Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm – giải pháp can thiệp hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên do ảnh hưởng từ nghiện Internet (Nghiên cứu tại đội 6, Linh Tràng, xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)
lượt xem 8
download
Luận văn phân tích thực trạng việc sử dụng internet của trẻ vị thành niên và áp dụng biện pháp can thiệp phương pháp Công tác xã hội nhóm trong giải quyết các ảnh hưởng của nghiện internet dẫn tới hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm – giải pháp can thiệp hành vi lệch chuẩn của trẻ vị thành niên do ảnh hưởng từ nghiện Internet (Nghiên cứu tại đội 6, Linh Tràng, xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Họ và tên: Chu Thị Thanh Thư Mã học viên: C00 392 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 609 00101 ĐỀ TÀI CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM – GIẢI PHÁP CAN THIỆP HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN DO ẢNH HƯỞNG TỪ NGHIỆN INTERNET (NGHIÊN CỨU TẠI ĐỘI 6, LINH TRÀNG, XÃ TRÀNG LƯƠNG, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ: Nguyễn Thị Thái Lan Hà Nội, 2016
- BỐ CỤC LUẬN VĂN Bài luận văn kết cấu gồm có 04 phần Phần 1: Cơ sở lý luận Phần 2: Nội dung nghiên cứu Phần 3: Kết luận và khuyến nghị Phần 4: Phục lục Nội dung chính của từng phần như sau: PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Tháng 11 năm 1997, Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, và kể từ đó đến nay, nước ta trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng internet cao nhất thế giới. Tính đến hết tháng 6 năm 2015, tại Việt Nam có khoảng 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập dân số là 48% cao hơn mức trung bình của thế giới là 45% và của khu vực là 38,8%. Với con số này Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 trong khu vực châu Á về số người dùng và đứng thử 17//20 quốc gia có người dùng internet đông nhất trên thế giới theo số liệu thống kê của tổ chức thống kê số liệu ineternet quốc tế - internetworldstats (Lê Hường, 2015) Không thể phủ nhận sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với mạng lưới internet toàn cầu đã khiến thế giới trở lên phẳng hơn, đưa con người với con người tới gần nhau hơn, nền văn hóa được truyền bá, giao thoa và nền kinh tế mở ra những cơ hội cùng các hướng phát triển mới. Tuy nhiên đi kèm theo cũng chính là những hệ lụy trong vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, sự giao thoa giữa các nền văn hóa ngoại lai không lành mạnh và sự quản lý yếu kém các trang web không tốt, những điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới những người sử dụng internet đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên (VTN). Trẻ VTN là lứa tuổi mà các em đang có sự chuyển mình từ trẻ em sang người lớn. Ở giai đoạn này các em đầy hiếu kì và tò mò, muốn khám phá thế giới mà thế giới ảo trong game lại vô cùng phong phú và hấp dẫn. Các diễn đàn, các mạng xã hội giúp con người dễ dàng kết nối hơn, và các thông tin cá nhân ngày càng dễ dàng bị xâm hại. Trong khi đó các em lại chưa đạt được sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý nên chưa biết cách bảo vệ mình trước những ảnh hưởng tiêu cực từ internet. 1
- Khi bị ảnh hưởng, bị nghiện internet, bị tổn thương, các em cần phải làm thế nào để bảo vệ mình? việc hòa nhập mà không hòa tan trong thời kì hội nhập hóa, toàn cầu hóa quốc tế đã và đang trở thành một trách nhiệm và thách thức đối với nhà nước cũng như mọi cá nhân trong xã hội. Ở Quảng Ninh trong những năm gần đây, bạo lực học đường là vấn đề gây nhức nhối cho các bậc phụ huynh và toàn xã hội, thông tin đáng buồn là theo thống kê của ngành giáo dục, Quảng Ninh là tỉnh đứng đầu bảng về bạo lực học đường (2011 – 2012), những trường hợp nổi cộm của Quảng Ninh những năm gần đây nguyên nhân đều xuất phát từ những mâu thuẫn qua mạng xã hội (Việt Hưng, 2013). Điều đó cũng có nghĩa là những tác động ảnh hưởng, từ internet ngày càng rõ rệt hơn, chính vì vậy nhu cầu cần phải có những hiểu biết về internet, những tác động của internet trong vấn đề giáo dục nói chung và trong vấn đề đề phòng các hành vi lệch chuẩn ở trẻ vị thành niên nói riêng là cần thiết và quan trọng trong hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Xã Tràng Lương là một xã với số dân chỉ khoảng 4000 người nhưng có tới ba quán internet trên địa bàn (khoảng 70 máy) luôn hoạt động hết công suất và khách hàng chủ yếu là các em học sinh từ khoảng 12 tới 19 tuổi, việc trẻ nghiện internet đã và đang trở thành những lo lắng cho các bậc cha mẹ nói riêng cũng như xã hội nói chung vì lớp trẻ các em chính là tương lai của đất nước. Kể từ khi internet xâm nhập vào Việt Nam và ngày càng chứng minh được sức ảnh hưởng của nó, đã có những nghiên cứu về internet, những tranh cãi nổ ra xung quanh internet về lợi và hại, trong những năm gần đây đáng chú ý là nghiên cứu của tác giả Lê Minh Công (2011) về tình trạng nghiện internet của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nghiên cứu khắc họa, mô tả được học sinh nghiện internet tại địa phương. Trong đó tác giả cũng dựa vào bảng câu hỏi trắc nghiệm chuẩn nghiện internet theo nghiên cứu của Kimberly Young – người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “nghiện internet”. Nghiên cứu của học giả Trần Thị Minh Đức về tác động của game bạo lực đối với thanh thiều niên dưới góc độ tâm lý xã hội (2013). Bài nghiên cứu đề cập tới thực trạng chơi game bạo lực trong thanh thiếu niên và tác động, áp lực của game bạo lực tới người chơi. 2
- Nghiên cứu của Đặng Minh Hoàng (2015) về “Tác động của game nhập vai online tới đời sống của sinh viên hiện nay” trong đó đối tượng nghiên cứu là sinh viên trường đại học Bách Khoa về thực trạng, nguyên nhân tác động và một số kiến nghị giải pháp về tình trạng nghiện game của sinh viên. Nghiên cứu về “Hành vi sử dụng Facebook của con người – Một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại” của tác giả Đào Lê Hòa An (2013). Bài báo đề cập tới một số công trình nghiên cứu về mạng xã hội Facebook trên thế giới, đồng thời trình bày nghiên cứu về vấn đề hành vi sử dụng internet ở Việt Nam. Tóm lại, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về internet, trong đó có rất nhiều nghiên cứu về thực trạng hành vi sử dụng intrernet của con người, các nghiên cứu về game online, về mạng xã hội, các vấn đề tiêu cực khi sử dụng internet cả về thể chất và tinh thần, tuy nhiên, những nghiên cứu về các giải pháp hỗ trợ người nghiện internet một cách chuyên nghiệp lại được đề cập tới rất ít. Trên cả nước nói chung, ở Quảng Ninh nói riêng và đặc biệt là địa bàn xã Tràng Lương, vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của internet dẫn tới hành vi lệch chuẩn của trẻ là rất cần thiết, nhu cầu cần có sự trợ giúp một cách chuyên nghiệp để giúp trẻ đã có những hành vi lệch chuẩn do ảnh hưởng từ internet nhận thức được những hành vi sai lệch của mình và tiếp tục sửa mình để phát triển hoàn thiện hơn trên con đường đi tới sự trưởng thành, điều đó là rất quan trọng nhưng lại còn là một khoảng trống trong các sự nghiên cứu trước đây. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội nhóm – Giải pháp can thiệp hành vi lệch chuẩn của trẻ VTN do ảnh hưởng từ nghiện internet. Nghiên cứu tại đội 6 - Linh Tràng, xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng việc sử dụng internet của trẻ VTN và áp dụng biện pháp can thiệp: Phương pháp Công tác xã hội nhóm trong giải quyết các ảnh hưởng của nghiện internet dẫn tới hành vi lệch chuẩn của trẻ VTN Bên cạnh đó, nghiên cứu giúp bổ sung những thiếu hụt về mặt lý luận trong công tác xã hội nhóm với trẻ VTN bị ảnh hưởng từ internet. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu lý luận về CTXHN với trẻ VTN trước những tác động từ internet. 3
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng internet của học sinh THCS tại xã Tràng Lương. Tìm hiểu các yếu tố tác động tới trẻ VTN có nguy cơ ảnh hưởng từ internet trong quá trình hình thành các hành vi trong việc định hình nhân cách. Chỉ ra các hành vi lệch chuẩn ở trẻ VTN Nghiên cứu các quá trình can thiệp công tác xã hội để tìm ra giải pháp tốt nhất trong việc giúp trẻ VTN giảm thiểu những ảnh hưởng xấu từ internet. 3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 3.1 Các nghiên cứu nước ngoài Trong giai đoạn bùng nổ thông tin của thế giới, các nghiên cứu về nghiện internet và tác động tiêu cực của lạm dụng internet đối với con người, gia đình và xã hội, được nhiều học giả cà các nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX. Học giả Kimberley Young có thể được coi là người đầu tiên nghiên cứu một cách rõ ràng về tình trạng nghiện internet, ngoài nghiên cứu đầu tiên vào năm 1996, bà còn công bố rất nhiều bài báo nghiên cứu, sách về chủ đề nghiện internet. Bà cũng là người xây dựng trung tâm phục hồi nghiện internet tại Hoa Kỳ (Lê Minh Công,2011) Nghiên cứu của Egger và Rauterbeg năm 1996 tại Thụy Sĩ với 450 người cho thấy có nhiều hậu quả tiêu cực đến cuộc sống của người sử dụng internet với thời gian nhiều. Họ luôn bị than phiền bởi gia đình, bạn bè về việc trễ nải quá nhiều công việc. Nghiên cứu khác của Brenner (1997) tại Hoa Kỳ với bảng công cụ là bảng kiểm kê hành vi nghiện liên quan đến internet (IRABI) được phỏng theo tiêu chuẩn lạm dụng chất có trong DSM – IV. Nghiên cứu được khảo sát trên 563 thanh thiếu niên có sử dụng internet 19 giờ mỗi tuần, và những người này đều có khó khăn trong đời sống thực của họ. (Jejald Block,2008) trường Đại học khoa học và Y tế Oregon ông nghiên cứu và đưa ra bốn triệu chứng của người nghiện internet chính là: Quên thời gian, xao lãng ăn, uống, ngủ nghỉ; Căng thẳng bồn chồn khi không thể lên mạng; Cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận với xã hội. 3.2 Các nghiên cứu trong nước 4
- Nghiên cứu về internet, những ảnh hưởng của internet cũng như vấn đề nghiện internet được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu của Việt Nam thực hiện, nhất là trong 2 thập kỉ gần đây khi internet đã có những ảnh hưởng theo hướng tiêu cực ở Việt Nam. Nghiên cứu của Ngô Anh Đức, Michael W. Ross và Eric A. Ratlift (2009) công bố cuốn sách “ảnh hưởng của internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam” cho thấy internet đã thực sự trở thành yếu tố tác động đến nhân dạng và hành vi tình dục ở thanh thiếu niên Việt Nam. Nghiên cứu cũng cho thấy internet trở thành nguồn cung cấp thông tin tình dục, giới tính là nơi thanh thiếu niên có thể hẹn hò và nảy sinh cảm xúc yêu đương. Gần đây (2010) Viện Xã hội học Việt Nam công bố nghiên cứu về kết quả khảo sát xã hội học về trò chơi trực tuyến. nghiên cứu với chủ đề “Dịch vụ trò chơi trực tuyến ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi 6 tỉnh thành, có 1320 người được chọn mẫu tham trả lời bảng điều tra. Nghiên cứu lý giải nguyên nhân của thực trạng này cũng như cho thấy rằng bản thân các nhà cung cấp dịch vụ game online không phải nguyên nhân duy nhất mà bên cạnh đó còn xuất phát từ sự quan tâm, quản lý chưa đúng mức của gia đình, nhà trường và thiếu hụt những kỹ năng sống cần thiết của người chơi. Nghiên cứu “Thanh thiếu niên chơi game bạo lực: Những phân tích tâm lý xã hội – và một số giải pháp quản lý, giáo dục định hướng”. Nghiên cứu 4468 thanh thiếu niên chơi game ở độ tuổi từ 11 đến 30 tuổi trong đó có 63,7% người chơi game bạo lực tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu đề cập tới thực trạng chơi game bạo lực trong thanh thiếu niên, thông qua đó đề xuất những giải pháp ngăn ngừa game bạo lực từ phía nhà quản lý và cha mẹ thanh thiếu niên. “Nghiên cứu về Hành vi sử dụng facebook của con người – một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại” của tác giả Đào Lê Hòa An (2013). 5
- Bài báo đăng trên tạp chí khoa học của ĐHSP TPHCM trình bày về một số công trình nghiên cứu về mạng xã hội trên thế giới. Đồng thời nghiên cứu về tình hình sử dụng internet nói chung và sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam nói riêng. Luận văn “Nghiên cứu việc chơi game với các hành vi trên lớp của học sinh trung học cơ sở” tác giả Trần Thị Hường năm 2014. Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ của việc chơi game ảnh hưởng tới các hành vi của học sinh THCS trên lớp học. Có 266 em học sinh được lựa chọn từ khối 7 tới khối 9 của 02 trường THCS trên địa bàn để điền phiếu điều tra về thói quen chơi game của các em hoàn thành cho nghiên cứu này. Nghiên cứu chỉ ra rằng các em càng chơi game ở độ tuổi nhỏ thì càng có nhiều hành vi có vấn đề hơn. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có nhiều nghiên cứu về internet, văn hóa sử dụng internet, thực trạng, tác động của việc nghiện internet dẫn tới những hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng của việc nghiện game tới đời sống học sinh, sinh viên... tuy nhiên, nghiên cứu về các mô hình can thiệp đặc biệt là các dịch vụ công tác xã hội trong quá trình can thiệp trợ giúp các hành vi lệch chuẩn ở trẻ VTN do ảnh hưởng của internet vẫn còn là một khoảng trống, vì vậy, nghiên cứu của tôi sẽ góp phần bù đắp sự thiếu hụt khoảng trống đó trong nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Về mặt lý thuyết, nghiên cứu giúp bổ sung các lý thuyết, kiến thức về các phương pháp hỗ trợ công tác xã hội với trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng từ internet. - Về mặt thực tiễn, những ảnh hưởng xấu của internet tới trẻ VTN rất rõ ràng và để lại những hồi chuông đáng báo động cho gia đình, nhà trường và xã hội, vì vậy nghiên cứu tiến trình công tác xã hội nhóm với các em sẽ góp phần tìm ra các phương pháp can thiệp hiệu quả, và nhờ sự trợ giúp một cách chuyên nghiệp từ người trợ giúp các em có thể thay đổi nhận thức và sửa đổi 6
- hành vi để làm chủ được bản thân trong vấn đề sử dụng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ internet. 5. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng sử dụng internet của học sinh THCS Tràng Lương Công tác xã hội nhóm – Giải pháp can thiệp hành vi lệch chuẩn của trẻ VTN bị ảnh hưởng từ nghiện internet tại đội 6 Linh Tràng, xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 6. Khách thể nghiên cứu 6.1 Nhóm khách thể phụ - Học sinh trong khối THCS tại trường THCS Tràng Lương. - Giáo Viên trường THCS Tràng Lương - Phụ huynh học sinh - Chủ quán internet - Lãnh đạo chính quyền địa phương 6.2 Nhóm khách thể chính 1. Sói Ca, 14 tuổi, đội 6, Linh Tràng, Tràng Lương. 2. Bé Nhát, 14 tuổi, đội 6, Linh Tràng, Tràng Lương 3. Ta Là Ai, 16 tuổi, đội 6, Linh Tràng, Tràng Lương. 7. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Thực trạng vấn đề trẻ VTN có nguy cơ bị ảnh hưởng từ internet ở trên địa bàn nghiên cứu hiện nay như thế nào? Câu 2: Những yếu tố tiêu cực từ internet có thể tác động tới trẻ VTN trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách không? Câu 3: Phương pháp CTXHN có vai trò như thế nào trong việc can thiệp/hỗ trợ giúp trẻ VTN trước những tác động xấu từ internet? 8. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Trên địa bàn nghiên cứu xã Tràng Lương, trẻ VTN có nguy cơ cao bị ảnh hưởng tiêu cực từ internet. 7
- Giả thuyết 2: Từ góc độ tiêu cực, một số yếu tố từ internet có thể tác động tới trẻ VTN, dẫn tới những hành vi lệch chuẩn ở trẻ trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách. Giả thuyết 3: Công tác xã hội nhóm có vai trò quan trọng và là một giải pháp hữu hiệu trong hỗ trợ đối với trẻ VTN có hành vi lệch chuẩn do ảnh hưởng từ nghiện internet. 9. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Thực trạng sử dụng internet và những ảnh hưởng đến học sinh THCS; Phương pháp công tác xã hội nhóm với trẻ VTN bị ảnh hưởng từ nghiện internet. - Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại đội 6, Linh Tràng, Tràng Lương, Đông Triều, Quảng Ninh. - Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 12/3/2016 tới ngày 1/10/2016. 10. Phương pháp nghiên cứu 10.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu thông qua các tài liệu trên mạng, các nghiên cứu về ineternet của các tác giả trong và ngoài nước, các bài viết về văn hóa sử dụng internet, tác động của internet tới giới trẻ và các sách báo viết về internet trong thời kỳ hội nhập hóa, toàn cầu hóa quốc tế. 10.2 Phương pháp khảo sát định lượng - Khảo sát bằng bảng điều tra xã hội học dành cho khối học sinh trung học cơ sở để từ đó có thể tổng hợp được những số liệu, để có cơ sở kết luận và đánh giá khách quan trong vấn đề nghiên cứu. - Đặt ra những câu hỏi mở và những câu hỏi phỏng vấn sâu để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, chứng minh các giả thiết nghiên cứu (có thể là đúng hoặc sai) để từ đó tiến hành lập kế hoạch trị liệu, tiến hành can thiệp cho trẻ vị thành niên, hoàn thành mục đích nghiên cứu ban đầu đề ra. Cụ thể các giai đoạn gồm: Phương pháp chọn mẫu, chia quá trình nghiên cứu thành 3 giai đoạn để tiến hành quan sát điều tra: 8
- + Phát 101 bản hỏi dành cho học sinh khối THCS Tràng Lương để đánh giá tình trạng có nguy cơ ảnh hưởng từ internet của trẻ VTN. + Tiến hành phỏng vấn sâu với khách thể nghiên cứu cụ thể là 03 em trong nhóm nghiên cứu, 4 phụ huynh, 3 thầy cô giáo, bạn bè của các em, lãnh đạo chính quyền địa phương, chủ quán internet để tìm hiểu các biểu hiện hành vi lệch chuẩn của các em trong thực tế do ảnh hưởng của internet mang lại. 10.3 Phương pháp thực nghiệm can thiệp Sử dụng phương pháp thực nghiệm công tác xã hội nhóm trong tiến trình giúp đỡ 03 trẻ nghiện internet. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Khái Niệm nghiên cứu 2. Phương pháp luận 3. Lý thuyết áp dụng 4. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 9
- CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET TỚI HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA TRẺ VTN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH Quá trình nghiên giải pháp can thiệp hành vi lệch chuẩn với trẻ VTN do ảnh hưởng từ nghiện Internet được diễn ra trong 03 giai đoạn, thứ nhất là phát phiếu hỏi trưng cầu ý kiến để thu thập các số liệu về thực trạng trẻ VTN sử dụng Internet tại địa bàn nghiên cứu. Các câu hỏi khảo sát nằm trong ba nhóm vấn đề, đó chính là: Tình hình sử dụng Intenet của học sinh THCS Tràng Lương; Tác động của Internet tới hành vi của trẻ; và quan điểm của các em trong vấn đề phòng ngừa các yếu tố tác động tiêu cực từ internet. Quá trình phỏng vấn sâu với 15 khách thể nghiên cứu, cũng một lần nữa đưa ra những cái nhìn sâu sắc hơn, và làm sáng rõ phiếu trưng cầu ý kiến. 1. Kết quả khảo sát 11. Tình hình sử dụng Internet của học sinh THCS Tràng Lương Từ kết quả khảo sát ta nhận thấy, tại địa bàn nghiên cứu, có 2% học sinh bị nghiện Internet, có 24% đối tượng sử dụng Internet theo dạng nghiện (>19h/tuần), có 73% các em sử dụng từ 1-2h/tuần. Trong quá trình quan sát và nghiên cứu, tác giả nhận thấy những em có sử dụng Internet từ 3 tới 6h/ngày đều gặp sự than phiền của bố mẹ và những người xung quanh trong việc sao nhãng các công việc và học tập, gặp nhiều trở ngại trong quá trình giao tiếp và thể hiện ý kiến. Vậy, bước đầu nghiên cứu cũng đồng tình với những nghiên cứu của Benner (1997) và Young (1996) những đối tượng sử dụng Internet từ 19 tới 38h/tuần, sẽ gặp khó khăn với các vấn đề của họ trong cuộc sống. Và theo tiêu chí trên, thì trên địa bàn xã Tràng Lương có 26% các em sử dụng Internet từ 19- 38h/tuần, vậy tác giả kết luận các em có thể bị nghiện Internet. Con số 26% cũng là con số cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Lê Minh Công (2010) tại Biên Hòa, khi ông đưa ra con số nghiện Intenet của học sinh nơi đây là 12,3 % 10
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại địa bàn nghiên cứu xã Tràng Lương, tỉ lệ các em sử dụng internet với mục đích là giải trí chiếm tới 43%, 41% các em sử dụng internet để lướt facebook. Khi được hỏi lý do các em dành nhiều thời gian cho việc truy cập internet là gì, thì có 6% trả lời rằng “vì cô đơn, khi gia đình ít quan tâm, và cũng không có bạn thân để chia sẻ nên các em thích nói chuyện với bạn bè qua mạng hơn” có 28% các em trả lời rằng vì “buồn chán không có chỗ chơi nên tìm đến internet” 1.2. Các yếu tố tác động từ Internet Khi các em được hỏi về những tác động tích cực và tiêu cực của internet tới cuộc sống của mình, thì các em đều thừa nhận là tác động cả hai mặt, trong đó về mặt tích cực thì có 42% các em cho rằng:“Internet giúp các em tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn, giúp đỡ các em trong việc học tập, kết nối bạn bè qua mạng và thể hiện cái tôi cá nhân của mình qua mạng xã hội” Còn trong các tác động tiêu cực của internet với bản thân, 7 % các em khi được hỏi trả lời rằng “Internet khiến các em khó thích nghi với các mối quan hệ xã hội hơn là các mối quan hệ ảo trong internet” 17% các em cảm thấy “Internet khiến các em mất thời gian, 28% các em thấy bị xao nhãng công việc và sức khỏe giảm sút, thể chất mệt mỏi”, 28% các em tự nhận thấy sức khỏe giảm sút (thiếu ngủ, mắt kém, cơ thể uể oải và đầu óc lười suy nghĩ hơn) có tới 30% các em nhận thấy “tất cả các tác động trên”. Vậy kết quả nghiên cứu trên địa bàn có thể rút ra kết luận rằng, đối tượng bị nghiện Internet thường che giấu sự phụ thuộc và thời gian của bản thân trong việc sử dụng Internet, thường bao biện cho hành vi sử dụng Internet của mình bằng các mục đích tốt đẹp khác, Lý do mà các em tìm tới Internet thường là để bù đắp những thiếu hụt của bản thân ngoài đời thực, chạy trốn thực tế, và trốn tránh cô đơn. Tác động tiêu cực thường biểu hiện lên đối tượng nghiện Intenet đó chính là có sự suy giảm về mặt sức khỏe, tâm lý dễ cáu giận khi buộc ngừng sử dụng Internet, thường nghĩ về Internet ngay cả khi không sử dụng... Khi đề cập đến vấn đề liệu các em có làm chủ được cảm xúc của mình khi sử dụng internet không? kết quả có 19% các em thừa nhận rằng không làm chủ được thời gian và cảm xúc của mình khi sử dụng internet. Với câu hỏi các em đã từng cố gắng kiểm soát thời gian và cảm xúc khi sử dụng internet không thì có 30% các em thừa nhận là đã từng cố gắng, bằng cách không vào mạng nữa, hay làm cái gì khác 11
- linh tinh, nhưng những lúc vào nếu không bị kiểm soát thì tự bản thân các em rất khó làm chủ được thời gian dự tính vào mạng lúc đầu Kết luận trên một lần nữa củng cố các nghiên cứu trước đây về tình hình nghiện Internet. (Kimberly Young, (1996); Benner (1997); Bock (2008); Lê Minh Công (2010). 1.3. Các yếu tố giúp phòng tránh những tác động tiêu cực từ Internet Quan điểm của các em về các yếu tố giúp các em có thể phòng ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của internet tới bản thân. Yếu tố được các em lựa chọn với tỷ lệ cao nhất (53%) là “Cần có sự giám sát chặt chẽ từ phía gia đình, có quy định thời gian cụ thể khi nào thì được phép truy cập internet”. 28% các em đồng ý rằng nên “Trang bị kiến thức về những tác động tích cực và tiêu cực từ internet”. 18% các em cần “Sự quan tâm nhiều hơn của gia đình để các em đỡ buồn chán” Kết quả này cho thấy, vai trò của gia đình trong vấn đề giáo dục và định hướng tính cách cho các em là có vai trò quan trọng nhất, các em cũng chịu ảnh hưởng từ gia đình đầu tiên, nếu có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ các bậc phụ huynh các em sẽ có thể khai thác được những hiệu quả từ internet cho việc học tập và tìm kiếm thông tin cũng như hạn chế được các tác động tiêu cực từ internet. 2. Kết quả của các phỏng vấn sâu Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu các khách thể phụ, tác giả thu được những kết quả sau. 2.1 Tình hình sử dụng Internet của học sinh THCS Tràng Lương Dù ở nhà trường hay gia đình thì vấn đề quản lý thời gian và nội dung được truy cập Internet của học sinh đều chưa thật sự sát sao. Các em vẫn có thể truy cập các trang Web độc hại hoặc sử dụng internet nhiều hơn với mức thời gian cho phép của bố mẹ. Những câu trả lời của các em trong nhóm nghiên cứu, đối chiếu với các câu trả lời của phụ huynh các em, ta thấy, vấn đề quản lý con em mình về thời gian sử dụng Internet cũng như các nội dung có trong nó (những nội dung độc hại có thể tác động không tốt tới nhận thức các em) còn chưa hiệu quả, các bậc cha mẹ có thể vì bận công việc, và cũng vì không hiểu về Internet cũng 12
- như các tác động của nó nên sự quản lý không được sát sao, để các em có thể tự do trong thế giới ảo với các mối quan hệ ảo và những tác động tiêu cực là thật khi chính các em cũng thừa nhận có sự qua mặt bố mẹ, không nghe lời nhắc nhở của cha mẹ. Tác giả cũng nhận thấy giống với lý do các em đưa ra từ kết quả khảo sát, 73% các em nói dùng máy tính để phục vụ học tập. với phụ huynh, các em cũng thuyết phục bằng cách này, và với bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng thế, khi con cái đòi hỏi những thứ phục vụ cho học tập thì dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng để con có điều kiện phát triển bằng bạn bằng bè, tuy nhiên, mục đích thật sự thì có tới hơn 90% các em sử dụng Internet mà không phục vụ cho học tập (bảng 3- Mục đích sử dụng Internet của Học sinh THCS Tràng Lương) 2.2 Tác động của Internet tới trẻ VTN Nhóm đối tượng sử dụng Internet nhiều nhất chính là các em học sinh nam, tuổi khoảng 13 tới 16, và trong cộng đồng game thủ cũng có những nét văn hóa riêng khiến các em coi mình là một thành viên được thừa nhận và tôn trọng trong nhóm, sự nể phục thông qua thứ bậc của em trong game. Vậy nên có những em không tiếc tiền để nâng cấp đồ, để tăng leve mà không ngại cày thâu đêm. Bản thân các bậc phụ huynh không quản được những lời nói theo trào lưu mạng của các em, cũng không đặt vấn đề đó là quan trọng, và chính bản thân các em học sinh cũng vậy, coi đó là sự thân thiết, thoải mái. Tuy nhiên, nếu quá đà, các em sẽ tạo thành một thói quen không tốt, rồi trong những môi trường không phù hợp cũng sử dụng những tiếng lóng, tiếng chửi – dù hài hước, cũng sẽ gây sự không thoải mái cho những người xung quanh, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Khi trẻ ở trong môi trường Internet quá lâu, các em sẽ nghĩ nhiều tới những nội dung trên Intetnet, ví dụ như Sói Ca, em xem nhiều phim về người ngoài hành tinh và cũng nghĩ, mình cũng có thể là người ngoài hành tinh, rồi mình có những khả năng đặc biệt vì mình là người đặc biệt, mặc dù tình trạng này không kéo dài lâu nhưng những biểu hiện lạ thường ở em cũng khiến những người thân hoang mang tự hỏi “mày điên à?” 13
- Học sinh coi mạng xã hội là nơi để xả tress, là nơi thể hiện cái tôi của bản thân, cái tôi không được nuôi dưỡng đúng cách tới một ngày nó sẽ vượt qua cả những chuẩn mực bình thường mà một người học trò được phép làm. Mạng xã hội cũng là một cộng đồng thu nhỏ, những lời nói của các em khi đăng lên nó cũng thể hiện văn hóa của các em là người thế nào. Một người học trò mang giáo viên lên mạng chửi, khấn tế, thì đó thực sự là một hành động không phù hợp với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta, là hành động cần phải được điều chỉnh lại. Vậy từ những kết quả trên, càng chứng minh được Internet có tác động tiêu cực tới trẻ nghiện Internet, Internet tác động vào nhận thức của các em và dần biểu hiện thành các hành vi lệch chuẩn, có sự suy giảm về sức khỏe, tinh thần và khó kiểm soát cảm xúc sử dụng Internet khi bị gián đoạn. 2.3 Quan điểm của khách thể nghiên cứu trong việc phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực từ Intetnet Lãnh đạo chính quyền thì cho rằng trách nhiệm giáo dục phần lớn là do gia đình và nhà trường, nhưng gia đình vẫn là chủ yếu, và vai trò của chính quyền xã chỉ là tổ chức các sân chơi lành mạnh cho các cháu vào các dịp hè. Trong quá trình phỏng vấn sâu, ta có thể nhận thấy sự chủ quan của các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục con em mình. Trong khi gia đình thì bận làm ăn, nghĩ con tới trường học kiến thức, vui chơi lành mạnh, chẳng biết vì sao, tự nhiên, con lại nghiện Internet từ bao giờ. Sự thiếu sát sao của gia đình cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến các em tìm tới Interent. Kết luận này cũng củng cố thêm bảng trưng cầu ý kiến (câu 20 – bảng khảo sát ý kiến) Tuy nhiên trên thực tế, do sự hạn chế về mặt hiểu biết cũng như tâm lý trong vấn đề dạy con, nhiều bậc cha mẹ khi biết con em mình bị nghiện cũng chưa có cách giải quyết hợp lý để giúp con có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn, chủ yếu là các biện pháp mệnh lệnh cứng nhắc nhằm tách biệt các em với Interet, bằng đòn roi, hoặc các biện pháp cưỡng chế khác. Chính sự thiếu sát sao trong phối hợp giữa nhà trường và gia đình khiến cho các em có nhiều không gian tự do hơn, với những em có nhận thức tốt, 14
- nghiêm khắc với bản thân hơn và chịu sự quản lý từ gia đình thường sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực từ Interent nhiều. ngược lại, nếu sự quản lý từ gia đình và nhà trường lỏng lẻo thì các em rất dễ bị tác động và bị nghiện Internet 15
- II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA INTERNET TỚI HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA TRẺ VTN 1. Sống ảo 2. Dễ tổn thương 3. tâm lý thích hưởng thụ bị động CHƯƠNG 3. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM Để đưa ra một phương pháp can thiệp với nhóm học sinh trung học cơ sở nghiên internet và dẫn đến có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần, tác giả đã xây dựng một kế hoạch can thiệp với một nhóm được lựa chọn 3 học sinh đã tham gia khảo sát và theo tiêu chí đang nghiện internet. hai nam, một nữ. 2 em 14 tuổi (học lớp 8 trường phổ thông cơ sở và 1 em 16 tuổi (học lớp 9 chương trình bổ túc). Qua quan sát của thầy cô, giáo, bạn bè và cha mẹ các em, các em có một số hành vi rối nhiễu và những thay đổi tâm lý và tinh thần. Lý do tác giả lựa chọn phương pháp công tác xã hội nhóm là vì đây là phương pháp tạo được môi trường để các em nghiện internet có cơ hội tham gia các hoạt động cùng nhau, giúp các em giành nhiều thời gian vào các hoạt động học tập, vui chơi tập thể hơn là vùi đầu vào lướt web, facebook và chơi game. Quan trọng hơn đây là phương pháp có thể giải quyết được những nguyên nhân gây ra nghiện internet và những hành vi không phù hợp của nhóm trẻ này. Hoạt động can thiệp nhóm được thực hiện trong thời gian 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2016) và mỗi tháng đều có bảng kế hoạch mục tiêu, và lượng giá cụ thể. Các phương pháp trị liệu bao gồm: phương pháp sinh hoạt nhóm; phương pháp hoạt động vui chơi, lao động; phương pháp trải nghiệm môi trường mới. Lịch trình hoạt động của các tháng như sau: Tháng 4: Tìm hiểu mức độ lệ thuộc và thói quen sử dụng internet của đối tượng nghiên cứu Tháng 5: Sử dụng một số phương pháp cắt giảm số giờ sử dụng internet của đối tượng nghiên cứu Tháng 6: Nghỉ hè và tham gia thu hoạch ngày mùa cùng gia đình Tháng 7: Bắt đầu những trải nghiệm mới Tháng 8: Kết thúc hội hè, lên chùa học Thiền định Tháng 9: Tổng kết và chia tay nhóm. Kết quả can thiệp 16
- Thứ nhất là đối với nhóm trị liệu, các em đã tự nguyện cắt giảm được số giờ sử dụng internet mà không cần đến sự giám sát của gia đình, vì sau những trải nghiệm trong cuộc sống, được tham gia nhiều hoạt động từ lao động tới vui chơi, từ thử thách bản thân (tập thể dục, leo núi) rồi những buổi lên chùa nghe những cuộc nói chuyện chia sẻ ý nghĩa của các sư thầy, các em nhận thấy internet không còn nhiều hấp dẫn nữa, mà những trải nghiệm của bản thân ngoài cuộc sống mới để lại trong các em nhiều kỉ niệm, nhiều bài học và tình cảm sâu sắc. Không giống trước đây sau mỗi lần lang thang nửa ngày trên internet, khi gập máy tính lại trong các em cũng chỉ là sự trống rỗng và mệt mỏi. Nhóm các em tham gia can thiệp nhóm đã trưởng thành hơn sau khi nhìn lại khoảng thời gian mình bị bắt nạt và tẩy chay trên mạng xã hội cũng như trên lớp. Hơn nữa các em không còn co mình lại tự kỉ, đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn và lạc quan vui vẻ hơn sau khi có thêm nhiều kỉ niệm với các bạn trong nhóm trị liệu. Đánh giá sự phù hợp của phương pháp công tác xã hội nhóm với nhóm học sinh nghiện internet Kết quả nghiên cứu bước đầu đã chứng minh và khẳng định công tác xã hội nhóm có hiệu quả trong hỗ trợ học sinh nghiện internet. Phương pháp này thể thiện vai trò của một nghề trợ giúp chuyên nghiệp, trong đó sự kết nối và tương tác hai chiều giữa nhóm trị liệu và nhóm nhiệm vụ là điều quan trọng nhất, sự chân thành, ăn ý và tích cực đã góp phần làm nên một quá trình can thiệp hiệu quả và thành công. Vai trò của phương pháp này trong tiến trình can thiệp giúp học sinh nghiện internet hạn chế được những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển và định hình tính cách. Điều này đã được chứng minh qua bài nghiên cứu, cụ thể như: + Giúp các em thích nghi với một môi trường mới, từ đó rèn luyện các em về khả năng giao tiếp, cách ứng xử và khả năng phối hợp nhóm. + Gắn kết các em trong những bài tập, nhiệm vụ, cùng các em trải nghiệm qua nhiều hoạt động vui vẻ và đáng suy ngẫm. 17
- + Giúp các em tìm hiểu bản thân một cách nghiêm túc hơn, giúp các em xác định được say mê và sở thích của mình. Từ đó các em sẽ xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trên con đường thực hiện ước mơ của mình. + Giúp các em biết các lập kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân thông qua các hoạt động mà các em tự lên kế hoạch trong quá trình sinh hoạt nhóm. Vậy từ các kết luận trên ta có thể rút ra được bài học gì từ thành công của nghiên cứu trong vấn đề trợ giúp học sinh, sinh viên đang gặp phải những tác động xấu từ nghiện internet, các rối loạn tâm lý, hành vi, và quá trình rèn luyện bản thân trong việc xác lập và hoàn thiện các mục tiêu trong cuộc đời. 18
- PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết Luận - Những ảnh hưởng của internet tới trẻ VTN Từ thực tiễn nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng các em trong nhóm nghiên cứu đều đã từng bị ảnh bởi nghiện internet hoặc sử dụng internet theo dạng nghiện, đều chịu những tác động tiêu cực ở giai đoạn tâm sinh lý các em nhạy cảm và dễ tổn thương. Tuy nhiên sự hứng thú với internet của các em nếu được ý thức kịp thời, các em có thể sẽ điều chỉnh được thời gian và hành vi sử dụng internet của mình. Trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng nhận ra không thể tách một người hoàn toàn khỏi internet cũng phải thừa nhận rằng yêu cầu một đứa trẻ không sử dụng internet là một điều vô lý. Internet mang tới sự tác động hai chiều với trẻ VTN bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, giúp các em giải trí, học tập dễ dàng hơn, dễ kết nối với bạn bè và cập nhật thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên về mặt tiêu cực, nếu các em lệ thuộc internet quá nhiều và trong một thời gian quá lâu sẽ dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực như: “Sống ảo”; “dễ tổn thương” và “Tâm lý thích hưởng thụ bị động” Trên địa bàn nghiên cứu, sau khi phỏng vấn sâu với các giáo viên của trường THCS Tràng Lương, thì internet chính là một trong những lý do khiến học sinh chểnh mảng học hành kết quả học tập giảm sút. Vai trò của CTXHN trong tiến trình can thiệp giúp các em hạn chế được những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực của internet trong quá trình phát triển và định hình tính cách. Điều này đã được chứng minh qua bài nghiên cứu, cụ thể như: + CTXHN giúp các em thích nghi với một môi trường mới, từ đó rèn luyện các em về khả năng giao tiếp và cách ứng xử và khả năng phối hợp nhóm. + CTXHN gắn kết các em trong những bài tập, nhiệm vụ, cùng các em trải nghiệm qua nhiều hoạt động vui vẻ và đáng suy ngẫm. + CTXHN giúp các em tìm hiểu bản thân một cách nghiêm túc hơn, giúp các em xác định được say mê và sở thích của mình. Từ đó các em sẽ xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trên con đường thực hiện ước mơ của mình. + CTXHN giúp các em biết các lập kế hoạch nhóm, kế hoạch cá nhân thông qua các hoạt động mà các em tự lên kế hoạch trong quá trình sinh hoạt nhóm. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn