ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
-------------------------------------------<br />
<br />
PHẠM THỊ THU HƯƠNG<br />
<br />
VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI<br />
TRONG VIỆC CHĂM SÓC TRẺ TỰ KỶ<br />
(Nghiên cứu thông qua Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội)<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội<br />
Mã số: 60 90 01 01<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Xuân Lan<br />
<br />
Hà Nội 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1<br />
1....................................................................................................................... Lý do chọn đề tài<br />
.............................................................................................................................................. 1<br />
2...................................................................................... Tổng quan tình hình nghiên cứu<br />
.............................................................................................................................................. 2<br />
2.1 ....................................................... Một số nghiên cứu liên quan đến tự kỷ trên thế giới<br />
...................................................................................................................................................................... 2<br />
2.2 ................................................... Một số nghiên cứu liên quan đến trẻ tự kỷ ở Việt Nam<br />
...................................................................................................................................................................... 3<br />
2.3 ................ Một số nghiên cứu liên quan đến Công tác xã hội với trẻ tự kỷ ở Việt Nam<br />
.................................................... .................................................................................................................5<br />
<br />
3................................................................................................. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn<br />
.............................................................................................................................................. 7<br />
4.........................................................................................Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
.............................................................................................................................................. 8<br />
5................................................................. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu<br />
.............................................................................................................................................. 8<br />
6.................................................................................................................. Câu hỏi nghiên cứu<br />
.............................................................................................................................................. 8<br />
7............................................................................................................ Giả thuyết nghiên cứu<br />
.............................................................................................................................................. 9<br />
8..................................................................................................... Phương pháp nghiên cứu<br />
.............................................................................................................................................. 9<br />
9...................................................................................................................... Cấu trúc luận văn<br />
............................................................................................................................................ 10<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM<br />
SÓC TRẺ TỰ KỶ .............................................................................................................. 11<br />
1.1 Một số khái niệm công cụ ................................................................................ 11<br />
<br />
1.1.1 Trẻ tự kỷ .................................................................................................................................... 11<br />
1.1.2 Chăm sóc trẻ tự kỷ ................................................................................................................. 11<br />
1.1.3 Tư vấn, hỗ trợ ......................................................................................................................... 12<br />
1.1.4 Công tác xã hội ........................................................................................................................ 12<br />
1.1.5 Vai trò công tác xã hội với trẻ tự kỷ ................................................................................ 13<br />
<br />
1.2 Các lý thuyết áp dụng ........................................................................................ 14<br />
1.2.1 Lý thuyết vai trò ...................................................................................................................... 14<br />
1.2.2 Lý thuyết hệ thống của Pincus và Minahan................................................................... 15<br />
1.2.3 Lý thuyết nhu cầu của Maslow .......................................................................................... 17<br />
<br />
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề trẻ em và trẻ em khuyết<br />
tật tại Việt Nam .............................................................................................................. 18<br />
1.4 Một vài nét về Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội ................................ 18<br />
CHƯƠNG 2:VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ<br />
TRỢ CHA MẸ CHĂM SÓC CON BỊ TỰ KỶ THÔNG QUA CÂU LẠC BỘ “GIA<br />
ĐÌNH TRẺ TỰ KỶ HÀ NỘI” .......................................................................................... 20<br />
2.1 Vai trò người xử lý dữ liệu ................................................................................. 20<br />
2.1.1 Nhu cầu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ.................................................... 20<br />
2.1.2<br />
<br />
Nhu cầu phát triển nhận thức cho trẻ tự kỷ ................................................................ 21<br />
<br />
2.1.3<br />
<br />
Nhu cầu giúp trẻ nâng cao kỹ năng tự phục vụ........................................................... 23<br />
<br />
2.1.4 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ............................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.1.5 Nhu cầu tìm trường học/trung tâm cho trẻ tự kỷ .... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
2.2 Vai trò tư vấn, hỗ trợ cho cha mẹ có con tự kỷ ........ Error! Bookmark not<br />
defined.<br />
2.2.1 Hỗ trợ tâm lý ............................................................................ Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.2 Tư vấn, hỗ trợ phụ huynh phương pháp chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ.....<br />
.................................................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.2.3 Tư vấn, hỗ trợ cha mẹ tìm trường học/trung tâm cho trẻ tự kỷ Error! Bookmark<br />
not defined.<br />
<br />
2.3 Vai trò kết nối nguồn lực ............................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.3.1 Hỗ trợ tiếp cận, vận động chính sách cho trẻ tự kỷ .. Error! Bookmark not defined.<br />
2.3.2 Kết nối, huy động các nguồn lực trong cộng đồng.... Error! Bookmark not defined.<br />
2.3.3 Kết nối, tìm kiếm nguồn lực qua các phương tiện truyền thôngError! Bookmark<br />
not defined.<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
1......................................................................................................................................... Kết luận<br />
.......................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2................................................................................................................................ Khuyến nghị<br />
.......................................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2.1 ...................................................................... Đối với Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội<br />
.................................................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.2 ....................................................................................................... Đối với cộng đồng, xã hội<br />
.................................................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
2.3 ........................................... Đối với nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc trẻ tự kỷ<br />
.................................................................................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 23<br />
PHỤ LỤC ......................................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Lý do chọn đề tài<br />
Hội chứng tự kỷ ở trẻ em ngày càng gia tăng trên thế giới và đang trở thành một vấn đề<br />
mang tính thời sự được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt đây còn là nỗi lo lắng vô hạn<br />
của các bậc cha mẹ có con bị tự kỷ. Các thống kê cho thấy hầu hết mọi nơi trên thế giới, tỉ<br />
lệ mắc chứng tự kỷ gia tăng một cách đáng kể. Ở Mỹ qua hai thập kỷ (từ những năm 80<br />
của thế kỷ trước đến nay) tỉ lệ mắc chứng tự kỷ tăng 1204%. Theo báo cáo của trung tâm<br />
kiểm soát bệnh Hoa kỳ (Center for Disease Control-CDC), số lượng trẻ tự kỷ tăng nhanh<br />
từ lúc khởi đầu 11 trẻ được chẩn đoán, đến năm 2007 đã lên đến 6,6/1000 ở trẻ 8 tuổi [11].<br />
Số lượng các nghiên cứu về hội chứng tự kỷ được thực hiện tại nhiều nước phát triển như<br />
Anh, Mỹ, Đức, Australia...Ở các nước Châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,Trung<br />
Quốc, vấn đề tự kỷ cũng đã được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.<br />
Tham luận tại hội nghị của thạc sỹ Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Phó<br />
Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn<br />
cảnh khó khăn - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 6,7 triệu<br />
người khuyết tật, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật, trong đó tỷ lệ trẻ khuyết tật<br />
trí tuệ 27%; trẻ khuyết tật vận động 20%; trẻ khuyết tật ngôn ngữ 19%; khiếm thính<br />
12,43%; khiếm thị 12%; các loại khuyết tật khác 7%(bao hàm cả tự kỷ); trẻ đa tật chiếm<br />
12,62%, trẻ khuyết tật nặng chiếm khoảng 31%. [58]<br />
Mặc dù số trẻ em mắc hội chứng tự kỷ ngày càng tăng nhanh nhưng ở nước ta nhận thức<br />
về vấn đề này của cộng đồng, xã hội và của chính bản thân gia đình có trẻ mắc hội chứng<br />
tự kỷ còn rất hạn chế. Chính vì thế, vẫn bắt gặp những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với<br />
trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. Đáng lo ngại là những ông bố, bà mẹ có vai trò quan trọng<br />
trong việc chăm sóc và nuôi, dạy trẻ tự kỷ thì thông tin, kiến thức của họ về hội chứng tự<br />
kỷ cũng như hiểu biết về quá trình can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ cũng rất hạn chế. Chính<br />
vì thế, việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, đặc biệt sự chia sẻ giữa các gia đình có trẻ tự kỷ<br />
là một việc làm hết sức thiết thực, kịp thời có biện pháp thích hợp để hạn chế những ảnh<br />
hưởng của chứng tự kỷ đối với trẻ.<br />
Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nộilà nơi hỗ trợvà chia sẻ cho các bậc phụ huynh về các<br />
phương pháp chăm sóc, nuôi và dạy trẻ tự kỷ. Giúp cho các bậc cha mẹ trẻ tự kỷ có thêm<br />
kiến thức về tự kỷ và giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến trẻ. Đây là một mô hình<br />
rất phù hợp hiện nay, do cha mẹ đang thiếu thông tin về tự kỷ do vậy mô hình này đã giúp<br />
cho các phụ huynh bổ sung các kiến thức đó.<br />
Làm thế nào để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập được với cộng đồng và có quyền được bình đẳng,<br />
quyền được trợ giúp đểtiếp cận cơ hội về giáo dục, chăm sóc y tế như quyền trẻ em theo<br />
Công ước quốc tế và quyền của trẻ khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam?<br />
Để chăm sóc và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ hiệu quả,ngoài sự chăm sóc của gia đình,<br />
điều trị y tế và chuyên gia tâm lý, giáo dục thì sự trợ giúp của công tác xã hội có ý nghĩavô<br />
cùng quan trọng.<br />
Vậy công tác xã hội có vai trò gì trong chăm sóc trẻ tự kỷ giúp chúng có thể hòa nhập cộng<br />
đồng để làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội? Công tác xã hội có thể tập hợp,<br />
kết nối, tìm các nguồn lực hỗ trợ giúp các gia đình trẻ tự kỷ chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao<br />
kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ như thế nào?<br />
Với các câu hỏi nghiên cứu trên đây có thể trả lời thông qua một nghiên cứu về thực chất<br />
vai trò của công tác xã hội đối với việc chăm sóc trẻ tự kỷ. Chính vì vậy, tác giả chọn đề<br />
<br />
1<br />
<br />