intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm bệnh nhân suy tim mạn, tình trạng lo âu và kết quả chăm sóc người bệnh tại khoa Tim mạch lão học bệnh viện tim mạch An Giang năm 2020

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng lo âu của người bệnh suy tim điều trị nội trú tại khoa Tim mạch Lão học Bệnh viện Tim mạch An Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm bệnh nhân suy tim mạn, tình trạng lo âu và kết quả chăm sóc người bệnh tại khoa Tim mạch lão học bệnh viện tim mạch An Giang năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------------------------------------- NGUYỄN CÔNG THÀNH ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN, TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA TIM MẠCH LÃO HỌC BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------------------------------------- NGUYỄN CÔNG THÀNH Mã học viên: C01345 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN, TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA TIM MẠCH LÃO HỌC BỆNH VIỆN TIM MẠCH AN GIANG NĂM 2020 Chuyên ngành : Điều dưỡng Mã số : 8.72.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng 2. TS.BS. Nguyễn Ngọc Rạng Hà Nội - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Chống độc Bệnh viện Bạch Mai và TS.BS Nguyễn Ngọc Rạng, giảng viên trường ĐHYD Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường ĐH Thăng Long, phòng Quản lý và Đào tạo sau đại học, Bộ môn Điều dưỡng. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Bình người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báo, tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020 Nguyễn Công Thành
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Công Thành, học viên lớp Thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long chuyên ngành điều dưỡng xin cam đoan: 1. Đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS.BS Nguyễn Tiến Dũng và TS.BS Nguyễn Ngọc Rạng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Tất cả số liệu và thông tin trong nghiên cứu này hoàn toàn trung thực, chính xác, khách quan và được xác lập, chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chị trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết trên. Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020 Tác giả Nguyễn Công Thành
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm Y tế BT Bình thường CS Cộng sự CLS Cận lâm sàng CV Chuyển viện Depression Anxiety Stress Scale DASS (Thang đo mức độ căng thẳng lo âu trầm cảm) DHST Dấu hiệu sinh tồn ĐDV Điều dưỡng viên ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ECG Điện tâm đồ EF Phân suất tống máu GDSK Giáo dục sức khỏe NB Người bệnh NC Nghiên cứu New York Heart Association NYHA (Hội Tim Mạch Hoa Kỳ) ST Suy tim HA Huyết áp KTC Khoảng tin cậy TB Trung bình TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp TV Tử vong XN Xét nghiệm XV Xin về VNĐ Việt Nam đồng
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Những kiến thức liên quan đến đề tài .................................................... 3 1.1.1 Định nghĩa suy tim ........................................................................... 3 1.1.2. Giải phẩu tim ................................................................................... 3 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ............................................................................. 6 1.1.4. Phân loại suy tim ............................................................................. 8 1.1.5. Nguyên nhân gây suy tim................................................................ 8 1.1.6. Đặc điểm lâm sàng của suy tim ...................................................... 9 1.1.7. Đặc điểm cận lâm sàng ST ............................................................ 11 1.1.8. Chẩn đoán suy tim ......................................................................... 12 1.1.9. Phân độ suy tim theo chức năng của Hội Tim Mạch .................... 13 1.1.10. Điều trị suy tim............................................................................ 14 1.1.11. Chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh suy tim........................... 15 1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến suy tim ................ 20 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước ........................................................... 20 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước. .......................................................... 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 24 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh: ................................................................... 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ....................................................................... 24 2.2. Thời gian và địa điểm........................................................................... 24 2.3. Thiết kế và phương pháp thu thập thông tin ........................................ 24 2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................. 24 2.5. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................ 25
  7. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 25 2.7. Các biến được ghi nhận ........................................................................ 25 2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ..................................... 26 2.8.1. Địa dư ............................................................................................ 26 2.8.2. Phân loại nghề nghiệp ................................................................... 26 2.8.3. Trình độ học vấn ........................................................................... 27 2.8.4. Hoàn cảnh kinh tế.......................................................................... 27 2.8.5. Chăm sóc người bệnh suy tim ....................................................... 27 2.8.6. Thang điểm lo âu, trầm cảm DASS - 21 ....................................... 30 2.8.7. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 32 2.8.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................... 32 2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........... 33 2.9.1. Hạn chế nghiên cứu ....................................................................... 33 2.9.2. Sai số ............................................................................................. 33 2.9.3. Biện pháp khắc phục sai số ........................................................... 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh suy tim ............................................. 35 3.1.1. Đặc điểm về giới ........................................................................... 35 3.1.2. Đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế xã hội học ............................ 35 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh suy tim ................................. 37 3.1.4. Đặc điểm bệnh kèm theo ............................................................... 38 3.1.5. Đặc điểm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh ............................ 40 3.1.6. Tình trạng lo âu của người bệnh suy tim ...................................... 42 3.2. Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh suy tim .................................. 44 3.2.1 Kết quả chăm sóc người bệnh suy tim ........................................... 44 3.2.2. Hiệu quả chăm sóc khi ra viện so với mới vào viện ..................... 46
  8. 3.2.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc .................................. 49 3.2.4. Các yếu tố liên quan đến lo âu ...................................................... 52 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 53 4.1. Đặc điểm của người bệnh suy tim........................................................ 53 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chăm sóc điều dưỡng ... 55 4.2.1 Đặc điểm lâm sàng và kết quả chăm sóc ....................................... 55 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng và kết quả chăm sóc, điều trị .................. 60 4.3. Tình trạng lo âu, kết quả lo âu của ngưởi bệnh suy tim....................... 62 4.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc, lo âu của người bệnh. .... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chăm sóc người bệnh cơ bản ......................................................... 27 Bảng 2.2. Thang điểm lo âu DASS - 21 (A) ................................................... 31 Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học và xã hội học ........................................... 35 Bảng 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội học .......................................................... 36 Bảng 3.3. Phân độ suy tim (NYHA) ............................................................... 37 Bảng 3.4. Các bệnh kèm theo với suy tim ...................................................... 38 Bảng 3.5. Các dấu hiệu sinh tồn của NB ........................................................ 39 Bảng 3.6. Đặc điểm về xét nghiệm huyết học máu ........................................ 40 Bảng 3.7. Đặc điểm về xét nghiệm sinh hóa máu ........................................... 41 Bảng 3.8. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh......................................................... 42 Bảng 3.9. Đặc điểm lo âu của người bệnh ...................................................... 42 Bảng 3.10. Điểm đánh giá lo âu NB suy tim theo giới tính khi vào viện ....... 43 Bảng 3.11. Chăm sóc chủ động của điều dưỡng khi người bệnh nằm viện ... 44 Bảng 3.12. Điều dưỡng thực hiện chăm sóc phối hợp khi NB nằm viện ....... 45 Bảng 3.13. So sánh triệu chứng lúc vào viện và ra viện ................................. 46 Bảng 3.14. So sánh mức độ lo âu lúc vào viện và lúc ra viện ........................ 47 Bảng 3.15. Phân độ suy tim với thời gian nằm viện và kết quả ra viện ......... 48 Bảng 3.16. Mối liên quan đặc điểm nhân khẩu học, xã hội học với kết quả chăm sóc........................................................................................ 49 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với kết quả chăm sóc ...... 50 Bảng 3.18. Mối liên quan kết quả chăm sóc với ra viện ................................. 51 Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan đến lo âu của NB ........................................ 52
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 3.1. Đặc điểm về giới tính. ............................................................... 35 Biều đồ 3.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh suy tim.............................. 37 Biểu đồ 3.3. Kết quả chăm sóc........................................................................ 47 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mặt ức sườn của tim......................................................................... 4
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh suy tim (ST) ngày nay được xem là đại dịch toàn cầu. Năm 2017, ST đã ảnh hưởng đến khoảng 26 triệu người trên toàn thế giới [41]. Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau: bệnh van tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, … ST được định nghĩa là cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất với biểu hiện là tăng áp lực thất trái. ST được chia làm ba loại: Suy tim phải, suy tim trái và suy tim toàn bộ [6], [23]. Bệnh suy tim có rối loạn lo âu rất phổ biến và dai dẳng, khi được đánh giá và can thiệp sớm góp phần có thể cải thiện sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống và kết cục của người bệnh [19]. Lo âu là một triệu chứng thường bị bỏ qua, làm tăng tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong [19]. Tại Mỹ, mỗi năm có hơn 1 triệu người bệnh nhập viện vì ST và con số này có thể tăng lên do sự lão hóa của dân số. Tỷ lệ tử vong trong lần nhập viện tùy thuộc vào thời gian nằm viện Hoa Kỳ 3-4%, ở châu Âu 6-7%, [37]. Nghiên cứu cũng cho thấy khi xuất viện, tỷ lệ tử vong chiếm từ 5 đến 15 % trong vòng 60 đến 90 ngày và tỷ lệ tái nhập viện là 30% [28], [37]. Người bệnh suy tim có nhiều khả năng sống sót khi được chăm sóc và điều trị theo phác đồ theo chuyên khoa tim mạch [28]. Người bệnh suy tim có bệnh nền như: bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn làm tăng thêm mức độ nặng của bệnh từ đó kết quả chăm sóc và điều trị cho người bệnh suy tim khó hơn. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp chăm sóc và điều trị bao gồm tuổi tác, giới tính, dân tộc, tiền sử gia đình, tình trạng hút thuốc, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tương tác thuốc và tuân thủ điều trị [37].
  12. 2 Tại Bệnh viện Tim mạch An Giang có số lượng lớn NB ST nhập viện điều trị và chăm sóc, trong đó tình trạng lo âu của NB ST chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ. Việc đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng lo âu của người bệnh suy tim, kết quả chăm sóc của điều dưỡng và phân tích các yếu tố liên quan sẽ giúp người bệnh giảm lo âu, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cải thiện kết quả chăm sóc và điều trị cho người bệnh [19]. Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: Người bệnh suy tim có đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng lo âu như thế nào? Với kết quả chăm sóc của điều dưỡng cùng với phương pháp điều trị tại khoa thì những yếu tố nào liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh? Xuất phát từ thực tế và những lý do trên, đề tài: “Đặc điểm bệnh nhân suy tim mạn, tình trạng lo âu và kết quả chăm sóc người bệnh tại Khoa Tim mạch Lão học Bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2020” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng lo âu của người bệnh suy tim điều trị nội trú tại khoa Tim mạch Lão học Bệnh viện Tim mạch An Giang. 2. Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2