intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm người bệnh ung thư vú và các yếu tố liên quan do điều trị hóa chất tại Bệnh viện K

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là mô tả người bệnh ung thư vú và tác dụng phụ khi điều trị hóa chất; phân tích một số yếu tố liên quan đến tác dụng phụ do truyền hóa chất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đặc điểm người bệnh ung thư vú và các yếu tố liên quan do điều trị hóa chất tại Bệnh viện K

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng trong những thập niên gần đây. Trong đó, ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ ước tính năm 2005 có khoảng 212,930 trường hợp mới mắc và 40,870 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, theo thống kê giai đoạn 2001-2004, tỷ lệ mắc ung thư vú ở các tỉnh phía Bắc là 19,6/100.000 dân, đứng đầu trong các ung thư ở nữ ở phía Nam tỷ lệ này là 16,3/100.000 dân, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ được biết đến. Trong gia đình có mẹ, chị em gái mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng thì có nguy cơ mắc bệnh UTV cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. [11] Ung thư vú là bệnh có tiên lượng tốt đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Điều trị ung thư vú là điển hình của sự phối hợp đa phương thức phẫu thuật, tia xạ và điều trị toàn thân bằng hoá chất, nội tiết, kháng thể đơn dòng [ 8]. Hóa trị liệu là phương pháp dùng thuốc để điều trị bệnh ung thư. Những thuốc này thường được gọi là thuốc hóa chất. Thuốc khi vào cơ thể sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng. [5] Hóa trị liệu trong ung thư vú giai đoạn sớm có vai trò điều trị bổ trợ sau phẫu thuật, trong ung thư vú giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng có vai trò tân bổ trợ trước phẫu thuật, hoặc hạn chế sự tiến triển của bệnh kéo dài thời gian sống thêm trong ung thư vú giai đoạn tái phát, di căn. Những tác dụng phụ của hóa chất bao gồm: rụng tóc, đỏ da buồn nôn và nôn, chán ăn mệt mỏi toàn thân. Nôn và buồn nôn là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp khi điều trị hóa chất. Theo mạng lưới ung thư Hoa Kỳ (NCCN) tỷ lệ nôn và buồn nôn khi điều trị hóa chất là 70 – 80%[24]. Để hạn chế tác dụng phụ này các bác sỹ nội khoa ung thư thường dùng các thuốc chống dị ứng, chống nôn, nâng cao thể trạng trong quá trình điều trị. Để có sức khỏe điều trị hóa chất, người bệnh nên được chăm sóc tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ và hợp lý trong quá trình truyền và uống thuốc.[14] Tại Bệnh viện K đã có những tiến bộ không ngừng trong chẩn đoán, điều trị đã giúp cải thiện hiệu quả điều trị, tăng tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm được chữa khỏi, kéo dài thời gian sống 1
  2. thêm, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Song song với sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán và điều trị, sự chăm sóc các bệnh nhân Ung thư vú trong quá trình hóa trị liệu góp phần không nhỏ vào thành công trong điều trị ung thư vú, chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm người bệnh ung thư vú và các yếu tố liên quan do điều trị hóa chất tại Bệnh viện K ” với 2 mục tiêu: 1- Mô tả người bệnh ung thư vú và tác dụng phụ khi điều trị hóa chất. 2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến tác dụng phụ do truyền hóa chất. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Dịch tễ học và những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú 1.1.1. Tình hình mắc ung thư vú trên thế giới và Việt Nam Ung thư vú (UTV) không những là bệnh ung thư hay gặp nhất mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới. Nguy cơ mắc UTV theo suốt cuộc đời người phụ nữ. Theo GLOBOCAN 2012, ung thư vú là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ với khoảng 1.7 triệu ca mới mắc (25% tất cả các ung thư). Bệnh có xu hướng tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển với trung bình khoảng 883.000 ca mới mắc ở mỗi quốc gia [22]. Tỉ lệ mới mắc dao động từ 27/100.000 các phụ nữ phía Trung Phi và Đông Á tới 96/100.000 ở phụ nữ phía Tây Châu Âu. Ở Việt Nam, theo số liệu của chương trình mục tiêu phòng chống ung thư cho thấy năm 2010 nước ta có 12.533 trường hợp mới mắc UTV với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 29,9/100.000 dân [7]. Tỷ lệ tử vong thay đổi nhiều, từ 1-5/100.000 dân tại Nhật Bản, Mexico, Venezuela đến 25-35/100.000 dân tại Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Canada [12]. Tỷ lệ mắc tăng nhưng tỷ lệ tử vong vẫn giữ được ở mức độ ổn định nhờ nhận thức của người bệnh và các tiến bộ trong sàng lọc cũng như sự phát triển trong điều trị đặc biệt là điều trị hệ thống [13]. Tuy nhiên, ung thư vú vẫn đứng thứ 5 trong các nguyên nhân tử vong chung, và đứng hàng đầu trong các nguyên nhân tử vong do ung thư ở phụ nữ tại cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. 2
  3. Hình 1.2: Tỷ lệ mắc UTV trên 100.000 người ở các vùng trên Thế giới - 2012 [Error! Reference source not found.] CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm tất cả các bệnh nhân ung thư vú điều tri hóa chất tại khoa Điều trị A Bệnh viện K năm 2019. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất tại Khoa điều trị A - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. - Có khả năng tự trả lời được các câu hỏi - Tuổi từ 18 đến 70 tuổi 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân mắc các bệnh cấp và mạn tính trầm trọng có nguy cơ tử vong trong thời gian gần. - Tiền sử đã từng mắc bệnh ung thư hoặc mắc một ung thư thứ hai trong quá trình điều trị. - Bệnh nhân bỏ dở điều trị. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Điều trị A Bệnh viện K thời gian năm 2019 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 2.4.1.Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên 3
  4. Tại các phòng bệnh khoa Điều trị A Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn cho một tỷ lệ p  (1 − p) n = Z21-α/2 Trong đó: d2 n: cỡ mẫu cần tính cho nghiên cứu Z = hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa α = 0,05 hệ số tin cậy z =1,96 P: Vì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Bệnh viện K, do vậy tham biến ước tính được chọn là: p = 50% = 0.5 d: sai số tuyệt đối chấp nhận được, chọn d = 5% (0,05%) Cỡ mẫu tính toán n = 96 người bệnh (tính thêm 10%) . Theo công thức trên ta được đối tương nghiên cứu là 96. Đề phòng số người bỏ, chuyển viện…, từ chối tham gia nghiên cứu, do vậy lấy 120 là cỡ mẫu nghiên cứu. 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu Mỗi phòng điều trị chọn ngẫu nhiên 2-3 người bệnh điều trị hóa chất tại khoa Điều trị A bệnh viện K. 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 2.5.1 Hình thức thu thập số liệu Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án: Hồi cứu hồ sơ bệnh án. Hỏi và quan sát, khám bệnh trên bệnh nhân: ghi nhận và theo dõi bệnh nhân. 2.5.2 Chỉ tiêu quan sát Các chỉ số lâm sàng được đánh giá một lần, và số liệu lâm sàng và cận lâm sàng lấy vào một đợt điều trị bất kỳ, theo dõi trong đợt điều trị đó và khai thác tiền sử các đợt điều trị trước. 2.6. Quy trình nghiên cứu Tập huấn cho nghiên cứu viên (các điều dưỡng làm việc tại phòng bệnh chăm sóc người bệnh đang nằm viện). Thực hiện chăm sóc, theo dõi người bệnh đang điều trị hóa chất điền vào bảng mẫu phiếu theo dõi chăm sóc làm thử 20 bệnh nhân và rút kinh nghiệm để hoàn thiện mẫu thu nhập hoàn chỉnh. 2.7. Xử lý và phân tích số liệu * Bộ công cụ nghiên cứu và kĩ thuật thu thập số liệu - Lập danh sách lấy bệnh án đã có chẩn đoán xác định về ung thư vú, loại bỏ các bệnh án không đạt chuẩn, không dịch được nội dung. 4
  5. - Từ bệnh án nghiên cứu các thông tin đã được mã hóa theo các định nghĩa và phân loại về biến số tùy theo mục đích phân tích của nghiên cứu. - Nhập số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. * Phân tích và xử lý số liệu: - Các biến định tính được mô tả bằng tỷ lệ phần trăm. - Các biến định lượng được mô tả theo trung bình, độ lệch chuẩn (nếu phân bố chuẩn), hoặc trung vị và tứ phân vị (nếu phân bố không chuẩn). 2.8. Sai số và khống chế sai số - Sai số ngẫu nhiên có thể xảy ra do nghiên cứu viên không được tập huấn hoặc nghiên cứu viên và đối tượng nghiên cứu hiểu sai về mục đích NC. Để khắc phục các sai số ngẫu nhiên chúng tôi sử dụng các nghiên cứu viên chuyên là điều dưỡng viên được tập huấn trước khi tiến hành thu thập số liệu. Đồng thời, chuẩn hóa nội dung phiếu theo dõi chăm sóc. - Sai số hệ thống: Sai số chọn có thể xảy ra do việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu không chính xác, chúng tôi hạn chế sai số loại này bằng cách lựa chọn đúng đối tượng là bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất đang điều trị tại khoa Điều trị A. Các nghiên cứu viên cũng được tập huấn để có khả năng tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Hạn chế tối đa các sai số bỏ cuộc. 2.9. Biến số, chỉ số nghiên cứu Được thu thập theo protocol đã xây dựng sau khi đề cương nghiên cứu được hoàn tất. Nhóm biến số Biến số Phương pháp Thông tin về người bệnh - Tuổi Điền vào “Bảng - Nghề nghiệp theo dõi người - Trình độ học vấn bệnh .............” có - Giai đoạn bệnh sự giám sát - Nhận định người bệnh Hô sơ bệnh án, Thông tin về điều trị hóa trước khi truyền hóa chất phiếu theo dõi chất - Phác đồ điều trị diễn biến - Truyền đợt thứ mấy 5
  6. Biến số lâm sàng bệnh Nhận định các dấu hiệu biểu Điền vào “Bảng nhân điều trị hóa chất hiện của bệnh nhân truyền theo dõi người hóa chất: bệnh .......” có sự Toàn trạng người bệnh, nhận giám sát định tình trạng hạ bạch cầu, nôn, buồn nôn, viêm miệng, thần kinh, rụng tóc, tiêu chảy... Đường máu, ure máu, Điền vào “Bảng creatinin máu,Protein máu, theo dõi người Nhóm Sinh hóa SGOT (AST), SGPT (ALT) bệnh ......” có sự biến số giám sát cận Công thức máu: Hồng cầu, Điền vào “Bảng lâm Bạch cầu trong máu, tiểu cầu theo dõi người sàng Huyết học bệnh .......” có sự giám sát Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn Biến số theo dõi Theo dõi tác dụng phụ của thuốc Liên quan giữa Tuổi tình trạng NB, Nghề nghiệp tác dụng phụ khi Trình độ học vấn Mối bệnh nhân ung Tác dụng phụ của thuốc hóa liên thư vú điều trị chất quan hóa chất đến Liên quan giữa Thuốc hóa chất bệnh các thuốc với các Hạ bạch cầu, nôn, buồn nôn, nhân tác dụng phụ của viêm miệng, thần kinh, rụng ung thuốc tóc, tiêu chảy thư vú Liên quan giữa Thực hiện các kỹ thuật theo y Hô sơ bệnh án, điều trị tuân thủ chăm lệnh ( chức năng phụ thuộc) phiếu theo dõi hóa sóc, giáo dục sức an toàn, đúng quy trình. diễn biến chất khỏe của điều - Giáo dục sức khỏe dưỡng với tác + Tuân thủ điều trị dụng phụ của + Chế độ dinh dưỡng thuốc + Chế độ vận động 6
  7. - Điều kiện kinh tế Điền vào “Bảng - Tâm lý của bệnh nhân theo dõi người - Chăm sóc của người nhà bệnh ...........” bệnh nhân 2.10. Khía cạnh đạo đức của đề tài - Trước khi lấy thông tin đưa vào nghiên cứu, bệnh nhân được giải thích đầy đủ về mục đích, yêu cầu và nội dung của nghiên cứu. Chỉ các bệnh nhân tự nguyện hợp tác tham gia mới được đưa vào nghiên cứu. Các thông tin về tình trạng bệnh và thông tin cá nhân khác của bệnh nhân được giữ bí mật. - Không đưa vào nghiên cứu những người bệnh không tự trả lời được. - Nghiên cứu cũng được sự đồng ý của các nhà quản lý bệnh viện K và thông qua hội đồng y đức của bệnh viện, và hội đồng nhà trường. - Bệnh nhân được đánh giá và theo dõi, nghi nhận những tác dụng phụ, những tai biến trong đợt truyền. Qua phân tích trên có thể khẳng định việc tiến hành nghiên cứu đề tài này là chấp nhận được về mặt y đức. * Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu - Trung thực với kết quả nghiên cứu, kể cả các kết quả không như mong đợi - Đảm bảo giữ bí mật mọi thông tin cá nhân của đối tượng trong nghiên cứu - Nghiên cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh án, các thông tin các nhân của bệnh nhân được mã hóa không công khai - Nghiên cứu dưới sự chấp thuận của các hội đồng đạo đức - Được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện nơi tiến hành nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho cơ sở nghiên cứu nơi thực hiện nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ phục vụ sức khỏe bệnh nhân. 7
  8. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Tuổi Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi với đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Số bệnh nhân (N) Tỷ lệ % 60 19 15,8 Tổng 120 100,0 3.1.2 Đặc điểm trình độ học vấn Bảng 3.2 Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu Trình độ học vấn N Tỷ lệ % Trung học cơ sở 58 48,3 Phổ thông trung học 52 43,3 Trung cấp, cao đẳng, đại học 10 8,3 Sau đại học 0 0 Khác 0 0 Tổng 120 100,0 3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp Bảng 3.3. Đặc điểm nghề nghiệp Nghề nghiệp N Tỷ lệ % Học sinh, sinh viên 1 0,8 Nông dân 94 78,3 Công nhân 5 4,2 Hưu trí 3 2,5 Nhân viên văn phòng 8 6,7 Kinh doanh, nội trợ, tự do 8 6,7 Khác 1 0,8 Tổng 120 100,0 8
  9. 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh ung thư vú điều trị hóa chất. 3.2.1 Giai đoạn bệnh Bảng 3.4 . Giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu Giai đoạn bệnh N Tỉ lệ % I 19 15,8 II 54 45,0 III 34 28,3 IV 13 10,8 Khác 0 0 Tổng 120 100,0 Bảng 3.5. Đặc điểm người bệnh sau điều trị hóa chất Trong quá trình điều trị hóa chất N % Sút cân 36 30,0 Không sút cân 84 70,0 Ăn không ngon 38 31,7 miệng Bảng 3.6. Tỷ lệ người bệnh có tác dụng phụ khi điều trị hóa chất: Trong quá trình điều trị hóa chất N % Có tác dụng phụ 106 88,3 Không có tác dụng phụ 14 11,7 Tổng 120 100,0 9
  10. 3.3. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên bệnh nhân: 3.3.1. Đặc điểm tác dụng phụ theo phác đồ Bảng 3.7. Đặc điểm tác dụng phụ theo phác đồ Hạ Ăn Da, Tên phác Thiếu Sút Buồn Tiêu Rụng Thần bạch không Nôn niêm đồ máu cân nôn chảy tóc kinh cầu ngon mạc AC 14 24 9 5 6 21 2 22 10 21 (31-25,8%) (29,3%) (23,5%) (25,0%) (13,2%) (50%) (22,6%) (16,7%) (23,2%) (35,7%) (19,3%) FEC 10 16 4 7 1 15 2 14 4 14 (4-3,3%) (16,1%) (15,7%) (11,1%) (18,4%) (8,3%) (16,1%) (16,7%) (14,7%) (14,3%) (12,8%) TC 12 25 8 10 3 23 4 23 5 24 (30-25,0%) (19,4%) (24,5%) (22,2%) (26,3%) (25%) (24,7%) (33,3%) (24,2%) (17,9%) (22,0%) TCH 0 2 2 0 0 2 0 2 1 2 (2-1,7%) (0%) (2,0%) (5,6%) (0%) (0%) (2,2%) (0%) (2,1%) (3,6%) (1,8%) Docetacel 2 4 1 2 1 4 1 3 2 3 đơn thuần (3,2%) (3,9%) (2,8%) (5,3%) (8,3%) (4,3%) (8,3%) (3,2%) (7,1%) (2,8%) (4-3,3%) Paclitaxel 17 21 10 9 1 19 3 21 3 19 đơn thuần (27,4%) (20,6%) (27,8%) (23,7%) (8,3%) (20,4%) (25,0%) (22,1%) (10,7%) (17,4%) (22-18,3%) Docetaxel +Trastuzu 1 4 1 0 0 3 0 4 1 3 mab (1,6%) (3,9%) (2,8%) (0%) (0%) (3,2%) (0%) (4,2%) (3,6%) (2,8%) (5-4,2%) Paclitaxel+ Trastuzum 1 1 0 0 0 2 0 2 0 19 ab (1,6%) (1,0%) (0%) (0%) (0%) (2,%) (0%) (2,1%) (0%) (17,4%) (2-1,7%) Gemcitabi ne+Carbop 4 4 1 0 0 3 0 3 1 4 latin (6,5%) (3,9%) (2,8%) (0%) (0%) (3,2%) (0%) (3,2%) (3,6%) (3,7%) (4-3,3%) Navelbine 0 1 0 0 0 1 0 1 1 0 (1-0,8%) (0%) (1,0%) (0%) (0%) (0%) (1,1%) (0%) (1,1%) (3,6%) (0%) Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 10
  11. 3.3.2. Đặc điểm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa Bảng 3.8. Đặc điểm tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa Trong quá trình điều trị hóa chất Hệ tiêu hóa N % Nôn 12 10,0 Buồn nôn 93 77,5 Tiêu chảy 12 10,0 3.3.3. Đặc điểm tác dụng phụ trên tóc Bảng 3.9. Đặc điểm tác dụng phụ trên tóc Trong quá trình điều trị hóa chất Trên tóc N % Không rụng tóc 25 20,8 Rụng tóc 95 79,2 Tổng 120 100,0 3.3.4. Đặc điểm tác dụng phụ hóa chất trên da, niêm mạc Bảng 3.10. Đặc điểm tác dụng phụ hóa chất trên da, niêm mạc Trong quá trình điều trị Da, niêm mạc hóa chất N % Không viêm miệng 92 76,7 Nổi ban, chợt, loét nhẹ 14 11,7 Nổi ban, phù nề, loét còn ăn được 11 9,2 Nổi ban, phù nề, loét không ăn được 3 2,5 Cần nuôi bằng đường tĩnh mạch 0 0 Tổng 120 100,0 11
  12. 3.3.5. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ tạo huyết Bảng 3.11. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ tạo huyết Trong quá trình điều trị Hệ tạo huyết hóa chất N % Thiếu bạch cầu 62 48,3 Thiếu máu, ảnh hưởng hệ tạo huyết 102 85,0 3.3.6. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên gan: Bảng 3.12. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên gan Trong quá trình điều trị hóa chất Chức năng gan N % Tăng men gan 83 69,2 Bình thường 37 30,8 Tổng 120 100,0 3.3.7. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chỉ số đường huyết: Bảng 3.13 Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chỉ số đường huyết Trong quá trình điều trị hóa chất Chỉ số đường huyết N % Tăng đường huyết 22 18,3 Hạ đường huyết 4 3,3 Bình thường 94 78,3 Tổng 120 100,0 3.3.8.Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chức năng thận theo công thức MDRD: Bảng 3.14. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất với chức năng thận Trong quá trình điều trị Chức năng thận hóa chất N % Bình thường: giai đoạn 1 30 25,0 Suy thận nhẹ: giai đoạn 2 87 72,5 Suy thận vừa: giai đoạn 3A 3 2,5 Suy thận vừa: giai đoạn 3B 0 0 Suy thận nặng: giai đoạn 4 0 0 Suy thận rất nặng: giai đoạn 5 0 0 Tổng 120 100,0 12
  13. 3.3.9. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ thần kinh Bảng 3.15. Đặc điểm tác dụng phụ của hóa chất trên hệ thần kinh Trong quá trình điều trị Hệ thần kinh hóa chất N % Bình thường 29 24,2 Mất phản xạ gân sâu hoặc tê bì nhưng không ảnh 78 65,0 hưởng đến chức năng Mất cảm giác hoặc tê bì, ảnh hướng đến chứng 13 10,8 năng nhưng không ảnh hưởng hoạt động hằng ngày Mất cảm giác hoặc tê bì ảnh hưởng đến hoạt động 0 0 hằng ngày Mất cảm giác vĩnh viễn ảnh hưởng chức năng và 0 0 hoạt động Tổng 120 100 3.3.10. Tỷ lệ tuân thủ giáo dục sức khỏe ở bệnh bênh điều trị hóa chất: Bảng 3.16. Tỷ lệ tuân thủ giáo dục sức khỏe ở bệnh bênh điều trị hóa chất Trong quá trình Giáo dục sức khỏe điều trị hóa chất N % Chế độ dinh dưỡng 106 88,3 Tuân thủ điều trị: hướng dẫn dùng thuốc, các 61 50,8 dấu hiệu bất thường Chế độ vận động 103 85,8 3.3.11. Đặc điểm về giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng Bảng 3.17. Đặc điểm về giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng Trong quá trình điều trị hóa Chế độ dinh dưỡng chất N % Chia nhỏ nhiều bữa trong ngày 111 92,5 Đảm bảo an toàn vệ sinh 112 93,3 Đảm bảo đủ dinh dưỡng 119 99,2 13
  14. 3.3.12. Đặc điểm về vận động: Bảng 3.18. Đặc điểm về vận động Trong quá trình điều Chế độ vận động trị hóa chất N % Vận động sau phẫu thuật 107 89,2 Tập cánh tay bên mổ theo các bài tập 104 86,7 Không lao động nặng trong thời gian điều trị 102 85,0 3.2.13. Đặc điểm về tuân thủ điều trị Bảng 3.19. Đặc điểm về tuân thủ điều trị Trong quá trình điều trị Tuân thủ điều trị hóa chất N % Dùng thuốc 113 94,2 Báo nhân viên y tế nếu có bất thường 98 81,7 Chế độ dinh dưỡng 104 86,7 Chế độ vận động 102 85,0 3.3. Một số yếu tố liê quan đến tác dụng phụ của truyền hóa chất 3.3.1. Tuân thủ các yếu tố giờ, ngày, khám định kỳ Bảng 3.20. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm tuân thủ và không tuân thủ Không tuân thủ Tuân thủ p N % N % Có tác dụng phụ trong 61 57,5% 45 42,5% quá trình điều trị p = 0,011 Không có tác dụng 3 21,4% 11 78,6% phụ 14
  15. 3.3.2. Tâm lý của bệnh nhân Bảng 3.21. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm tâm lý tốt và không tốt Tâm lý không tốt Tâm lý tốt p N % N % Tác dụng phụ 56 52,8% 50 47,2% p = 0,027 Không có tác dụng phụ 3 21,4% 11 78,6% 3.3.3. Điều kiện kinh tế, chăm sóc gia đình 3.3.3.1 Điều kiện kinh tế Bảng 3.22. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm đủ và thiếu kinh tế để điều trị Kinh tế thiếu Kinh tế dủ để p Điều kiện kinh tế để điều trị điều trị N % N % Tác dụng phụ 58 54,7% 48 45,3% p = 0,019 Không có tác dụng phụ 3 21,4% 11 78,6% Bảng 3.23. Phân bố tác dụng phụ giữa nhóm có người nhà chăm sóc đầy đủ và thiếu chăm sóc của người nhà Thiếu người nhà Đầy đủ chăm sóc p Điều kiện chăm sóc chăm sóc đầy đủ của người nhà N % N % Tác dụng phụ 59 55,7% 47 44,3% p = 0,016 Không có tác dụng phụ 3 21,4% 11 78,6% Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc gặp tác dụng phụ gữa 2 nhóm có người nhà chăm sóc đầy đủ và thiếu người nhà chăm sóc, với p=0,016. (p
  16. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Ung thư vú trong các năm gần đây có xu hướng trẻ hóa. Cụ thể tại nghiên cứu này, hơn 80% số bệnh nhân có độ tuổi dưới 60 tuổi, trong đó độ tuổi 40 tuổi đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 63,3% (76 bệnh nhân). Số lượng bệnh nhân có độ tuổi nhỏ hơn 40 là 20,8% (25 bệnh nhân) vượt qua tỷ lệ bệnh nhân trên 60 tuổi là 15,8% (19 bệnh nhân). Với xu hướng trẻ hóa này, vai trò của việc tầm soát ung thư vú từ độ tuổi 30 thực sự có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm ung thư đối với phụ nữ Việt Nam. Về đặc điểm nghề nghiệp và học vấn của bệnh nhân ung thư vú, qua kết quả của nghiên cứu chúng ta có thể thấy đa số bệnh nhân mắc ung thư vú có học vấn từ trung học phổ thông trở xuống cùng với đối tượng bệnh nhân là nông dân và công nhân chiếm tỷ lệ rất cao (bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ lên tới 78,3%. Đây là những đối tượng bệnh nhân khó tiếp cận với những thông tin và kiến thức về ung thư và phòng chống ung thư cũng như tiếp cận với những biện pháp điều trị/tầm soát tiên tiến. Do đó việc đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức của người dân đặc biệt là tới những vùng nông thôn hay những khu vực dân cư dân trí thấp là một biện pháp quan trọng và hiệu quả để kiểm soát ung thư vú. Theo Nguyễn Thị Thu Hường (2016) bệnh nhân chủ yếu giai đoạn muộn giai đoạn III 36%, giai đoạn 4 và tái phát di căn 41%. với kết quả về tỷ lệ các giai đoạn ung thư vú trong đề tài của chúng tôi thấy tỷ lệ giai đoạn II và giai đoạn III với khoảng 45% cao hơn do đề tài của chúng tôi 120 bệnh nhân Ung thư vú, số bệnh nhân chẩn đoán ở giai đoạn II và 28,3% số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn III trong khi giai đoạn sớm (giai đoạn I) chỉ vào khoảng 15%. Giai đoạn II và III tuy không phải giai đoạn muộn tuy nhiên chi phí, mức độ phức tạp khi điều trị trên bệnh nhân các giai đoạn này cũng như tỷ lệ tái phát và tử vong cao hơn nhiều so với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I. Hiện nay, ung thư vú có thể phát hiện từ rất sớm thông qua các biện pháp thăm khám lâm sàng tầm soát cũng như có thể tự phát hiện khi bệnh nhân tự thực hiện những biện pháp thăm khám tại nhà. Từ đó có thể thấy công tác dự phòng về ung thư của chúng ta hiện tại chưa mạnh và phát triển mạnh mẽ để mọi người dân có kiến thức tự 16
  17. chăm sóc, tự khám phát hiện sớm nguy cơ ung thư vú và kiến thức sàng lọc của người dân về ung thư vú còn yếu và thiếu. Do đó việc đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền, phổ cập kiến thức về ung thư vú là một bước tiến quan trọng vì mục tiêu kiểm soát ung thư. 4.2. Tác dụng phụ của hóa chất lên các cơ quan bộ phận cơ thể Từ kết quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy hầu hết các bệnh nhân đều có tác dụng phụ sau khi điều trị hóa chất (88,3% tương ứng 106 bệnh nhân). Chỉ có 11,7% bệnh nhân không xuất hiện tác dụng phụ (14 bệnh nhân). Do đó việc chăm sóc tới các tác dụng không mong muốn của liệu pháp điều trị hóa chất trên bệnh nhân cũng như việc giảm thiểu gánh nặng về tác dụng không mong muốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường tính tuân thủ điều trị của bệnh nhân cũng như hỗ trợ tâm lý, giúp bệnh nhân chiến đấu với bệnh tật và đảm bảo hiệu quả của liệu pháp điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện nôn và tiêu chảy đều là 10% (12 bệnh nhân gặp mỗi biểu hiện trên).Nôn buồn nôn là một trong những tác dụng phụ ngoài hệ tạo huyết hay gặp nhất khi điều trị hóa chất. Theo mạng lưới ung thư Hoa Kỳ tỷ lệ nôn buồn nôn lên tới 70-80%, nghiên cứu của Bloechl và cộng sự tỷ lệ này là 59,7% [23],[27]. Tỷ lệ nôn có sự dao động khác nhau ở các nghiên cứu song đều chiếm tỷ lệ khá cao. Trong nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hường (2016) nhận thấy tỷ lệ nôn buồn nôn khi điều trị hóa chất tương đối cao với 64%, tuy nhiên đa phần nôn buồn nôn mức độ nhẹ, chủ yếu độ 1 với 56,2%, (nôn buồn nôn: Độ 1: 1 lần/ngày), độ 2 là 12,5% (nôn buồn nôn độ 2: 2-5 làn/ngày, độ 3: 6-10 lần/ngày, độ 4: >10 lần/ngày hoặc phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, rối loạn huyết động, nôn cấp: Nôn xảy ra vài giờ đầu khi truyền hoa chất thường từ 1-2 giờ có thể kéo dài 4-6 giờ, nôn muộn xảy ra 16-24 giờ sau truyền hóa chất và có thể kéo dài đến 48 giờ), chỉ có một trường hợp độ nôn 4, nôn cấp chiếm tỷ lệ ít 21,9%. Trong đề tài của chúng tôi tỷ lệ gặp phải tác dụng không mong muốn nôn buồn nôn vào khoảng 77% theo như kết quả nghiên cứu chúng tôi tương đồng với tỷ lệ trên. Một tỷ lệ không lớn các bệnh nhân gặp phải tình trạng nôn hoặc tiêu chảy với khoảng 10% số bệnh nhân đối với mỗi tác dụng không mong muốn. Qua đó chúng ta có thể thấy, liệu pháp hóa chất không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ tiêu hóa. Ngoài gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, liệu pháp điều trị hóa chất còn có thể ảnh hưởng đến vị giác của bệnh nhân khiến khoảng 31% 17
  18. số bệnh nhân (38 bệnh nhân) cảm thấy ăn không ngon miệng. Điều này có thể do hóa chất ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác hoặc do các tác dụng phụ không mong muốn trên hệ tiêu hóa (nôn, buồn nôn) khiến bệnh nhân có cảm giác ăn không ngon miệng. Do các tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa nên một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân (36 bệnh nhân - khoảng 30% số bệnh nhân) bị sụt cân trong quá trình điều trị. Sụt cân ở bệnh nhân ung thư có thể dẫn đến tăng khả năng ngừng điều trị do bệnh nhân không đủ sức khỏe và thể trạng để tiếp tục điều trị lâu dài dẫn đến tiên lượng sống của bệnh nhân xấu đi. Do đó kiếm soát thể trạng và cân nặng của bệnh nhân là một nhiệm vụ lớn của Điều dưỡng cũng như người nhà bệnh nhân để bệnh nhân có thể hoàn tất việc điều trị. Ngoài các tác động trên hệ tiêu hóa, rụng tóc cũng là một tác dụng không mong muốn thường gặp trong khi điều trị hóa chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân (79,2% số bệnh nhân) gặp phải tình trạng rụng tóc. Đối với phụ nữ, rụng tóc làm cho bệnh nhân rất mặc cảm vì vậy sự động viên, hướng dẫn của những người xung quanh là động lực để bệnh nhân có thêm nghị lực để điều trị bệnh. Các tác dụng không mong muốn khác được đề cập tới trong nghiên cứu này bao gồm tác dụng trên niêm mạc và trên thần kinh ngoại biên Không có bệnh nhân nào mất cảm giác hoặc tê bì ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày hay mất cảm giác vĩnh viễn ảnh hưởng chức năng và hoạt động. Đối với hệ thần kinh ngoại biên, hầu hết bệnh nhân sẽ gặp phải các tác dụng không mong muốn ở mức độ nhẹ, chỉ khoảng 24% số bệnh nhân (29 bệnh nhân) không xuất hiện các bất thường. Trong số các bệnh nhân bị ảnh hưởng tới thân kinh ngoại biên, đa số bệnh nhân chỉ gặp biểu hiện mất phản xạ gân sâu hoặc tê bì nhưng không ảnh hưởng đến chức năng (78 bệnh nhân chiếm 65% tổng số bệnh nhân) và chỉ 13 bệnh nhân (10,8% số bệnh nhân) gặp tình trạng tê bì hoặc mất cảm giác có ảnh hưởng đến hoạt động chức năng nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Không có bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn liên quan đến thần kinh ngoại biên dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày hoặc mất cảm giác vĩnh viễn ảnh hưởng chức năng và hoạt động. Qua đó chúng ta có thể thấy, hóa chất chỉ ảnh hưởng ở mức độ nhẹ lên hệ thần kinh ngoại biên của bệnh nhân. Bệnh nhân vẫn có thể tự hoạt động để 18
  19. chăm sóc bản thân hàng ngày mà không cần tới sự chăm sóc hoản toàn của điều dưỡng hoặc người nhà. Đối với da và niêm mạc, tác động của hóa chất cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ. Hầu hết bệnh nhân (92 bệnh nhân - 76,7%) không hề gặp phải triệu chứng viêm miệng hay nổi ban, chợt loét. Khoảng 11,7% số bệnh nhân bị nổi ban, chợt loét nhẹ và 9,2% số bệnh nhăn gặp tình trạng viêm loét nặng hơn nhưng vẫn còn có thể tự ăn được. Cá biệt chỉ có 3 bệnh nhân gặp phải tình trạng nặng dẫn tới không thể tự ăn được. Tuy nhiên không có bệnh nhân nào bị viêm đến mức phải cần nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch. 4.3 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh ung thư vú điều trị hóa chất Trong số 120 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, sau khi truyền hóa chất, có 102 bệnh nhân có tình trạng có ảnh hưởng đến hệ tạo huyết (chiếm 85%). Bên cạnh đó, có 62 bệnh nhân găp tình trạng giảm bạch cầu (chiếm 48,3%) Bên cạnh mức độ đáp ứng thì độc tính của phác đồ cũng rất được quan tâm như có nhiều độc tính với các mô, cơ quan và cấu trúc tế bào lành của cơ thể bệnh nhân. Độc tính đặc biệt ảnh hưởng tới các mô tế bào có độ phân chia nhanh như niêm mạc đường tiêu hóa, chân tóc, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... Độc tính của hóa trị liệu là vấn đề lớn của Bác sỹ, điều dưỡng nội khoa ung thư phải quan tâm tới. Trong đó, biến chứng hạ bạch cầu hạt, giảm khả năng đề kháng của cơ thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn là một cấp cứu được quan tâm xử lý sớm. Bên cạnh đó biến chứng hạ tiểu cầu nặng có thể gây xuất huyết nặng cũng là một cấp cứu cần được quan tâm. Theo nghiên cứu của Võ Đức Hiếu khi nghiên cứu về một số độc tính của hóa chất trong điều trị 40 bệnh nhân ung thư vú di căn bằng phác đồ FAC, FEC cho thấy tỷ lệ giảm bạch cầu hạt chung là 75%, trong đó hạ mức độ 3 và 4 là 25%, khả năng giảm bạch cầu trên mỗi chu kỳ là 27,7%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Sang (2008), điều trị phác đồ TAC cho bệnh nhân ung thư vú di căn cho thấy tỷ lệ hạ bạch cầu chung là 66,7%: hạ độ 4,4 chiếm tỷ lệ 11,1%. Nghiên cứu của D. Laessig, Vehling U. Kaiser và cộng sự (2007) trên 39 bệnh nhân ung thư vú di căn đã được điều trị với gemcitabin-cacboplatin cho thấy độc tính giảm bạch cầu 64%, giảm bạch cầu trung tính 51% số bệnh nhân. 19
  20. Nghiên cứu của Trần Quốc Thiệu (2013) nghiên cứu về đánh giá hiệu quả điều trị phác đồ Giemcitabin – Cacboblatin trên bệnh nhân ung thư vú tái phát, di căn tại Bệnh viện K. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ hạ bạch cầu chung là 32,1%; tỷ lệ hạ bạch cầu hạt là 26,8% chủ yếu ở mức độ 1 và 2. Nghiên cứu của chúng tôi hạ bạch cầu tổng là 45,5%, bạch cầu hạt là 54,8% kết quả thấp hơn các nghiên cứu trên và cao hơn nghiên cứu của Trần Quốc Thiệu. Do đề tài của chúng tôi có nhiều phác đồ điều trị. Đỗ Thị Kim Anh (2008), "Đánh giá kết quả điều trị bằng phá đồ 4 AC – 4 Paclitaxel trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II – III tại bệnh viện K” tỷ lệ tác dụng phụ đối với hệ tạo huyết: Hạ bạch cầu: Độc tính trên huyết học hay xảy ra là hạ bạch cầu và hạ bạch cầu hạt, Tỷ lệ hạ bạch cầu tổng 45,5% trong đó chủ yếu là độ 1 và 2 là 36,7%; độ 3 và độ 4 là 8,7. Hạ bạch cầu trung tính là 54,8%, với độ 1là 26,84%; độ 2: 13,8%; độ 3: 9,9%; độ 4: 6,5%. Như vậy tỷ lệ của đề tài CKII của Bác sỹ Đỗ Thị Kim Anh và đề tài của chúng tôi có tỷ lệ tác dụng phụ tương đương nhau. Theo Trần Đức Linh (2015) 16 bệnh nhân xuất hiện độc tính trên gan chiếm 38,3%. Trong đó độc tính mức độ nặng là 6 bệnh nhân (12,8%). Trong đề tài của chúng tôi có 83% bệnh nhân có biểu hiện tăng men gan sau khi sử dụng hóa chất (chiếm 69,2%). Còn lại 30,8% bệnh nhân chức năng gan bình thường (37 bệnh nhân). Không có bệnh nhân biểu hiện ở mức độ nặng, có sự khác biệt trên là do đề tài của chúng tôi bao gồm bệnh nhân điều trị ở nhiều phác đồ khác nhau, độc tính thể hiện trên gan ở mức độ tăng men gan. Áp dụng công thức MDRD với kết quả nồng độ creatinin tring huyết thanh của bệnh nhân, chức năng thận của 120 bệnh nhân phân bố từ mức độ bình thường đến suy thận vừa, không có bệnh nhân suy thận ở mức độ 3B cho đến mức độ 4-5 (mức độ nặng và rất nặng). Bệnh nhân chủ yếu có mức độ suy thận nhẹ (72,5% số bệnh nhân), số bệnh nhân có tỷ lệ bình thường là 25% (25%). Chỉ có rất ít bệnh nhân (khoảng 2,5% số bệnh nhân) gặp phải tình trạnh suy thận vừa giai đoạn 3A. 4.4 Đặc điểm về tuân thủ các hướng dẫn của bệnh nhân Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được khảo sát sự tuân thủ các hướng dẫn của điều dưỡng trên 3 phương diện là tuần thủ chế độ dinh dưỡng, tuân thủ chế độ vận động và tuân thủ điều trị. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong số 120 bệnh nhân được đưa vào nghiên 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2