intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Nguyễn Tiến Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài: Nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ Đoàn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br /> Đề tài: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng<br /> cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình<br /> Tác giả luận văn: Triệu Thị Thu Hà<br /> Khoá 2010 - 2012<br /> Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Nghiến<br /> a) Lý do chọn đề tài:<br /> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khoá X) đã thông qua Nghị<br /> quyết số 25-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời<br /> kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết đã đề ra mục tiêu: Xây dựng đội<br /> ngũ cán bộ Đoàn, Hội, nhất là cán bộ chuyên trách có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng<br /> lực, gương mẫu, có khả năng vận động, đoàn kết, tập hợp thanh niên. Bảo đảm đủ số lượng<br /> cán bộ đoàn chuyên trách theo quy định, ít nhất 70% đội ngũ cán bộ đoàn chuyên trách<br /> trong độ tuổi thanh niên.<br /> Luật số 53/2005/QH11 của Quốc hội : Luật Thanh niên tại điều 5 nêu rõ Quản lý nhà<br /> nước về công tác thanh niên trong đó có đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm<br /> công tác thanh niên.<br /> Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ một trong những hạn chế của tổ chức<br /> Đoàn là: Chất lượng cán bộ Đoàn, chất lượng hoạt động Đoàn tuy đã được nâng lên nhưng<br /> vẫn chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu tập hợp thanh<br /> niên trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ Đoàn tụt<br /> hậu so với thanh niên. Đại hội cũng chỉ rõ 4 nguyên nhân dẫn đến những hạn chế yếu kém<br /> trong đó nhấn mạnh nguyên nhân về công tác cán bộ: Công tác cán bộ của Đoàn còn bất<br /> cập; năng lực, trình độ nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội của một bộ phận cán bộ Đoàn<br /> còn yếu; cán bộ Đoàn ở một số địa phương không có điều kiện luân chuyển hoặc khi luân<br /> chuyển lại không chuẩn bị tốt đội ngũ thay thế, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động<br /> của Đoàn; một số đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp chưa thực hiện đầy đủ<br /> trách nhiệm của mình. Việc tham mưu cho Đảng trong tạo nguồn, đào tạo, sử dụng và luân<br /> chuyển cán bộ nhìn chung còn yếu.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.<br /> Trong đó Điều 4 quy định: Công tác cán bộ đoàn là một bộ phận quan trọng trong công tác<br /> cán bộ của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn, đồng thời tạo nguồn bổ<br /> sung cán bộ cho hệ thống chính trị. Công tác cán bộ đoàn có tính đặc thù riêng, do vậy cán<br /> bộ đoàn đòi hỏi có độ tuổi sát với độ tuổi thanh niên; thời gian giữ chức vụ ngắn; có sự thay<br /> đổi nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cấp uỷ đảng chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn<br /> diện công tác cán bộ đoàn và quản lý cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán<br /> bộ; cùng với tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên trong việc<br /> bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển chức danh bí thư, phó bí thư đoàn cùng cấp.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Đánh giá thực trạng và một số<br /> giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa<br /> bàn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.<br /> b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br /> - Mục đích: Nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ Đoàn, trên cơ sở đó đề xuất một<br /> số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa<br /> bàn tỉnh Hòa Bình<br /> - Đối tượng: Cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình<br /> - Phạm vi nghiên cứu<br /> + Thời gian: Đề tài tập trung trong khoảng từ năm 2007 đến nay ( Nhiệm kỳ 2007 –<br /> 2012)<br /> + Nội dung: Một số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ<br /> Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình<br /> c) Kết cấu của luận văn:<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, bao gồm 3 chương:<br /> Chương 1: "Lý luận chung về quản trị nhân sự"<br /> Nội dung chương 1 nhằm nghiên cứu những lý luận chung về quản trị nhân sự: về khái<br /> niệm, vai trò và nội dung của quản trị nhân sự từ đó phân tích những nội dung của quản trị<br /> nhân sự ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa<br /> Bình và sự cần thiết hoàn thiện quản trị nhân sự trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh<br /> Hòa Bình nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách.<br /> Chương 2: "Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách<br /> <br /> 2<br /> <br /> trên địa bàn tỉnh Hòa Bình"<br /> Chương này ngoài việc giới thiệu khái quát về lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh<br /> tỉnh Hòa Bình, chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức Đoàn tỉnh Hòa Bình, kết quả Công<br /> tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 2007 – 2012 nêu tồn tại và nguyên<br /> nhân của những tồn tại, hạn chế trong đó nhấn mạnh nguyên nhân về công tác cán bộ, từ đó<br /> luận văn tập trung vào phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn<br /> chuyên trách tỉnh Hòa Bình, chỉ rõ thực trạng về quản trị nhân sự trong tổ chức Đoàn tỉnh<br /> Hòa Bình.<br /> Chương 3: "Một số giải pháp về quản trị nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán<br /> bộ Đoàn tỉnh Hòa Bình"<br /> Trên cơ sở các phân tích đánh giá ở chương 2 luận văn đưa ra các giải pháp khả thi<br /> về quản trị nhân sự nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn<br /> tỉnh Hòa Bình để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, phương hướng của Công tác Đoàn và<br /> phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ tới (2012 – 2017).<br /> d) Phương pháp nghiên cứu:<br /> Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn;<br /> Nhóm phương pháp bổ trợ.<br /> e) Kết luận<br /> Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn là nhiệm vụ hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu<br /> công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong tình hình mới là tạo dựng đội ngũ<br /> cán bộ trẻ, giỏi, thực sự là những người bạn, có khả năng hướng dẫn, tổ chức hoạt<br /> động thanh thiếu niên, tư vấn cho thanh niên và đối thoại với thanh niên<br /> Do đó công tác quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm<br /> bảo cho sự phát triển lớn mạnh của tổ chức Đoàn. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số<br /> giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách<br /> trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2