Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò công tác xã hội trong hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng
lượt xem 4
download
Luận văn với mục tiêu đánh giá thực trạng vai trò của công tác xã hội trong việc huy động nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa. Vận dụng tiến trình trợ giúp nhóm thanh niên thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại phường thông qua thực hành công tác xã hội nhóm. Đề xuất vai trò của công tác xã hội nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên để họ có thể thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò công tác xã hội trong hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM THỊ THU HÀ – C00728 VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA CỦA THANH NIÊN PHƯỜNG NGỌC SƠN, QUẬN KIẾN AN, TP HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 876.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRUNG HẢI HÀ NỘI - 2018
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn gắn liền với các cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Độc lập, tự do của đất nước ngày nay và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được xây đắp nên bởi xương máu của lớp lớp cha anh đi trước. Công tác Đền ơn đáp nghĩa thực sự là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, một phương thức ứng xử giàu văn hóa của dân tộc Việt Nam với triết lý sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Các thế hệ người Việt Nam luôn mang trong mình truyền thống đạo lý đó. Tuy nhiên hậu quả của chiến tranh rất nặng nề, bao người vẫn còn bị di chứng chất độc da cam, bao gia đình chưa tìm được hài cốt thân nhân trong chiến tranh; Phong trào đền ơn đáp nghĩa tuy được triển khai rầm rộ nhưng nhiều người cũn thờ ơ, không tham gia hưởng ứng nhất là thế hệ trẻ, thế hệ thanh niờn, những chủ nhân tương lai của đất nước. Bộ phận thanh niên đang có tư tưởng, nhận thức sai lệch về những giá trị mà ông cha đó một thời đấu tranh xây dựng, một bộ phận thanh niên sống ảo, sống không mục đích, không lý tưởng… dễ xa vào cỏc tệ nạn xó hội. Thanh niên là những người trẻ tuổi, có sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, có khả năng đạt hiệu quả cao trong việc huy động các nguồn lực. Vì vậy để làm tốt hơn nữa phong trào đền ơn đáp nghĩa là kêu gọi thế hệ trẻ bằng những việc làm cụ thể chung tay cùng chăm lo công tác đền ơn đáp nghĩa ngày càng chu đáo hơn đó cũng là nghĩa cử cao đẹp dành cho những người đã anh dũng hy sinh cho đất nước ngàn năm vững bền. Không ai hết thế hệ trẻ là thanh niên có nhận thức đúng đắn hơn về những giá trị mà ông cha đã một thời đấu tranh xây dựng, tham gia thực hiện chương trình Đền ơn đáp nghĩa thể hiện được lòng biết ơn, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ ông cha cho nền độc lập và tự do của dân tộc. Đồng thời giúp thanh niên nhớ về truyền thống dân tộc, thấy rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước đúng với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” góp phần cùng Nhà nước chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho tất cả các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyển quân, gọi công dân lên đường nhập ngũ. Hành vi không tham gia vào phong trào đền ơn đáp nghĩa chính là hành vi yếu thế. Hành 1
- vi này cần phải được nhân viên CTXH hỗ trợ, trị liệu. Nhân viên CTXH chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn có vai trò và nhiệm vụ trong việc hỗ trợ, trị liệu, giải quyết những trường hợp thanh niên có vấn đề, những khó khăn đối với các em. Ngoài ra nhân viên CTXH còn đóng vai trò là người giáo dục, thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên, trợ giúp phục hồi chức năng cho họ để họ có thể làm công tác xã hội, làm phong trào đền ơn đáp nghĩa. Thức tỉnh thanh niên thực hiện chức năng nhân văn, phục hồi chức năng làm người. Được chung tay bày tỏ lòng tri ân, thể hiện trách nhiệm của mình đối với những người có công với đất nước đã hy sinh thân mình cho cuộc sống hoà bình vì sự phồn vinh và mãi mãi trường tồn của dân tộc. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Vai trò Công tác xã hội trong hoạt động huy động các nguồn lực để Đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng thanh niên tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa ở nước ta nói chung và tại phường Ngọc Sơn quận Kiến An, nguyên nhân, kết quả và những vấn đề được đặt ra hiện nay. Đánh giá thực trạng vai trò của CTXH trong việc huy động nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa. Vận dụng tiến trình trợ giúp nhóm thanh niên thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại phường thông qua thực hành CTXH nhóm. Đề xuất vai trò của CTXH nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên để họ có thể thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa hiệu quả hơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích các tài liệu thứ cấp (thu thập và phân tích thông tin); - Khảo sát điều tra xã hội học: điều tra định lượng, phỏng vấn bảng hỏi, bảng câu hỏi cấu trúc. - Vận dụng thực nghiệm một số vai trò CTXH đối với thanh niên tại phường Ngọc Sơn, quận Kiến An. - Trình bày việc thực hành CTXH nhóm đối với nhóm thanh niên tại phường Ngọc Sơn, quận Kiến An. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác xã hội với người có công với cách mạng luôn được Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị và toàn xã hội quan tâm. Thông qua các chính sách như xây nhà tình nghĩa, giải quyết việc làm, vay vốn, trợ cấp hàng tháng, 2
- chăm sóc sức khỏe… cho từng đối tượng khác nhau là người có công với cách mạng. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng là văn bản pháp qui cao nhất quy định về chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đã được sửa đổi bởi Pháp lệnh người có công số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2012. Đi đôi với đó là những nghiên cứu, những bài viết về công tác chăm sóc những người có công với cách mạng đã được những nhà nghiên cứu và độc giả hết sức quan tâm, với một sự biết ơn sâu sắc cùng với lòng mong muốn những người có công có chất lượng cuộc sống ngày càng cao hơn, những phẩm chất anh hùng, yêu nước được truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực người có công với cách mạng ở các góc độ khác nhau như các bài viết: Tác giả Nguyễn Duy Kiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có bài viết “Chính sách người có công - là trách nhiệm của toàn dân” trên Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012. Bài viết “Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của cả dân tộc Việt Nam”của tác giả Bá Nhẫn, đăng trên Báo điện tử Cà mau tháng 7 năm 2016: Tác giả Nguyễn Danh Tiên, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí Cộng sản tháng 7 năm 2015, với bài viết “Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta tuổi trẻ cả nước thi đua hưởng ứng phong trào tuổi trẻ với công tác đền ơn đáp nghĩa tạo được những kết quả nổi bật thể hiện trên các bài viết “Tuổi trẻ Tuyên Quang thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa” của tác giả Bích Hằng trên báo Tuyên Quang online ngày 01/8/2016; bài viết “Tuổi trẻ Vĩnh Phúc với phong trào Đền ơn đáp nghĩa” của tác giả Bạch Nga trên báo Vĩnh Phúc online ngày 03/5/2017... Qua quá trình tổng quan tôi nhận thấy các nghiên cứu trên đã có kết quả nhất định, tuy nhiên hầu hết mới chỉ khai thác đề tài thanh niên, đề tài chăm sóc người có công dưới dạng riêng lẻ, tách rời nhau và ở các khía cạnh khác nhau. Bởi vậy tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về “Vai trò Công tác xã hội trong hoạt động huy động các nguồn lực để Đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng”. Đây là đề tài mới, chưa có tác giả nào tiến hành nghiên cứu. Công tác xã hội là cách thức trợ giúp chuyên nghiệp và hiệu quả cần được nghiên cứu và áp dụng, đi sâu vào tất cả mọi thứ của đời sống, chữa bệnh xã hội, giáo dục tư tưởng cho thanh niên. 3
- 4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận của công tác xã hội khi ứng dụng vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể. Đề tài vận dụng những kiến thức chuyên ngành về công tác xã hội như hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng, mô hình để tìm hiểu, nghiên cứu một nhóm đối tượng cụ thể. Từ đó, đề tài góp phần làm rõ vai trò, vị trí của ngành công tác xã hội trong các lĩnh vực của đời sống, khẳng định được tính khoa học, chuyên môn cao của công tác xã hội. Đề tài sẽ là tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến thanh niên tham gia đền ơn đáp nghĩa nói chung và thanh niên ở phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng tham gia đền ơn đáp nghĩa nói riêng. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra cái nhìn sâu hơn về vai trò của CTXH trong việc nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực với phong trào đền ơn đáp nghĩa của thanh niên cho chính quyền phường Ngọc Sơn để từ đó chính quyền phường hiểu hơn về thái độ, hành vi của thanh niên nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên phường cũng như đem lại lợi ích cho người có công trên địa bàn phường góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho địa phương đồng thời tạo động lực cho địa phương làm tốt công tác tuyển quân, gọi thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó đưa ra các khuyến nghị đối với các chính sách hiện hành thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi người có công. 5. Đóng góp mới của luận văn: Trước kia vai trò của thanh niên trong hoạt động Đền ơn đáp nghĩa diễn ra khá mờ nhạt và chưa chuyên nghiệp chủ yếu mang tính bắt buộc, hình thức. Việc vận dụng vai trò của công tác xã hội sẽ nâng cao tính hiệu quả và chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực này. Từ đó giúp thanh niên nâng cao nhận thức về đền ơn đáp nghĩa, nhận thức rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. 6. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò công tác xã hội trong hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng. 7. Khách thể nghiên cứu - Thanh niên; - Người có công, thân nhân người có công; 4
- - Đội ngũ cán bộ; - Đại diện của các nguồn lực; - Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể; 8. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa của phường Ngọc Sơn diễn ra như thế nào? Vai trò của thanh niên trong các hoạt động này? Câu 2: Công tác xã hội có vai trò gì trong việc cải thiện hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa ở địa phương? Câu 3: Các giải pháp gì để thanh niên làm tốt hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa? Câu 4: Cần giải pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả của các vai trò CTXH trong việc huy động nguồn lực? 9. Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa ở địa phương còn mang tính hình thức, nhiều bất cập. - CTXH đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực - Cần nâng cao nhận thức và bổ sung kiến thức về CTXH cho đội ngũ thanh niên thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Cần bổ sung cơ chế chính sách và nâng cao năng lực của cán bộ làm trong lĩnh vực CTXH từ đó nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực. 10. Phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, thời gian) - Nội dung: + Các vai trò của CTXH: Cụ thể là các vai trò Truyền thông, Huy động, Tư vấn, Kết nối nguồn lực. + Mô hình CTXH nhóm. - Không gian: Phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 5 năm trở lại đây 11. Phương pháp nghiên cứu 11.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 11.2. Phương pháp điều tra Xã hội học 11.3. Phương pháp công tác xã hội: 5
- PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 1.1. Khái niệm nghiên cứu 1.1.1. Thanh niên: - Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ, Viện khoa học xã hội và nhân văn, năm 1992): “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành”. - Theo quan điểm của xã hội học: Thanh niên là nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 16 – 30 tuổi được gắn với mọi giai cấp, mọi tầng lớp, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm quốc gia dân tộc. Là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, nhân cách của một công dân. - Theo Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI, nêu: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. 1.1.2. Đền ơn đáp nghĩa: Đền ơn đáp nghĩa là trả lại cho người khác tương xứng với công của người đó đối với mình. Phong trào đền ơn đáp nghĩa là đền đáp công ơn bằng những việc làm cụ thể (hoạt động đền ơn đối với người có công với cách mạng). 1.1.3. Huy động nguồn lực: Là tiến trình cần thiết để khích kệ mọi người tham gia tích cực vào các hoạt động. Nguồn lực là những gì có thể tận dụng được và mang lại lợi ích cho người sử dụng. Nguồn lực bao gồm nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội và nguồn lực văn hóa. 1.1.4. Khái niệm người có công với cách mạng: - Theo nghĩa rộng: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc. - Theo nghĩa hẹp: Người có công với cách mạng là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, có những đóng góp, nhữn cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ 6
- chức có thẩm quyền công nhận. - Theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, người có công với cách mạng bao gồm: + Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; + Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; + Liệt sĩ; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; + Người có công giúp đỡ cách mạng; - Thân nhân người có công với cách mạng: Theo Nghị định 31/2013/NĐ- CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: thân nhân người có công được hiểu: là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chống; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sỹ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng liệt sĩ khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên. 1.1.5. Khái niệm CTXH: Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của CTXH trên cả phương diện lý thuyết và thực hành, khoa học và nghề nghiệp chuyên môn, tiếp thu các giá trị, phân tích các định nghĩa, các quan niệm của các học giả, các tổ chức, các hiệp hội chuyên ngành ở trong và ngoài nước, có thể đưa ra một định nghĩa chung, khái quát về CTXH như sau: “CTXH là một nghề nghiệp chuyên môn, một ngành khoa học nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững”. 1.1.6. Khái niệm vai trò CTXH: Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi vị trí con người trong xã hội. Trong hoạt động huy động các nguồn lực để đền 7
- ơn đáp nghĩa của thanh niên các vai trò CTXH đó chính là vai trò truyền thông, vai trò huy động nguồn lực, vai trò tư vấn, vai trò kết nối nguồn lực. 1.1.7. Công tác xã hội nhóm: CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là: ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm); nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề; các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. 1.1.8. Khái niệm nhân viên công tác xã hội Nhân viên xã hội là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị kiến thức, kỹ năng về CTXH chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ năng đó trong quá trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống. 1.2. Phương pháp luận 1.2.1. Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét và đánh giá một hiện tượng hay một sự vật đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Phương pháp luận này giúp cho chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn diện và chính xác về một sự vật, hiện tượng trong mối tương quan với các sự vật hiện tượng khác. Áp dụng phương pháp luận này vào đề tài nghiên cứu, tôi xem xét, đánh giá và phân tích vai trò công tác xã hội trong phong trào đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng, bày tỏ lòng tri ân, thể hiện trách nhiệm của mình đối với những anh hùng liệt sỹ, những người có công với đất nước đã hy sinh thân mình cho cuộc sống hoà bình vì sự phồn vinh và mãi mãi trường tồn của dân tộc. Rộng hơn nữa là mối quan hệ biện chứng giữa thế hệ thanh niên với sự hy sinh cao cả của các thế hệ ông cha cho nền độc lập và tự do của dân tộc. Đồng thời thông qua việc xã hội hóa công tác đền ơn, đáp nghĩa để nhắc nhở, giáo dục cho mọi người nhất là với thế hệ trẻ lòng biết ơn, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ ông cha cho nền độc lập và tự do của dân tộc để thấy rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. 8
- 1.2.2. Chủ nghĩa Duy vật lịch sử: Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhấn mạnh việc xem xét đánh giá một vấn đề trong một hoàn cảnh cụ thể, xác định. Theo đó, một luận điểm có thể được coi là luận điểm khoa học trong hoàn cảnh này nhưng lại không được coi là luận điểm khoa học trong một hoàn cảnh khác. Xuất phát từ quan điểm này, một sự vật hiện tượng cần được đánh giá, xem xét và phân tích một cách khách quan dựa theo thời điểm và hoàn cảnh cụ thể. Trong khuôn khổ của luận văn, tôi mong muốn nghiên cứu các hoạt động đền ơn đáp nghĩa của thanh niên tại thời điểm hiện tại, với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể như hiện nay để từ đó đưa ra các nhận xét cũng như khuyến nghị đúng đắn và hợp lý liên quan đến vai trò của công tác xã hội trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn. 1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu Hướng tiếp cận cơ bản của luận văn là hướng tiếp cận từ phương pháp xã hội học, từ phương pháp công tác xã hội, từ phương pháp tâm lý học. 1.4. Các lý thuyết áp dụng trong luận văn 1.4.1. Thuyết nhận thức - hành vi: 1.4.2. Thuyết tương tác xã hội: 1.4.3. Lý thuyết vai trò trong CTXH 1.5. Các vai trò CTXH: 1.5.1. Vai trò thứ nhất là truyền thông 1.5.2. Vai trò huy động các nguồn lực: 1.5.3. Vai trò tư vấn hỗ trợ xã hội: 1.5.4. Vai trò kết nối nguồn lực: 1.6. Các yếu tố tác động tới việc thực hiện hiệu quả Vai trò CTXH trong việc huy động nguồn lực: 1.6.1. Yếu tố thuộc về thanh niên 1.6.2. Yếu tố thuộc về nhân viên công tác xã hội 1.6.3. Yếu tố thuộc về người có công 1.6.4. Yếu tố ngân sách, kinh phí 1.6.5. Yếu tố về mặt xã hội khác 1.7. Chính sách, pháp luật của nhà nước 1.7.1. Chính sách, pháp luật của nhà nước về thanh niên 1.7.2. Chính sách, pháp luật của nhà nước về người có công với cách mạng. 1.7.3. Cơ sở pháp lý về công tác xã hội: 9
- Chương 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CTXH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA CỦA THANH NIÊN PHƯỜNG NGỌC SƠN, QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu Phường Ngọc Sơn nằm phía Tây quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, với tổng diện tích là: 3,51 km², với 1990 hộ dân, 9.700 người. Phường có tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 60,5%, mạng lưới thương mại dịch vụ phát triển nhanh. Đến nay, trên địa bàn phường có hơn 100 cơ sở kinh doanh dịch vụ; số hộ nghèo giảm còn 2,5%. Bộ mặt đô thị của phường Ngọc Sơn được thay đổi căn bản. Hầu hết các tuyến đường, ngõ trên địa bàn phường được trải nhựa và bê tông. Phường hiện có 175 hộ gia đình chính sách người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng gồm sè liÖt sü cã 51 ng-êi trong ®ã th©n nh©n liÖt sü h-ëng trî cÊp hµng th¸ng: 19 ng-êi; Th-¬ng binh, ng-êi h-ëng chÝnh s¸ch nh- th-¬ng binh: 62 ng-êi; BÖnh binh: 13 ng-êi; Ng-êi ho¹t ®éng kh¸ng chiÕn bÞ ®Þch b¾t tï ®µy: 5 ng-êi ; Ng-êi ho¹t ®éng kh¸ng chiÕn vµ con ®Î cña hä bÞ nhiÔm chÊt ®éc ho¸ häc: 34 ng-êi. Đời sống của người có công trên địa bàn cơ bản ổn định nhưng vẫn còn nhiều gia đình khó khăn cả về vật chất và tinh thần. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” được quan tâm. Trong những năm qua, phường hỗ trợ xây mới 10 ngôi nhà tình nghĩa, sửa chữa 35 ngôi nhà trị giá trên 500 triệu đồng; vận động xây dựng “Bia tưởng niệm Liệt sĩ phường Ngọc Sơn” với tổng giá trị hơn 300 triệu đồng [4]. Tuy nhiên, hoạt động phong trào đền ơn đáp nghĩa ở phường tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng hiệu quả chưa cao, còn mang tính hình thức, nhiều bất cập. Nhất là đối tượng thanh niên của phường tham gia phong trào còn yếu và thiếu. Trong khi đó phường Ngọc Sơn có hơn 2.000 đoàn viên thanh niên chiếm 20,62% dân số của phường. Đây là một lực lượng lớn cả về số lượng và chất lượng để tham gia huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa[5]. Bên cạnh đó, đề tài vai trò CTXH trong hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên chưa có tác giả nào nghiên cứu tại phường Ngọc Sơn vì vậy đây là những lý do tác giả lựa chọn phường Ngọc Sơn làm địa bàn nghiên cứu đề tài của mình. 2.1.3. Khái quát về khách thể nghiên cứu: 2.1.3.1- Thanh niên: 10
- + Giới tính: Trong tổng số 100% thanh niên khảo sát có 59% là nữ và 41% là nam giới. + Độ tuổi: từ đủ 16 - 30 tuổi. + Trình độ học vấn: trên Đại học chiếm 0.4%; Cao đẳng/đại học 36%, Trung cấp nghề chiếm 10,6%; PTTH chiếm 40,6%; THCS chiếm 12,4%, chưa được đi học: 0%. + Tình trạng học tập: 51% số người trả lời đang đi học. Có 46% là đang đi làm. Không đi làm, không đi học: 3%. + Nghề nghiệp: 51% học sinh, sinh viên, 30% công nhân, 11% nhân viên, 5% tự làm, 3% ở nhà, nội trợ. 2.1.3.2. Người có công và thân nhân: Tính đến tháng 12/2017, phường Ngọc Sơn quản lý và thực hiện các chế độ chính sách cho 175 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng trên địa bàn phường, tỷ lệ chiếm 3.93% dân số toàn phường. Trong đó nhiều nhất là thương binh và người hưởng chính sách như thương binh 62 người chiếm 35.4% tỷ lệ người có công, thấp nhất là người HĐKC, HĐCM bị địch bắt tù đày 05 người chiếm 2.86%. Như vậy, cơ cấu người có công với cách mạng tại phường Ngọc Sơn chủ yếu là người là thương binh, gia đình liệt sỹ... Bởi vậy chăm lo mọi mặt đời sống của người có công cần được thực hiện một cách cụ thể, phù hợp với từng người có như vậy mới đem lại hiệu quả cao. * Phỏng vấn sâu 02 cán bộ chuyên trách UBND phường Ngọc Sơn. Đây là 2 cán bộ nam, trình độ chuyên môn đều có có trình độ ĐH, có kinh nghiệm làm việc từ 4-6 năm. 2.2. Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu trên bốn nội dung Vai trò CTXH trong hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên: (1) truyền thông thanh niên làm phong trào đền ơn đáp nghĩa, (2) huy động nguồn lực cả vật chất, tinh thần hỗ trợ người có công, (3) tư vấn hỗ trợ xã hội cho thanh niên, (4) kết nối nguồn lực và dịch vụ trợ giúp gia đình người có công. Cụ thể như sau: 2.2.1. Thực trạng vai trò truyền thông về công tác huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên Công tác Đền ơn đáp nghĩa thực sự là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, một hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, một phương thức ứng xử giàu văn hóa của dân tộc Việt Nam với triết lý sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người 11
- có công là nhiệm vụ có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc làm tốt công tác an sinh xã hội của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên hiểu về các chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đối với công tác chăm lo đời sống cho người có công. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho người có công, giảm thiểu tình trạng ngươi có công rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đặc biệt đối với người có công, thân nhân người có công già yếu, cô đơn hoạt động truyển thông nâng cao nhận thức cho thanh niên, cộng đồng và cán bộ là một trong hoạt động vô cùng quan trọng. Tìm hiểu thực trạng hoạt động này, kết quả thu được như sau: Khi hỏi về vấn đề này có 91% số người cho rằng có hoạt động truyền thông tại cộng đồng về công tác đền ơn đáp nghĩa. 9% còn lại là không/không biết. Nguyên nhân do thanh niên không để ý, không quan tâm, do đi làm ca, việc truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng lệch với thời gian ở nhà, nên nhiều thanh niên không nắm bắt được thông tin cũng như nội dung tuyên truyền. Có thể nói số lượng người trả lời cho rằng không hoặc không biết có hay không nội dung liên quan đến hoạt động truyền thông huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa tương đối nhiều. Đây là một trong những hạn chế trong việc nâng cao nhận thức cho thanh niên. Khi hỏi về các nội dung truyền thông trên địa bàn nghiên cứu cho thấy: Có rất nhiều thông tin tuyên truyền liên quan đến việc huy động nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa. Có 98,9% số người được hỏi cho rằng có nghe đến nội dung huy động nguồn lực vật chất, có 97,8% số người biết đến nội dung liên quan đến huy động sức khỏe qua truyền thông, còn kiến thức huy động tinh thần và huy động thời gian lần lượt là 96,7% và 87,9%, các nội dung khác như: văn nghệ, thể thao…65,9%. Có thể nói các nội dung truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan tới việc huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa hiện nay vừa phong phú về cả nội dung và hình thức truyền nên việc tiếp nhận các thông tin đối với thanh niên tương đối dễ dàng. Hình thức tuyền thông có vai trò vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin truyền thông của thanh niên. Đối với với thanh niên là công nhân, lao động tự do các hình thức truyền thông đơn giản, nội dung ngắn gọn sẽ là hình thức mang lai hiệu quả cao nhất. 12
- 2.2.2. Thực trạng vai trò huy động nguồn lực hỗ trợ người có công 2.2.2.1 Thực trạng vai trò huy động nguồn lực vật chất Có nhiều hoạt động huy động nguồn lực vật chất khác nhau từ thanh niên, bao gồm: huy động nguồn tặng quà, huy động tặng sổ tiết kiệm, huy động xây, sửa nhà ở, huy động khám bệnh miễn phí... Huy động nguồn tặng quà: Đây là hoạt động quan trọng hàng đầu trong việc huy động nguồn lực vật chất để đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là trong các hoạt động huy động nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên, hoạt động này được đa số các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ phong trào đền ơn đáp nghĩa lựa chọn. Qua khảo sát có 50% các bạn thanh niên biết đến hoạt động này. Huy động khám bệnh miễn phí: Có 25% số người trả lời biết đến hoặc người thân trong gia đình đang hưởng chính sách khám chữa bệnh miễn phí từ chế độ thẻ Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, ngoài hưởng chính sách hỗ trợ này chủ yếu các gia đình người có công có nhu cầu khám chuyên khoa, thì gia đình vẫn phải đóng góp theo quy định. Hỗ trợ huy động nguồn lực xây, sửa nhà tình nghĩa: có 5% thanh niên cho biết có nghe nói đến hoạt động này. Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của mỗi gia đình người có công có khó khăn về nhà ở, sẽ được hỗ trợ huy động nguồn lực để giảm bớt khó khăn cho người có công...Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ này không được thường xuyên, kinh phí nhà nước còn hạn hẹp hầu hết các gia đình người có công, thân nhân của họ đang ở, theo đánh giá chủ quan của người dân vẫn đang thiếu, chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Đa số người có nhu cầu hỗ trợ nhà ở đều có hoàn cảnh khó khăn nếu chỉ dùng nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước sẽ không đủ để xây dựng nhà ở, vì vậy ngoài ngân sách nhà nước vẫn còn huy động nguồn hỗ trợ từ bên ngoài rất nhiều. Tặng sổ tiết kiệm: Có 10% thanh niên tham gia phong trào này. Hình thức hỗ trợ chủ yếu qua các nguồn lực huy động xã hội hóa tuy nhiên không nhiều. Giá trị của sổ tiết kiệm cũng không cao, chỉ là một hình thức tặng tiền mặt. Có thể nói các hoạt động hỗ trợ tạo ra môi trường sống mới cho người có công và thân nhân, hoạt động hỗ trợ càng phong phú bao nhiêu thì người có công và thân nhân càng có nhiều cơ hội được ổn định đời sống. Tuy nhiên trên địa bàn khảo sát mặc dù đã có những hoạt động hỗ trợ, nhưng chưa nhiều, chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Công tác Đền ơn đáp nghĩa chưa đủ yêu cầu, còn nghèo nàn, khó khăn. Thanh niên tham gia hoạt động này chưa cao do thanh niên còn thờ ơ với phong trào đền ơn đáp nghĩa. 13
- 2.2.2.2. Thực trạng vai trò huy động nguồn lực tinh thần Nguồn lực tinh thần vô cùng quan trọng đối với đời sống của người có công và thân nhân của họ. Hiện nay người có công và thân nhân người có công chủ yếu là những người tuổi cao, sức khỏe yếu vì vậy rất cần nguồn lực tinh thần để động viên sống vui, sống khỏe. Đặc biệt bố mẹ liệt sỹ tuổi đã cao, sống cô đơn càng cần hơn nữa nguồn lực tinh thần để làm động lực sống. Có nhiều hoạt động huy động nguồn lực tinh thần khác nhau từ thanh niên, bao gồm: chăm sóc người có công và thân nhân người có công; quét dọn, vệ sinh nghĩa trang, nhà bia ghi tên liệt sỹ, Đài tưởng niệm liệt sỹ; Phụ đạo học tập cho con người có công; tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ nhân ngày lễ ... Huy động phụng dưỡng, chăm sóc người có công và thân nhân người có công: Đây là hoạt động quan trọng phù hợp với thanh niên nhất là các bạn trẻ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường. Việc làm ý nghĩa này của thanh niên góp phần nâng cao nhận thức cho các bạn về đền ơn đáp nghĩa. Đó là giúp đỡ những người thương binh, bố mẹ liệt sỹ già yếu, cô đơn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như quét dọn nhà cửa, nói chuyện.... Qua khảo sát có 20% gia đình Quét dọn các công trình ghi công liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ: Có 65% thanh niên trả lời biết và đã tham gia. Chương trình hoạt động này do đoàn thanh niên phường phát động đến tất cả các chi đoàn thanh niên cơ sở trong toàn phường. Hàng năm cứ đến dịp lễ tết đoàn thanh niên phường lại phát động đoàn viên thanh niên tham gia dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ. Tuy nhiên hoạt động này không diễn ra thường xuyên liên tục. Chỉ vào dịp lễ mới thực hiện do vậy hay bị lãng quên. Không giáo dục được đạo đức, tư tưởng, chính trị cho thanh niên. Phong trào đền ơn đáp nghĩa chưa đủ yêu cầu, còn nghèo nàn, khó khăn. Phụ đạo học tập cho con thương binh: có 1% thanh niên tham gia vào hoạt động này. Hiện nay người có công còn con nhỏ trong độ tuổi đi học không nhiều, theo báo cáo của phường Ngọc Sơn: con liệt sỹ còn đi học: 0 em; con thương, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học: 18 em. Một số em đang là học sinh có nhu cầu muốn được phụ đạo học tập, tuy nhiên gia đình khó khăn không có điều kiện học thêm nếu được các anh chị là sinh viên trường đại học phụ đạo giúp thì rất tốt. Tổ chức lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ: Có 90% thanh niên trả lời biết và đã tham gia. Chương trình hoạt động này do đoàn thanh niên phường phát động đến tất cả các chi đoàn thanh niên cơ sở trong toàn phường. Hàng 14
- năm cứ đến dịp lễ kỷ niệm ngày TBLS đoàn thanh niên phường lại phát động đoàn viên thanh niên tham gia thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sỹ. Đây là chương trình được phát động từ trung ương đoàn nhằm tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống, việc làm này nhằm giáo dục đạo nghĩa cho thanh niên tinh thần uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn. Giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân. Hoạt động này được đông đảo các bạn trẻ tham gia. 2.2.3. Thực trạng vai trò tư vấn hỗ trợ xã hội cho thanh niên Như đã nói ở trên, hoạt động tham vấn góp phần định hướng và hoàn thiện các hoạt động hỗ trợ xã hội đối với người có công. Cán bộ làm công tác xã hội khảo sát nhu cầu của người có công, đặc biệt những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, xây dựng kế hoạch can thiệp, huy động nguồn lực trợ giúp từ các chương trình an sinh xã hội của thành phố, quận, phường. Những trường hợp cần huy động sự trợ giúp của các ngành liên quan như Tư pháp, Công an, Phụ nữ, … các ban ngành đoành thể, cán bộ Văn hóa – xã hội tổng hợp, báo cáo lên các cơ quan chức năng cho ý kiến chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Các nội dung tư vấn được xem xét cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 2.2.3.1 Thực trạng hoạt động tư vấn Ở độ tuổi còn trẻ, thanh niên là những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, hơn nữa đa số các bạn thanh niên đều còn bận học tập, làm việc, điều kiện tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa khó khăn về thời gian, kinh phí…. Bên cạnh đó các thông tin trên mạng xã hội đa chiều, nhà nước chưa kiểm soát hết được nguồn gốc các thông tin. Chính vì vậy đa số thanh niên chưa có được kinh nghiệm sống để nhận biết được thông tin nào là chính xác, chỉ luôn chạy đua theo số đông. Tiếp nhận những thông tin sai lệch, sai sự thật về chế độ nhà nước ta. Điều đó dẫn đến không tham gia vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Hành vi không tham gia ấy chính là hành vi yếu thế cấn được tư vấn. Hoạt động tư vấn của cán bộ xã hội chuyên trách, xác định nhu cầu lên kế hoạch trợ giúp là hoạt động quan trọng. Tìm hiểu thực tế cho thấy: Khảo sát có hay không có các hoạt động tư vấn xã hội trợ giúp cho hành vi yếu thế này của thanh niên để thanh niên tham gia huy động nguồn lực đền ơn đáp nghĩa, chỉ có 12,4% số người trả lời là có và 77,1% không có, 11,4% còn lại trả lời không biết. Có thể nói hoạt động tư vấn, tham vấn của cán bộ xã hội đối với thanh niên còn thiếu vắng, thanh niên nhận được sự tư vấn của cán bộ xã hội còn rất ít, có nhiều bạn trẻ không biết cán bộ xã hội là ai? Vai trò của họ như thế nào đối với hoạt động của họ? 15
- 2.2.3.2 Lĩnh vực hoạt động tư vấn Các lĩnh vực thanh niên nhận được sự tư vấn từ phía nhân viên xã hội lần lượt với tỷ lệ sau: Huy động sư trợ giúp của ban ngành liên quan 8%; giáo dục đạo đức, tư tưởng, chính trị 7%; kết nối nguồn lực bên ngoài 6%, kết nối thanh niên với người có công 7%, một số hỗ trợ khác 2%. Có thể nói vai trò của cán bộ xã hội còn mờ nhạt trong việc hỗ trợ tư vấn cho thanh niên tại cộng đồng. Tuy nhiên, đối với các đối tượng thanh niên là công nhân, chỗ ở không ổn định, thường xuyên có sự di động dân số, chính quyền địa phương cũng chỉ nắm được tương đối số lượng dân cư từng vùng. Đây cũng là một trong những khó khăn nhất định của cán bộ xã hội khi tiếp cận, trợ trong những trường hợp cần thiết. 2.2.4. Thực trạng vai trò kết nối nguồn lực và dịch vụ trợ giúp người có công. Song song với các hoạt động tư vấn, hoạt động kết nối nguồn lực và dịch vụ từ thanh niên trợ giúp cho gia đình người có công là hoạt động quan trọng không thể thiếu của nghề CTXH chuyên nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nhóm hoàn cảnh khó khăn: người có công thiếu nhà ở, người có công thiếu kinh tế, người có công già yếu, cô đơn cần chăm sóc... Chính vì vậy, việc kết nối thanh niên với các nguồn lực bên ngoài và việc cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm mục đích trợ giúp cho người có công là hoạt động không thể thiếu. Bảng 6: Hoạt động kết nối và dịch vụ trợ giúp Số Tỷ lệ STT Nội dung lượng (%) Kết nối các hội đoàn thể, chính quyền địa 1 12 11,7 phương 2 Kết nối với các trung tâm CTXH 11 11,1 3 Kết nối với đơn vị, doanh nghiệp 15 16,1 Hỗ trợ kiến thức, nâng cao kỹ năng làm công 4 16 17.2 tác đền ơn đáp nghĩa cho thanh niên 5 Khác (ghi rõ)…… 5 5,4 Bảng số liệu trên cho thấy, việc hỗ trợ kiến thức, nâng cao kỹ năng làm công tác đền ơn đáp nghĩa cho thanh niên là hoạt động trợ giúp quan trọng nhất cho thanh niên để thực hiện các hoạt động huy động nguồn lực đền ơn đáp nghĩa chiếm 17.2%, tiếp sau là hoạt động kết nối đơn vị doanh nghiệp, kết nối với các trung tâm CTXH 27.2%; kết nối các hội đoàn thể chính quyền địa phương 11,7%, 16
- Có thể nói, các hoạt động kết nối và dịch vụ trợ giúp của thanh niền đối với huy động nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa mới chỉ dừng lại với hoạt động đơn giản bằng việc kết nối với các nguồn lực có sẵn tại địa phương, có sẵn của đoàn thanh niên. Chưa có một khảo sát tìm hiểu nhu cầu, chưa có một liệu trình can thiệp một cách chuyên nghiệp. Chính vì vây kết quả trợ giúp chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Nhìn chung, để làm tốt hơn các hoạt động thanh niên trợ giúp cho người có công, một mặt người làm công tác xã hội cần tận dụng hơn nữa các nguồn lực bên trong của thanh niên, bên cạnh đó tìm kiếm và kết nối thanh niên với các nguồn lực bên ngoài cộng đồng để huy động làm phong trào. Mặt khác kêu gọi sự quan tâm hơn nữa từ phía chính quyền địa phương, trên cơ sở đó xác định vấn đề và nhu cầu của người có công coi đây cũng là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để có các chương trình trợ giúp đạt kết quả tốt hơn. 2.3. Thực trạng các yếu tố tác động tới thực hiện hiệu quả vai trò CTXH trong việc huy động nguồn lực 2.3.1. Thực trạng yếu tố thuộc về thanh niên Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh niên không tham gia hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Để tìm hiểu rõ những nguyên nhân ấy, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, dựa vào ý kiến đánh giá chủ quan từ chính thanh niên, chính quyền, đoàn thể, người có công và cộng đồng xã hội. Kết quả xử lý số liệu cho thấy: Nhận định chủ quan từ phía thanh niên & cộng đồng, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là do phong trào huy động các nguồn lực đền ơn đáp nghĩa chưa hấp dẫn thanh niên: 89%. ✓ Thiếu kiến thức, kỹ năng: có 82% số người trả lời cho rằng đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh niên không tham gia huy động các nguồn lực đền ơn đáp nghĩa. Có thể nói đa số các thanh niên loay hoay không biết phải làm gì trong việc huy động các nguồn lực. Các bạn trẻ được hỏi đều có những câu hỏi “em phải làm gì để tham gia”. Các bạn thường nghĩa rằng tham gia bằng hiện vật mới là tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Những lần đi hoạt động dọn vệ sinh nghĩa trang chỉ là đi sinh hoạt đoàn tập thể. ✓ Thờ ơ với phong trào: có 86% số người trả lời lựa chọn yếu tố ảnh hưởng đến việc thanh niên không tham gia huy động các nguồn lực đền ơn đáp nghĩa. Thanh niên không quan tâm đến những vấn đề xã hội bằng thái độ thờ ơ, 17
- “không có cơm ăn thì mới chết chứ huy động nguồn lực đền ơn đáp nghĩa thì liên quan gì đến em, việc ấy đã có nhà nước lo, hơi đâu em quan tâm mấy chuyện rỗi hơi ấy…” bạn V.T.M công nhân Công ty TNHH Thanh Phúc trên địa bàn phường Ngọc Sơn cho biết. ✓ Không có thời gian tham gia là 55%. Đây cũng là một trở ngại rất lớn đối với các thanh niên. ✓ Nhận thức sai lệch chiếm 45% Phân tích trên cho thấy có rất nhiều nguyên nhân từ phía thanh niên dẫn đến thực trạng thanh niên không tham gia các hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa. Để chăm sóc tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho người có công, thân nhân người có công mỗi thanh niên thực sự phải là người đi đầu, xung kích trong các hoạt động đầy tính nhân văn và ý nghĩa này. Như vậy vai trò của công tác xã hội trong huy động nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa là rất khác so với các đối tượng khác. Thanh niên là những người trẻ tuổi, có sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, có khả năng đạt hiệu quả cao trong việc huy động các nguồn lực. Bên cạnh đó tham gia huy động nguồn lực còn có ý nghĩa giúp thanh niên không còn thờ ơ, vô tâm với người có công, đồng thời không có tư tưởng, nhận thức sai lệch về những giá trị mà ông cha đã một thời đấu tranh xây dựng. Có thể thay đổi nhận thức của bộ phận thanh niên sống ảo, sống không mục đích, không lý tưởng… dễ xa vào các tệ nạn xã hội. Tham gia thực hiện chương trình Đền ơn đáp nghĩa thể hiện được lòng biết ơn, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ ông cha cho nền độc lập và tự do của dân tộc. Đồng thời giúp thanh niên nhớ về truyền thống dân tộc, thấy rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước đúng với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” góp phần cùng Nhà nước chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho tất cả các đối tượng chính sách. Bên cạnh đó giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyển quân, gọi công dân lên đường nhập ngũ. 2.3.2. Thực trạng yếu tố thuộc về nhân viên xã hội Thực trạng chung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội hầu như chưa được đào tạo bài bản, mà chỉ thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ hàng năm do Bộ, Sở và các dự án của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức. Khảo sát về trình độ chuyên môn của cán bộ xã hội địa phương và cán bộ 18
- làm công tác công đoàn trong khu công nghiệp, kết quả xử lý số liệu cho thấy: Qua biểu đồ ta nhận thấy, hiện nay trình độ chuyên môn của đội ngũ những nhân viên CTXH kiêm nhiệm có trình độ từ cao đẳng đến đại học chiếm lần lượt là 36,6% và 12,4%, còn lại trình độ trung cấp chiếm 22,6%, bồi dưỡng nghiêp vụ 12,4%. Như vậy, trình độ học vấn của người làm còn chưa cao, họ chủ yếu là các cán bộ ở Đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc trợ giúp cho thanh niên tham gia làm công tác đền ơn đáp nghĩa giúp đình chính sách khó khăn, thì việc chuyên nghiệp hóa CTXH là rất quan trọng, bởi đây là đối tượng đặc thù, trình độ học vấn chưa cao nên còn nhiều hạn chế trong nhận thức. Vì thế rất cần các nhân viên CTXH có trình độ và chuyên nghiệp, để tiếp cận và trợ giúp đối tượng tốt hơn. Việc đánh giá năng lực, cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ người làm CTXH, cán bộ đoàn có vai trò quan trọng. Một mặt là cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ nói chung cấp cơ sở, mặt khác là cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của những người làm CTXH. Kết quả khảo sát năng lực làm việc của đội ngũ NVCTXH theo nhìn nhận của cộng đồng như sau: Qua khảo sát, ta thấy khả năng làm việc của nhân viên xã hội khi làm việc với cộng đồng nói chung với thanh niên nói riêng, chỉ có 25,5% cho rằng khả năng làm việc rất tốt, tiếp theo 18,2% cho rằng khả năng làm việc tốt, 23,6% làm việc chưa tốt và 32,4% còn lại là làm việc kém chưa đem lại hiệu quả cho đối tượng cần trợ giúp Có thể nói, đội ngũ cán bộ nhân viên xã hội còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản về công tác xã hội, nhất là cán bộ làm việc trực tiếp với đối tượng đã gây ảnh hưởng tới hiệu quả các chính sách xã hội trong quá trình triển khai thực hiện trong thời gian qua. Để trợ giúp tốt hơn cho thanh niên tham gia huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa, việc xây dựng và phát triển nghề CTXH là một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội liên quan đến công tác đền ơn đáp nghĩa cũng như các chính sách bảo trợ xã hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. 2.3.3. Thực trạng yếu tố thuộc về người có công Trong những năm qua, công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được Đảng và nhà quan tâm chỉ đạo đồng bộ từ trung ương đến phương. Ngoài chế độ trợ cấp của nhà nước, mỗi địa phương còn có nhiều chính sách riêng hỗ trợ cho người có 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn