intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

30
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình trong việc ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên; ứng dụng tiến trình công tác xã hội nhóm vào hỗ trợ nhóm gia đình có trẻ chưa thành niên với biểu hiện sai lệch; từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình trong việc ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG LÊ THANH HIỀN HƢƠNG MÃ HỌC VIÊN: C00727 CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH NGĂN NGỪA HÀNH VI SAI LỆCH CỦA TRẺ CHƢA THÀNH NIÊN TẠI THỊ TRẤN CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8.76.01.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THƢ Hà Nội - 2018
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang ngày càng phát triển, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì cũng làm xuất hiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là sự thay đổi lối sống với việc đề cao giá trị vật chất và sự hưởng thụ diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã hội; đạo đức xã hội có nhiều sự biến đổi nhanh chóng Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Trước đây, trẻ thường được học văn hóa, ứng xử thông qua gia đình, làng xã, văn hóa dân gian, chương trình giáo dục chính quy… thì ngày nay, những chuyển biến xã hội diễn ra quá nhanh chóng đã phần nào hạn chế chức năng giáo dục của gia đình và các thiết chế truyền thống đem lại cho lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là các em ở tuổi chưa thành niên nhiều thử thách. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tình trạng các em trong lứa tuổi chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn như: đua xe, vi phạm pháp luật, nguy cơ sa vào ma túy, quan hệ tình dục sớm, bạo lực gây rối trật tự, chơi game… đang ngày càng gia tăng và ở mức báo động, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học đường và nhân cách trong tương lai. Đặc biệt là tình hình người phạm tội chưa thành niên trong những năm qua rất phức tạp, tăng cả số lượng, tính chất và mức độ nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội: Trong vòng 5 năm (2011-2015), toàn thành phố phát hiện 886 vụ với 1.284 trẻ em chưa thành niên phạm tội. Công an TP Hà Nội xử lý hình sự 677 vụ với 944 đối tượng; xử lý hành chính 209 vụ với 340 đối tượng. Nếu như trước đây, trẻ em chưa thành niên phạm tội thường liên quan đến các hành vi gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích hoặc trộm cắp tài sản với mức độ ít nghiêm trọng, thì nay tính chất, mức độ và hành vi ngày càng nguy hiểm như: Giết người, cướp tài sản, hiếp dâm. Cũng trong vòng 5 năm (2011-2015), toàn thành phố có tới 23 vụ trẻ em chưa thành niên phạm tội giết người; 129 vụ cướp tài sản; 30 vụ cưỡng đoạt tài sản… Trong đó điển hình là vụ giết người ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội: Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong quán bia giữa hai nhóm thanh niên mà Đỗ Văn Việt (SN 1999) đã cầm kiếm tự tạo đâm chết anh Nguyễn Anh Minh, sinh năm 1989… Đáng lo lắng không kém là tình trạng học sinh trong các trường học chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà đánh nhau gây chết người gây tâm lý lo ngại cho cha mẹ học sinh và gây bức xúc dư luận xã hội. Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64) – Bộ Công an cho thấy, trong vòng 2 năm (2014 – 2015), toàn quốc xảy ra hơn 17.000 vụ vi phạm pháp luật do hơn 25.000 trẻ em và người chưa thành niên gây ra; trong đó, chiếm phần lớn là các hành vi cướp tài sản (2.105 vụ), cố ý gây thương tích (3.236 vụ), gây rối trật tự công cộng (2.035 vụ), trộm cắp tài sản (4.027 vụ)... Cơ quan công an đã xử lý hình sự 5.667 vụ với hơn 8.300 đối tượng. Đáng chú ý, số đối tượng dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ gần 20%. Nguy hiểm hơn, theo C64, hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã manh nha xuất hiện hiện tượng mại dâm trẻ em nam từ 12 đến 17 tuổi. Trung tá, tiến sĩ Trần Chiến Thắng, Phó Trưởng khoa Nghiệp vụ cảnh sát vũ trang Trường ĐH Cảnh sát nhân dân, từng nghiên cứu dấu hiệu tiền phạm tội của người chưa thành niên cho biết, qua nghiên cứu hơn 5.100 người chưa thành niên phạm tội có các biểu hiện sau: về cảm nhận của các em trong gia đình: có hạnh phúc 41,48%, gia đình hạnh phúc bình thường 45,51%, 1
  3. gia đình không hạnh phúc 13,01%. Về hoàn cảnh kinh tế: các em sống trong gia đình giàu có, khá giả 14,56%, trung bình 63,92%, gia đình nghèo khó và rất nghèo là hơn 21%. Riêng về hoàn cảnh sống cùng cha mẹ là 57,4%, còn lại là sống với cha hoặc với mẹ và người thân khác như ông bà, cô dì, chú bác…“Có đến 96,7% các em kết bạn với thành phần bất hảo và đối tượng lớn tuổi hơn, khả năng bị lôi kéo vào con đường phạm tội là rất cao. Các em đa số đều có biểu hiện hỗn láo với ông bà, cha mẹ và thầy cô. Hơn 60% đều có chơi game bạo lực”. [39] Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) “Chùm ngọc xanh giữa biển khơi” nổi tiếng là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Tiếp tục phát huy vị thế và tiềm năng vốn có của thành phố nơi cửa biển, Hải Phòng đang phấn đấu xây dựng Cát Bà trở thành điểm du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, tạo điểm nhấn quan trọng và động lực trong phát triển du lịch đất cảng. Sự “bùng nổ” về du lịch, Cát Bà là nơi giao thoa về văn hóa của rất nhiều quốc gia, vùng miền nên tiềm ẩn cho Cát Bà nhiều vấn đề đáng báo động về an ninh, trật tự, an toàn và sự sai lệch về hành vi của trẻ em chưa thành niên. Theo báo cáo kết quả công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Phòng Lao động-TBXH Cát Hải số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quản lý và có các biện pháp can thiệp, trợ giúp kịp thời trong toàn Huyện là 81 em trong đó thị trấn Cát Bà là 41 em chiếm 50,6%.( kết quả thực hiện các mục tiêu Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015). Trẻ em vi phạm pháp luật được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là 5 em tăng so với năm 2016 là 1 em. Những trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cần trợ giúp can thiệp, trẻ vi phạm pháp luật rơi vào các gia đình nghèo( toàn Huyện có 64 hộ nghèo, thị trấn Cát Bà có 35 hộ chiếm 54,7%), trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ làm ăn xa ( liên tục 6 tháng trở lên) toàn Huyện có 15 hộ thị trấn Cát Bà có 10 hộ chiếm 66,7%. CTXH đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, CTXH góp phần giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm và cộng đồng những người yếu thế. Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo đó là những hệ lụy tiêu cực, những vấn đề xã hội phức tạp, thì CTXH sẽ giúp con người hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và hướng con người đền một cuộc sống tốt đẹp. CTXH cũng tham gia vào công cuộc phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên. Tuổi chưa thành niên là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm- sinh lý, muốn tự khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại phim, ảnh bạo lực, văn hóa phẩn đồi trụy trên mạng internet và ngoài xã hội. Sự hình thành hành vi ở lứa tuổi này chịu rất nhiều tác động từ gia đình, nhà trường, xã hội và mỗi em lại có những hoàn cảnh riêng, những khó khăn riêng và những lý do riêng. Chính vì thế việc nghiên cứu và can thiệp để có thể hỗ trợ cac em một cách hiệu quả và kịp thời là một việc làm vô cùng cần thiết. Những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học hành, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội và cuộc sống của mỗi em. Từ những hệ quả tiêu cực, việc nghiên cứu về công tác xã hội trong ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên là rất cần thiết, việc giáo dục phù hợp, kịp thời tới trẻ chưa thành niên, giúp các em nhìn ra được sự sai lệch trong suy nghĩ cũng như trong 2
  4. những hành vi vi phạm pháp luật của mình, giúp các em phát huy những thế mạnh của mình và dựa vào những nguồn lực sẵn có và có được những định hướng tốt đẹp cho tương lai. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình trong việc ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên; ứng dụng tiến trình công tác xã hội nhóm vào hỗ trợ nhóm gia đình có trẻ chưa thành niên với biểu hiện sai lệch; từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình trong việc ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, Hải Phòng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên; + Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, Hải Phòng; + Khảo sát, đánh giá thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa những hành vi sai lệch cho trẻ chưa thành niên ở các gia đình tại thị trấn Cát Bà, Hải Phòng; + Ứng dụng tiến trình công tác xã hội nhóm đối với nhóm gia đình có trẻ chưa thành niên với biểu hiện hành vi sai lệch; + Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quả công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, Hải Phòng. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Một trong những tác giả đặt nền móng cho môn học tội phạm mà tác giả rất quan tâm là nhà nghiên cứu người Ý Cesare Lombroso. Ông cho rằng khi xem xét nguyên nhân của những vụ án “động trời” thì phần lớn chúng ta thường nghĩ đến những tác động của yếu tố gia đình, kinh tế, xã hội, nhưng ít ai lại biết rằng hành vi phạm tội luôn liên quan đến yếu tố sinh học. Trong tác phẩm “L’uomo delinquent” (Người phạm tội- 1876), ông nghiên cứu và đưa ra những luận điểm phân tích chứng minh hành vi phạm tội của con người liên quan đến cấu trúc cơ thể (yếu tố sinh học). Cesare Lombroso chỉ rõ “Tội phạm là dạng thấp của hành vi và người phạm tội, gần giống với tổ tiên loài người hơn là những người khác”. [36] Theo ông, vì có những khiếm khuyết về mặt sinh học (trán thấp, cằm, gò má nhỏ, tai vểnh, nhiều râu tóc, cánh tay dài bất thường…) nên có những cá nhân có tư duy và hành động theo cách nguyên thủy nên dễ dẫn đến phạm tội… Rất nhiều quan điển của ông và học trò, đến nay vẫn gây ra nhiều tranh luận. Tuy nhiên những nhận định của ông về tội phạm vị thành niên lại rất đáng để chúng ta lưu tâm. Ông cho rằng, những đặc điểm sinh học gắn liền với lứa tuổi và tâm lý mà tuổi trẻ trong 3
  5. đó có vị thành niên là những đối tượng dễ gây ra tội phạm và các hành vi sai lệch xã hội. Vì vậy nếu biết ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời thì “Khi vượt qua lứa tuổi này, con người lại dễ trở thành những người lương thiện”. Đây là những gợi mở rất đáng chú ý khi nghiên cứu về tội phạm vị thành niên. Tiếp theo có thể kể đến nhà tội phạm học nổi tiếng tác giả Raffaele Garofalo với cuốn sách “Criminilogy” (tội phạm học- 1885) đã cho rằng: về bản chất, con người luôn ẩn chứa trong mình những yếu tố tự nhiên và sự phạm tội. Điều này gắn liền với điều mà ông gọi là :“bản năng sinh tồn tự nhiên”[37]. Tuy nhiên khác với Lombroso, ông đã nhấn mạnh tới khả năng khắc chế bản năng tự nhiên này, thông qua việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh. Raffaele Garofalo dành nhiều công nghiên cứu về hành vi phạm tội của giới trẻ và lên án mạnh mẽ các thiết chế xã hội đã nuôi dưỡng những mầm mống xã hội tự nhiên của tội phạm và đã có lúc tỏ ra bi quan về khả năng khắc chế tội phạm này do chính những điều kiện thay đổi còn quá yếu ớt của các thiết chế xã hội. Nhà xã hội học nổi tiếng J. Macionis khẳng định rằng, chúng ta hãy “khoan lên án nhóm vị thành niên phạm tội mà hãy lên án chính cái cơ chế xã hội không bình thường đã sinh ra hiện tượng vị thành niên phạm tội”.[38] Theo quan điểm của ông thì bên cạnh việc khắc phục trực tiếp những vụ việc vi phạm của vị thành niên chúng ta cần phải hành động vào những vấn đề khác, chẳng hạn chống sự thất học, chống sự nghèo đói và thất nghiệp và sau cùng là phải tập trung vào việc xây dựng cơ chế trong sáng, lành mạnh. Trong những nghiên cứu về tội phạm vị thành niên gần đây, không thể không nhắc đến những nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhóm “Lý thuyết tiểu văn hóa trong tội phạm học” (subcultural theory). Chịu ảnh hưởng của trường phái Chicago nổi tiếng trong xã hội học, đại diện của nhóm này như các giáo sư Albert K. Cohen, Richard và Lloyd Ohlin đã gắn kết khái niệm về bệnh hoạn xã hội (anomie) của Durkheim với lý thuyết phân tâm học của Freud trong những phân tích về sai lệch xã hội và tội phạm vị thành niên. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tới khía cạnh phải nhận thức đúng đắn về văn hóa thanh niên để hiểu rõ hơn về nhận thức thức và hành vi của vị thành niên trong quá trình phạm tội. Những năm gần đây, các tổ chức quốc tế lớn và nhiều quốc gia đã tổ chức các cuộc nghiên cứu sâu rộng về hiện tượng vị thành niên vi phạm pháp luật. Những nghiên cứu này (tương tự như các cuộc điều tra về vị thành niên của nước ta được tiến hành bởi sự hỗ trợ của tổ chức y tế thế giới SAVY) đã chú ý việc “xây dựng một bộ công cụ chuẩn” có thể ứng dụng chung cho việc đo đạc chính xác hiện tượng vị thành niên vi phạm pháp luật ở nhiều địa phương và khu vực. Điều này đã góp phần quan trọng vào việc làm hình thành những chỉ báo thống nhất thang đo, kỹ thuật phân tích và xử lý thông tin khá chính xác về hiện tượng vị thành niên phạm tội, tạo cơ sở so sánh và phối hợp các hoạt động chung nhằm xử lý tốt nhất vấn đề này ở phạm vi toàn cầu Trên thế giới việc nghiên cứu khoa học về đối tượng vị thành niên phạm tôi đang có những chuyển biến tích cực. Thay vì nghiên cứu nhiều về mặt lý luận, lý thuyết hay những nghiên cứu điền dã quy mô lớn, các nhà khoa học đã quan tâm nhiều hơn tới tính hiệu quả của công tác nghiên cứu. Những nghiên cứu thực nghiệm đã được quan tâm nhiều hơn. 3.2. Nghiên cứu trong nước Đề tài“Tội phạm vị thành niên. Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” (mã số KX.02.24/11-15) thuộc chương 4
  6. trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020” do tác giả Đặng Cảnh Khanh, Chủ nhiệm khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Thăng Long, đồng thời là Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển làm chủ nhiệm cho thấy, tình hình tội phạm vị thành niên nước ta diễn biến ngày càng phức tạp: Thứ nhất, số lượng tội phạm vị thành niên tăng lên, theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Viện Kiểm sát tối cao, trong vòng 5,5 năm (từ năm 2009 đến tháng 6-2014), đã phát hiện mới 35.654 đối tượng vị thành niên vi phạm pháp luật. Những năm gần đây con số phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên theo báo cáo có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên vẫn chiếm hơn 16% so với tổng số bị can phạm tội hình sự do Cơ quan cảnh sát điều tra các cấp khởi tố điều tra. Thứ hai, phạm vi tội danh tăng lên, hình thức phạm tội cũng nghiêm trọng hơn, ngày càng bạo lực, manh động, mang tính tổ chức. Nếu như trước kia vị thành niên chủ yếu phạm các tội như trộm cắp, gây rối trật tự nơi công cộng, cướp giật thì ngày nay tỷ lệ phạm các tội cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, giết người… ngày càng nhiều, nhiều vụ án nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tỷ lệ các tội danh này tăng nhanh và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tội phạm do vị thành niên gây ra. Thứ ba, sự mở rộng địa bàn phạm tội. Tội phạm vị thành niên trước đây chủ yếu xảy ra ở các đô thị, các khu vực kinh tế phát triển, hiện nay xảy ra ở hầu hết các khu vực từ thành thị tới nông thôn, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh. Tuy nhiên số lượng tội phạm chủ yếu vẫn tập trung nhiều ở các thành phố, thị xã, nhất là ở các thành phố lớn. Các địa phương xảy ra nhiều nhất lần lượt vẫn là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk,... Thứ tư, tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây tội phạm vị thành niên chủ yếu ở trong độ tuổi từ 16 - 18 tuổi, ngày nay tội phạm vị thành niên dưới 14 tuổi tăng, chiếm tới 13% trong cơ cấu tội phạm vị thành niên, thậm chí còn xuất hiện cả các băng nhóm tội phạm “nhí”. Điều đó đã khiến cho nhóm tuổi này phải gánh chịu không ít những khó khăn và sự thiệt thòi trong học tập, lao động và việc làm. Nó khiến cho trong nhóm xuất hiện nhiều những sai lệch hành vi. Tác giả Đặng Cảnh Khanh cũng cho rằng: “Tội phạm vị thành niên là biểu hiện sự tổn thương của nhóm tuổi này, nó gắn liền cả với sự trầm cảm, sự tự kỷ, thậm chí cả nạn tự tử. Trong hoàn cảnh đó, đối tượng này rất đáng thương, cần nhiều sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của xã hội, sự tham vấn của các cán bộ công tác xã hội hơn là sự trừng phạt”. Đề tài cũng đã nêu nhiều kiến nghị về các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vị thành niên, nhấn mạnh tới sự cần thiết phải đưa ra được các giải pháp cơ bản, toàn diện và lâu dài, xây dựng xã hội lành mạnh, sự kết hợp giữa các đơn vị quản lý, sự tham gia của gia đình, nhà trường, cộng đồng và sự nỗ lực của chính vị thành niên. Tác giả Nguyễn Xuân Thủy (Luận văn 1997) đã khẳng định rằng người chưa thành niên phạm tội về cơ bản cũng có những đặc điểm tâm lý như những trẻ em bình thường khác cùng lứa tuổi. Song do tiếp xúc thường xuyên với những điều kiện tiêu cực và trong quá trình phạm tội mà nhân cách của các em bị giảm sút nghiêm trọng [30] . Theo tác giả Trần Trọng Thủy ở phần lớn các thiếu niên phạm pháp, phẩm chất tiêu cực chiếm ưu thế trong cấu trúc nhân cách, đó là: thiếu quyết tâm, vô trách nhiệm, hay bắt chước một cách mù quáng, thô lỗ, gây gổ[31]. 5
  7. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Duy Xi là một nhà tâm lý học làm công tác quản lý trại giam của Bộ Công An đã đưa ra một số nhận xét cơ bản về đặc điểm tâm lý của trẻ em làm trái pháp luật như sau: - Về trí tuệ, ở trẻ làm trái pháp luật có sự phát triển chậm, tư duy trừu tượng kém hơn trẻ bình thường, không biết phân tích đánh giá đúng một số hiện tượng mà nặng về tư duy cụ thể thực dụng và rất khéo léo “mưu trí” trong thực hiện hành vi trái pháp luật như kỹ xảo ăn cắp, móc túi, che dấu, đối phó với sự theo dõi phát hiện của nhà chức trách” - Về hứng thú, ham muốn của các em thường nặng về vật chất tầm thường, thấp hèn, thậm chí kỳ quặc. Các em không còn hứng thú học tập, hiểu biết như trẻ bình thường, thích đua đòi, ăn chơi như người lớn (có 82% nghiện thuốc lá, 70% uống bia rượu, 72% nghiện cafe, chè. - Về tình cảm, thiếu bền vững, thay đổi dễ dàng, nhanh chóng, nhưng lại mạnh mẽ. Tình cảm có tính rung động cao, dễ bị kích động, bồng bột, sôi nổi là đặc trưng cơ bản của tình cảm ở trẻ em làm trái pháp luật. - Về tính cách, nét tính cách đặc trưng là các em muốn vươn lên làm người lớn, muốn hoạt động để thử sức và có xu hướng bắt chước cái xấu của người lớn. Có tính độc lập và tự trọng cao, nên nếu bị chửi rủa, đánh mắng, xúc phạm thì các em thường có phản ứng quyết liệt, chống trả lại hoặc nảy sinh tiêu cực bỏ nhà đi lang thang, tỏ ra bất cần đời [2] . Ngoài ra, còn nguyên nhân từ phía gia đình. Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn. Một nghiên cứu mới đây của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 28% phàn nàn bố mẹ không đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Các kết quả thống kê đã chỉ ra rằng, đa số các trường hợp làm trái pháp luật ở trẻ em đều rơi vào khoảng độ tuổi từ 14 đến dưới 18 tuổi, một số ít trường hợp rơi vào lứa tuổi từ 13 tuổi trở xuống [42] . Vì vậy, tìm hiểu về tâm lý trẻ em làm trái pháp luật, ngoài việc nghiên cứu tâm lý trẻ vị thành niên nói chung, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu và lý giải các hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi 14 đến dưới 18 là lứa tuổi tập trung nhiều nhất các hành vi làm trái pháp luật ở trẻ em. Theo tác giả Trần Thị Minh Đức [6, Tr.31,32] người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật thường thuộc nhóm trẻ em chưa ngoan. Các đặc điểm tâm lý nổi trội là: - Lệch lạc trong nhận thức về hành vi vi phạm: Đó là những sai lệch về tư duy, kiểu suy nghĩ ủng hộ cho hành vi vi phạm xã hội hay chống đối xã hội của trẻ (các hành vi này thường thể hiện qua cơ chế biện minh, hợp lý hóa). Các lệch lạc trong suy nghĩ ăn sâu, bám rễ trong nhận thức và được lặp đi lặp lại trong hành vi trở thành thói quen hành động của trẻ. Khi vị thành niên bị người thân bỏ rơi, thiếu nâng đỡ tinh thần hoặc bị bạo lực, chửi rủa, xỉ vả và xúc phạm liên tục, hoặc trẻ bị sống trong lo sợ, căng thẳng... trẻ dễ bị tổn thương tâm lý. Đôi khi để giải tỏa trạng thái tâm lý tiêu cực trong gia đình trẻ có những phản ứng chống trả quyết liệt, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang, sử dụng các chất kích thích, gây ra những hành vi rối loạn xã hội, như gây hấn với người khác, phá hoại tài sản, trộm cắp, thậm chí tự hủy hoại bản thân (tự làm đau mình, tự sát) Hành vi lệch chuẩn cũng là 6
  8. một hiện tượng tâm lý của con người và đằng sau đó là những nhu cầu được lắng nghe, được thấu hiểu và giúp đỡ của trẻ vị thành niên. Qua những nghiên cứu của các tác giả về trẻ vị thành niên có hành vi lệch chuẩn cho thấy được vị thế và vai trò của gia đình và xã hội trong việc giáo dục nhận thức và hành vi của thế hệ trẻ. Điều này đã gợi mở cho tôi hướng đến việc đưa CTXH giúp đỡ các gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ em giúp cha mẹ tiếp cận gần hơn với các em để hiểu và giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn đó 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1 Ý nghĩa khoa học - Việc nghiên cứu đề tài làm sáng tỏ thực trạng ngăn ngừa các hành vi sai lệch của trẻ em sinh sống ở các gia đình tại thị trấn Cát Bà, tìm hiểu sự hiểu biết cúa các gia đình về kiến thức trong việc ngăn ngừa các hành vi sai lệch cho trẻ em. - Việc áp dụng các lý thuyết và kỹ năng CTXH nhóm vào hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa các hành vi sai lệch của trẻ em sẽ là một thí dụ đưa lý luận chuyên ngành CTXH vào thực tiễn và khẳng định tầm quan trọng của nó đối với các vấn đề xã hội liên quan trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo CTXH đối với việc hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa các hành vi sai lệch của trẻ em nói riêng và nghành CTXH nói chung. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có ý nghĩa khuyến nghị trong vấn đề hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch cho trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. 5. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ bản chất và vai trò của CTXH nhóm trong việc hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng - Luận văn góp phần làm rõ sự cần thiết và những nội dung, phương pháp của CTXH trong việc giúp hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng - Luận văn nêu lên những luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giúp các gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng 6. Đối tƣợng nghiên cứu “Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” 7. Khách thể nghiên cứu Khách thể chính là hộ gia đình tại thị trấn Cát Bà có con ở độ tuổi chưa thành niên từ 14 đến dưới 18 tuổi Cán bộ chính quyền và các đoàn thể của địa phương (Đoàn thanh niên, công an thị trấn, giáo viên…) 8. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng nhu cầu của các gia đình trong việc giúp đỡ ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ em như thế nào? 7
  9. - Thực trạng các hoạt động công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà diễn ra như thế nào? Có yếu tố nào tác động và tác động như thế nào đến vấn đề này - Việc ứng dụng tiến trình CTXH nhóm vào như thế nào để có thể giải quyết được việc giúp đỡ các gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. - Có các giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà 9. Giả thuyết nghiên cứu - Các gia đình tại thị trấn Cát Bà có nhu cầu trong việc giúp đỡ ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ em. - Các hoạt động công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà đã được quan tâm xong chưa hiệu quả. Các yếu tố tác động là: văn hóa xã hội, bản thân trẻ, nhân viên công tác xã hội, Yếu tố gia đình, Yếu tố phối kết hợp giữa Gia đình- Nhà trường và Cộng đồng - Sử dụng phương pháp CTXH nhóm sẽ hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ em, giúp các em nhìn ra được sự sai lệch trong suy nghĩ cũng như trong những hành vi vi phạm pháp luật của mình, giúp các em phát huy những thế mạnh của mình và dựa vào những nguồn lực sẵn có và có được những định hướng tốt đẹp cho tương lai - Biện pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên: truyền thông phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương, tham vấn/ tư vấn cho gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên, kết nối gia đình với cơ quan chức năng trong ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên 10. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung Nghiên cứu các hoạt động công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên như hoạt động truyền thông; hoạt động tư vấn/tham vấn; hoạt động kết nối gia đình với các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên * Phạm vi về khách thể nghiên cứu Nghiên cứu trên 50 hộ gia đình có trẻ em chưa thành niên ở đội tuổi từ 14- dưới 18 tuổi và 30 trẻ chưa thành niên. 10 giáo viên THCS và 10 giáo viên THPT 3 cán bộ cán bộ Ủy ban làm công tác quản lý, giáo dục tại địa phương 11. Phƣơng pháp nghiên cứu 11.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trong đề tài có sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu từ các văn bản pháp luật, tạp chí, các báo cáo khoa học để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Qua đó xác định được một số khái niệm chính liên quan đến. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp này để tìm hiểu số liệu về thực trạng việc hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên thông qua các báo cáo của địa phương, thành phố. 8
  10. 11.2. Phương pháp điều tra Xã hội học * Phương pháp quan sát và nghiên cứu thực địa Bằng cách quan sát trong quá trình thu thập thông tin để từ đó đánh giá mức độ tin cậy, vừa để bổ sung vừa để kiểm nghiệm lại kết quả đã thu được Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu về đời sống của các gia đình tại thị trấn Cát Bà cần hỗ trợ để ngăn ngừa những hành vi sai lệch của trẻ em *Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy Phỏng vấn sâu với 01 tổ trưởng tổ dân phố, 01 cán bộ phòng giáo dục và đào tạo, 01 cán bộ công an thị trấn để có thể tìm hiểu được công tác hỗ trợ các gia đình trong việc ngăn ngừa các hành vi sai lệch của trẻ em tại địa bàn nghiên cứu diễn ra như thế nào để có thể làm rõ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra trên 50 gia đình có con trong độ tuổi chưa thành niên từ 14- dưới 18 tuổi, để làm rõ về nhu cầu hỗ trợ công tác xã hội trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ và đồng thời thu nhập số liệu đánh giá, nhu cầu về các hoạt động công tác xã hội nhóm đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu. 12. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị thì phần nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Chương 3: Ứng dụng tiến trình và đề xuất biện pháp thúc đẩy công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH NGĂN NGỪA HÀNH VI SAI LỆCH CỦA TRẺ CHƢA THÀNH NIÊN 1.1. Các khái niệm nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm trẻ chưa thành niên 1.1.2. Khái niệm hành vi và hành vi sai lệch 1.1.3. Khái niệm Công tác xã hội và Công tác xã hội nhóm 1.1.4. Khái niệm công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên 1.2. Đặc điểm tâm lý- nhu cầu của trẻ chƣa thành niên và các loại hành vi sai lệch chuẩn mực 9
  11. 1.2.1. Đặc điểm tâm lý- nhu cầu của trẻ chưa thành niên 1.2.2. Các loại hành vi sai lệch chuẩn mực ở trẻ chưa thành niên 1.3. Hoạt động công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chƣa thành niên 1.3.1. Hoạt động truyền thông nhóm gia đình 1.3.2. Hoạt động tư vấn/ tham vấn tâm lý nhóm 1.3.3. Hoạt động kết nối gia đình với cơ quan chức năng trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên 1.4. Các lý thuyết áp dụng trong công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chƣa thành niên 1.4.1. Thuyết nhận thức - hành vi 1.4.2. Thuyết vai trò xã hội 1.5. Chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về công tác xã hội trong ngăn ngừa hành vi sai lệnh của trẻ chƣa thành niên Tiểu kết chƣơng 1 Những hành vi sai lệch của trẻ em chưa thành niên tại các gia đình là một vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân các em, cho gia đình và cả xã hội. Việc hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa những hành vi sai lệch đối với trẻ em là một việc làm thiết thực và cần thiết. Trong chương 1, tác giả đã trình bày các khái niệm về trẻ chưa thành niên, hành vi và hành vi sai lệch, công tác xã hội, công tác xã hội nhóm, khái niệm công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên nhằm làm cơ sở nghiên cứu. Trong đó, CTXH nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên là phương pháp trong CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của gia đình trong việc ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên thông qua các hoạt động nhóm gia đình và khả năng ứng phó của gia đình với với các vấn đề hành vi sai lệch của con em mình. Đề tài cũng đã xác định các hoạt động như truyền thông nhóm gia đình; hoạt động kết nối gia đình với cơ quan chức năng trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên và hoạt động tư vấn/ tham vấn tâm lý nhóm; và Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý là một quá trình đối thoại. 10
  12. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH NGĂN NGỪA HÀNH VI SAI LỆCH Ở TRẺ CHƢA THÀNH NIÊN TẠI CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu *Điều kiện tự nhiên Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát wifi. * Đặc điểm dân số Dân số là khoảng 8392 người, mật độ cư dân là 141,8 người/km², thị trấn được chia thành 19 tổ dân phố. Tổng số trẻ vị thành niên từ 14 tuổi- dưới 18 tuổi tại thị trấn Cát Bà là 968 chiếm 8.7 % dân số toàn thị trấn Cát Bà. * Đặc điểm kinh tế- xã hội - Đặc điểm kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,3%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng nhóm ngành du lịch-dịch vụ tăng bình quân 11,7%/năm, công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 12,3%/năm, nông-lâm-thủy sản tăng bình quân 2%/năm. Mức thu ngân sách tăng bình quân 5,3%/năm, Đời sống văn hóa, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đúng mức. Đời sống nhân dân được nâng lên về mọi mặt; công tác quân sự địa phương được tăng cường, an ninh trật tự, an toàn xã hộ đảm bảo ổn định. Các tổ chức trong hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị, đoàn kết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 50 hộ dân có con trong độ tuổi chưa thành niên trên địa bàn thị trấn chủ yếu là lao động trong ngành du lịch và nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản (chiếm tới 60%), còn lại chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh buôn bán nhỏ, các nghề lao động tự do (xe ôm) và viên chức nhà nước.Trình độ dân trí không đều, thành phần dân cư chủ yếu là lao động thuần túy, thu nhập chính bằng lương và lương hưu. Các dịch vụ phát triển kinh tế chủ yếu là dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Điều kiện kinh tế của người dân thị trấn Cát Bà không cao, do số đông có nghề nghiệp không ổn định, thu nhập thấp, bấp bênh. Ngoài số ít các hộ làm kinh doanh du lịch, dịch vụ có thu nhập và cuộc sống ổn định, thì phần lớn người dân ( chiếm tới 60) làm các nghề tự do như chạy xe ôm, làm thuê cho các nhà hàng khách sạn, đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Nằm xa khách sạn hiện đại, cao tầng ở khu trung tâm du lịch thị trấn, là rất nhiều ngôi nhà lụp xụp, chật chội, nằm trên các dốc núi, trên biển, nó cũng là hình ảnh cho thấy sự khó khăn trong cuộc sống của người dân ở đây. Những khu nhà này là nơi cư ngụ của những gia đình lao động, những người buôn thúng bán bưng, xe ôm, chạy chợ. Thị 11
  13. trấn Cát Bà hiện có số hộ nghèo 34 hộ chiếm 1,4%, cận nghèo 57 hộ chiếm 2,7% cư trú tại 19 tổ dân phố, một con số tương đối cao so với đối với một thị trấn trung tâm du lịch của huyện Cát Hải. Điều kiện kinh tế như vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc nuôi dạy con cái. * Nhu cầu về công tác xã hội trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên Qua quá trình điều tra, khảo sát tại thị trấn Cát Bà, khảo sát 50 hộ gia đình có con trong độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi cho thấy các gia đình đều cần trang bị thêm kiến thức về Công tác xã hội, nhất là kiến thức về giáo dục, chăm sóc để uốn nắn hành vi sai lệch ở con em mình. Bảng 2.1: Bảng số liệu khảo sát nhu cầu của các gia đình(Tỷ lệ %) Mức độ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Không Tỉ TT Nội dung Rất cần Cần Bình % % % cần lệ thiết thiết thƣờng thiết % 1 Truyền thông nhóm 31 hộ 62,0 19 hộ 38,0 0 hộ 0,0 0 hộ 0,0 trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục trẻ 2 Tham vấn/tư vấn 26 hộ 52,0 14 hộ 28,0 10 hộ 20,0 0 hộ 0,0 nhóm cho gia đình 3 Kết nối các nguồn 37 hộ 74,0 13 hộ 26,0 0 hộ 0,0 0 hộ 0,0 lực trong điều chỉnh hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy nhu cầu của các gia đình trong việc hỗ trợ ngăn ngừa các hành vi sai lệch được thể hiện như sau: Đối với hoạt động truyền thông nhóm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục trẻ theo khảo sát các gia đình đánh giá rất cần thiết là 31 hộ/50 hộ chiếm 62,0%, cần thiết là 19 hộ/50 hộ chiếm 28,0%, không có hộ gia đình nào coi hoạt động này là bình thường và không cần thiết Đối với hoạt động tham vấn/ tư vấn nhóm cho gia đình đánh giá rất cần thiết là 26 hộ/50 hộ chiếm 52,0%, cần thiết là 12 hộ/50 hộ chiếm 28,0%, bình thường là 10 hộ/50 hộ chiếm 20,0%, và không có hộ gia đình nào đánh giá là không cần thiết . Đối với hoạt động Kết nối các nguồn lực trong điều chỉnh hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên đánh giá rất cần thiết là 37 hộ/50 hộ chiếm 74,0%, cần thiết là 13 hộ/50 hộ chiếm 26,0%, không có gia đình nào đánh giá hoạt động này là không cần thiết Từ kết quả khảo sát trên cho thấy các hộ gia đình đang có nhu cầu cần được hỗ trợ các hoạt động công tác xã hội nhóm trong việc giáo dục, điều chỉnh hành vi sai lệch của con em mình. 2.2. Thực trạng hành vi sai lệch của trẻ em ở các gia đình tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế đặc biệt là sự phát triển nhanh về du lịch đời sống nhân dân dần được cải thiện hơn kéo theo đó là nhiều vấn đề nảy sinh cần được giải quyết đặc biệt là những hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại các gia đình đang gióng lên một hồi chuông đáng báo động. 12
  14. Có thể thấy thực trạng các hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại các gia đình ở thị trấn Cát Bà đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động đòi hỏi xã hội cần phải quan tâm và ngăn chặn kịp thời. 2.3. Thực trạng các hoạt động công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chƣa thành niên tại Cát Bà, Hải Phòng 2.3.1. Hoạt động truyền thông nhóm Hoạt động truyền thông nhóm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các gia đình ngăn ngừa các hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở nội dung truyền thông nhóm qua đánh giá mức độ cần thiết, cụ thể là: Bảng 2.2: Bảng kết quả nội dung truyền thông nhóm qua đánh giá độ cần thiết. (Tỷ lệ %) Mức độ STT Nội dung Rất cần Cần Bình Không cần thiết thiết thƣờng thiết 1 Giáo dục về hành vi nhân cách 70,0 30,0 0,0 0,0 2 Tâm lý trẻ chưa thành niên 100,0 0,0 0,0 0,0 3 Giá trị sống cho trẻ 54,0 26,0 0,0 0,0 Chương trình, hoạt động của địa 4 80,0 20,0 0,0 0,0 phương về giáo dục trẻ Kết quả thực trạng về nội dung truyền thông nhóm qua mức độ cần thiết thể hiện ở bảng 2.2 đó là: giáo dục về hành vi nhân cách người dân được khảo sát đánh giá mức độ rất cần thiết là 35 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 70%, cần thiết là 15 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 30,0%. Tâm lý trẻ chưa thành niên qua khảo sát cho thấy 50 hộ/50hộ chiếm tỷ lệ 100%. Giá trị sống cho trẻ người dân đánh giá ở mức độ rất cần thiết là 27 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 54,0%, cần thiết là 13 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 26,0%. Chương trình, hoạt động của địa phương về giáo dục trẻ để cung cấp cho gia đình có trẻ vị thành niên các kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ làm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi ở trẻ được đánh giá mức độ rất cần thiết 40 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 80,0%, cần thiết là 10 hộ/50 hộ chiếm 10,0% . Kết quả thực trạng về nội dung truyền thông nhóm qua mức độ cần thiết thể hiện ở bảng 2.3 đó là: Bảng 2.3: Bảng kết quả hình thức truyền thông nhóm qua đánh giá độ thường xuyên. (Tỷ lệ %) Mức độ Rất Không STT Hình thức Thƣờng thƣờng thƣờng Chƣa bao giờ xuyên xuyên xuyên 1 Giáo dục về hành vi nhân cách 0,0 0,0 18,0 82,0 2 Tâm lý trẻ chưa thành niên 0,0 0,0 12,0 88,0 3 Giá trị sống cho trẻ 0,0 0,0 10,0 90,0 Chương trình, hoạt động của địa 4 0,0 0,0 8,00 92,0 phương về giáo dục trẻ 13
  15. Số liệu bảng 2.3 cho thấy thực trạng các hoạt động truyền thông nhóm diễn ra như sau: Đối với các hoạt động giáo dục về hành vi, nhân cách được đánh giá rất thường xuyên, thường xuyên không có mà tỷ lệ không thường xuyên được 9 hộ/50 hộ chiếm 18,0%, chưa bao giờ 41 hộ/50 hộ chiếm 82,0%. Nội dung tâm lý trẻ chưa thành niên và giá trị sống cho trẻ đánh giá ở mức độ rất thường xuyên, thường xuyên là không có mà các hộ dân chỉ đánh giá ở mức độ không thường xuyên là 6 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 12,0%, chưa bao giờ là 44 hộ chiếm tỷ lệ 88,0 % 2.3.2. Hoạt động tư vấn/tham vấn nhóm Trong thực tiễn triển khai các chính sách, chương trình phát triển xã hội, tham vấn tỏ ra là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp các cán bộ xã hội thực thi nhiệm vụ của mình. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở đánh giá sự cần thiết, mức độ thường xuyên của các nội dung tham vấn nhóm. Kết quả thực trạng về nội dung tư vấn/tham vấn nhóm qua mức độ cần thiết thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4: Bảng kết quả nội dung tư vấn/ tham vấn nhóm qua đánh giá độ cần thiết. (Tỷ lệ %) Mức độ STT Nội dung Rất cần Bình Không cần Cần thiết thiết thƣờng thiết Tư vấn/tham vấn nâng cao nhận thức bản thân, trách nhiệm của cha 1 40,0 56,0 4,0 0,0 mẹ trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của con Tư vấn/tham vấn về các yếu tố 2 môi trường xã hội ảnh hưởng đến 56,0 44,0 0,0 0,0 hành vi sai lệch của con Tư vấn/tham vấn về việc quyết 3 định các vấn đề liên quan trong 80,0 20,0 0,0 0,0 ngăn ngừa hành vi sai lệch của con Tư vấn/tham vấn về các vướng 4 mắc trong ngăn ngừa hành vi sai 90,0 10,0 0,0 0,0 lệch của con Tư vấn/tham vấn cách cân bằng 5 tâm lý tiêu cực xuất hiện trong 56,0 44,0 0,0 ngăn ngừa hành vi sai lệch của con Dữ liệu ở bảng 2.4 khảo sát tại 50 gia đình các nội dung của hoạt động tham vấn/ tư vấn nhóm được các gia đình đánh giá ở mức độ cần thiết Từ các số liệu thống kê cho thấy tham vấn/ tư vấn nhóm là hoạt động rất hữu hiệu cần thiết trong giúp đỡ cá nhân và gia đình tháo gỡ những khó khăn trong nuôi dạy con cái. Nhưng trên thực tế tại thị trấn Cát Bà theo ông Hoàng Xuân T- PCT UBND thị trấn: Thì tại thị trấn Cát Bà chưa có các trung tâm hay dịch vụ gia đình sử dụng các hình thức tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình hay tham vấn nhóm để giúp đỡ những gia đình có trẻ em bị phạm pháp, hay có hành vi sai lệch v.v. Mặt khác, do tâm lý của một bộ phận dân cư xem việc dạy dỗ con cái là việc riêng của các gia đình, không muốn mất mặt với hàng xóm, không muốn làm ảnh hưởng đến sĩ diện của gia đình nên khi con cái có những hành vi sai lệch thường giấu đi, hoặc tự gia đình giải quyết. 14
  16. Kết quả thực trạng về nội dung tư vấn/tham vấn nhóm qua mức độ thường xuyên thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5: Bảng kết quả nội dung tư vấn/ tham vấn nhóm qua đánh giá độ thường xuyên. (Tỷ lệ %) Mức độ Không STT Nội dung Rất thƣờng Thƣờng Chƣa bao thƣờng xuyên xuyên giờ xuyên Tư vấn/tham vấn nâng cao nhận thức 1 bản thân, trách nhiệm của cha mẹ trong 0,0 0,0 66,0 34,0 ngăn ngừa hành vi sai lệch của con Tư vấn/tham vấn về các yếu tố môi 2 trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi sai 0,0 0,0 56,0 44,0 lệch của con Tư vấn/tham vấn về việc quyết định các 3 vấn đề liên quan trong ngăn ngừa hành 0,0 0,0 50,0 50,0 vi sai lệch của con Tư vấn/tham vấn về các vướng mắc 4 trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của 0,0 0,0 50,0 50,0 con Tư vấn/tham vấn cách cân bằng tâm lý 5 tiêu cực xuất hiện trong ngăn ngừa hành 0,0 0,0 50,0 50,0 vi sai lệch của con Theo bảng số liệu khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy hoạt động tư vấn/tham vấn nhóm nâng cao nhận thức bản thân, trách nhiệm của cha mẹ trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của con các hộ gia đình đánh giá rất thường xuyên, thường xuyên không có gia đình nào, không thường xuyên là 33 hộ/50 hộ chiếm 66,0%, chưa bao giờ là 17hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 34,0% Về hình thức tư vấn/tham vấn nhóm cũng được thể hiện qua kết quả khảo sát ở bảng 2.6 như sau: Bảng 2.6: Bảng kết quả hình thức tư vấn/ tham vấn nhóm qua đánh giá độ thường xuyên. (Tỷ lệ %) Mức độ Rất Không STT Nội dung Thƣờng Chƣa thƣờng thƣờng xuyên bao giờ xuyên xuyên 1 Tham vấn tại nhà 0,0 0,0 0,0 100,0 Chuyên đề tại Trường học 2 0,0 0,0 56,0 44,0 của con 3 Tại cuộc họp tổ dân phố 0,0 0,0 10,0 90,0 4 Sinh hoạt tại các Câu lạc Bộ 0,0 0,0 0,0 100 Từ số liệu bảng 2.6 cho thấy thực trạng ở mức độ thường xuyên các hoạt động tham vấn/ tư vấn nhóm cho thấy tại thị trấn Cát Bà và khảo sát về hình thức tổ chức các hoạt động cho thấy các hoạt động này chưa được quan tâm và chú trọng thực hiện cả về qui mô, hình thức tổ chức, lẫn chất lượng các hoạt động. Hệ thống trung tâm tham vấn còn quá nhỏ. Chất lượng dịch vụ của các cơ sở đang hoạt động còn chưa cao.Chính vì vậy việc hỗ trợ các gia đình giúp đỡ những học sinh, phụ huynh học sinh có con có khó khăn trong hành vi và học tập, giải quyết những mối quan hệ bất đồng giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh và học sinh.. Áp lực của công việc, sự cạnh tranh trong học tập, kinh doanh 15
  17. hay thăng tiến làm cho người ta luôn ở trong tình trạng căng thẳng thần kinh. Hiện tượng quá tải trong học tập dẫn đến rối nhiễu hành vi ở một số em nhỏ cũng đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Cuộc sống hiện đại với những mối giao lưu xã hội theo phong cách mới cũng đã làm thay đổi những nét truyền thống vốn có, làm cho không ít gia đình rơi vào khủng hoảng. Đứng trước những mâu thuẫn, áp lực của cuộc sống hàng ngày, không ít cá nhân và gia đình trở nên bối rối, đôi khi họ cảm thấy không thể vượt qua và đã tìm đến giải pháp tiêu cực tại Cát Bà. 2.3.3. Hoạt động kết nối gia đình với cơ quan chức năng trong ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên Đây là hoạt động không thể thiếu của nhân viên CTXH tại cộng đồng nhất là khi làm việc với gia đình có trẻ chưa thành niên trong ngăn ngừa hành sai lệch. Nhân viên CTXH phải nắm bắt được các nguồn lực sẵn có của gia đình, của cộng đồng, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng… để từ đó kết nối nguồn lực cho gia đình có trẻ chưa thành niên trong việc ngăn ngừa hành vi sai lệch nhưng trên thực tế tại thị trấn Cát Bà hoạt động này chưa được quan tâm, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình với cơ quan chức năng trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên Kết quả thực trạng về nội dung kết nối gia đình với các cơ quan chức năng qua mức độ cần thiết thể hiện ở bảng 2.7. Bảng 2.7: Bảng kết quả nội dung kết nối gia đình với các cơ quan chức năng qua đánh giá độ thường xuyên. (Tỷ lệ %) Mức độ Rất Không STT Nội dung Thƣờng Chƣa bao thƣờng thƣờng xuyên giờ xuyên xuyên 1 Chính quyền địa phương 0,0 0,0 10,0 90,0 Tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, 2 0,0 0,0 10,0 90,0 Hội cựu chiến binh,...) 3 Trường học của con 0,0 0,0 70,0 10,0 4 Phòng giáo dục 0,0 0,0 0,0 100 Nhân viên giáo dục, công tác xã 5 0,0 0,0 0,0 100 hội tại cộng đồng Số liệu thống kê thực trạng hoạt động kết nối gia đình với các cơ quan chức năng ở các hộ gia đình tại thị trấn Cát Bà bảng 2.7 được thể hiện như sau: Đối với hoạt động kết nối với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể ( Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…) mức độ rất thường xuyên, thường xuyên không có mà không thường xuyên là 5 hộ/50 hộ chiếm 10,0%, chưa bao giờ là 45 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 90,0%. Kết nối gia đình với trường học của con mức độ: rất thường xuyên không có , thường xuyên là 10 hộ/50 hộ chiếm 20,0%, không thường xuyên là 35 hộ/50 hộ chiếm 70,0%, chưa bao giờ là 5 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 10,0%. Hoạt động kết nối gia đình với Phòng giáo dục và nhân viên giáo dục, công tác xã hội tại cộng đồng 50 hộ/50 hộ chưa bao giờ tham gia kết nối. 16
  18. Thực tế cho thấy tại các cơ quan chức năng địa phương chưa thường xuyên kết nối để hỗ trợ gia đình trong trong việc ngăn ngừa các hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên. Có chăng các hoạt động kết nối chỉ thông qua trường học và người thực hiện chính là giáo viên chủ nhiệm với trẻ. Sự kết nối thiếu sự đồng bộ chung chung không mang lại hiệu quả, gây ra sự bối dối đơn độc trong quá trình giáo dục trẻ tại các gia đình . Bảng 2.8: Bảng kết quả nội dung kết nối gia đình với các cơ quan chức năng qua đánh giá độ cần thiết. (Tỷ lệ %) Mức độ STT Nội dung Rất cần Bình Không Cần thiết thiết thƣờng cần thiết 1 Chính quyền địa phương 0,0 54,0 46,0 0,0 Tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, 2 0,0 70,0 30,0 0,0 Hội cựu chiến binh,...) 3 Trường học của con 50,0 50,0 0,0 0,0 4 Phòng giáo dục 20,0 60,0 20,0 0,0 Nhân viên giáo dục, công tác xã 5 40,0 60,0 0,0 0,0 hội tại cộng đồng Từ kết quả nội dung kết nối gia đình với các cơ quan chức năng qua đánh giá độ cần thiết ở bảng 2.8 cho thấy: Đối với hoạt động kết nối với chính quyền địa phương được đánh giá rất cần thiết không có hộ gia đình nào đánh giá, cần thiết là 27 hộ/50 hộ chiếm 54%, bình thường là 23 hộ/50 hộ chiếm 46%, không có hộ gia đình nào đánh gia là không cần thiết. Hoạt động kết nối với các tổ chức đoàn thể ( Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên…) được đánh giá rất cần thiết không có hộ gia đình nào đánh giá, cần thiết là 35 hộ/50 hộ chiếm 70,0, bình thường là 15 hộ/50 hộ chiếm 30,0%, không có hộ gia đình nào đánh gia là không cần thiết. Kết nối gia đình với trường học của con được đánh giá rất cần thiết là 25 hộ/50 hộ chiếm 50%, cần thiết là 25 hộ/50 hộ chiếm 50% Hoạt động kết nối gia đình với Phòng giáo dục được đánh giá rất cần thiết là 10 hộ/50 hộ chiếm 20,0%, cần thiết là 30 hộ/50 hộ chiếm 60,0%, bình thưởng là 10 hộ/50 hộ chiếm tỷ lệ 20,0% . Hoạt động kết nối gia đình với nhân viên giáo dục, công tác xã hội tại cộng đồng được đánh giá rất cần thiết là 20 hộ/50 hộ chiếm 40,0%, cần thiết là 30 hộ/50 hộ chiếm 60,0%, 2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội 17
  19. Bảng 2.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (Tỷ lệ %) Mức độ Không STT Các yếu tố Bình Rất mạnh Mạnh ảnh thƣờng hƣởng 1 Yếu tố văn hóa- xã hội 0,0 54,0 46,0 0,0 2 Yếu tố bản thân trẻ 30,0 70,0 0,0 0,0 3 Yếu tố nhân viên công tác xã hội 50,0 50,0 0,0 0,0 4 Yếu tố gia đình 60,0 40,0 0,0 0,0 Yếu tố phối kết hợp giữa Gia 5 50,0 50,0 46 0,0 đình- Nhà trường và Cộng đồng Kết quả bảng 2.9 cho thấy, môi trường văn hóa- xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển; theo số liệu khảo sát yếu tố văn hóa – xã hội được các gia đình đánh giá ảnh hưởng mạnh là 27 hộ/ 50 hộ chiếm 54%, bình thường là 23 hộ/ 50 hộ chiếm 46%, không có hộ gia đình nào đánh giá yêu tố văn hóa-xã hội không ảnh hưởng hoạt động xã hội nhóm điều đó cho thấy bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ . Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại điều này khẳng định ở số liệu khảo sát Yếu tố phối kết hợp giữa Gia đình- Nhà trường và Cộng đồng đánh giá như sau : Rất mạnh là 25 hộ/50 hộ chiểm 50%, mạnh là 25 hộ/50 hộ chiểm 50% không có hộ gia đình nào đánh giá là bình thường và không ảnh hưởng. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt Tiểu kết chƣơng 2 Trong chương 2 chúng tôi đã đi sâu phân tích địa bàn nghiên cứu và đánh giá: nhu cầu về công tác xã hội trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên, thực trạng hành vi sai lệch của trẻ em ở các gia đình; thực trạng các hoạt động công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch ở trẻ chưa thành niên; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà. Thông qua việc phỏng vấn 50 gia đình có con trong độ tuổi chưa thành niên. Chính vì vậy rất cần thiết phải thực hành công tác xã hội cho một nhóm gia đình để họ được trang bị và nâng cao kiến thức giáo dục về nhân cách, tâm lý trẻ chưa thành niên, giá trị sống cho trẻ từ đó nâng cao nhận thức bản thân, trách nhiệm của cha mẹ trong ngăn ngừa hành vi sai lệch của con để từ đó kịp thời giúp các gia đình, trẻ chưa thành niên nhìn ra được sự sai lệch trong suy nghĩ cũng như trong hành vi sai lệch, giúp phát huy được những thế mạnh của mình và dựa vào những nguồn lực có sẵn và có được những định hướng tốt đẹp hơn cho mình trong tương lai.. 18
  20. Chƣơng 3 ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH NGĂN NGỪA HÀNH VI SAI LỆCH Ở TRẺ CHƢA THÀNH NIÊN 3.1. Lý do ứng dụng tiến trình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chƣa thành niên Từ những kết quả nghiên cứu trong chương II, có thể nói, các gia đình trên địa bàn thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng rất cần được trợ giúp một cách toàn diện. Trong đó, trợ giúp theo phương pháp của CTXH, đặc biệt là công tác xã hội nhóm sẽ giúp đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu và giải quyết được những vấn đề mà một số hộ gia đình cần có để ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên. Hoạt động của Công tác xã hội trong hỗ trợ gia đình ngăn ngừa hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng đảm nhiệm hiện nay hoàn toàn đúng với nhiệm vụ chuyên môn của họ theo lý thuyết và định hướng phát triển trong công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội và các ban, ngành có liên quan cũng đã tích cực phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có hiệu quả tại thị trấn. Tuy nhiên, vai trò của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp thể hiện chưa được rõ nét, hiệu quả quá trình trợ giúp gia đình chưa thực như mong đợi. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình can thiệp là việc làm hết sức cần thiết đối với các gia đình trên địa bàn thị trấn. Trong phạm vi luận văn, tác giả lựa chọn phương pháp công tác xã hội nhóm để thành lập ra nhóm hộ gia đình cần hỗ trợ. Để từ đó xây dựng mô hình can thiệp nhằm hỗ trợ các hộ gia đình ngăn ngừa các hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên 3.2. Tiến trình CTXH nhóm Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu cần hỗ trợ của các gia đình tại thị trấn Cát Bà cho thấy nhu cầu chủ yếu của các gia đình tại đây chính là nhu cầu được trang bị thêm kiến thức về Công tác xã hội nhất là kiến thức về giáo dục, chăm sóc để uốn nắn hành vi sai lệch của con em mình. Với mục đích thông qua thực hành công tác xã hội nhóm, hỗ trợ các gia đình nâng cao kiến thức và kỹ năng giáo dục trẻ, kết nối các nguồn lực trong điều chỉnh hành vi sai lệch của trẻ chưa thành niên từ đó họ có thể có những kiến thức kĩ năng cần thiết để giáo dục trẻ tốt hơn Trong quá trình thực hiện thực nghiệm, tác giả đã hướng dẫn địa phương theo các quy trình của CTXH nhóm, từ bước chuẩn bị thành lập nhóm cho đến Giai đoạn khởi động và tiến hành hoạt động, giai đoạn tập trung hoạt động – giai đoạn trọng tâm và giai đoạn lượng giá, kết thúc hoạt động. 3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị, thành lập nhóm Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình công tác xã hội nhóm. Để bắt đầu quá trình công tác xã hội nhóm, nhân viên công tác xã hội cần có những hoạt động chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận dựa trên mục đích hỗ trợ, khả năng thành lập nhóm để hình thành nhóm công tác xã hội. Giai đoạn này bao gồm các bước hoạt động: xác định mục đích hỗ trợ của công tác xã hội nhóm, đánh giá khả năng thành lập nhóm, định hướng cho các thành viên trong nhóm, thỏa thuận nhóm,... 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2