intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ: Điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ nghiên cứu là hệ thống hóa phân tích để làm rõ thêm cơ sở lý luận của điều chỉnh pháp luật; Làm rõ được thực trạng của điều chỉnh pháp luật; Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ: Điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN PHI ĐA ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - NĂM 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lƣơng Thanh Cƣờng Phản biện 1: TS. Đàm Bích Hiên, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Trƣờng ĐH Nội vụ Hà Nội Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp D, Nhà A - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đƣờng Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 30 phút, ngày 05 tháng 7 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 2 Chƣơng 1 ................................................................................................................... 4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ......................... 4 1.1. Tổ chức và sắp xếp sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc ................................ 4 1.2. Điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc ......................... 5 1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới điều chỉnh pháp luật............................................. 6 Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................................... 7 Chƣơng 2 ................................................................................................................... 8 THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT .......................................................... 8 2.1. Khái quát nội dung pháp luật ............................................................................. 8 2.2. Tình hình sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc trong thời gian qua .................. 8 2.3. Nhận xét điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc ........ 10 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 13 Chƣơng 3 ................................................................................................................. 14 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................. 14 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện điều chỉnh pháp luật............................................... 14 3.2. Giải pháp hoàn thiện điều chỉnh pháp luật ....................................................... 15 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................... 22 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 23 1
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội khóa 14 về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và các nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2016, từ đó tiếp tục đề ra nhiệm vụ cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc toàn diện, đồng bộ trong giai đoạn tiếp theo. Chính phủ đã ban hành Chƣơng trình hành động cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết với nhiệm vụ xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh việc sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc. Trong số đó, Nghị định số 158/2018/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản trực tiếp điều chỉnh trình tự, thủ tục sắp xếp lại tổ chức hành chính nhà nƣớc. Dƣới góc độ khoa học Luật Hiến pháp - Luật Hành chính, để tìm hiểu một cách có hệ thống về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc hiện nay, trong đó có nội dung sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc, tác giả chọn vấn đề: Điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật nói chung và cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc nói riêng, tuy nhiên qua khảo sát của học viên cho thấy các công trình nghiên cứu chƣa có công trình nào nghiên cứu về điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc từ góc độ ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu là đề xuất các phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện điều chỉnh của pháp luật đối với sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc hiện nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu là: Hệ thống hóa phân tích để làm rõ thêm cơ sở lý luận của điều chỉnh pháp luật; làm rõ đƣợc thực trạng của điều chỉnh pháp luật; đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc thời gian tới.
  5. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là những vấn đề lý luận, thực tiễn của điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc. - Hoạt động điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc từ 2017 - 2020; trong đó đề cập đến việc sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc theo Nghị định số 158/2018/NĐ-CP của Chính phủ. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2017 - 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về nhà nƣớc và pháp luật. - Phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản và hiện đại của khoa học xã hội nhƣ: hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, quan sát... 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm phong phú thêm lý luận điều chỉnh pháp luật nói chung, điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho quá trình phân tích chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc; là tài liệu khoa học có giá trị cho hoạt động học tập, nghiên cứu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng. 3
  6. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổ chức hành chính nhà nƣớc và sắp xếp sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm và phân loại tổ chức hành chính nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm tổ chức hành chính nhà nước Trong Luận văn này, tổ chức hành chính nhà nƣớc thuộc diện sắp xếp đƣợc hiểu theo nội dung của Nghị định số 158/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, gồm: tổ chức hành chính và tổ chức tƣơng đƣơng. 1.1.1.2. Phân loại tổ chức hành chính nhà nước * Các nhóm tổ chức hành chính - Các tổ chức hành chính do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo, quản lý. - Các tổ chức hành chính của cơ quan thuộc Chính phủ. Gồm: Tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; phòng thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ. - Các tổ chức hành chính ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. - Các tổ chức hành chính ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ƣơng. * Các nhóm tổ chức tương đương - Các tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ. - Các tổ chức hành chính ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Sự phân loại trên có tính chất tƣơng đối nhằm phân nhóm các dạng tổ chức hành chính nhà nƣớc theo cách tiếp cận của Nghị định 158/2018/NĐ-CP. 1.1.2. Sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước Sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc là việc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật tiến hành các hoạt động thành lập, giải 4
  7. thể, chia tách, sáp nhập, hợp nhất để hình thành các tổ chức hành chính mới thay thế các tổ chức hành chính cũ, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành chính nhà nƣớc hiện có. 1.1.2.2. Sự cần thiết sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước Việc sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc là một nội dung hoạt động của các chƣơng trình cải cách nền hành chính nhà nƣớc thời gian qua và trong thời gian tiếp theo. Nhƣ vậy, sắp xếp tổ chức hành chính ở nƣớc ta hiện nay là vấn đề có tính khách quan, cấp thiết. Hoạt động sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc có đối tƣợng là các tổ chức hành chính, cán bộ, công chức hành chính nên phải đƣợc thực hiện trên cơ sở các quy định pháp luật hành chính (nguồn của luật hành chính). 1.2. Khái niệm, phạm vi, nội dung điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc 1.2.1. Khái niệm điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước Điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc là một dạng của điều chỉnh pháp luật, nên cần tuân theo những vấn đề có tính nguyên lý, nguyên tắc chung của điều chỉnh pháp luật. Từ sự phân tích trên, điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước được hiểu là quá trình nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm) dùng các quy phạm pháp luật để tác động lên các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sắp xếp, kiện toàn lại các tổ chức hành chính (dưới các hình thức: giải thể, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ), nhằm góp phần điều chỉnh lại bộ máy hành chính nhà nước trở nên tinh g n, hoạt động hiệu lực, hiệu quả 1.2.2. Phạm vi điều chỉnh về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước Phạm vi điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc đƣợc xem xét ở hai khía cạnh: Thứ nhất là phạm vi về số lƣợng, trong đó có cả phạm vi về không gian, thời gian và cả đối tƣợng áp dụng; thứ hai là phạm vi về mức độ can thiệp, điều chỉnh. 1.2.3. Nội dung điều chỉnh về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước Thứ nhất, xác định chủ trƣơng, định hƣớng, mục đích, nhiệm vụ sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc và điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính 5
  8. nhà nƣớc. Trên cơ sở chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng, nghị quyết quả Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phƣơng triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Thứ hai, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc cần căn cứ vào những quy định của pháp luật để xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, đồng bộ, đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc. Thứ ba, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc đã có hiệu lực. Việc tổ chức thực hiện pháp luật rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tổ chức và con ngƣời, là căn cứ để đánh giá chủ chƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc có đi vào cuộc sống hay không. Thứ tƣ, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và đánh giá kết quả tác động của pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc. 1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc 1.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng và quá trình đổi mới hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo toàn bộ công cuộc đổi mới hệ thống chính trị hiện nay, trong đó có bộ máy nhà nƣớc nói chung và bộ máy hành chính nói riêng. Đảng lãnh đạo bằng cƣơng lĩnh, nghị quyết. 1.3.2. Công tác lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành Nếu công tác chỉ đạo, điều hành cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc thực sự quyết liệt, đồng bộ, phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, tổ chức, địa phƣơng sẽ là yếu tố thuận lợi cho quá trình đƣa pháp luật vào cuộc sống. Ngƣợc lại, công tác chỉ đạo, điều hành chƣa thực sự quyết liệt, thiếu đồng bộ, chƣa phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, tổ chức, địa phƣơng thì dẫn tới tình trạng chậm triển khai chủ trƣơng, chính sách của Đảng, chậm thể chế hóa, thể chế hóa chƣa đầy đủ, tổ chức thực hiện hiệu quả chƣa cao. 6
  9. 1.3.3. Ý thức pháp luật của các bên trong quá trình sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước Mối quan hệ giữa ý thức và hành động trong sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc luôn luôn song hành, đó là ý thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng. Nếu ý thức pháp luật đúng đắn, tích cực sẽ tổ chức thực hiện pháp luật chính xác, khách quan và việc sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc sẽ thuận lợi, mang lại hiệu quả thiết thực và ngƣợc lại. Tiểu kết Chƣơng 1 Cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết. Với tƣ cách là một loại đối tƣợng đƣợc điều chỉnh bởi luật hành chính, việc sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc cần đƣợc thực hiện trên cơ sở quy định pháp luật hành chính, thông qua cơ chế điều chỉnh pháp luật hành chính. Quá trình điều chỉnh pháp luật này chịu ảnh hƣởng nhất định từ các yếu tố: Sự lãnh đạo của Đảng, việc đổi mới hệ thống chính trị, quá trình điều chỉnh đối với các yếu tố khác của nền hành chính và hoạt động kiểm soát tuân thủ đối với quá trình chấp hành pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc. 7
  10. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 2.1. Khái quát nội dung pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớcở nƣớc ta hiện nay Nghị quyết số 56/2017/QH14 đƣợc xem là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản luật, văn bản dƣới luật để tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm bao gồm: Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc, bảo đảm đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả. Hai là, tiếp tục rà soát điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nƣớc. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nƣớc. Tăng cƣờng công tác xã hội hóa dịch vụ công. Ba là, tiếp tục sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nƣớc tinh gọn với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan, đơn vị, địa phƣơng. Bốn là, từng bƣớc thực hiện sáp nhập, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã bảo đảm đúng tiêu chí quy định; đổi mới việc phân loại đơn vị hành chính. Năm là, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động. Sáu là, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc, thực hiện Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, đổi mới phƣơng thức làm việc. Bảy là, thƣờng xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc. 2.2. Tình hình sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc trong thời gian qua 2.2.1. Về chỉ đạo thực hiện Triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW và 19-NQ/TW Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII, Bộ Chính trị đã ban hành 01 nghị quyết, 05 kết luận; Quốc hội, Ủy ban 8
  11. Thƣờng vụ Quốc hội ban hành 10 văn bản; Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ban hành 09 nghị quyết, nghị định. Trong năm 2018, Chính phủ hoàn thành việc ban hành các văn bản làm cơ sở cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. 2.2.2. Về tổ chức thực hiện Quốc hội quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết 56/2017/QH14 gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XII. Một số văn bản quy phạm pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc đã đƣợc ban hành, tiêu biểu nhƣ: Một là, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (đƣợc Quốc hội thông qua ngày 22/11/2019). Hai là, Luật Công an nhân dân (sửa đổi) (đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018). Ba là, một số văn bản dưới luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước * Trình tự, thủ tục sắp xếp tổ chức hành chính: Nghị định số 158/2018/NĐ- CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính. * Sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc ở Trung ƣơng - Nghị định số 47/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP về cơ quan thuộc Chính phủ. - Nghị định số 101/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2016/NĐ- CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. * Sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng: - Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. - Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 4/10/2018 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, văn phòng Hội đồng nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 9
  12. - Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bốn là, một số văn bản dưới luật khác có liên quan: Nghị định số 62/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức. Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế… 2.3. Nhận xét điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc hiện nay 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Kết quả đạt đƣợc Trên bình diện chung, sau hơn 02 năm (2017 - 2020) thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế (khối Chính phủ quản lý), kết quả nhƣ sau: - Ở Bộ và cơ quan ngang Bộ: Số vụ và tƣơng đƣơng giảm 12 (4,6%), tổng cục và tƣơng đƣơng (tính cả Bộ Công an) giảm 04; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ giảm 10 (9,1%). Giảm phó vụ trƣởng và tƣơng đƣơng 70; phó cục trƣởng và tƣơng đƣơng 30; phó tổng cục trƣởng và tƣơng đƣơng 07; phó trƣởng phòng thuộc vụ 133; phó trƣởng phòng thuộc cục 122. - Về tổ chức bộ máy của chính quyền địa phƣơng (so với thời điểm trƣớc khi ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6, khóa XII): Tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, ở cấp tỉnh: Cơ quan chuyên môn giảm 05 (0,4%); phòng thuộc cơ quan chuyên môn giảm 973 (11,2%); chi cục giảm 127 (11,8%); phòng thuộc chi cục giảm 1.179 (26,4%); tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giảm 12 (8,4%); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở và tƣơng đƣơng giảm 1.203 (11,8%); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các tổ chức hành chính khác ở cấp tỉnh giảm 54 (10,1%); đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tƣơng đƣơng thuộc sở giảm 348 (40,3%)... Ở cấp huyện: Số đơn vị hành chính cấp huyện giảm 06 (0,8%); cơ quan chuyên môn giảm 294 (3,3%); đơn vị sự nghiệp công lập giảm 2.281 (5,7%). Ở cấp xã, thôn, tổ dân phố: Số đơn vị hành chính cấp xã giảm 548 (4,9%); thôn, tổ dân phố giảm 38.369 (28%). 10
  13. Giảm số lƣợng cấp phó: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giảm 266 (8,1%); cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giảm 1.263 (8,7%); chi cục giảm 243 ngƣời (14%); phòng thuộc chi cục giảm 995 ngƣời (25,5%). - Về tinh giản biên chế: Biên chế giao (thuộc khối Chính phủ quản lý) năm 2020 giảm so với biên chế giao năm 2015 là 204.334 ngƣời. Trong đó, biên chế công chức từ Trung ƣơng đến cấp huyện giảm 23.896 (8,7%); số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 150.040 (7,6%); biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm 30.398 ngƣời. Tính đến hết năm 2019, kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP là 57.815 ngƣời. - Về thí điểm một số mô hình tổ chức mới: 11 tỉnh, thành phố hợp nhất văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, văn phòng Hội đồng nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 02 tỉnh, thành phố hợp nhất văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; 01 tỉnh hợp nhất ban tổ chức tỉnh ủy với sở nội vụ và hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy với thanh tra tỉnh; 02 tỉnh thực hiện mô hình cơ quan tham mƣu giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; 52/63 tỉnh, thành phố (82,5%) thực hiện mô hình trung tâm phục vụ hành chính công với cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Ở cấp huyện: Trong 707 huyện, quận, thị xã, thành phố, có 57 đơn vị (8,1%) hợp nhất ban tổ chức cấp ủy với phòng nội vụ; 52 đơn vị (7,4%) hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra cấp ủy với thanh tra; 23 đơn vị (3,3%) hợp nhất ban tuyên giáo với ban dân vận và trung tâm bồi dƣỡng chính trị; 03 đơn vị hợp nhất ban tuyên giáo với ban dân vận cấp ủy; 70 đơn vị (9,9%) hợp nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng Hội đồng nhân dân và văn phòng Ủy ban nhân dân; 58 đơn vị (8,2%) thực hiện cơ quan tham mƣu giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; 457 đơn vị (64,6%) thực hiện mô hình trung tâm phục vụ hành chính công với cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đang thực hiện thí điểm “5 tại chỗ” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả). Về thí điểm kiêm nhiệm một số chức danh: 23 tỉnh (36,5%) thực hiện trƣởng ban dân vận tỉnh ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh; 01 tỉnh 11
  14. thực hiện trƣởng ban tổ chức tỉnh ủy đồng thời là giám đốc sở nội vụ. Ở cấp huyện: 639 đơn vị (90,4%) trƣởng ban tuyên giáo cấp ủy đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dƣỡng chính trị; 445 đơn vị (62,9%) trƣởng ban dân vận cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc; 108 đơn vị (15,3%) trƣởng ban tổ chức cấp ủy đồng thời là trƣởng phòng nội vụ; 76 đơn vị (10,8%) chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy đồng thời là chánh thanh tra. Sau hơn 02 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 (khóa XII), sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đã góp phần giảm chi thƣờng xuyên, tăng chi đầu tƣ phát triển từ nguồn ngân sách nhà nƣớc… 2.3.1.2. Nguyên nhân của kết quả Các cơ quan, đơn vị từ trung ƣơng đến địa phƣơng đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nghị quyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc đã đƣợc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới kịp thời. Biên chế của cả hệ thống chính trị giảm mạnh, cơ bản đảm bảo lộ trình tinh giản biên chế… 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế - Một số quy định, hƣớng dẫn thực hiện các nghị quyết chƣa đƣợc ban hành đồng bộ, liên thông. Một số cấp ủy, chính quyền chƣa thật sự quyết liệt hoặc cầu toàn, thiếu chủ động, tích cực trong thực hiện. - Công tác đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở một số nơi chƣa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Việc nắm bắt tƣ tƣởng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở một số nơi còn lúng túng, chƣa kịp thời… 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân khách quan do công tác tổ chức là việc khó, phức tạp, nhạy cảm, tác động tới tâm tƣ, tình cảm, lợi ích của nhiều đối tƣợng… - Nguyên nhân chủ quan sau: Một số cấp ủy, chính quyền chƣa nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện; một số quy định, quy chế của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc còn thiếu tính đồng bộ, chƣa sát thực tiễn… 12
  15. Tiểu kết Chƣơng 2 Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Quốc hội, Chính phủ đã đổi mới phƣơng pháp, lề lối làm việc, dành nhiều thời gian, công sức tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ƣơng 18-NQ/TW với tinh thần quyết liệt, khẩn trƣơng, đồng bộ, tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để thực hiện. Trên cơ sở đó, theo thẩm quyền, Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để tạo cơ sở, hành lang pháp lý, để trực tiếp điều chỉnh việc sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc. Với quyết tâm chính trị của toàn hệ thống, việc sắp xếp tổ chức hành chính từ năm 2018 trở lại đây đã đƣợc triển khai quyết liệt, đồng bộ trong bộ máy hành chính nhà nƣớc từ các cấp, các ngành, địa phƣơng, đem lại nhiều kết quả tích cực. Tổ chức bộ máy hành chính tiếp tục đƣợc kiện toàn, sắp xếp tinh gọn, nhất là đầu mối bên trong của các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan, tổ chức đƣợc bổ sung, hoàn thiện, từng bƣớc khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bƣớc đầu, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc cần phải đƣợc khắc phục trong thời gian tới. 13
  16. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc hiện nay 3.1.1. Quán triệt các quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả Bám sát Hiến pháp năm 2013, các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ sáu khóa XII, nhất là Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục, tích cực, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bƣớc đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trƣớc mắt và lâu dài. 3.1.2. Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông trong bộ máy hành chính nhà nước; đẩy mạnh phân công, phân cấp hợp lý trong sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ Kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định và phát huy những thành tựu về đổi mới, cải cách bộ máy Chính phủ trong thời gian qua với mục tiêu đổi mới, phát triển. Bảo đảm nguyên tắc quản lý nhà nƣớc thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lƣợc và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực và tạo điều kiện để chính quyền địa phƣơng chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện pháp luật về chính quyền địa phƣơng, quy định rõ nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; quy định rõ cơ chế phân cấp, ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi đƣợc phân cấp, ủy quyền… 14
  17. 3.1.3. Kiên định và tiếp tục tổ chức cơ cấu Chính phủ gọn nhẹ, năng động theo hướng tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hƣớng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành. 3.1.4. Sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính Gắn kết chặt chẽ cải cách hành chính với việc kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian. Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ. Tăng cƣờng ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc… 3.2. Giải pháp hoàn thiện điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc 3.2.1. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước 3 2 1 1 Xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện pháp luật Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Tiếp tục rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm thực hiện có hiệu quả. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm: Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. 15
  18. Các cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm không lồng ghép các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế vào các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết không thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nƣớc. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan: Tiếp tục rà soát, báo cáo Chính phủ nội dung triển khai Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng và các vấn đề cần cụ thể hóa để quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phƣơng. Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của các Bộ, ngành. Tham mƣu Chính phủ tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về quản lý biên chế, tinh giản biên chế. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và khoán kinh phí đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc và tổ chức Đảng, đoàn thể. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Chủ trì tổ chức tổng kết việc áp dụng cơ chế tài chính đặc thù đối với một số lĩnh vực… quản lý nhà nƣớc, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bám sát các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kế hoạch số 07-KH/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14 và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII. 3 2 1 2 Thưc hiện nguyên tắc, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Các cơ quan có thẩm quyền khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này, đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành phải hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, minh bạch, khả thi, kịp thời, dễ thực hiện, đảm bảo nội dung theo đúng các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng. 16
  19. 3.2.2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm điều chỉnh pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước trong giai đoạn mới Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức hành chính nhà là công việc liên quan đến tổ chức và con ngƣời nên rất khó khăn, phức tạp. Do đó cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ngƣời đứng đầu. Đổi mới tƣ duy pháp lý, xây dựng thể chế, xác định mô hình tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xác định cơ chế quản lý phù hợp để đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc xây dựng và ban hành theo đúng quy định, đồng bộ, khả thi, chất lƣợng cao. Chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong triển khai các nội dung, hình thức, phƣơng pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua việc đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sắp xếp tổ chức hành chính nhà nƣớc và đổi mới về hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật. 3.2.3. Tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước 3.2.3.1. Các tổ chức hành chính thuộc diện sắp xếp Các tổ chức hành chính: Các tổ chức hành chính do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo, quản lý; các tổ chức hành chính của cơ quan thuộc Chính phủ; tổ chức hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; phòng thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức hành chính ở cấp tỉnh, gồm: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gọi tắt là sở); phòng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở; các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các tổ chức hành chính ở cấp huyện, gồm: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi tắt là phòng); các tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các tổ chức tương đương: Các tổ chức hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, gồm: Văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ; Văn phòng, thanh tra (nếu có), vụ, cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức 17
  20. của tổng cục và tổ chức tƣơng đƣơng tổng cục; Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, thanh tra, vụ (nếu có), cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc Bộ; Phòng thuộc cơ cấu tổ chức của văn phòng, cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc tổng cục; Chi cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc Bộ (sau đây gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc Bộ); Chi cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của cục thuộc tổng cục (sau đây gọi tắt là chi cục thuộc cục thuộc tổng cục); Phòng và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc Bộ; Phòng và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc cục thuộc tổng cục. Các tổ chức hành chính cấp tỉnh, gồm: Văn phòng, phòng, chi cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, chi cục và tổ chức tƣơng đƣơng thuộc cơ cấu tổ chức của sở. Nghị định 158/2018/NĐ-CP không áp dụng đối với việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan sau: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây là các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quy trình của văn bản luật. 3.2.3.2. Nguyên tắc, điều kiện sắp xếp tổ chức hành chính nhà nước a) Nguyên tắc - Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định tại Nghị định 158/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; chỉ thành lập tổ chức mới trong trƣờng hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn. - Việc thành lập, tổ chức lại tổ chức hành chính phải bảo đảm không vƣợt khung số lƣợng tổ chức theo quy định của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ hoặc quy định của cấp có thẩm quyền. b) Điều kiện 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1