Đề tài<br />
Học viên<br />
Người hướng dẫn<br />
Chuyên ngành<br />
Khóa<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
*********<br />
: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình áp dụng thanh toán<br />
điện tử cho các nhà mạng di động tại Việt Nam.<br />
: Đỗ Thành Trung<br />
: TS. Nguyễn Thị Luyến<br />
: Quản trị kinh doanh<br />
: 2009-2011<br />
<br />
Nội dung tóm tắt:<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Thanh toán điện tử trên mạng di động là xu hướng thanh toán của thời đại.<br />
Trong thời gian qua thanh toán điện tử ở Việt Nam còn kém hiệu quả. Đặc<br />
biệt tình hình áp dụng thanh toán điện tử tại các nhà mạng di động ở Việt Nam mới<br />
chỉ ở mức thử nghiệm.<br />
Là một cán bộ hoạt động về thanh toán điện tử và đang theo học cao học<br />
QTKD của ĐHBK HN chủ động đề xuất, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn<br />
và Viện chuyên ngành, học viên làm luận văn thạc sỹ với đề tài: Đánh giá và giải<br />
pháp cải thiện tình hình áp dụng Thanh toán Điện tử cho các nhà mạng di động<br />
tại Việt Nam.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề xuất được phương pháp đánh giá tình hình thanh toán điện tử;<br />
Có được kết quả đánh giá tình hình thanh toán điện tử của các nhà mạng di<br />
động tại Việt Nam trong thời gian qua;<br />
Có được các giải pháp nhằm cải thiện tình hình thanh toán điện tử của các<br />
nhà mạng di động tại Việt Nam trong thời gian tới<br />
3. Nội dung nghiên cứu<br />
Để thực hiện được các mục đích nêu trên đề tài, học viên triển khai các nội<br />
dung nghiên cứu sau:<br />
Hệ thống hóa tri thức của loài người về thanh toán điện tử: bản chất, nội<br />
dung, phương pháp đánh giá tinh hình và các nhân tố;<br />
Phân tích tình hình thanh toán điện tử của các nhà mạng di động tại Việt<br />
Nam trong thời gian qua cùng các nguyên nhân;<br />
Đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm cải thiện tình hình thanh toán điện<br />
tử của các nhà mạng di động tại Việt Nam trong thời gian tới<br />
<br />
4. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa, thực tiễn của luận văn<br />
Phạm vi nghiên cứu là các nhà mạng di động tại Việt Nam (chủ yếu 3 nhà<br />
mạng lớn là: VinaPhone, Mobifone, Viettel)<br />
Trong quá trình nghiên cứu học viên sử dụng kết hợp các phương pháp như: mô<br />
hình hóa thống kê, phỏng vấn, chuyên gia<br />
Trong luận văn được trình bày lần đầu tiên về kết quả đánh giá sâu sát, định<br />
lượng tình hình áp dụng thanh toán điện tử của các nhà mạng di động tại Việt Nam<br />
đến thời điểm 30/12/2011 cùng các nguyên nhân có sức thuyết phục. Tiếp theo học<br />
viên đã trình bày tập trung vào ba nhóm giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược<br />
trong việc cải thiện tình hình áp dụng thanh toán điện tử của các nhà mạng di động.<br />
5. Nội dung và kết cấu luận văn<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán điện tử<br />
Chương 2: Phân tích tình hình áp dụng thanh toán điện tử cho các mạng di động tại<br />
Việt Nam<br />
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình áp dụng thanh toán<br />
điện tử cho các nhà mạng di động tại Việt Nam trong thời gian tới<br />
• Nhóm giải pháp về nhu cầu: Mục tiêu của nhóm giải pháp này là đưa<br />
ra phương án triển khai cụ thể tác động đến môi trường chính trị pháp luật, kinh tế, văn hóa và xã hội nhằm nâng cao nhu cầu áp<br />
dụng thanh toán điện tử cho các nhà mạng di động tại Việt Nam<br />
• Nhóm giải pháp về nhận thức và đầu tư: Mục tiêu của nhóm giải pháp<br />
này là đưa ra phương án triển khai cụ thể tác động đến đầu tư cơ sở<br />
công nghệ, nguồn nhân lực, bảo mật và hoạt động Marketing của<br />
doanh nghiệp, qua đó nâng cao nhận thức và đầu tư thanh toán điện<br />
tử của lãnh đạo nhà mạng di động tại Việt Nam.<br />
• Nhóm giải pháp về năng lực dịch vụ: Mục tiêu của nhóm giải pháp<br />
này là đưa ra phương án triển khai cụ thể nhằm đa dạng hóa sản<br />
phẩm, dịch vụ và nâng cao năng lực dịch vụ thanh toán điện tử của<br />
các nhà mạng di động tại Việt Nam<br />
6. Lời cảm ơn<br />
Học viên xin cảm ơn các phòng ban trong nhà trường, ban chủ nhiệm khoa<br />
Kinh Tế cùng toàn thể các thầy cô giáo, giáo vụ trong khoa đã cung cấp nhiều<br />
thông tin quý báu cho đề tài. Đặc biệt, học viên xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn<br />
Thị Luyến đã tận tình giúp đỡ, quan tâm hướng dẫn chu đáo để em hoàn thành đề<br />
tài này.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />