intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường (Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.)

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

149
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạo lực học đường được coi là 1 trong 6 vấn nạn của giáo dục Việt Nam hiện nay. Điều này đã và đang là hồi chuông khẩn thiết cảnh báo sự xuống cấp của các giá trị đạo đức và văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến tương lai của đất nước, dân tộc. Để nắm rõ hơn về Bạo lực học đường mời các bạn cùng tham khảo Luận văn sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường (Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== TRƢƠNG THỊ HIỀN VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG (Nghiên cứu trƣờng hợp tại thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội năm 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =========== TRƢƠNG THỊ HIỀN VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG ( Nghiên cứu trƣờng hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Mai Thị Kim Thanh Hà Nội năm 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn, các thầy cô giáo, cũng nhƣ sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Mai Thị Kim Thanh - ngƣời đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà thầy đã dành cho tôi. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã hội học – Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những ngƣời đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2014 Học viên Trƣơng Thị Hiền
  4. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Trƣơng Thị Hiền, học viên lớp Cao học Công tác xã hội, chuyên ngành Công tác xã hội, khoá 2011 - 2013. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Học viên Trƣơng Thị Hiền
  5. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .................................................................................. 6 1.1. LÝ DO LỰA CHON ĐỂ TÀI ................................................................... 6 2.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 7 2.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường trên thế giới ........................................ 7 2.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở Việt Nam ........................................ 10 3.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 3.1.1. Ý nghĩa lý luận ...................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................... Error! Bookmark not defined. 4.1. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 5.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 6. 1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 6.1.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined. 6.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined. 7.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 7.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined. 7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined. 8.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 8.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu............. Error! Bookmark not defined. 8.1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến .............. Error! Bookmark not defined. 8.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu................. Error! Bookmark not defined. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNHERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1
  6. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ........... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.1.1. Các khái niệm công cụ ......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1.1. Khái niệm về vai trò ......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1.2. Khái niệm bạo lực ............................ Error! Bookmark not defined. 1.1.1.3. Khái niệm bạo lực học đường .......... Error! Bookmark not defined. 1.1.1.4. Nhân viên công tác xã hội ................ Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Các lý thuyết liên quan......................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.1. Thuyết vai trò ................................... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.2. Thuyết hệ thống - sinh thái ............... Error! Bookmark not defined. 1.1.2.3. Thuyế t nhu cầ u ................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2.4. Lý thuyết xung đột xã hội ................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông ................................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý .............. Error! Bookmark not defined. 1.1.3.2. Một số đặc điểm tâm lý .................... Error! Bookmark not defined. 1.1.3.3. Đặc điểm về tình cảm ....................... Error! Bookmark not defined. 1.1.4. Cơ sở pháp lý của công tác phòng chống bạo lực học đường tại Việt Nam ................................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN....................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 1.2.1. Những nỗ lực trong việc hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường trong trường phổ thông hiện nay ............................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu....... Error! Bookmark not defined. 1.2.2.1. Vài nét về điều kiện kinh tế xã hội tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2.2. Một vài nét về các trường phổ thông thông trên địa bàn nghiên cứu ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 2
  7. CHƢƠNG 2. NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNGERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1. THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TẠI CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1.1. Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực học đường ...... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Thực trạng bạo lực học đường trên địa bàn thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Nguyên nhân bạo lực học đường ........ Error! Bookmark not defined. 2.1.5. Các giải pháp hạn chế hạn chế bạo lực học đường đã được thực hiện ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. NHÂN VIÊN CTXH TRONG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HỌC SINH BỊ BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN- TỈNH VĨNH PHÚC .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.2.1. Nhận thức của nhân viên Công tác xã hội về vai trò trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường ............................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội tại các trường phổ thông trên địa bàn thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Các hoạt động phòng ngừa .............. Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Hoạt động hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường của nhân viên Công tác xã hội ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ của nhân viên Công tác xã hội .................................................................. Error! Bookmark not defined. 3
  8. 2.2.3. Nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường................. Error! Bookmark not defined. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. KẾT LUẬN ............................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. KHUYẾN NGHỊ ....................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 11 4
  9. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐH KHXH & NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GD & ĐT Giáo dục và đào tạo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh PCBLHĐ Phòng chống bạo lực học đƣờng 5
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Giới tính và độ tuổi của học sinh đƣợc khảo sát ............................ 18 Bảng 1.2. Giới tính, trình độ học vấn và độ tuổi của nhân viên CTXH đƣợc khảo sát ............................................................................................................ 19 Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực giữa các học sinh ... 50 Bảng 2.2. Tỷ lệ học sinh chứng kiến bạo lực học đƣờng................................ 53 Bảng 2.3. Các hình thức hỗ trợ cho học sinh bị bạo lực học đƣờng ............... 80 Bảng 2.4. Thời gian làm công tác kiêm nhiệm của nhân viên CTXH ........... 89 Bảng 2.5. Giải pháp nâng cao vai trò của nhân viên CTXH trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đƣờng ............................................................................... 92 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow ................................................................. 30 DANH MỤC BIỂU Biểu 1. Hành động của học sinh khi chứng kiến bạo lực học đƣờng ............. 54 Biểu 2. Các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đƣờng ................................. 73 Biểu 3. Đánh giá của nhân viên CTXH về hình thức hỗ trợ HS bị bạo lực học đƣờng............................................................................................................... 87 6
  11. PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trong học đƣờng đang diễn ra mạnh mẽ và có chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng, hình thức, tính chất. Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đƣờng. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên và bạo hành trƣờng học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Ở Việt Nam theo số liệu đƣợc đƣa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày diễn ra hội thảo, các trƣờng trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trƣờng. Riêng năm học 2009 - 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết ngƣời. [35] Chỉ cần đánh chữ "bạo lực học đƣờng" thì trong 0.32 giây có thể thấy 12.200.000 kết quả. Đó là con số gia tăng ấn tƣợng về vấn nạn bạo lực học đƣờng trong tình hình hiện nay. Điều đáng nói là hiện tƣợng đánh nhau không chỉ có ở học sinh THPT mà kể cả những học sinh đang học THCS với tuổi đời còn rất nhỏ. Đặc biệt còn xuất hiện tình trạng nữ học sinh đánh nhau, đánh hội đồng, làm nhục bạn rồi tung lên mạng với nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dƣ luận xã hội. Bạo lực học đƣờng đƣợc coi là 1 trong 6 vấn nạn của giáo dục Việt Nam hiện nay. Điều này đã và đang là hồi chuông khẩn thiết cảnh báo sự xuống cấp của các giá trị đạo đức và văn hóa Việt Nam, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hƣởng đến tƣơng lai của đất nƣớc, dân tộc. Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân ngƣời gây ra hành 7
  12. vi bạo lực, ngƣời bị bạo lực, gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội. Chính vì vậy mà ngành giáo dục cùng các cấp chính quyền nƣớc ta đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đƣờng song kết quả thu đƣợc vẫn chƣa cao, công tác thực hiện vẫn chƣa triệt để. Vĩnh Phúc là một tỉnh tiếp giáp thủ đô, là vùng phát triển kinh tế năng động trong cả nƣớc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và thị xã Phúc Yên nói riêng, ngành giáo dục cũng đang đối mặt với vấn đề liên quan đến bạo lực trong học đƣờng. Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần có những biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết vấn nạn này. Trong đó công tác xã hội học đƣờng đƣợc xem là một trong những biện pháp can thiệp hữu hiệu, cần đƣợc đƣa vào trƣờng học và đẩy mạnh thực hiện. Thông qua hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội học đƣờng sẽ giúp cho các học sinh phòng ngừa, và ngăn chặn bạo lực trong trƣờng học, tiến tới xây dựng môi trƣờng học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, chƣa có các nghiên cứu đề cập đến vai trò của các nhân viên CTXH trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đƣờng, đặc biệt là trên địa bàn thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc. Những vấn đề trên đã gợi mở trong tôi hƣớng nghiên cứu đề tài“ Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh bị bạo lực học đường” ( Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.) 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu bạo lực học đường trên thế giới Bạo lực học đƣờng là một vấn nạn chung, xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là chủ đề mà nhiều nƣớc trên thế giới đang nghiên cứu để ngăn chặn. * Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đƣờng: Năm 2012 một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ có tên “Hiểu biết về bạo lực học đường” (Underdtanding school vilolence). Nghiên cứu đã đƣa ra những con số 8
  13. thống kê về tình trạng môi trƣờng học đƣờng với những hành vi đe dọa, hành vi bạo lực gây tử vong và không gây tử vong. Cụ thể có 5,9% học sinh mang theo một loại vũ khí (nhƣ súng, dao) vào trƣờng học trong 30 ngày trƣớc thời điểm điều tra. Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trƣớc cuộc điều tra, 7,8% học sinh trung học đƣợc thông báo bị đe dọa hay bị thƣơng tích bằng một loại vũ khí trong trƣờng học ít nhất một lần, với tỷ lệ nam cao gấp hai lần nữ. Trong 12 tháng trƣớc cuộc điều tra, 12,4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tại trƣờng ít nhất một lần. Tỷ lệ này ở nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong 30 ngày trƣớc cuộc điều tra, 5,5% học sinh đƣợc cảnh báo những nguy cơ không an toàn nên họ đã không tới trƣờng ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằng nhau. [50] * Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đƣờng: Một công trình nghiên cứu của Glew GM (Khoa Tâm thần và khoa học hành vi, Đại học Washington School of Medicine, Mỹ) và các cộng sự tiến hành năm 2005 trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ qua đề tài “Bắt nạt, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với mục tiêu xác định tỷ lệ bắt nạt trong trƣờng tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trƣờng, thành tích học tập, hành động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm giác buồn, an toàn, và phụ thuộc. Kết quả cho thấy: có 22,0% trẻ em đƣợc khảo sát đã tham gia vào việc bắt nạt hoặc nhƣ là một nạn nhân, bị bắt nạt, hoặc cả hai. Tác giả cho rằng: sự phổ biến của hành vi bắt nạt thƣờng xuyên ở trẻ em trƣờng tiểu học là rất đáng kể. Mối liên hệ giữa hành vi bắt nạt và các vấn đề trong trƣờng học cho thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với các trƣờng tiểu học nơi đây.[29] “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” là tên một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đƣờng đƣợc Liang H ( Cục trẻ em và vị thành niên tâm thần, Viện Tâm Thần, Vƣơng quốc Anh) và cộng sự đƣợc tiến hành nghiên cứu ở 72 trƣờng học ở Cape và Durban, Nam Phi năm 9
  14. 2007. Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của 5074 học sinh vị thành niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14,2 năm) và lớp 11 (tuổi trung bình 17,4 tuổi) ở 72 trƣờng học ở Cape và Durban, Nam Phi và làm rõ mối liên quan giữa những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm ở thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy: tham gia vào hành vi bắt nạt là một vấn đề phổ biến đối với trẻ em Nam Phi. Hành vi bắt nạt có thể đƣợc coi nhƣ một chỉ báo về các hành vi bạo lực, chống đối xã hội. [30] * Nghiên cứu về các hình thức của biểu hiện bạo lực học đƣờng: Công trình nghiên cứu của Wang.J (Viện Y tế quốc gia, Bethesda, Maryland 20892, Hoa Kỳ) và cộng sự năm 2009 đƣợc tiến hành tại Mỹ với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng lời nói, quan hệ, và trên Internet” đã nghiên cứu 4 hình thức trong hành vi bắt nạt trƣờng học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ và bạn bè. Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tƣơng ứng của việc bắt nạt ngƣời khác và bị bắt nạt ở trƣờng ít nhất 1 lần trong 2 tháng qua là 20,8% về mặt vật chất, 53,6% về lời nói, 51,4% về mặt xã hội, hoặc 13,6% bằng điện tử. Các học sinh nam thƣờng liên quan đến các hành vi bắt nạt về thể chất hoặc bằng lời nói, trong khi các nữ sinh lại có nguy cơ liên quan đến việc bắt nạt dựa trên các mối quan hệ. Những ngƣời Mỹ gốc Phi liên có liên quan đến các hành vi bắt nạt (về thể chất, bằng lời nói, hoặc qua mạng) nhƣng lại ít bị trở thành nạn nhân (về lời nói hoặc các mối quan hệ). Việc hỗ trợ của cha mẹ ít có sự liên quan đến việc thực hiện các hình thức bắt nạt. Bạn bè có liên quan nhiều hơn đến hành vi bắt nạt về thể chất, bằng lời nói, và quan hệ nhƣng không liên quan đến hành vi bắt nạt trên mạng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc hỗ trợ của cha mẹ có thể giúp trẻ chống lại đƣợc các hình thức bắt nạn không đáng có. [31] Theo các chuyên gia về phòng chống bắt nạt trong học đƣờng, để đấu tranh hiệu quả với nạn này, vấn đề quan trọng nhất là phải chỉ ra cho các em 10
  15. học sinh nhận thấy rằng việc bắt nạt ngƣời khác là hành vi không thể chấp nhận đƣợc, và động viện những em khác chống lại hành động không hay này. Ngành giáo dục cần phải tiếp tục đƣa ra những biện pháp can thiệp để ngăn chặn tình trạng bạo lực và ức hiếp giữa các học sinh. Nếu để các em đơn độc đối phó thì tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn. Các biện pháp can thiệp thƣờng có hiệu quả nhất khi đƣợc phối hợp toàn diện, giữa giáo viên, ban giám hiệu nhà trƣờng, những ngƣời bảo vệ nhà trƣờng và các bậc phụ huynh. 2.1.2. Nghiên cứu bạo lực học đường ở Việt Nam Ở Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây, đã có nhiều nghiên cứu, các bài báo cáo khoa học liên quan đến bạo lực học đƣờng của học sinh nhƣ: * Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đƣờng: Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam với báo cáo khoa học “Hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên - con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá” đã chỉ ra con đƣờng hình thành hành vi bạo lực học đƣờng và cách tiếp cận, đánh giá hành vi bạo lực học đƣờng. Bài báo khoa học “Bạo lực học đường: nguyên nhân và các biện pháp hạn chế” của TS. Nguyễn Văn Lƣợt đã đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân tâm lý xã hội dẫn đến hành vi bạo lực học đƣờng giữa học sinh với học sinh. Các nguyên nhân cụ thể đƣợc đƣa ra là do: quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình; sự khao khát khẳng định cái tôi của trẻ và ảnh hƣởng của văn hóa và phƣơng tiện truyền thồng. Nghiên cứu cũng đƣa ra một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đƣờng. Song theo ông, đứng trƣớc những hành vi bạo lực của trẻ, cha mẹ, thầy cô nên có thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo cho các em để các em dần dần nhận ra sự không đúng đắn và từ bỏ nó. Sự quát tháo, đánh đập, nhiếc móc hoặc trừng phạt chỉ làm tăng thêm những hành vi đó ở trẻ. Giải pháp tận gốc của vấn đề là trẻ phải tự nhận ra và từ bỏ hành vi đó một cách tự nguyện.[15; tr.322-325] 11
  16. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Chí An, Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đƣờng ở Việt Nam, Kỷ yếu về Công tác xã hội học đƣờng, 10/6/2011. Trƣờng Công tác xã hội và Chính sách xã hội, Đại học Nam Úc. 2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010), “Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường”, Khóa luận tốt nghiệp. 3. Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội ( 2010), Quyết định số 1305/QĐ- LĐTBXH ngày 22/10/2010 của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội về Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2015. 4. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, UBND thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2013. 5. Báo cáo tổng kết năm học 2012- 2013 (2013), Sở GD & ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Chính phủ (2010), Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020". 7. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học đại cƣơng, NXB ĐHQG Hà Nội. 8. Đại từ điển Tiếng Việt, 1998, NXB Văn hóa Thông tin. 9. Giáo trình “CTXH trợ giúp học sinh, sinh viên hòa nhập cộng đồng”(2011), Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 10. Lƣu Song Hà, Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2003), “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, Hà Nội. 11. Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Quang Uẩn (2004), “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm”, NXB ĐHSP. 12
  17. 12. “ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam- nền tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới” (2014), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. 13. Vũ Văn Hiệu (2013), “Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Công tác xã hội. 14. Phan Mai Hƣơng, Viện Tâm lý học, “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay”( 2009), kỳ yếu hội thảo quốc tế tại Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Lƣợt “Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế”( 11/2009). Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trƣờng Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, tr.322 – tr.325, TP. Hồ Chí Minh. 16. Luật Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em năm 2004. 17. Bùi Thị Xuân Mai ( 2010), “Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội”, NXB LĐXH. 18. Đặng Hoàng Minh và Trần Thành Nam, ( 2011), báo cáo khoa học “Hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên - con đường hình thành và cách tiếp cận đánh giá”. Tạp chí Tâm lý học số 12, tr.22 – 26. 19. Vũ Hào Quang - Xã hội học quản lý (2001), NXB ĐHQG Hà Nội. 20. Hoàng Bá Thịnh, (8/2009), “Bạo lực học đường- một vấn đề xã hội hiện nay”. Hội thảo “ Nhu cầu, định hƣớng đào tạo tâm lý học đƣờng tại Việt Nam, Hội thảo khoa học Quốc tế, Hà Nội, tr. 16 - 27. 21. Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên, Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường trung học cơ sở Lê Lai- Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, y học TP Hồ Chí Minh, VOl.14- Supplement of No 1- 2010: 196 -203. 22. Nguyễn Văn Tƣờng (2013), Công tác xã hội trường học đối với hành vi bạo lực học đường, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Công tác xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam”, Đại học Lao động & Xã hội, NXB Lao 13
  18. động – Xã hội, Tr 331 – 339. 23. Nguyễn Văn Tƣờng, “Mô hình can thiệp tâm lý đối với hành vi bạo lực học đường ở học sinh trung học”, Tập chí Tâm lý học xã hội, Số 6/2014, Tr. 81- 96. 24. Nguyễn Văn Tƣờng, Công tác xã hội trường học và cơ chế phòng ngừa hành vi bạo lực học đường (11/2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “ Tăng cƣờng tính chuyên nghiệp Công tác xã hội trong trợ giúp các nhóm yếu thế - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB ĐHSP, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Tƣờng, “Tâm lý học nhận thức” (2010), Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em. 26. Võ Thị Hoàng Yến, “Công việc của nhân viên Công tác xã hội học đường” (24/5/2011), Mạng Công tác xã hội Việt Nam (VNSW). 27. David Dupper (2002), School Social Work: Skills and Interventions for Effective Practice, John Wiley & Sons, INC. 28. David Baker và Gerald Letendre (2010), “Khác biệt quốc gia – Đồng dạng toàn cầu”. 29. Glew MG (2005), “Bắt nạn, tâm lý xã hội điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học”, Mỹ. 30. LiangH và cộng sự (2007), “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi”, Nghiên cứu ở 72 trƣờng học ở Cape và Durban, Nam Phi. 31. WangJ (2009), “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng lời nói, quan hệ, và trên Internet”, Mỹ. Tài liệu trên Internet 32. Mai Anh (2010), “Bắt nạt trƣờng học”, http://sharevn.org, 22/11/2011 33. “Bạo lực học đường – Một vấn đề xã hội hiện nay” Website: www.tuonganhtlh.com ngày 22/4/2014 14
  19. 34. Bạo lực học đƣờng xuất phát từ xã hội http://phapluattp.vn 35. Bạo lực học đƣờng và những hậu quả http://htu.edu.vn 36. Bạo lực học đƣờng gia tăng: Vai trò của gia đình, trách nhiệm xã hội ở đâu? http://www.giaoduc.edu.vn 37. Bạo lực học đƣờng từ góc nhìn nhà quản lý giáo dục http://dailyinfo.vn 38. Bạo lực học đƣờng – nhìn từ góc độ văn hóa và giáo dục http://www.tuyengiao.vn 39. Căn nguyên của bạo lực học đƣờng http://www.baomoi.com 40. Phạm Xuân Cần (2011), “Xung đột và thể chế hóa xung đột”. http://www.faxuca.com/2011/10/normal-0-false-false-false-en-us none_6565.html 41. Để giảm tình trạng “bạo lực học đƣờng”: Tăng cƣờng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh http://www.baobinhduong.org.vn 42. “Mổ xẻ” nguyên nhân khiến bạo lực học đƣờng tràn lan http://dantri.com.vn 43. Nghiên cứu về Bạo lực học đƣờng http//vicongdong.vn 44. Nguyên nhân bạo lực học đƣờng http://www.baomoi.vn 45. Oilchange (2009), “Bạo lực học là gì”, http://www.nssc1.org, 46. Phòng chống bạo lực học đƣờng: triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. http://www.giaoduc.edu.vn 15
  20. 47. Quỳnh Trang (2010), “Nạn bắt nạt học đƣờng leo thang ở Mỹ”, http://ione.net,20/12/2011) 48. Thực trạng bạo lực trong học đƣờng http://cao.congan.com.vn 49. Role of social worker in Public schools by Anna Green. http://www.ehow.com/facts_5179307_role-social-worker-public- schools.html 50. Underdtanding sschool vilolence-Centers for Disease Control and Prevention, www.cdc.gov/violenceprevention 51. What is a school social Worker? By Nannette Richford http://www.ehow.com/about_4612056_what-school-social-worker.html 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0