khó học tập, nâng cao trình độ bản thân. + Nguyên nhân khách quan: Do thị trường việc làm ngày càng khó khăn hơn ngay cả với người có trình độ cao hơn. Bị mất niềm tin, thậm chí là bị kỳ thị vì là người đã từng nghiện ma túy. Thiếu vốn. Thiếu cơ chế, chính sách, nguồn lực từ chính quyền dành cho những người sau cai nghiện ma túy. - Phân tích điểm mạnh/điểm yếu: Gia đình Khu dân Chính quyền Thân chủ X thân chủ cư phường - Quyết tâm tìm việc - Kinh tế - Lãnh đạo - Có sự trợ giúp để có thu nhập. gia đình khu dân cư nhiệt tình từ bình tâm huyết, phía chính thường trách quyền địa Điểm nhưng ổn nhiệm phương. mạnh định. - Sống tình - Sẵn sàng cảm hỗ trợ nếu thân chủ quyết tâm - Không quan hệ - Gia đình - Hàng - Thiếu cơ chế, nhiều với mọi người cũng mất xóm còn chính sách, xung quanh. Không niềm tin thờ ơ, lãnh nguồn lực từ tham gia các hoạt vào thân đạm, kỳ thị chính quyền động của khu dân cư. chủ sau khi với người dành cho những Điểm - Ham chơi, lười làm. thân chủ nghiện và người sau cai yếu - Sức khỏe chưa tốt. nghiện ma người sau nghiện ma túy. - Trình độ thấp. túy. cai nghiện - Nguồn lực của - Thiếu vốn. phường còn hạn - Đã từng nghiện ma chế. túy. -> Nhận xét: Qua bảng phân tích điểm mạnh/ điểm yếu của thân chủ X, ta có thể thấy rằng thân chủ chủ yếu là điểm yếu. Nhưng thân chủ được gia đình sẵn sàng trợ giúp nếu có quyết tâm, có lãnh đạo khu dân cư tâm huyết, trách nhiệm, tận tình giúp đỡ, dân cư trong khu sống 15
  19. tình cảm. Chính quyền phường cũng nhiệt tình giúp đỡ. 2.2.5. Bước 5: Kế hoạch giải quyết vấn đề: Người Kết quả Nguồn Thời Mục tiêu Hoạt động thực mong lực gian hiện đợi Nâng cao - Tìm sự trợ giúp - Tác - Kiến - Từ - Giúp thái độ của Trưởng khu giả thức, 15/5 thân chủ của thân A. - Thân thời đến lạc chủ X: - Tiếp cận gia chủ X gian, 30/9 quan, - Giúp đình thân chủ. - Gia sức tích cực, thân chủ Tìm hiểu tâm tư, đình khỏe tự tin không nguồn lực cũng thân của tác hơn. mặc cảm, như khai thác sự chủ giả. - Giúp ngại tiếp hỗ trợ của gia - Ông - Hội thân chủ xúc với đình. trưởng trường tự nỗ người - Gặp gỡ, nói khu A của lực, dân khu chuyện, tư vấn khu quyết phố. tâm lý cho thân dân cư tâm hơn. - Giúp chủ X. để thân chủ - Động viên thân tuyên X cảm chủ X tham gia truyền, thấy yên các hoạt động của vận tâm về khu dân cư. động môi - Qua buổi họp sự hỗ trường khu dân cư, tác trợ của sống. giả xin một khu - Giúp khoảng thời gian dân thân chủ trong buổi họp để cư. quyết nói về việc không tâm, nghị nên kỳ thị người lực hơn sau cai nghiện, để làm tạo điều kiện cho việc và thân chủ X việc duy trì làm và yên tâm công việc làm việc. đó. - Đánh - Khuyên thân - Thân - Kiến - Từ - Giúp giá tình chủ X đi khám chủ X thức, 20/5 thân chủ hình sức sức khỏe, nếu có - Gia thời đến biết rõ khỏe của bệnh thì chữa đình gian, 21/5 hơn về 16
  20. thân chủ bệnh cho khỏi để thân sức tình - Tăng yên tâm làm việc. chủ. khỏe hình sức cường - Tích cực thể dục của tác khỏe sức khỏe buổi sáng. giả. của của thân - Tham gia tích mình để chủ cực các hoạt động có thể dục, thể thao những của khu dân cư. can - Khuyên thân thiệp kịp chủ nên ăn uống thời đủ bữa, đúng bữa (nếu và tăng cường có). chất lượng dinh - Sức dưỡng cho bữa khỏe ăn. thân chủ tốt dần lên. Vận động - Tìm hiểu và đề - Lãnh - Kiến Từ - Có địa nguồn nghị sự hỗ trợ của đạo thức, 02/6 điểm lực, vốn chính quyền phườn thời đến làm để giúp phường: vốn, địa g. gian, 04/6. việc. thân chủ điểm kinh doanh, - Ông sức - Có vốn cơ chế thuế, ... trưởng khỏe để làm - Qua ông trưởng khu A của tác việc. khu A để vận - Gia giả. động sự hỗ trợ, đình tạo điều kiện của thân khu dân cư. chủ. - Vận động sự ủng hộ vốn từ chính gia đình thân chủ X. Nâng cao - Tư vấn cho thân - Tác - Kiến Từ - Làm trình độ chủ X tham gia giả thức, 05/6 tốt công của thân học nghề phù hợp - Thân thời đến việc chủ X nhằm nâng cao chủ X gian, 10/6. được hỗ trình độ tay nghề. sức trợ. khỏe của tác giả. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2