intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vận dụng công tác xã hội hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đưa ra ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng nhằm giúp cộng đồng giải quyết những lo lắng, băn khoăn trước chủ trương lớn của huyện về quy hoạch, sắp xếp lại việc nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cát Bà, giúp họ có việc làm, ổn định cuộc sống, hướng đến sự phát triển bền vững và đề xuất một số khuyến nghị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vận dụng công tác xã hội hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÙI THỊ THU HUYỀN MÃ HỌC VIÊN: C00727 “VẬN DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO CƢ DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI LÀNG CHÀI BẾN BÈO, THỊ TRẤN CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, TP HẢI PHÒNG” TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8.76.01.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH Hà Nội - 2018
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải ( năm 2016), Huyện Cát Hải là một huyện đảo có 12 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên trên 345km2...dân số toàn huyện là trên 30 nghìn người với trên 6.000 hộ, có 173 hộ nghèo chiếm 2,02% đa số sống bằng nghề nông ( nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá, nông nghiệp, diêm nghiệp). Vùng biển Cát Bà với 366 hòn đảo và 29.000ha diện tích mặt nước, có tiềm năng rất lớn để phát triển các nghề nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là vùng biển có nhiều dãy núi và đảo che chắn đã tạo ra các eo, vũng, vịnh kín gió rất phù hợp cho nuôi cá bằng lồng trên biển [8]. Việc nuôi cá lồng bè gắn với dịch vụ du lịch đã được hình thành và phát triển cách đây 20 năm tại thị trấn Cát Bà và cùng với đó là sự ra đời của một loại hình dân cư mới trên biển đó là làng chài „Bến Bèo”. Đây được coi là một trong những sinh kế thay thế cho nghề khai thác hải sản tại địa phương trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị cạn kiệt. Từ năm 2000 – 2009, nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo đã cung cấp cho nhu cầu thị trường 3.200 – 3.500 tấn cá/năm. Đồng thời, sự phát triển của nghề này đã giải quyết việc làm cho 2.000 – 2.500 lao động, giúp gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhiều hộ ngư dân địa phương [7.10]. Cũng trong khoảng thời gian này, số lượng lồng bè đã có sự gia tăng đáng kể từ 900 lồng nuôi năm 2001 lên tới 11.650 lồng nuôi năm 2009 [7]. Đồng thời , sản lượng cũng có sự gia tăng mạnh mẽ từ 243 tấn năm 2001 lên đến 3.670 tấn năm 2009. Năng suất trung bình của nghề nuôi cá lồng bè tại vịnh Bến Bèo – Cát Bà đạt 315 tấn/ô lồng/năm [9.10]. Mặt khác, trong những năm gần đây, việc phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản tự phát của ngư dân, đặc biệt là hình thức khai thác, hút, đổ cát và nuôi nhuyễn thể đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, làm bùng phát dịch bệnh trên các đối tượng nuôi, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhiều hộ ngư dân và vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống các hệ sinh thái trên vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà. Có thể khẳng định, hiện nay biển Cát Bà đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường tại vùng nuôi thủy sản và tình trạng mất kiểm soát môi trường do lượng ô nuôi quá dày, neo đậu bừa bãi không theo quy hoạch, việc xử lý thức ăn tự nhiên thiếu khoa học. Một số hộ nuôi cá lồng bè còn kết hợp với làm dịch vụ ăn uống ngay trên bè nổi, từ đó nguồn thải ra môi trường vịnh ngày càng nhiều mà hầu hết các hộ chưa có hoặc làm các nhà vệ sinh tạm bợ 1
  3. thải chủ yếu là trực tiếp xuống vịnh. Bên cạnh đó, việc thu gom rác thải trên vịnh chủ yếu do tự nguyện của người dân và không thường xuyên, lượng rác tồn lưu trong thời gian dài, số lượng lớn gây mất vệ sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống trên vịnh, trên biển. Ô nhiễm môi trường biển tại khu vực nuôi cá lồng bè trên vịnh biển Cát Bà đã thật sự trở thành vấn đề bức xúc, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì môi trường của khu vực nuôi nói riêng và vùng biển Cát Bà nói chung sẽ bị phá vỡ. Ngày 02/12/2014, UNESCO đã chính thức công nhận Quần đảo Cát Bà là khu Dữ trữ sinh quyển thế giới, đây là vinh dự nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao của người dân huyện đảo. Ngay sau khi Quần đảo Cát Bà được công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới, huyện Cát Hải xác định việc bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu “sống còn” và vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện đã đưa ra khẩu hiệu hành động đó là “Quần đảo Cát Bà là tài sản vô giá do thiên nhiên ban tặng, hãy giữ gìn cho thế hệ mai sau, “Du lịch Cát Bà trăm năm bền vững”. Theo ông Phạm Quang Hiển, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải: Việc cải thiện môi trường vịnh là một trong ba định hướng hành động năm 2016 tại huyện Cát Hải. Trong đó, hoạt động quy hoạch, sắp xếp các bè NTTS là nhiệm vụ trọng tâm. Thực hiện Nghị quyết số 25/2015/NQ – HĐND ngày 18/12/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 538/QĐ – UBND ngày 01/4/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải đã và đang triển khai việc xây dựng Đề án sắp xếp, bố trí bè nuôi theo khu vực đã được quy hoạch. UBND huyện Cát Hải xây dựng kế hoạch điều tiết số lượng bè NTTS. Đến năm 2020, số lượng ô lồng NTTS tại các vụng, vịnh còn 152 bè/2.431 ô lồng, 80 giàn bè nuôi nhuyễn thể, 18 bè dịch vụ. Với chính sách mới sắp được triển khai, các cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải rất hoang mang, lo lắng về việc làm và tài sản mà họ đã đầu tư. Bởi, để có được hệ thống các lồng bè, các chủ bè phải tìm mọi cách đầu tư như: vay vốn ngân hàng, chi trả tiền giống, tiền thức ăn, tiền vệ sinh môi trường trong khi tỷ lệ rủi ro khá cao. Nếu cắt giảm số lượng lồng bè, những chủ hộ NTTS sẽ bị thiệt hại về kinh tế. Vấn đề duy trì cuộc sống của họ cũng là một vấn đề cần giải quyết. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân nuôi trồng thủy sản tại vịnh Bến Bèo trong hiện tại và tương lai là hết sức quan trọng. Về mặt tâm lý, những ngư dân sinh ra ở làng biển, “sinh nghề tử nghiệp” với biển, vì vậy, họ không dễ chấp nhận chuyển 2
  4. nghề nếu không được thông tư tưởng, không được thông tin chính xác. Vẫn biết giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho ngư dân cần phải được gấp rút triển khai, nhưng phải thật cẩn trọng và khoa học. Chuyển đổi sinh kế như thế nào, chuyển đổi ra sao, cần tiến hành khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để nắm bắt nhu cầu của ngư dân. Từ đó, các ban ngành liên quan mới đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế từng địa bàn, từng cụm dân cư, từng nhóm ngành nghề sản xuất cụ thể mới đưa ra các giải pháp và mức kinh phí cụ thể cho từng giải pháp hỗ trợ chuyển đổi sinh kế chứ không thể nóng vội đưa ra những con số đầu tư một cách máy móc, khiên cưỡng, khó khả thi, không “ tương thích” .[5] Từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng công tác xã hội hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân nuôi trồng thủy sản, phân tích thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của người dân làng chài Bến Bèo trong những năm qua và các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó đưa ra ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng nhằm giúp cộng đồng giải quyết những lo lắng, băn khoăn trước chủ trương lớn của huyện về quy hoạch, sắp xếp lại việc NTTS trên vịnh Cát Bà, giúp họ có việc làm, ổn định cuộc sống, hướng đến sự phát triển bền vững và đề xuất một số khuyến nghị. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan để tìm hiểu thực trạng về việc phát triển NTTS của cư dân làng chài. - Điều tra xã hội học bằng phương pháp định tính về vấn đề phát triển NTTS tại làng chài. - Áp dụng phương pháp phát triển cộng đồng trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân NTTS tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng và đề xuất một số khuyến nghị. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đề tài này là một đề tài hoàn toàn mới, vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân trên biển sau khi bị nhà nước quy hoạch, cắt giảm, lồng bè nuôi trồng thủy sản, nếu trên đất liền thì là việc thu hồi đất, ở đây người dân dưới biển cũng được coi như bị thu hồi “đất trên biển”. 3
  5. - Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Trần Thị Minh Ngọc về Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoài thành Hà Nội [39]. - Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS Nguyễn Văn Nhường “ Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)”[42]. - Nguyễn Hữu Dũng, Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc làm[15]. - Nguyễn Tiệp – Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn đề xã hội tại Hà Nội [66]. - Nguyễn Tiệp, Xây dựng các mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trường Đại học Lao động – Xã hội cũng làm một báo cáo đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nước ta hiện nay[67]. - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đánh giá thực trạng lao động, việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất, Hà Nội [27]. - Nghiên cứu của Lê Quang Tôn về “Phục hồi thu nhập cho người dân sau tái định cư ở khu kinh tế Dung Quất” chỉ ra rằng cần triển khai nhanh chương trình chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân ở khu vực này sau khi họ bị thu hồi đất. Đặc biệt là tạo việc làm cho người ở trong độ tuổi lao động [79]. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần làm rõ thêm những lý luận của công tác xã hội vào nghiên cứu một số vấn đề cụ thể. Đề tài vận dụng những kiến thức chuyên ngành về công tác xã hội: hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng để nghiên cứu về đối tượng cụ thể. - Làm rõ vai trò, vị trí của công tác xã hội trong các lĩnh vực của đời sống, khẳng định được tính khoa học của công tác xã hội. - Làm rõ và bổ sung thêm khung lý thuyết về công tác xã hội trong công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân NTTS thiếu bền vững tại làng chài Bến Bèo. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Làm rõ vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân NTTS thiếu bền vững tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng để giúp nhân viên công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực này phát huy được vai trò của mình. 4
  6. - Có cơ sở để hoàn thiện, bổ sung các chính sách, chương trình hoạt động trong công tác phát triển sinh kế bền vững gắn với công tác quản lý, bảo tồn có hiệu quả. - Những kết quả nghiên cứu của đề tài và các giải pháp có thể được vận dụng vào trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên cũng như công tác giảng dạy ngành công tác xã hội tại các trường hiện nay. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Vận dụng công tác xã hội hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng. 6. Khách thể nghiên cứu - Các hộ gia đình cư dân chuyển đổi nghề nghiệp thuộc làng chài Bến Bèo,thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. - Cán bộ chính quyền, đoàn thể địa phương. 7. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng sau khi thực hiện quy hoạch, cắt giảm, sắp xếp lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng sau khi thực hiện quy hoạch, cắt giảm, sắp xếp lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà ? - Công tác xã hội trợ giúp giải quyết vấn đề hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân NTTS tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng như thế nào? 8. Giả thuyết nghiên cứu - Cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo chưa có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp tốt sau khi thực hiện quy hoạch, cắt giảm lồng bè? - Có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng sau khi thực hiện quy hoạch, cắt giảm, sắp xếp lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. - Sử dụng tri thức công tác xã hội, đặc biệt là phương pháp phát công tác xã hội nhóm có thể mang lại hiệu quả tốt trong công tác hỗ trợ chuyển đổi 5
  7. nghề nghiệp cho các cư dân NTTS tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng. 9. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu việc sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. - Không gian nghiên cứu: làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017. 10. Phƣơng pháp nghiên cứu 10.1. Phương pháp phân tích tài liệu Tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu sách, báo, đề tài, dự án, công trình nghiên cứu,… từ đó nắm bắt những thông tin khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài, thực trạng phát triển chuyển đổi nghề nghiệp nói chung, qua đó cũng tìm ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về thực trạng công tác chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân NTTS trên địa bàn nghiên cứu thông qua các báo cáo như: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội huyện Cát Hải; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cát Hải; Báo cáo công tác quản lý của Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà… và các số liệu thống kê của huyện, Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trung tâm dạy nghề … 10.2. Phương pháp xã hội học 10.2.1. Phương pháp quan sát - Thâm nhập địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu để nắm bắt một phần thực trạng nuôi trồng thủy sản của các cư dân tại làng chài Bến Bèo. Quan sát điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư của từng khu vực, đồng thời quan sát tâm trạng người dân, cảm xúc người dân, điều kiện kinh tế của người dân, điều kiện sống của người dân nơi đây. 10.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn, cụ thể hơn về công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân nuôi trồng thủy sản thực hiện chủ trương chung của huyện Cát Hải tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua đó nhận diện những những khó khăn mà cộng đồng đang gặp phải, làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp, khuyến nghị. 6
  8. Tiến hành phỏng vấn sâu đối với Chủ tịch UBND huyện, cán bộ Lao động, TB&XH huyện, Hội Phụ nữ huyện, Huyện Đoàn Cát Hải, chủ tịch Hội Nông dân thị trấn, hộ gia đình của làng chài phải chuyển đổi nghề nghiệp. Đối tƣợng Số lƣợng phỏng vấn Chính quyền ( Phó chủ tịch UBND) 01 Cán bộ Lao động, TB&XH, Hội Nông 04 dân, Hội Phụ nữ, Huyện Đoàn Hộ gia đình ngư dân 10 10.3. Phương pháp Công tác xã hội Đề tài sử dụng phương pháp phát triển cộng đồng, tiếp cận với các hộ gia đình cư dân nuôi trồng thủy sản phải chuyển đổi nghề nghiệp theo chủ trương chung của huyện tại làng chài Bến Bèo, từ đó áp dụng phương pháp phát triển cộng đồng để trợ giúp các cư dân nơi đây có thể giải quyết được một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi cộng đồng. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. Khái niệm nghiên cứu 1. Công tác xã hội 2. Cộng đồng 3.Phát triển cộng đồng 3.1 Khái niệm phát triển cộng đồng 3.2: Nội dung của phát triển cộng đồng 3.3. Nguyên lý cơ bản của phát triển cộng đồng 3.4. Các bước phát triển cộng đồng 7
  9. 4. Dự án Phát triển cộng đồng 5. Sự tham gia của cộng đồng 6. Tổ chức cộng đồng 7. Tiến trình phát triển cộng đồng 8. Đánh giá sự phát triển của cộng đồng 8.1. Khái niệm về đánh giá phát triển cộng đồng 8.2. Các phương pháp đánh giá phát triển cộng đồng 9. Khái niệm nghề nghiệp. 10. Khái niệm chuyển đổi nghề nghiệp 11. Khái niệm Nghề nuôi trồng thủy sản 12. Sơ lƣợc về ngành nuôi trồng thủy sản: II. Phƣơng pháp luận 1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng 2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử 3. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu 4. Các lý thuyết vận dụng trong luận văn 4.1. Thuyết hệ thống 4.2. Thuyết nhu cầu 4.3. Thuyết nhận thức - hành vi 4.4. Thuyết hệ thống sinh thái Tiểu kết chƣơng 1: Trong chương 1, luận văn đã trình bày các lý luận về chuyển đổi nghề nghiệp, công tác xã hội và phát triển cộng đồng. Luận văn trình bày phương pháp luận của đề tài nghiên cứu đó là xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biên chứng làm luận cứ cho nghiên cứu của mình. Luận văn cũng đưa ra các lý thuyết được vận dụng để nghiên cứu về phương pháp phát triển cộng đồng, phương pháp công tác xã hội nhóm trong chuyển đổi nghề nghiệp, đó là thuyết hệ thống, thuyết nhu cầu và thuyết hành vi và ứng dụng của các thuyết trong vấn đề nghiên cứu. Như vậy, thông qua cơ sở lý luận của chương 1 sẽ định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân nuôi trồng thủy sản và nhu cầu đẩy mạnh hoạt động công tác xã hội tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. 8
  10. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CỦA CƢ DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ NHU CẦU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘITẠI LÀNG CHÀI BẾN BÈO, THỊ TRẤN CÁT BÀ, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.Khái quát địa bàn nghiên cứu 1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu Diên tích tự nhiên của huyện là 345km2, bao gồm hai đảo lớn: Cát Hải diện tích xấp xỉ 40km2 và Cát Bà hơn 300 km2. Huyện Cát Hải nằm ở phía Bắc giáp huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) qua dòng sông Phượng; phía Tây giáp đảo Đình Vũ, phía Đông và Nam là vịnh Bắc Bộ. Dân số là 31.260 người (tính đến tháng 12/2017), gồm 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn Cát Bà, Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu, Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào. - Khí hậu: Tài nguyên thiên thiên Cát Bà có 388 hòn đảo lớn, nhỏ được bao phủ bởi thực vật nhiệt đới. Do còn lưu giữ được vẻ hoang sơ hài hòa giữa cảnh quan rừng xanh và biển xanh như một miền ký ức sống động về lịch sử hình thành và phát triển của trái đất còn lưu giữ được - Khu du lịch Cát Bà được biết đến với tên gọi thân thương là “Cát Bà - Đảo Ngọc”. 1.2. Dân số Theo số liệu từ niên giám thống kê năm 2010, Đảo Cát Bà gồm 06 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 37.050km2, dân số 16.340 người ( 8.042 nam và 8.092 nữ), trong đó thị trấn Cát Bà có dân số lớn nhất với 10.799 người, dân số tập trung trong ngành phi nông nghiệp đặc biệt là du lịch chiếm 79,7% dân số. Tuy nhiên, tính trên 06 xã tỷ lệ nông nghiệp chiếm tới 52,8% tổng dân số. Như vậy, dịch vụ chủ yếu tập trung chính tại thị trấn Cát Bà nơi có ngành du lịch hết sức phát triển. Thành phần dân tộc chủ yếu là người kinh, sống tập trung ở khu vực có vị trí thuận lợi hơn về các hoạt động mưu sinh. 1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội 9
  11. 2. Chính sách và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải hiện nay. 2.1. Các quan điểm phát triển kinh tế của huyện Cát Hải. Có thể nói, mô hình phát triển, tạo thế chân vạc "Du lịch - Dịch vụ cảng biển - Thủy sản" gắn kết chặt chẽ với nhau đang tạo đà cho huyện Cát Hải dần biến thành một cực phát triển của Hải Phòng trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế. 2.2. Thực trạng hỗ trợ dạy nghề và học nghề, giới thiệu việc làm của huyện Cát Hải. Theo báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Cát Hải, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề huyện Cát Hải giai đoạn 2011 – 2015. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, huyện Cát Hải đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng đa ngành gắn với thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn tại huyện đảo. Trong 5 năm qua, Huyện ủy đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động, theo đó các ngành, các địa phương trong huyện đã chủ động tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án, từ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ tổ chức 19 lớp sơ cấp nghề cho 634 lao động. 3. Thực trạng nghề nuôi trồng thủy sản của các cƣ dân tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. 3.1. Lịch sử làng chài Bến Bèo: Làng chài Bến Bèo ( hay còn gọi là làng chài Cái Bèo) là một trong những ngôi làng nổi cổ lớn nhất cả nước ở thời tiền Sử. Đây là một làng chài có khoảng 300 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi hải sản. 3.2. Đặc điểm của cƣ dân nuôi trồng thủy sản khu vực Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng. Cũng như đặc trưng chung của các cư dân làng chài Việt Nam, cư dân làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải cần cù, chịu khó nhưng lại hạn chế về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. 3.3. Thực trạng nghề nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo hiện nay. Làng chài Bến Bèo thuộc thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải là địa bàn trung tâm của huyện, có diện tích tự nhiên là 3.351,9ha và khoảng 1.000ha mặt nước 10
  12. nuôi trồng thủy sản. Dân số của thị trấn là 11.972 người và 322 hộ trong đó chủ yếu là hộ phi nông nghiệp. Nằm ở cửa ngõ khu vực cảng biển quốc tế Hải Phòng, các hoạt động phát triển KT-XH của khu vực đảo Cát Bà diễn ra sôi động, với hoạt động du lịch, dịch vụ, tàu thuyền, bến bãi, nuôi trồng hải sản. Tuy nhiên các hoạt động này nhất là nghề nuôi cá lồng bè của ngư dân đang gây sức ép lớn đối với môi trường biển đảo. Nghề nuôi cá biển bằng lồng nổi ở Cát Bà đã bắt đầu từ những năm 1990 nhưng đến năm 1999 trở lại đây thì mới thực sự phát triển mạnh, số lồng bè nuôi tăng nhanh: Năm 2015 có 511 bè/8.677 ô lồng và 308 giàn nuôi nhuyễn thể, sản lượng 2.560 tấn/năm. 3.4. Công tác quản lý và chủ trƣơng quy hoạch, cắt giảm NTTS trên vịnh của huyện Cát Hải và khu vực Bến Bèo. Trên cơ sở Nghị quyết số 25/2015/NQ-HĐND ngày 18/12/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 538/QĐ- UBND ngày 01/4/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, quy hoạch số lượng bè nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 152 bè với 2.432 ô lồng; 18 bè dịch vụ; số lượng giàn nuôi nhuyễn thể là 80 giàn/80.000m2; Để thực hiện nội dung quy hoạch theo Quyết định 538 thì giai đoạn từ năm 2018 - 2020 huyện Cát Hải phải tiến hành cắt giảm 290 bè/5.485 ô lồng, đồng thời cắt giảm toàn bộ số giàn tre, phao xốp không đảm bảo về độ bền chắc, dễ hư hỏng xuống cấp gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Song song với đó cần phải có phương án quy hoạch chi tiết các vùng nuôi cho bè nuôi cá và nuôi 11
  13. nhuyễn thể bằng hình thức phù hợp để đảm bảo được diện tích tương ứng và hạn chế tác động đến môi trường. 3.5.Thực trạng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của các cƣ dân NTTS sau khi quy hoạch, cắt giảm khu vực làng chài Bến Bèo. Theo số liệu thống kê và báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải, tính đến 9/2016, hiện nay trên địa bàn các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè và vị trí neo đậu như sau: Tổng Diện Trong Số Khu vực số cơ Tổng Ô làm Ô tích Nhân độ tuổi STT giàn vịnh sở số ô nhà ở nuôi khẩu lao nuôi giàn NTTS động 1 Vịnh Cát Bà 16 229 79 150 0 0 43 39 Vịnh Bến 2 266 5.521 875 4.646 0 0 721 565 Bèo Vịnh Lan 3 127 3.462 520 2.942 236 15.522 370 272 Hạ Vụng Trà 4 Báu, áng Ô 14 147 63 84 132 8.762 23 23 Cậm Thoi Quýt, 5 Ghẹ Gầm, 19 156 61 95 191 34.506 74 69 Áng Kê Tổng 442 9.515 1.598 7.917 559 58.790 1231 968 : Khi Nhà nước tiến hành việc cắt giảm số lượng bè để thực hiện quy hoạch sẽ dẫn đến việc nhiều hộ dân bị mất việc làm, thu nhập, thậm chí không còn chỗ ở và khả năng chuyển đổi nghề là rất khó khăn do trình độ học vấn thấp. Do đó, đa số chủ bè không mong muốn thuộc những đối tượng bị cắt giảm. Như vậy căn cứ vào quy hoạch và lộ trình cắt giảm, sẽ có những thay đổi trong việc chuyển đổi nghề nghiệp đối với các cư dân nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, đặc biệt là làng chài Bến Bèo. Qua biểu đồ so sánh tình hình nhân khẩu và lao động trước và sau cắt giảm lồng bè NTTS có sự chênh lệch đáng kể, số nhân khẩu bị cắt giảm là 12
  14. 870/1.231 nhân khẩu chiếm 70,67%, tổng số lao động bị cắt giảm là 580/968 = 59%. *Những khó khăn, trở ngại trong chuyển đổi nghề nghiệp của ngƣời dân: Qua nghiên cứu và phỏng vấn sâu các cư dân phải chuyển đổi nghề nghiệp tại làng chài có thể thấy nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của các cư dân xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau. Điều đó có nghĩa, việc chuyển đổi nghề nghiệp dựa trên rất nhiều yếu tố, giữa các yếu tố lại có sự đan xen, có yếu tố vừa là nguyên nhân nhưng cũng vừa là hệ quả của yếu tố khác. Trong đó nguyên nhân về xuất phát điểm về trình độ, năng lực, yếu tố kinh tế được coi là nguyên nhân sâu xa nhất của vấn đề này. Tổng hợp trên thực tế có những yếu tố như sau: - Độ tuổi và giới tính, thể lực: Tuổi và giới tính người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động vì nó gắn liền với sức khỏe và khả năng lao động của người lao động. Theo điều tra, số người trong độ tuổi lao động tại làng chài Bến Bèo hiện nay độ tuổi từ 36 – 55, 60 có tỷ lệ cao hơn nhóm có độ tuổi 15 – 35. Lao động có độ tuổi trẻ sẽ năng động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp nâng cao thu nhập cho bản thân do họ vẫn có khả năng và cơ hội học tập để thích nghi với công việc hiện đại. Ngược lại với những lao động đã lớn tuổi, do gắn bó lâu năm với nghề nên có tâm lý ngại thay đổi, ngoài ra họ cũng bị hạn chế bởi sức khỏe và khả năng kinh tế. Đây là một khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp cho cư dân tại đây. Mặt khác lao động nữ tại đây chiếm 40% trong tổng số lao động tại làng chài, trong khi việc chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nữ khó khăn hơn nam, đây cũng là một thách thức đặt ra đối với việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các lao động nữ làng chài trong điều kiện việc làm ngày càng khan hiếm. Qua số liệu quản lý của Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà của huyện, lao động thuộc nhóm người địa phương là nam hiện nay có 195/261 = 75%, nữ có 66/261 nữ = 25%. - Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa phản ánh một phần về trình độ hiểu biết cũng như nhận thức của chính họ. Hay nói cách khác, trình độ văn hóa thể hiện chất lượng nguồn lao động. Trình độ văn hóa của các lao động làng chài Bến Bèo nhìn chung chưa cao, chất lượng lao động tương đối thấp. Thực tế là, trình độ thấp, nên lao động làng chài rất khó kiếm được việc làm trên đất liền. 13
  15. Liên quan tới việc trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về quyền con người, pháp luật, về các loại hình chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp. Bởi không hiểu bản chất của vấn đề, việc được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp của nhà nước là có cơ sở pháp luật, có rất nhiều những ngành nghề phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi cư dân, việc họ không được trang bị những kỹ năng cần thiết nên không mạnh dạn lựa chọn các ngành nghề được đào tạo, chủ yếu thích các nghề lao động phổ thông, chân tay là chính. Xuất phát điểm về văn hóa thấp, nên người dân tự ti, mặc cảm với chính các ngành nghề trên đất liền, họ không thấy được những mặt mạnh của mình để từ đó tự tin dám nghĩ, dám làm, dám thử thách với những ngành nghề mới. - Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chí phản ánh khả năng cũng như năng lực của người lao động. Người được đào tạo chuyên môn sẽ có khả năng thích nghi, thích ứng với công việc hơn những người chưa qua đào tạo hay chưa có trình độ chuyên môn. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động nói chung và lao động tại làng chài Bến Bèo nói riêng. Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động làng chài chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở mức rất cao. - Tư liệu sản xuất: Hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo đều có hộ khẩu thường trú trên đất liền, tức là họ đều có nhà cửa, đất đai. Tuy nhiên do điều kiện của Cát Bà, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp rất hạn hẹp, nhỏ lẻ. Do vậy tư liệu sản xuất là đất đai trên bờ của các cư dân này hầu như không có, do vậy cơ hội chuyển nghề nghiệp sang lĩnh vực nông nghiệp là rất ít họ phải tìm kiếm việc làm ở các lĩnh vực khác. Mặt khác khi nhà nước thực hiện việc cắt giảm lồng bè, sẽ có những chính sách và cơ chế hỗ trợ giúp người dân có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp. Lúc này người dân sẽ có tiền để đầu tư học nghề, tạo tiền đề cho việc chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai. Cùng với việc bồi thường, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng - Thu nhập và sức ép chi tiêu của hộ: Thu nhập bình quân của 1 lao động tại làng chài là 3 – 5 triệu/tháng, tuy nhiên nhu cầu tối thiểu của cuộc sống khiến họ bỏ ra phần lớn số thu nhập của mình, trong khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng cao như hiện nay, tạo ra sức ép cho lao động tại đây, họ phải cân đối chi tiêu nguồn thu nhập hạn hẹp của mình sao cho hợp lý. Và nguồn dự phòng để đầu tư cho việc chuyển đổi nghề nghiệp cũng sẽ không có trong danh mục chi của các cư dân tại làng chài. 14
  16. Khó khăn về kinh tế được coi là rào cản lớn nhất cho các cư dân trong chuyển đổi nghề nghiệp. Khó khăn đó đồng nghĩa với việc thiếu thốn về vật chất cần thiết để duy trì cuộc sống và hạn chế cơ hội nâng cao trình độ của cá nhân trong gia đình. Đi liền với nó là những vấn đề liên quan đến việc làm và thu nhập, là thất nghiệp, nợ nần,… nên càng làm cho người dân chỉ nghĩ đến việc tìm những việc làm “ăn sổi”, tiền ngay, thóc thật, không nghĩ đến tính ổn định, lâu dài, suy nghĩ của họ giản đơn như chính cuộc đời của họ. Những ngành nghề trong các ngành công nghiệp, dịch vụ đối với họ còn vô cùng mới mẻ, lạ lẫm. - Yếu tố xã hội: Dư luận xã hội thường không mấy ấn tượng với người dân làng chài, vì cho rằng đây là các lao động có trình độ học vấn thấp, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu kinh nghiệm. Do vậy, khi có nhu cầu tìm kiếm việc làm, người lao động tại làng chài còn rất ngần ngại trong việc chủ động tiếp cận với các doanh nghiệp tuyển dụng, họ vẫn co mình trong vỏ bọc của biển cả mà không chịu bứt phá tìm kiếm cơ hội việc làm trên đất liền, vì vậy tình trạng thất nghiệp vẫn còn “đất dung thân” bởi nguyên nhân xuất phát từ chính các cư dân, đồng thời cũng từ một bộ phận trong cộng đồng chưa có niềm tin và sự chia sẻ với người dân làng chài… - Về phía gia đình: Gia đình của các cư dân làng chài sinh sống không tập trung mà phân tán, bố mẹ thường sinh hoạt dưới bè, con cái thường ở trên đất liền. Vì vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp từ dưới bè lên trên bờ sẽ giúp cho các cư dân có điều kiện quan tâm, chăm sóc gia đình nhiều hơn. Điều đó cũng là động lực để các cư dân tích cực trong chuyển đổi nghề nghiệp, đặc biệt là các lao động nữ. Khi gia đình sinh sống tập trung “an cư lạc nghiệp” các thành viên trong gia đình sẽ hỗ trợ, giúp đỡ được nhau trong mọi mặt của cuộc sống. Tuy nhiên, bài học “an cư…thất nghiệp” của cư dân làng chài tại Hạ Long Quảng Ninh, cho thấy việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các cư dân làng chài không hề đơn giản trong thực tế. Không được về với biển, không có công ăn việc làm và hoàn toàn lạ lẫm với “thế giới trên đất liền”, họ quay quắt, vật lộn trong chính giấc mơ của mình. Những đôi bàn tay chỉ quen cầm lưới, cầm chài, những đôi chân chỉ quen với sóng nước và những tâm hồn mộc mạc, chân chất đang phải gồng mình đối phó với cuộc sống mới hoàn toàn xa lạ. Người già chỉ biết ngồi nhà trông cháu, người lớn thì lang thang lên phố tìm kiếm việc làm, những đứa trẻ mắt ngấn nước trông chờ mẹ đi lưới, đi chã ven bờ mang con cá con tôm về nấu bữa rau, bữa cháo. Đây cũng sẽ là những khó khăn sẽ gặp phải với cư dân làng chài Bến Bèo. - Về phía người lao động: 15
  17. Chính cách suy nghĩ thiếu tự tin, cam chịu, bằng lòng với cuộc sống giản đơn tại làng chài khiến các cư dân càng khó thoát ra khỏi những trói buộc trong nghề nghiệp cũ – vốn dĩ hiện nay không còn phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương, chính bản thân các cư dân đã và đang tạo cho mình những rào cản để hòa nhập với cuộc sống trên đất liền. * Ảnh hưởng của việc chuyển đổi nghề nghiệp đến cuộc sống của các cư dân làng chài: - Ảnh hưởng tới đời sống vật chất: Mọi chính sách của nhà nước đều nhằm tạo ra những bước chuyển biến trong cơ cấu nghề nghiệp không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sự ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp tác động đến đời sống của người dân một cách mạnh mẽ. Thu nhập của người lao động càng cao thì người lao động càng có điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của mình. Theo thống kê, thu nhập của người dân sẽ giảm hơn so với trước chiếm 85% số người trả lời, có 12,3% thu nhập như cũ và 2,7% thu nhập cao hơn trước. Sở dĩ có người thu nhập cao là do họ nắm bắt được tình hình, nắm cơ hội tìm được một công việc hay một phương thức làm ăn mới nên thu nhập cao hơn trước, còn một bộ phận kém năng động hơn, còn bỡ ngỡ chưa bắt nhịp với tình hình mới hay con số này rơi vào các đối tượng chưa tìm được việc làm nên thu nhập thấp, không ổn định. - Ảnh hưởng tới đời sống tinh thần: Trước tốc độ phát triển chóng mặt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người luôn phải đối mặt với những biến động và khó khăn trong cuộc sống. Quá trình ban đầu sau khi chuyển đổi cuộc sống lên đất liền trong những năm đầu do chưa thích nghi với điều kiện sống mới, cuộc sống của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Những chuyển đổi trong cơ cấu nghề nghiệp tạo điều kiện để người lao động phát triển kinh tế. Nhu cầu của con người là vô hạn, sự phát triển của kinh tế gia đình làm cho đời sống của người lao động được nâng cao tạo điều kiện ổn định cuộc sống, chăm lo đời sống tinh thần. Dưới những biến đổi của cơ cấu nghề nghiệp, cơ chế thị trường tạo điều kiện để người lao động thỏa mãn nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động giải trí, vui chơi, thể thao, du lịch… - Ảnh hưởng đến bản thân người lao động: Trước hết, việc phải chuyển đổi nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân người lao động, sau đó là gia đình. Việc phải chuyển đổi nghề nghiệp đã 16
  18. tạo cho các cư dân làng chài những bất ổn về mặt tinh thần, họ không còn yên tâm, mặn mà với nghề cũ, việc chểnh mảng trong làm ăn, có nhiều người còn lo lắng mất ăn, mất ngủ, gia đình cũng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã, có nhiều cá nhân còn có những hành động bất mãn, chửi bới các đoàn tuyên truyền, vận động của huyện, đặc biệt có một số hộ còn khiếu kiện vượt cấp… Nếu thiếu việc làm, người dân phải tìm việc dưới nhiều hình thức lao động, tất yếu dẫn đến sự không ổn định về kinh tế và tinh thần. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sa vào nhiều tệ nạn xã hội của người dân. - Ảnh hưởng tới gia đình: Việc phải chuyển đổi nghề nghiệp, khiến các gia đình rơi vào tình trạng khủng hoảng, ảnh hưởng đến tâm lý của tất cả các thành viên, kế sinh nhai vốn nuôi sống cả gia đình sắp tới không còn nữa, khiến gia đình các cư dân nhìn bề ngoài vẫn yên bình, nhưng khi đến thăm, hỏi, chia sẻ, nhân viên công tác xã hội thấy rằng, họ cũng đang rất hoang mang, lo lắng. Các mối quan hệ trong gia đình nhiều khi cũng xảy ra những căng thẳng, cãi vã, do những bức xúc dồn nén vì phải cắt giảm lồng bè và chuyển đổi nghề nghiệp. Các lao động phụ của gia đình cũng không có việc làm theo số lao động chính bị cắt giảm. - Đối với cộng đồng, xã hội: Không gian “làng” đã mở rộng, do phát triển của kinh tế thị trường, sự giao lưu kinh tế mạnh mẽ giữa nông thôn và thành thị diễn ra mạnh mẽ. Tất yếu, những tệ nạn xã hội có cơ hội bám vào để “sinh sôi, nảy nở” và đối tượng tiếp nhận nó trước tiên là những người không có việc làm, mặt khác lại là những người có trình độ văn hóa thấp. Việc một lượng lớn nhân khẩu cư dân làng chài chuyển lên đất liền cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết không những về việc làm mà còn cả về an ninh trật tự, văn hóa – giáo dục… Nét văn hóa của người dân làng chài được xây dựng và bảo tồn qua rất nhiều thế hệ có nguy cơ bị mai một, văn hóa làng chài có nguy cơ bị biến mất khỏi đời sống tinh thần của người dân. *Những vấn đề cư dân chuyển đổi nghề nghiệp cần sự trợ giúp - Về mặt tâm lý: Qua phỏng vấn sâu các cư dân, đều thấy rằng tâm lý của họ đã và đang có những ảnh hưởng nghiêm trọng, đây có thể coi là một “cú sốc” trong cuộc đời họ, nhìn chung rất hoang mang, lo lắng, nhiều người còn bi quan, chán nản, suy nghĩ lệch lạc… Do đó, việc giúp đỡ họ ổn định về mặt tinh thần, từ đó có những suy nghĩ tích cực để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc 17
  19. chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế vững chắc cho gia đình là vô cùng cần thiết. - Về mặt nhu cầu: Đề đảm bảo sự sinh tồn và phát triển, mỗi cá nhân đều có những nhu cầu cần được đáp ứng với những cách thức khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu đó. Tuy nhiên, với người dân làng chài do cuộc sống quanh năm gắn bó dưới biển, họ ít được tiếp xúc với điều kiện sống trên đất liền, bản thân họ không thể tự mình chuyển đổi nghề nghiệp trên đất liền mà cần phải có sự chung tay, góp sức, giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Người dân làng chài cũng như bao còn người bình thường khác, họ sống trong xã hội và đều có những nhu cầu cơ bản nhất bao gồm về cả vật chất, tinh thần để có thể tồn tại và phát triển. Tùy thuộc vào từng hộ gia đình để xác định nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp cho phù hợp. Nhu cầu chung cần xác định đối với các cư dân làng chài chuyển đổi nghề nghiệp là họ sẽ tìm được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân, có thể nuôi sống gia đình và duy trì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và tư vấn tâm lý trước khi chuyển đổi nghề, được hỗ trợ về quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời họ mong muốn được cung cấp các kiến thức, kỹ năng để xây dựng cho mình một thương hiệu, nâng cao giá trị của người dân làng chài, vốn được biết đến là những người lao động thật thà, chất phác, cần cù, chịu khó, chịu được khó khăn, thử thách. Đối với những gia đình chuyển đổi nghề nghiệp điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, những lao động trẻ thì họ cần được hỗ trợ như đào tạo nghề, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp để tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc lao động để có nguồn thu nhập và tự tạo công văn việc làm cho các thành viên trong gia đình mình trong các hộ nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng thì những cư dân nuôi trồng thủy sản tại đây, hiện nay còn cần có sự hiểu biết về pháp luật, những thông tin để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với điều kiện mỗi người để họ có thể thích ứng với những điều kiện mới sau khi thực hiện chủ trương quy hoạch, sắp xếp, cắt giảm lồng bè tại làng chài Bến Bèo. Mặt khác, việc tìm ra lời giải cho vấn đề “Cuộc sống của các cư dân này sẽ ra sao sau quy hoạch ?” đã và đang là nỗi băn khoăn, trăn trở là nỗi niềm đau đáu của mỗi cư dân nơi đây. Do vậy, việc vận dụng công tác xã hội trong hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chính là điều kiện cần thiết để họ có thể tìm việc làm, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế làm cơ sở để họ có cuộc sống phát triển bền vững. 18
  20. Như vậy, nhu cầu trang bị kiến thức để chuyển đổi nghề nghiệp cũng như những hiểu biết về pháp luật là đòi hỏi cấp bách của những cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo sau khi thực hiện chủ trương quy hoạch, sắp xếp, cắt giảm lồng bè của huyện Cát Hải. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2: Kết quả nghiên cứu chương 2 cho thấy, hiện nay thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của các cư dân nuôi trồng thủy sản tại làng chài Bến Bèo, thị trấn Cát Bà đã và đang diễn ra và một đòi hỏi cấp bách với người dân tại đây. Đứng trên phương diện công tác xã hội thì thấy rằng quá trình can thiệp, trợ giúp đối với những người lao động bị mất tư liệu sản xuất trên địa bàn huyện Cát Hải, đặc biệt là tại khu vực Cát Bà chưa có vai trò của nhân viên công tác xã hội. Việc can thiệp giải quyết chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân tại khu vực này vẫn còn đặt trên bàn giấy, trong các cuộc họp, hay các báo cáo chung chung, các cư dân của làng chài trong diện bị cắt giảm đều được nhìn nhận với góc độ là người sai luật, nghề nuôi trồng thủy sản của họ là tự phát, không được sự cho phép của chính quyền địa phương, những hậu quả mà họ gây ra đối với môi trường là vô cùng nghiêm trọng, do vậy việc họ mất nghề là đương nhiên, thiệt thòi vẫn nghiêng về phía người dân, trách nhiệm buông lỏng, thiếu sự quan tâm định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước bị né tránh. Tuy vậy, vấn đề ai đúng, ai sai ở đây không còn là vấn đề quan trọng, dù là các đối tượng trong diện được quy hoạch tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản hay đối tượng thuộc diện cắt giảm đều cần phải được tôn trọng theo nguyên tắc bình đẳng, không vì tiềm lực kinh tế của họ yếu hơn mà thiếu quan tâm, trách nhiệm đến cuộc sống của các đối tượng này. Mặt khác, sự can thiệp của địa phương về vấn đề này chưa thấy sự quan tâm tới thế mạnh của các đối tượng để tác động vào đó, để tạo ra sự thay đổi. Hơn nữa, về mặt nhận thức, hành vi của những cư dân tại làng chài về sự chuyển đổi nghề nghiệp chưa thực sự chuyển biến sau những nỗ lực can thiệp, trợ giúp. Nếu có chăng thì sự thay đổi ấy chỉ ở một mức độ nào đó, một khía cạnh nào đó hay chỉ ở một số đối tượng. Sự tự quyết của người dân trong việc chuyển đổi nghề nghiệp chưa được quan tâm, sự trợ giúp chưa thực sự tăng năng lực cho người dân để họ tự lực quyết tâm chuyển đổi nghề nghiệp - điều này ngành công tác xã hội mới làm được. Do đó, với thực trạng nhu cầu cần chuyển đổi nghề nghiệp đối với các cư dân tại địa bàn nghiên cứu như hiện nay thì rất cần đến vai trò của công tác xã hội. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2