intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não và các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn mắc phải sau mổ tại bệnh viện Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh sau mổ chấn thương sọ não tại khoa phẫu thuật thần kinh 1 bệnh viện Việt Đức năm 2019; xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn mắc phải ở người bệnh sau mổ chấn thương sọ não tại khoa phẫu thuật thần kinh 1 bệnh viện Việt Đức năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não và các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn mắc phải sau mổ tại bệnh viện Việt Đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐẶNG SỸ TUẤN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN MẮC PHẢI SAU MỔ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐẶNG SỸ TUẤN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN MẮC PHẢI SAU MỔ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 8720301 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS. HOÀNG NGỌC SƠN HÀ NỘI – 2019
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT ALNS Áp lực nội sọ CTSN Chấn thương sọ não TNGT Tai nạn giao thông TNLĐ Tai nạn lao động TNSH Tai nạn sinh hoạt ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NB Người bệnh NKMP Nhiễm khuẩn mắc phải VMNMP Viêm màng não mắc phải ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương sọ não là loại cấp cứu thường gặp nhất trong tất cả cấp cứu chấn thương ngoại khoa hàng ngày và là nguyên nhân gây tử vong cao. Theo thống kê tại bệnh viện Việt Đức, tỷ lệ tử vong do chấn thương sọ là 18,4%. Ở các nước phát triển, chấn thương sọ não là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong sau bệnh ung thư và tim mạch. Tỷ lệ tử vong ở Mỹ là 45%, Anh là 52%, và Pháp dao động từ 50-70% [11]. Để tránh tử vong cũng như các di chứng nặng xảy ra sau chấn thương, những bệnh nhân trong khi nằm viện cần phải được theo dõi về lâm sàng và cận lâm sàng một cách tỷ mỉ, chặt chẽ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường; qua đó, giúp cho công tác điều trị và chăm sóc nội khoa hoặc ngoại khoa được tốt hơn [17]. Người điều dưỡng theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não bao gồm các dấu hiệu về tri giác đó là đánh giá thang điểm Glasgow coma Score; những dấu hiệu thần kinh khu trú đó là liệt nữa người hay giãn đồng tử một bên; mức độ cháy máu qua dẫn lưu sau mộ cần phải tiến hành hàng giờ. Phẫu thuật sọ não đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam nói riêng, cũng như trên toàn thế giới nói chung, và nguyên nhân chấn thương được báo cáo do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, cũng như không chấn thương (u não…). Phẫu thuật này đã trở thành thường quy tại các bệnh viện lớn và các bệnh viện chuyên khoa như bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của phẫu thuật thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hay nhiễm khuẩn mắc phải có xu hướng tăng lên ở những người bệnh nặng có phẫu thuật và các thủ thuật can thiệp như phẫu thuật sọ não, ổ bụng, đặt thông tiểu dẫn lưu…, đặc biệt đối với người bệnh nằm tại các khoa Ngoại, đây là một thách thức đối với các bác sỹ và điều dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh [4], [5]. Người bệnh sau mổ sọ não bị nhiễm khuẩn mắc phải do viêm màng não khó có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng rầm rộ, khó phát hiện vì họ đang trong tình trạng nặng bởi cuộc phẫu thuật. Do vậy, việc phát hiện viêm màng não mắc phải ở người bệnh sau mổ sọ não ngoài việc nhận định các triệu chứng lâm sàng cũng cần phải dựa vào các xét nghiệm
  4. cận lâm sàng (xét nghiệm máu, cấy đờm …), một cách hệ thống để tìm nguyên nhân gây ra viêm màng não mắc phải nhằm có biện pháp phòng ngừa [6]. Do đó vai trò điều dưỡng rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh sau mổ sọ não, qua đó giúp phòng tránh các biến chứng mắc phải tại bệnh viện, giảm tỷ lệ tử vong, và giảm ngày điều trị tại bệnh viện dẫn đến giảm chi phí về tài chính cho người bệnh. Chính vì những lý do trên tôi tiến hành đề tài “Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não và các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn mắc phải sau mổ tại Bệnh viện Việt Đức”, với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh sau mổ chấn thương sọ não tại khoa phẫu thuật thần kinh 1 bệnh viện Việt Đức năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn mắc phải ở người bệnh sau mổ chấn thương sọ não tại khoa phẫu thuật thần kinh 1 bệnh viện Việt Đức năm 2019. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sơ lược giải phẫu sinh lý não bộ Não nằm trong hộp sọ, trực tiếp kiểm soát các cơ quan ở đầu qua các dây thần kinh sọ và thông qua tủy sống kiểm soát thân và chi, não là cơ sở vật chất của trí tuệ [3]. Não được chia thành: - Não trước: gồm đại não và gian não. - Não giữa: hay trung não. - Não sau: gồm hành não, cầu não và tiểu não. - Hành não, cầu não và trung não gộp thành thân não (trên lâm sàng NB có xuất huyết thân não là rất nặng). 1.1.1. Da đầu và các tổ chức dưới da 1.1.2. Hộp sọ 1.1.3. Màng não 1.1.4. Não [7] 1.2. Định nghĩa và phân biệt chấn thương sọ não 1.2.1. Định nghĩa chấn thương sọ não - Chấn thương sọ não (Traumatic Brain Injury) (CTSN) hay còn gọi là chấn thương đầu là những tổn thương sọ và não do tác động của vật cứng đập vào đầu hoặc đầu đập vào vật cứng. - CTSN là lực đập vào hộp sọ gây tổn thương nặng hay nhẹ ở da đầu, xương sọ, màng não và mô não. - CTSN là một chấn thương mà năng lượng chấn thương truyền tới sọ não và cơ thể gây nên rối loạn chức phận sọ não hoặc tổn thương cụ thể ở sọ não. 1.2.2. Phân biệt giữa vết thương sọ não và chấn thương sọ não - Vết thương sọ não (VTSN) là thương tích làm cho dịch não tuỷ (DNT) và mô não thông thương với môi trường bên ngoài xuyên qua các thương tích của màng não, xương sọ và da đầu. Nguyên nhân thường do dao đâm, do đạn bắn, do mảnh bom mìn. Vỡ sàn sọ làm cho DNT chảy ra tai hay ra mũi cũng có thể xem như một dạng VTSN tuy da đầu không có tổn thương và trên phim X- quang [4]. Một nguy cơ lớn trong các VTSN là vi khuẩn xâm nhập vào DNT và mô não. - CTSN (hay gọi là chấn thương sọ não kín ) thường do da đầu va chạm vào các vật không sắc nhọn. Không thông thương trực tiếp giữa DNT và mô não với môi trường bên ngoài (dù cho trường hợp xương sọ bị vỡ, thậm chí khi mảnh xương sọ rời ra và chèn ép hay làm rách màng não với DNT và mô não). 1.3. Đặc điểm của chấn thương sợ não 1.3.1. Giải phẫu - sinh lý liên quan đến chấn thương sọ não - Hộp sọ người lớn - một khoang cứng cố định có thể tích khoảng 1400 đến 1700 ml bảo vệ và chứa đựng: Nhu mô não - 80 %, Dịch não tủy -10 %, Máu - 10%. 1.3.2. Phân loại
  5. - Nguyên phát (trực tiếp ban đầu, ngay sau khi bị chấn thương) như vỡ sọ, đụng giập não, xuất huyết nội sọ, tổn thương sợi trục lan tỏa. - Thứ phát (gián tiếp, sau tổn thương ban đầu nhiều giờ tới nhiều ngày) như máu tụ trong não tiến triển, phù não, tăng áp lực nội sọ, nhiễm trùng nội sọ, và co giật. 1.4. Nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện Là nhiễm khuẩn (NK) xảy ra ở các bệnh nhân (BN) đang trong thời gian nằm viện mà họ hoàn toàn không có các bệnh NK tiềm tàng từ trước thời điểm nhập viện. Những nhiễm khuẩn trong 48h đầu, kể từ khi bệnh nhân vào viện không phải là nhiễm khuẩn bệnh viện. 1.5. Phương thức điều trị 1.5.1. Vết thương sọ não đến sớm 1.5.2. Vết thương sọ não đến muộn 1.5.3. Tai biến sau mổ 1.6. Chăm sóc toàn diện người bệnh bị chấn thương sọ não sau mổ - Theo dõi sau mổ: tri giác thang điểm Glasgow, các dấu hiệu thần kinh khu trú, dấu hiệu thần kinh thực vật, dẫn lưu, vết mổ. - Điều trị chống phù não o Đảm bảo thông khí. o Đầu cao từ 15 độ đến 30 độ và thẳng. o Hạn chế tình trạng kích thích: buộc tay chân từng bên, cách 3 giờ thay bên đối diện chống loét. Thuốc an thần: Phenobacbital liều 1-1,5mg/kg trọng lượng hoặc đông miên. Nếu có tình trạng suy hô hấp nên cho thở máy kết hợp. o Ổn định huyết động học: Tốt nhất là thiếu máu thì bù máu, nếu không có máu thì dùng dung dịch thay thế máu, dùng huyết thanh mặn đẳng trương từ 1000- 1500ml/ngày. o Đảm bảo thăng bằng kiểm toan: bù nước và điện giải, theo dõi dựa vào các kết quả xét nghiệm. o Các thuốc chống phù não: dùng trong 48 giờ đầu: Manitol, liều 1-1,5g/kg/24 giờ, hoặc các thuốc lợi tiểu như Lasix - Kháng sinh: dùng kháng sinh phối hợp. - Nuôi dưỡng: sau mổ đặt thông dạ dày và nuôi dưỡng qua ống thông đó. - Săn sóc đề phòng biến chứng do nằm lâu: phòng các biến chứng loét tỳ, nhiễm khuẩn hệ thống hô hấp hoặc tiết niệu. 1.7. Học thuyết điều dưỡng được ứng dụng trong nghiên cứu Công tác chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Bắc Ninh đang được thực hiện theo mô hình chăm sóc toàn diện, xây dựng các quy trình chăm sóc người bệnh ứng dụng học thuyết hệ quy trình điều dưỡng và học thuyết liên quan nhu cầu cơ bản của con người. Quy trình điều dưỡng là hệ thống mở, điều dưỡng áp dụng quy trình điều dưỡng để chăm sóc người bệnh, quy trình điều dưỡng cần được thực hiện liên tục và thay đổi khi nhu cầu người bệnh thay đổi. Đầu ra là sự tái lập như sự phản hồi của hệ thống [16]. Đối tượng của Điều dưỡng là con người bao gồm người khỏe và người có bệnh tật. Con người được tạo ra, tồn tại và phát triển nhờ các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản. Mỗi một cá thể ở một phương diện nào đó giống tất cả mọi người nhưng ở một phương diện khác chỉ giống một số người và có những phương diện không giống ai cả. Như vậy con người vừa có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên việc chăm sóc phải xuất phát từ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với từng đối tượng. Tuy nhiên khi một nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người chuyển sang một nhu cầu khác ở mức cao hơn. Khi người bệnh đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, chứng tỏ họ só sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất hơn.
  6. Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất có hữu ích để làm nền tảng trong việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn và nhu cầu đòi hỏi sự can thiệp về điều dưỡng. 1.8. Tình hình viêm não mắc phải trong và ngoài nước Viêm màng não sau CTSN xảy ra ở 1 - 20% NB CTSN vừa và nặng. Hầu hết các trường hợp xảy ra trong vòng 2 tuần sau chấn thương. 75% các trường hợp này có vỡ sàn sọ và 58% có chảy dịch não tủy qua mũi [1]. Viêm màng não sau chấn thương có dò dịch não tủy chiếm 5 - 10%, đặc biệt nếu dò trên 7 ngày [2]. Chẩn đoán nhanh, chính xác, điều trị kịp thời giúp làm giảm tỉ lệ tử vong trong viêm màng não. Theo nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng tỷ lệ viêm màng não mắc phải sau mổ sọ não chiếm 9,6%. Một nghiên cứu của Lê Điền Nhi, Lê Điền Sơn nguyên cứu tại Bệnh viện nhân dân 115 TP Hồ Chí Minh (2000), kết quả nghiên cứu cho biết mổ lần 2 chỉ chiếm 9,52% [8]. Theo nghiên cứu tại trường Oxford, Journals Oxford University Press cho biết nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng xảy ra sau khi phẫu thuật thần kinh thường là vi khuẩn có nguồn gốc và bao gồm viêm màng não, viêm mủ màng phổi dưới màng cứng, và áp xe não. Virus viêm não phức tạp thời kỳ đầu sau phẫu thuật là một phát hiện hiếm và trong số NB sau mổ có 01 trường hợp bị viêm màng não do virut vào ngày thứ 7.
  7. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh Người bệnh được phẫu thuật sọ não tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh 1 bệnh viện Việt Đức thỏa mãn 2 tiêu chuẩn: - Đã được mổ sọ não sau 6 giờ. - Người bệnh trước mổ không có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiêu hóa, da, mắt… từ trước khi vào viện. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Có nhiễm khuẩn phổi, viêm não, viêm đường tiết niệu, đường tiêu hóa, da, mắt, tai mũi họng trước và sau mổ sọ não. - Xét nghiệm cận lâm sàng: xác định có viêm não, có vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu trước và sau mổ sọ não 6h. 2.2. Địa điểm và thời gian Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Phẫu thuật Thần kinh 1 bệnh viện Việt Đức từ 01/01/2019 – 30/06/2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả tiến cứu. 2.3.2. Cỡ mẫu Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện trong thời gian từ 01/01/2019 đến 30/06/2019 những bệnh nhân sau mổ sọ não tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh 1 bệnh viện Việt Đức. Nghiên cứu thu nhận 118 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn ở trên trong thời gian nghiên cứu. 2.4. Các biến số nghiên cứu Biến số nghiên cứu được thu thập theo protocol đã xây dựng sau khi đề cương nghiên cứu được hoàn tất. - Biến số về đặc điểm chung: Tuổi, giới, nghề nghiệp, số ngày nằm điều trị, chẩn đoán y khoa (nhóm bệnh lý), phương thức mổ, số lần mổ. - Biến số về lâm sàng: o Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, nhịp thở. o Vết mổ và ống dẫn lưu: Số lượng, màu sắc (khô, ướt, chảy mủ trắng) chăm sóc ống dẫn lưu, thay băng vết mổ/ngày. o Vệ sinh cá nhân cho bênh nhân/ngày: vệ sinh răng miệng, mặt, lau người, vệ sinh vùng đáy chậu. o Tri giác: vật vã, kích động, lú lẫn, lơ mơ, hôn mê, co giật. o Các loại dẫn lưu. o Hội chứng màng não: cổ cứng, nôn vọt. o Tình trạng dinh dưỡng. - Biến số cận lâm sàng: Sinh hóa, huyết học, vi sinh (Cấy dịch não tuỷ, cấy dịch nhầy họng, cấy mủ vết cổ). 2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm màng não lên quan đến sau mổ sọ não Dựa vào các tiêu chuẩn sau: - VMNMP: Cấy dịch não tủy hoặc cấy dịch nhầy họng, cấy mủ vết mổ bằng phương pháp bán định lượng cho kết quả dương tính. - Dịch não tủy đục, mủ, áp lực tăng, tế bào tăng 100 - 1.000/mm3 (80% là bạch cầu đa nhân trung tính). - Công thức máu: Bạch cầu tăng (chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính). - Có hay không có biểu hiện NK tại chỗ: Vùng mổ, vết mổ đỏ, đau, có dịch chảy từ vết mổ, dịch dẫn lưu.
  8. - Tri giác (glassgow). - Sốt cao 39-40oC, môi khô, lưỡi bẩn, vật vã, kích động, lú lẫn, lơ mơ, hôn mê, co giật. - Theo dõi dấu hiệu hội chứng màng não: nhức đầu nhiều, đau nhức ở cơ và khớp (hỏi được nếu NB tỉnh), nằm tư thế cò súng nôn vọt, táo bón, cổ cứng, Kerning, Brudzinski, vạch màng não, lác, liệt mặt. - Tăng tiết đờm dãi, vã mồ hôi. - Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI): Cân nặng (kg) BMI = (Chiều cao (m))2 - Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO. Bảng 2.1. Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới Phân loại Chỉ số BMI (kg/m2) Cân nặng thấp (gầy) 25 - Phương pháp đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS:  Thước dài 10cm, cố định ở 2 đầu.  Bắt đầu với hình 😁 biểu hiện cảm xúc "KHÔNG ĐAU".  Mức điểm từ 1 - 3 với hình :) biểu hiện cho cảm xúc "ĐAU NHẸ".  Mức điểm từ 4 - 6 với hình 😐 và :( biểu hiện cho cảm xúc "ĐAU VỪA".  Mức điểm từ 7 - 10 với hình ☹️ và 😫 biểu hiện cho cảm xúc "ĐAU KHÔNG CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC". 2.4.2. Vệ sinh cá nhân cho người bệnh sau mổ sọ não - Chăm sóc răng miệng: hàng ngày vệ sinh răng miệng (bảng kiểm QTKT chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân nặng). - Vệ sinh thân thể: thay quần áo, ga trải giường (bảng kiểm QTKT tắm cho bệnh nhân nặng tại giường). Mô tả các mức độ phân loại chăm sóc người bệnh sau mổ sọ não Chăm sóc tốt: Glasgow >13 điểm, NB đau ít, vết mổ khô, đảm bảo dinh dưỡng đủ 2400 Kcalo/ngày, có sụt cân ít 0,5kg cân nặng cơ thể, vệ sinh răng miệng và thân thể sạch,
  9. không mắc các nhiễm khuẩn khác sau mổ, tâm lý thoải mái. Chăm sóc trung bình: Glasgow 9-12 điểm, vết mổ còn nề, tấy đỏ, đau vừa, vệ sinh răng miệng và vệ sinh thân sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng đủ 2000 Kcalo/ ngày, nhưng có sụt cân nhiều 1-1,5kg cơ thể, điểm tỳ đè không trợt loét nhưng da hơi thâm, đôi khi vật vã, kêu la. Chăm sóc kém: Glasgow < 8 điểm, NB không có cảm giác đau vì hôn mê, BN gầy sút cân nhiều, vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể chưa sạch, có một số điểm tỳ đè trợt loét, có bị nhiễm khuẩn bệnh viện (VMNMP), đôi khi vật vã, kêu la. 2.5. Các bước thực hiện - Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng mẫu phiếu thu thập thông tin, thu thập số liệu từ các bảng theo dõi người bệnh, và các kết quả xét nghiệm có trong bệnh án. - Phương pháp lấy bệnh phẩm o Thời điểm lấy bệnh phẩm: Sau mổ sọ não 48 giờ, lấy theo chỉ định của bác sỹ điều trị (hoặc có thể lấy bệnh phẩm ở thời điểm nghi ngờ viêm màng não, viêm phổi mắc phải hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn mắc phải). Lấy mẫu theo quy trình kỹ thuật lấy bệnh phẩm. - Quy trình kỹ thuật lấy bệnh phẩm (phụ lục kèm theo). 2.6. Công cụ thu thập số liệu Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án: Thu thập thông tin qua nhận định tình trạng người bệnh sau giao ban đầu giờ làm việc, thực hiện chăm sóc NB sau mổ sọ não theo qui trình điều dưỡng đã được học tại trường. Tất cả số liệu được ghi chép vào bảng theo dõi bệnh nhân theo đúng mẫu thiết kế đã thiết lập sẵn (theo protocol). Quy trình kỹ thuật thay băng vết mổ (phụ lục kèm theo) Dụng cụ lấy bệnh phẩm cấy tìm vi khuẩn: lấy mẫu dịch não tủy theo đúng qui trình kỹ thuật, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. 2.7. Xử lý số liệu - Số liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý qua các bước như sau: o Làm sạch: kiểm tra tính đầy đủ, logic, và hợp lệ của các phiếu điều tra trước khi nhập. o Tạo biểu mẫu nhập liệu, mã hóa các biến số và nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. o Kiểm tra số liệu: kiểm tra lại các giá trị missing và các giá trị bất thường. - Phân tích số liệu: o Thống kê mô tả được áp dụng. o Hồi quy logistic đơn biến được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa các biến phụ thuộc. Biến nhị phân là liệu các đối tượng nghiên cứu có nhiễm khuẩn mắc phải sau mổ hay không. o Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê với p
  10. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Giới n Tỉ lệ % Nam 85 72 Nữ 33 28 Tổng 118 100 Nhận xét: bảng 3.1 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu là nam chiếm tỷ lệ 72%. Bảng 3.2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Nhóm tuổi n Tỉ lệ % < 18 11 9,3 18 - 49 65 55,1 50 - 64 33 28 > 64 9 7,6 Tổng 118 100 Nhận xét: bảng 3.2 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 18 – 49 tuổi với tỷ lệ là 55,1%; sau đó là nhóm tuổi 50 – 64 tuổi với tỷ lệ 28%. Bảng 3.3. Nơi sinh sống của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Nơi ở n Tỉ lệ % Nông thôn 20 16,9 Thành thị 98 83,1 Tổng 118 100 Nhận xét: bảng 3.3 cho thấy: chủ yếu đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị với tỷ lệ là 83,1%. Bảng 3.4. Dân tộc của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Dân tộc n Tỉ lệ % Kinh 103 87,3 Khác 15 12,7 Tổng 118 100 Nhận xét: bảng 3.4 cho thấy: hầu hết đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh với tỷ lệ là 87,3%. Bảng 3.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Học vấn NB sau mổ sọ não
  11. n Tỉ lệ % Tiểu học trở xuống 4 3,4 Trung học cơ sở 7 5,9 Trung học phổ thông 98 83,1 Trên THPT 9 7,6 Tổng 118 100 Nhận xét: bảng 3.5 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là trung học phổ thông với tỷ lệ là 83,1%; sau đó là trên THPT với tỷ lệ 7,6%. Bảng 3.6. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Nghề Nghiệp n Tỉ lệ % CBCNV 7 5,9 Công nhân 14 11,9 Nông dân 40 33,9 Khác 57 48,3 Tổng 118 100 Nhận xét: bảng 3.6 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp là khác (hưu trí, tự do) chiếm tỷ lệ 48,3%, sau đó là nông dân với 33,9%, thấp nhất là CBCNV với tỷ lệ là 5,9%. Bảng 3.7. Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não BMI n Tỉ lệ % < 18,5 19 16,1 18,5 – 22,9 74 62,7 ≥ 23 25 21,2 Tổng 118 100 Nhận xét: bảng 3.7 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm BMI là bình thường (18,5 – 22,9) với tỷ lệ là 62,7%, tiếp đến là thừa cân (≥ 23) với tỷ lệ là 21,2%. 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh sau mổ sọ não Bảng 3.8: Tỉ lệ nhiễm khuẩn mắc phải sau mổ sọ não tại bệnh viện NB sau mổ sọ não Bệnh lý Có NK Không NK NB sau mổ chấn 45 (38,1%) 73 (61,9%) thương sọ não Tổng 118 (100%) Nhận xét: bảng 3.8 cho thấy: tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ sọ não là 38,1%. Bảng 3.9. Tiền sử bản thân Tiền sử bản thân NB sau mổ sọ não
  12. Có NK Không NK Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Hút thuốc lá 19 42,2 34 46,6 53 44,9 Hút thuốc lào 0 0 5 6,8 5 4,2 Uống rượu 11 24,4 31 42,5 42 35,6 Ăn mặn 18 40 42 57,5 60 50,8 Nhận xét: bảng 3.9 cho thấy: tỷ lệ hút thuốc là của người bệnh là 44,9%, tỷ lệ uống rượu là 35,6% và tỷ lệ ăn mặn là 50,8%. Bảng 3.10. Tri giác của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Tri giác Có NK Không NK Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Nặng (≤ 8 điểm) 18 40 19 26 37 31,4 Vừa (9 – 12 điểm) 16 35,6 42 57,5 58 49,2 Nhẹ (> 13 điểm) 11 24,4 12 16,4 23 19,5 Tổng 45 100 73 100 118 100 Nhận xét: bảng 3.10 cho thấy: người bệnh có tri giác mức độ nặng là 31,4%, tri giác mức độ vừa là 49,2% và tri giác mức độ nhẹ là 19,5%. Bảng 3.11. Phương thức mổ sọ não của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Phương thức mổ Có NK Không NK Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Khoan dẫn lưu 20 44,4 17 23,3 37 31,4 Mở cửa sổ 25 55,6 56 76,7 81 68,6 Tổng 45 100 73 100 118 100 Nhận xét: bảng 3.11 cho thấy: chủ yếu người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp mở cửa sổ với tỷ lệ là 68,6%, phương pháp mổ khoan dẫn lưu chỉ có 31,4%. Bảng 3.12. Số lần mổ sọ não của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Số lần mổ Có NK Không NK Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Lần 1 33 73,3 40 54,8 73 61,9 Lần 2 trở lên 12 26,7 33 45,2 45 38,1 Tổng 45 100 73 100 118 100 Nhận xét: bảng 3.12 cho thấy: đa số đối tượng nghiên cứu là mổ lần 1 với tỷ lệ là 61,9%, mổ từ lần 2 trở lên chiếm tỷ lệ là 38,1%. Bảng 3.13. Loại mổ sọ não của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ não Loại mổ Có NK Không NK Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Mổ cấp cứu 17 37,8 26 35,6 43 36,4 Mổ phiên 28 62,2 47 64,4 75 63,6 Tổng 45 100 73 100 118 100 Nhận xét: bảng 3.13 cho thấy: chủ yếu đối tượng nghiên cứu là mổ phiên chiếm tỷ lệ 63,6%, mổ cấp cứu chỉ có 36,4%. Bảng 3.14. Bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu
  13. NB sau mổ sọ não Bệnh lý kèm theo Có NK Không NK Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Cao huyết áp 14 31,1 22 30,1 36 30,5 Thận 0 0 2 2,7 2 1,7 Đái tháo đường 8 17,8 7 9,6 15 12,7 Tổng 45 100 73 100 118 100 Nhận xét: bảng 3.14 cho thấy: tỷ lệ người bệnh có bệnh lý cao huyết áp là cao nhất với tỷ lệ là 30,5%, sau đó là đái tháo đường với tỷ lệ là 12,7%, thấp nhất là bệnh về thận chỉ có 1,7%. Bảng 3.15. Tình trạng đau của đối tượng nghiên cứu NB sau mổ sọ nã Tình trạng đau Có NK Không NK Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Đau nhiều 40 88,9 52 71,2 92 78 Đau ít 5 11,1 21 28,8 26 22 Tổng 45 100 73 100 118 100 Nhận xét: bảng 3.15 cho thấy: tình trạng đau của người bệnh chủ yếu là đau nhiều chiếm tỷ lệ 78%. Bảng 3.16. Đặc điểm về toàn trạng của người bệnh NB sau mổ sọ não Sau phẫu thuật 24h Những ngày sau và Toàn trạng người bệnh đến ra viện n % n % Sốt 71 60,2 11 9,3 Da lạnh ẩm 25 21,2 4 3,4 Nhịp thở nhanh 18 15,3 6 5,1 Mạch nhanh 5 4,2 2 1,7 Môi khô, lưỡi bẩn 86 72,9 7 5,9 Nôn vọt 61 51,7 4 3,4 Táo bón 34 28,8 14 11,9 Nhức đầu 76 64,4 18 15,3 Vật vã kích động 66 55,9 5 4,2 Cổ cứng 19 16,1 1 0,8 Lác, liệt 11 9,3 1 0,8 Nhận xét: bảng 3.16 cho thấy: Hầu hết đặc điểm về toàn trạng của người bệnh có sự thay đổi từ giai đoạn sau phẫu thuật đến khi ra viện. Tình trạng sốt giảm từ 60,2% xuống
  14. 9,3%; tình trạng môi khô, lưỡi bẩn giảm từ 72,9% xuống 5,9%; nôn vọt giảm từ 51,7% xuống 3,4%; nhức đầu giảm từ 64,4% xuống 15,3%; vật vã, kích động giảm từ 55,9% xuống 4,2%. Bảng 3.17. Đặc điểm về dẫn lưu, vết mổ NB sau mổ sọ não (N =118) Sau phẫu thuật 24h Những ngày sau và Đặc điểm về dẫn lưu, vết mổ đến ra viện n % n % Không có đờm 19 16,1 45 38,1 Ít 58 49,1 44 37,3 Số lượng đờm Vừa 33 28 21 17,8 Nhiều 8 6,8 8 6,8 Màu vàng 82 69,5 57 48,3 Màu sắc đờm Màu hồng 16 13,6 8 6,8 Màu trắng 1 0,8 8 6,8 Không màu 2 1,7 25 21,2 Màu đỏ 107 90,7 56 47,4 Màu sắc dịch dẫn lưu Màu hồng 9 7,6 33 28 Mủ trắng 0 0 4 3,4 Sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ từ 70 59,3 10 8,5 vết mổ Vết mổ không liền 62 52,5 16 13,6 Tăng áp lực nội sọ 91 77,1 14 11,9 Nhận xét: bảng 3.17 cho thấy: Số lượng đờm sau mổ 24h chủ yếu là số lượng ít với 49,1%, số lượng vừa là 28%; sau khi ra viện số lượng đờm ít là 37,7%, số lượng vừa là 17,8%. Màu sắc đờm của người bệnh sau mổ chủ yếu là màu vàng chiếm 69,5%, khi ra viện tỷ lệ này giảm xuống còn 48,3%. Màu sắc dịch dẫn lưu của người bệnh chủ yếu là màu đỏ chiếm 90,7%. Tỷ lệ người bệnh sau mổ 24 giờ có sưng, nóng, đỏ, đau từ vết mổ chiếm 59,3%, vết mổ không liền chiếm 52,5%, tăng áp lực nội sọ chiếm 77,1%. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khẩn mắc phải ở người bệnh sau mổ chấn thương sọ não Bảng 3.18. Mối liên quan giữa giới tính với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ nã OR Giới Có NK Không NK p (95%CI) n % n % Nữ 16 48,5 17 51,5 1,82 (0,8-4,12) Nam 29 34,1 56 65,9 0,149 Tổng 45 38,1 73 61,9
  15. Nhận xét: bảng 3.18 cho thấy: những người có giới tính nữ có khả năng mắc nhiễm khuẩn sau mổ cao gấp 1,82 lần so với những người nam giới, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ não OR Nhóm tuổi Có NK Không NK p (95%CI) n % n % > 64 4 44,4 5 55,6 - 1 0,68 50 - 64 18 54,5 15 45,5 0,592 (0,15-2,94) 1,68 18 - 49 21 32,3 44 67,7 0,474 (0,41-6,89) 3,6 < 18 2 18,2 9 81,8 0,214 (0,48-27,11) Tổng 45 38,1 73 61,9 Nhận xét: bảng 3.19 cho thấy: có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn giữa các nhóm tuổi, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tri giác với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ não OR Tri giác Có NK Không NK p (95%CI) n % n % Nặng 18 48,6 19 51,4 - 1 2,49 Vừa 16 27,6 42 72,4 0,039 (1,05-5,9) 1,03 Nhẹ 11 47,8 12 52,2 0,951 (0,37-2,93) Tổng 45 38,1 73 61,9 Nhận xét: bảng 3.20 cho thấy: những người có tri giác mức độ nặng có khả năng mắc nhiễm khuẩn sau mổ cao gấp 2,49 lần so với những người có tri giác ở mức độ vừa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 2,49; 95%CI: 1,05 – 5,9). Bảng 3.21. Mối liên quan giữa phương thức mổ với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ não OR Phương thức mổ Có NK Không NK p (95%CI) n % n % Khoan dẫn lưu 20 54,1 17 45,9 2,64 (1,18-5,87) Mổ cửa sổ 25 30,9 56 69,1 0,016 Tổng 45 38,1 73 61,9 Nhận xét: bảng 3.21 cho thấy: những người có mổ khoan dẫn lưu có khả năng mắc nhiễm khuẩn sau mổ cao gấp 2,64 lần so với những người mổ cửa sổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 2,64; 95%CI: 1,18 – 5,87). Bảng 3.22. Mối liên quan giữa số lần mổ với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ não OR Số lần mổ Có NK Không NK p (95%CI) n % n % Lần 1 33 45,2 40 54,8 0,044 2,27
  16. (1,01-5,08) Lần 2 trở lên 12 26,7 33 73,3 Tổng 45 38,1 73 61,9 Nhận xét: bảng 3.22 cho thấy: những người mổ lần 1 có khả năng mắc nhiễm khuẩn sau mổ cao gấp 2,27 lần so với những người mổ lần 2 trở lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 2,27; 95%CI: 1,01 – 5,08). Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tình trạng đau với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ não OR Tình trạng đau Có NK Không NK p (95%CI) n % n % Đau nhiều 40 43,5 52 56,5 3,23 (1,12-9,31) Đau ít 5 19,2 21 80,8 0,025 Tổng 45 38,1 73 61,9 Nhận xét: bảng 3.23 cho thấy: những người đau nhiều có khả năng mắc nhiễm khuẩn sau mổ cao gấp 3,23 lần so với những người đau ít, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 3,23; 95%CI: 1,12 – 9,31). Bảng 3.24. Mối liên quan giữa số lần hút đờm/ngày với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ não OR Số lần hút Có NK Không NK p (95%CI) đờm/ngày n % n % > 2 lần 41 44,1 52 55,9 4,13 (1,32-12,99) ≤ 1 lần 4 16 21 84 0,010 Tổng 45 38,1 73 61,9 Nhận xét: bảng 3.24 cho thấy: những người có số lần hút đờm > 2 lần/ngày có khả năng mắc nhiễm khuẩn sau mổ cao gấp 4,13 lần so với những người có số lần hút đờm ≤ 1 lần/ngày, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (OR = 4,13; 95%CI: 1,32 – 12,99). Bảng 3.25. Mối liên quan giữa chăm sóc ống dẫn lưu, vết mổ với nhiễm khuẩn sau mổ NB sau mổ sọ não Chăm sóc ống dẫn lưu, Có NK Không NK p vết mổ n % n % ≤ 1 lần 43 37,1 73 62,9 > 2 lần 2 100 0 0 0,069 Tổng 45 38,1 73 61,9 Nhận xét: bảng 3.25 cho thấy: có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn giữa số lần chăm sóc ống dẫn lưu, vết mổ; tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p >0,05. CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN Chấn thương sọ não thường xảy ra do một cú đánh mạnh hoặc va đập vào đầu hoặc cơ thể. Một vật thể xuyên qua mô não như một viên đạn hoặc mảnh vỡ của hộp sọ cũng có thể gây chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não nhẹ có thể ảnh hưởng tạm thời đến các tế
  17. bào não của của người bệnh, tuy nhiên khi chấn thương sọ não nặng có thể dẫn đến bầm tím, rách mô, chảy máu và các tổn thương thực thể khác cho não. Từ những tổn thương này có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Trong nghiên cứu trên 118 bệnh nhân sau mổ chấn thương sọ não, đa số đối tượng nghiên cứu chúng tôi là nam chiếm tỷ lệ 72%. Tỷ lệ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,5:1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tỷ lệ mổ chấn thương sọ não so với các nghiên cứu trước. Corrigan J.D. và cs (2010) cho thấy tần số CTSN nặng trên 100.000 đối với nữ là 9,8 và ở nam giới là 33, gấp 3,3 lần nữ giới [14]. Theo Wu X. và cs (2008), một tác giả ở Trung Quốc, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, trên 14.948 trường hợp CTSN điều trị ở 77 bệnh viện cho kết quả 11.446 nam giới (76.6%) và 3.502 nữ giới (25.4%) [35]. Rosso A. và cs (2007) thực hiện nghiên cứu tại Úc cũng cho kết quả tương tự, nam chiếm 72%, nữ chiếm 28% [29]. Kung W. và cs (2010) nghiên cứu trên 27625 trường hợp CTSN tại Đài Loan cho kết quả nam giới chiếm 63% [23]. Ting H. và cs (2010) nghiên cứu với n = 154, tỷ lệ nam giới là 67,5%; nữ giới là 32,5% [33]. Huang Y. và cs (2013) nghiên cứu 201 trường hợp CTSN nặng có phẫu thuật GPCEN có 71,6% là nam giới và 28,4% là nữ giới [20]. Gouello G. và cs (2014) nghiên cứu 60 trường hợp phẫu thuật GPCEN ở CTSN nặng cho thấy tỷ lệ nam giới gặp 77% [19]. Giải thích cho điều này có thể do sở dĩ nam giới thường đi xe với tốc độ lớn, có nhiều trường hợp say xỉn khi tham gia giao thông và thường nam giới điều khiển phương tiện giao thông có phần không cẩn thận so với nữ giới, cũng như nam giới phải hoạt động trong điều kiện lao động nặng hơn. Nhận xét này của chúng tôi phù hợp với tác giả Phạm Văn Dương, Vũ Tự Huỳnh [10]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 18 – 49 tuổi với tỷ lệ là 55,1%; sau đó là nhóm tuổi 50 – 64 tuổi với tỷ lệ 28%, với độ tuổi trung bình là 32,49 ± 14,01. Bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 69,70%. Số bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 đến 59 tuổi chiếm tới 77,28%. Đây là lứa tuổi chính tham gia giao thông cũng như các hoạt động lao động sản xuất của xã hội, tham gia đóng góp nhiều nhất vào sự phát triển của xã hội, nên khi bị CTNS nặng sẽ trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Chúng tôi cũng đã xem xét một số đặc điểm khác của đối tượng mổ chấn thương sọ não, cho thấy chủ yếu đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị với tỷ lệ là 83,1%. Hầu hết đối tượng nghiên cứu là dân tộc Kinh với tỷ lệ là 87,3%. Đa số đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là trung học phổ thông với tỷ lệ là 83,1%; có nghề nghiệp là hưu trí, tự do (48,3%), và thuộc nhóm BMI là bình thường (18,5 – 22,9) (62,7%). Đa số các trường hợp có biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ sẽ được điều trị bằng kháng sinh, Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng, kết quả cấy khuẩn, kết quả kháng sinh đồ mà lựa chọn kháng sinh phù hợp. Chỉ định phẫu thuật được cân nhắc tùy theo đặc điểm, tính chất, mức độ của ổ nhiễm trùng ở từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trên bệnh nhân chấn thương sọ não là một trong những bệnh cảnh lâm sàng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong, vì vậy cần sự thận trọng tối đa khi thực hiện loại phẫu thuật này. Nghiên cứu của tác giả Borges L.F. (1992) cho thấy 5-7% trường hợp nhiễm khuẩn xảy ra sau phẫu thuật sọ não và số liệu thực tế có thể còn cao hơn nữa. Nhiều nguyên nhân gây tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh trung ương, trong đó, phẫu thuật sau chấn thương sọ não là một yếu tố rất quan trọng góp phần cho bệnh cảnh lâm sàng này. Một trong những vị trí thường gặp là đám rối mạng nhện, nơi mà khi nhiễm khuẩn có thể phát hiện đến trên 100.000 vi sinh vật cho mỗi gam mô tế bào. Sau phẫu thuật sọ não, tai biến do nhiễm khuẩn thường gặp là viêm màng não, abscess dưới màng nhện, abscess não,... Tác giả Korinek AM (2006) nghiên cứu trên 16,200 bệnh nhân sau phẫu thuật do chấn thương sọ não cho thấy hiện tượng thẩm thấu dịch não tủy và giới tính nam là yếu tố nguy cơ xuất hiện nhiễm khuẩn sau phẫu thuật do chấn thương sọ não. Bên cạnh đó, tác giả Korinek AM (2006) cũng xác định vai trò của kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật sẽ giảm nguy cơ cơ nhiễm khuẩn.
  18. Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ sọ não là 38,1%. Theo kết quả đã báo cáo của tác giả Mai Nguyệt Thu Hồng, kết quả khảo sát 346 mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân phẫu thuật sau chấn thương sọ não từ 01/2009 – 07/2009 tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn là 11,27%. Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Shearwood McClelland III và Walter A. Hall – 2007 là 5-7% (p 70 mmHg thì việc cấp máu cho não được đảm bảo. Theo dõi dấu hiệu về huyết động như nhịp tim và huyết áp rất quan trọng ở BN CTSN. Nhịp tim chậm, HA tăng là những triệu chứng của tăng áp lực nội sọ. Dấu hiệu này là phản ứng đáp ứng bù trừ của BN để đảm bảo mức độ tưới máu cho não. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh có bệnh lý cao huyết áp là cao nhất với tỷ lệ là 30,5%, sau đó là đái tháo đường với tỷ lệ là 12,7%, thấp nhất là bệnh về thận chỉ có 1,7%. Một nghiên cứu trước tại bệnh viện Việt Đức đã báo cáo gặp 9/60 BN (15%) mạch chậm và HAĐM tăng (hiệu ứng Cushing) khi tri giác xấu đi, chụp lại CLVT có kết luận máu tụ tái phát nhưng có kích thước nhỏ, không có chỉ định mổ mà thực hiện y lệnh thuốc (thuốc hạ huyết áp Adalat), sau khi thực hiện y lệnh thuốc huyết áp và mạch trở về bình thường ở 2/9 BN, còn 7 BN huyết áp vẫn tiếp tục tăng. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng đau của người bệnh chủ yếu là đau nhiều chiếm tỷ lệ 78%. Hầu hết đặc điểm về toàn trạng của người bệnh có sự thay đổi từ giai đoạn sau phẫu thuật đến khi ra viện. Tình trạng sốt giảm từ 60,2% xuống 9,3%; tình trạng
  19. môi khô, lưỡi bẩn giảm từ 72,9% xuống 5,9%; nôn vọt giảm từ 51,7% xuống 3,4%; nhức đầu giảm từ 64,4% xuống 15,3%; vật vã, kích động giảm từ 55,9% xuống 4,2%. Kết quả cho thấy: Số lượng đờm sau mổ 24h chủ yếu là số lượng ít với 49,1%, số lượng vừa là 28%; sau khi ra viện số lượng đờm ít là 37,7%, số lượng vừa là 17,8%. Màu sắc đờm của người bệnh sau mổ chủ yếu là màu vàng chiếm 69,5%, khi ra viện tỷ lệ này giảm xuống còn 48,3%. Màu sắc dịch dẫn lưu của người bệnh chủ yếu là màu đỏ chiếm 90,7%. Tỷ lệ người bệnh sau mổ 24h có sưng, nóng, đỏ, đau từ vết mổ chiếm 59,3%, vết mổ không liền chiếm 52,5%, tăng áp lực nội sọ chiếm 77,1%. Chấn thương sọ não là loại cấp cứu thường gặp nhất trong tất cả cấp cứu chấn thương ngoại khoa hàng ngày và là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do CTSN tại bệnh viện Việt Đức là 17,4%. Ở những nước phát triển CTSN là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Tỷ lệ tử vong ở Mỹ (45%), Anh (52%), Pháp (50-70%) [12]. Để tránh tỷ lệ tử vong cũng như các di chứng nặng xảy ra sau chấn thương, những bệnh nhân trong khi nằm viện cần phải được theo dõi về lâm sàng và cận lâm sàng một cách tỷ mỉ, chặt chẽ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường giúp cho công tác điều trị và chăm sóc nội hoặc ngoại khoa được tốt hơn. Người điều dưỡng theo dõi bệnh nhân chấn thương sọ não bao gồm các dấu hiệu về tri giác đó là đánh giá theo thang điểm Glasgow coma Score; những dấu hiệu thần kinh khu trú đó là liệt nửa người hay giãn đồng tử một bên; mức độ chảy máu qua dẫn lưu sau mổ cần phải được tiến hành hàng giờ. Tình trạng huyết động và hô hấp, nhiệt độ cơ thể cũng là những yếu tố cần theo dõi chặt chẽ trong công tác điều trị & chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não. Giữ được các chức năng sống của bệnh nhân ở trong giới hạn bình thường sẽ giúp cho khả năng phục hồi tốt hơn, ít di chứng sau chấn thương hơn Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp. Một số nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy khoảng 5% bệnh nhân phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ. Nhiễm khuẩn vết mổ chiếm khoảng 20% các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn những nước đã phát triển. Nghiên cứu thực hiện năm 2008 tại 8 bệnh viện tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ hiện mắc là 10,5%. Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian và bệnh tật cho bệnh nhân. Một nhiễm khuẩn vết mổ đơn thuần làm kéo dài thời gian nằm viện thêm 7-10 ngày. Tại Anh, chi phí điều trị phát sinh do nhiễm khuẩn vết mổ thay đổi từ 814 tới 6.626 bảng tùy thuộc loại phẫu thuật và mức độ nặng của nhiễm khuẩn vết mổ. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở các nước tiên tiến là 5-7%. Tại các nưóc đang phát triển khoảng 15-25%. Ở Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ hai trong nhiễm khuẩn bệnh viện (15-18%), trong các năm từ 1986-1996 có 16.000 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ. Hậu quả kéo dài thời gian nằm viện 7-10 ngày, tăng tỉ lệ tử vong: 20.000 tử vong/năm, tăng chi phí 3 tỉ đô la mỗi năm và lạm dụng kháng sinh và tăng đề kháng kháng sinh. Bệnh sinh của nhiễm khuẩn vết mổ liên quan đến các yếu tố vi sinh vật gây bệnh (như số lượng vi khuẩn nhiễm, độc lực của vi khuẩn, khuẩn chí bình thường), loại phẫu thuật và kỹ năng của thầy thuốc cũng như điều kiện phòng mổ (Kỹ thuật mổ, Thất bại trong hủy bỏ khoảng chết, Chấn thương mô, Dẫn lưu, Tưới máu kém, Thời gian phẫu thuật, Rửa tay của phẫu thuật viên, Chuẩn bị da, Cạo lông, Sát trùng da, Khử trùng dụng cụ, Thông khí phòng mổ, Kháng sinh dự phòng…) và sức đề kháng của bệnh nhân (Tuổi, Chấn thương, Bệnh ác tính, Bệnh chuyển hóa, Tình trạng dinh dưỡng, Đái tháo đường, Hút thuốc lá, Béo phì, Nhiễm trùng kế cận, Thay đổi đáp ứng miễn dịch, Thời gian nằm viện trước mổ…). Nguồn tác nhân gây bệnh có thể là từ nội sinh bệnh nhân, hoặc từ môi trường của phòng mổ, hoặc từ nhân viên bệnh viện, hoặc từ những ổ nhiễm khuẩn kế cận và từ những thiết bị nhân tạo được cấy vào bên trong bệnh nhân (prosthetic devices, implants) hoặc từ những dụng cụ sử dụng cố định ngoài ở các xương gẫy trên bệnh nhân chỉnh hình.
  20. Mục tiêu chính của quản lý tiền sử là để ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy và hạ huyết áp vì những xúc phạm hệ thống này dẫn đến tổn thương não thứ cấp. Khi được đánh giá trước khi nhập viện, độ bão hòa oxy 60 mmHg) và huyết áp (HA tâm thu> 90 mmHg), chèn các công thức tiêm tĩnh mạch ngoại biên (IV), theo dõi tim, đo oxy trong mạch và chụp sóng dạng sóng liên tục nếu cần. Kiểm tra thần kinh nên được thực hiện càng sớm càng tốt, [30] và thang điểm hôn mê của Glasgow 8 được coi là chấn thương sọ não nghiêm trọng [32]. Công thức máu toàn phần, điện giải đồ, glucose, thông số đông máu, nồng độ cồn trong máu và phải kiểm tra độc tính nước tiểu [24]. Trong chấn thương sọ não nặng, chụp cắt lớp vi tính đầu không liên tục là công cụ phù hợp được lựa chọn. Nội soi thần kinh proton là phương pháp an toàn, không xâm lấn và nhanh chóng để dự đoán kết quả cuối cùng sau chấn thương sọ não [28]. Nên theo dõi áp lực nội sọ (ICP) cho tất cả bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết nội sọ [13], thang điểm hôn mê của Glasgow
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0