Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đánh giá chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh chấn thương sọ não và một số yếu tố liên quan tại khoa ngoại thần kinh, Bệnh viện 19.8 Bộ Công an
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là mô tả đặc điểm lâm sàng người bệnh chấn thương sọ não tại khoa ngoại thần kinh, bệnh viện 19.8; đánh giá kết quả phục hồi chức năng, chăm sóc và một số yếu tố liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đánh giá chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh chấn thương sọ não và một số yếu tố liên quan tại khoa ngoại thần kinh, Bệnh viện 19.8 Bộ Công an
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ DÂN ĐÁNH GIÁ CHĂM SÓC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH, BỆNH VIỆN 19.8-BỘ CÔNG AN Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã ngành: 8.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN HỮU VINH Hà Nội – 2020
- ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương sọ não (CTSN) là tình trạng tổn thương não cấp tính gây ra bởi một lực cơ học bên ngoài tác động vào đầu. CTSN có thể xảy ra khi đầu bị va chạm đột ngột và mạnh vào một vật, hoặc khi một vật đâm xuyên qua hộp sọ và đi vào mô não. Chấn thương sọ não có tỉ lệ tử vong cao, trường hợp nặng nếu qua được thì cũng để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh như liệt, sống thực vật…, chi phí chăm sóc y tế tốn kém, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chấn thương gây ra do tai nạn giao thông được cho là nguyên nhân dẫn đến tử vong xếp hàng thứ tám trên toàn thế giới (xấp xỉ 1,24 triệu người tử vong mỗi năm do tai nạn giao thông trên toàn thế giới), gây ra hậu quả tương đương với hậu quả của các bệnh truyền nhiễm như sốt rét [6]. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới hàng năm, tại Việt Nam tai nạn giao thông (4,1%) là nguyên nhân dẫn đến tử vong xếp hàng thứ tư, làm 21.000 người tử vong trong năm 2012. [15]. Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do tổn thương não tại các đơn vị điều trị tích cực. Những nguyên nhân chính của CTSN nặng là tai nạn giao thông (tai nạn xe máy) và ngã từ trên cao xuống [17]. Tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và thương tật. Xe máy chiếm đến 95% tổng số phương tiện giao thông tại Việt Nam nên người đi xe máy là đối tượng có nguy cơ bị tai nạn giao thông cao nhất [15]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, CTSN là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong và thương tật cho người đi xe máy tại Việt Nam [15]. Tuy nhiên, có vẻ như những hậu quả do CTSN gây ra tại Việt Nam là rất lớn, liên quan đến số người đội mũ bảo hiểm còn hạn chế cũng như do xe máy là phương tiện giao thông chính [15]. Việc bắt buộc sử dụng mũ bảo hiểm được xem là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa CTSN ở những người điều khiển xe máy ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển. Đội mũ bảo hiểm giảm tỷ lệ mắc mới, mức độ trầm trọng và tỷ lệ tử vong do CTSN trong tai nạn xe máy, giảm từ 20% đến 45% chấn thương đầu nghiêm trọng và tử vong [18]. Mặc dù việc tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm ở Việt Nam đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua, nhưng không phải mọi loại mũ bảo hiểm đều có chất lượng tốt và không phải mọi người đều đội mũ đúng cách. 1
- Việc đáp ứng được nhu cầu chăm sóc của người bệnh CTSN là rất quan trọng. Chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng (PHCN) tại cơ sở y tế cho người bệnh CTSN có ý nghĩa rất lớn. Thống kê tình hình bệnh tật tử vong của bệnh viện 19.8 – Bộ Công An hàng năm cho thấy tỉ lệ người bệnh sau điều trị ổn định ra viện tương đối cao và quan sát trên lâm sàng chúng tôi thấy người bệnh không chỉ có nhu cầu được chăm sóc mà còn có nhu cầu PHCN. Để hướng dẫn hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc và PHCN cho người bệnh, người điều dưỡng cần biết người bệnh có nhu cầu chăm sóc và PHCN như thế nào. Đã có nhiều nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị CTSN nhưng có ít những nghiên cứu về kết quả chăm sóc, PHCN người bệnh CTSN nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Phục hồi chức năng, chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não và một số yếu tố liên quan tại khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện 19.8-Bộ Công An” Với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng người bệnh chấn thương sọ não tại khoa ngoại thần kinh, bệnh viện 19.8 2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng, chăm sóc và một số yếu tố liên quan. 2
- Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Bệnh học CTSN 1.1.3. Biến chứng của chấn thương sọ não * Chấn động não: * Tụ máu ngoài màng cứng (NMC): * Tụ máu dưới màng cứng (DMC): * Giập não: * Tràn khí não: * Phù não: * Chảy máu não: 1.1.4. Di chứng sau chấn thương sọ não * Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể * Động kinh: * Bệnh lý cột sống cổ: * Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: * Liệt * Rối loạn ngôn ngữ * Suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần 1.1.5. Đánh giá độ nặng của chấn thương sọ não theo thang điểm Glasgow [28] Cách tính điểm Glasgow Mức độ nặng của chấn thương sọ não được đánh giá là: * Nhẹ, khi GCS ≥ 13 điểm * Trung bình, khi GCS từ 9 đến 12 điểm * Nặng, khi GCS từ 6 đến 8 điểm * Nguy kịch, khi GCS ≤5 điểm Mức độ trầm trọng của CTSN 1.2. Triệu chứng lâm sàng 3
- 1.2.1. Triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ 1.2.2. Triệu chứng chấn thương sọ não từ trung bình đến nặng 1.3. Chẩn đoán cận lâm sàng 1.3.1. Chụp sọ qui ước 1.3.2. Chụp động mạch não 1.3.3. Chụp cắt lớp vi tính 1.4. Các chiến lược xử lý và phòng ngừa 1.4.1.Chấn thương sọ não nhẹ 1.4.2. Chấn thương sọ não vừa và nặng (I) Các rối loạn ý thức kéo dài (Prolonged Disorders of Consciousness, PDOC) (II) Hôn mê (III) Tình trạng thực vật kéo dài (PVS) (IV) Chứng quên sau chấn thương (PTA) 1.5. Đánh giá tình trạng khiếm khuyết chức năng: 1.6. Chăm sóc lấy người bệnh và gia đình làm trung tâm 1.7. Quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân CTSN 1.7.1. Nhận định 1.7.2. Chẩn đoán điều dưỡng 1.8. Một số đặc điểm về cơ sở nghiên cứu Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng 2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 2.3.Tiêu chuẩn loại trừ 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.5. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.6. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 2.6.1. Cỡ mẫu + Cỡ mẫu cho điều tra 4
- - Áp dụng công thức cho nghiên cứu mô tả cắt ngang Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, Z = 1,98 p: Tỷ lệ bệnh nhân CTSN . Lấy p = 0,55. q = (1- p) = 1 – 0,55 = 0,45 d = 0,08 (sai số tuyệt đối cho phép) Áp dụng công thức ta tính được n = 195. Dự phòng mất đối tượng không phỏng vấn được hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu, cỡ mẫu được tăng lên 10% và làm tròn là 214 bệnh nhân. + Chọn mẫu tại thực địa 2.6.2. Phương pháp chọn mẫu 2.7. Phương pháp thu thập số liệu 2.7.1. Công cụ thu thập số liệu 2.7.2. Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu * Xây dựng công cụ: 2.7.3. Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu 2.8. Các biến số nghiên cứu Phương pháp STT Tên biến Định nghĩa Phân loại thu thập I. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu II. Nhu cầu chăm sóc và phục hồi chức năng 1. Nhu cầu chăm sóc 2. Nhu cầu PHCN III. Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày 2.9. Các khái niệm, thước đo tiêu chuẩn đánh giá 2.9.1. Nhu cầu chăm sóc của NB 2.9.2. Nhu cầu PHCN 5
- *Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày 2.9.3. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày 2.10. Phương pháp phân tích số liệu 2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 2.12. Sai số của nghiên cứu, biện pháp khắc phục 6
- Chương 3. KẾT QUẢ 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thông tin kinh tế xã hội Số Tỷ lệ Thông tin lượng % Nam 179 83.64 Giới tính Nữ 35 16.36 Trong độ tuổi lao động 158 73.83 Nhóm tuổi Ngoài độ tuổi lao động 56 26.17 Kinh 142 66.36 Dân tộc Khác 72 33.64 Tiểu học 3 1.40 Trình độ học vấn THCS 40 18.69 PTTH 171 79.91 Công an 104 48.60 Công nhân 32 14.95 Nghề nghiệp trước khi bị CTSN Nghỉ hưu 23 10.75 lần này Lao động tự do 30 14.02 Cán bộ, giáo viên 25 11.68 Dưới 4.000.000đ 23 10.75 Từ 4.000.000 – dưới 18 8.41 6.000.000đ Từ 6.000.000 – dưới Thu nhập trung bình 79 36.92 8.000.000đ Từ 8.000.000 – dưới 45 21.03 12.000.000đ Trên 12.000.000đ 49 22.90 7
- Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và nhóm tuổi Bảng 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thông tin về bệnh tật Thông tin bệnh tật Số lượng Tỷ lệ % Bị CTSN lần đầu tiên 198 92.52 Số lần bị CTSN Bị CTSN từ lần thứ 2 trở lên 16 7.48 Có ít nhất 1 bệnh đi kèm 45 21.03 Bệnh đi kèm Không có bệnh đi kèm 169 78.97 Trái 89 41.59 Bên yếu liệt Phải 80 37.38 Không bị 45 21.03 Bậc 0/5 38 17.76 Bậc 1/5 31 14.49 Bậc 2/5 29 13.55 Cơ lực tại thời điểm lấy mẫu NC Bậc 3/5 26 12.15 Bậc 4/5 47 21.96 Bậc 5/5 43 20.09 Chi trên 81 37.85 Chi liệt Chi dưới 88 41.12 Không bị 45 21.03 Rối loạn cơ tròn Có 29 13.55 8
- Không 185 86.45 Có 89 41.59 Được tập PHCN lần này Không 125 58.41 Nhẹ 49 22.90 Trung bình 101 47.20 Loại CTSN Nặng 58 27.10 Nguy kịch 6 2.80 3.2. Nhu cầu chăm sóc và PHCN Bảng 3. Tỉ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc toàn thân và cơ xương khớp Nhu cầu Tần sốTỉ lệ Toàn thân Đặt tư thế 121 56.54 Lăn trở 93 43.46 Cơ xương khớp Vận động chủ động 38 17.76 Vận động thụ động 176 82.24 Bảng 4. Tỉ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc hô hấp Nhu cầu Tần số Tỉ lệ Vỗ rung 98 45.79 Hút đờm rãi 47 21.96 Chăm sóc nội khí quản/mở khí quản 69 32.24 Bảng 5. Tỉ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng Nhu cầu Tần số Tỷ lệ % Bón cho ăn đường miệng 74 34.58 Ăn qua sonde dạ dày 13 6.07 Nuôi đường tĩnh mạch 8 3.74 Vệ sinh miệng sau khi ăn 119 55.61 9
- Bảng 6. Tỉ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc tiêu hóa – đại tiện Nhu cầu Tần số Tỷ lệ % Đại tiện không tự chủ 36 16.82 Táo bón 98 45.79 Tiêu chảy 80 37.38 Bảng 7. Tỉ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc loét và phòng chống loét Nhu cầu Tần số Tỷ lệ % Thay quần áo 36 16.82 Vệ sinh sau khi đại/tiểu tiện 22 10.28 Tắm 98 45.79 Xoa bóp vùng tì đè 13 6.07 Nằm đệm chống loét/chêm lót vùng tì đè 16 7.48 Thay băng vết loét 29 13.55 Bảng 8. Tỉ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc tiết niệu Nhu cầu Tần số Tỷ lệ % Lưu thông tiểu dài ngày 16 7.48 Thông tiểu ngắt quãng 25 11.68 Bí tiểu 97 45.33 Tiểu tiện dầm dề 25 11.68 Vệ sinh bộ phận sinh dục 51 23.83 Bảng 9. Nhu cầu chăm sóc chung Nhu cầu Tần sốTỷ lệ % Có nhu cầu chăm sóc toàn thân 32 14.95 Có Nhu cầu chăm sóc hô hấp 15 7.01 Có Nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng 31 14.49 Có Nhu cầu chăm sóc loét và phòng chống loét 29 13.55 Có Nhu cầu chăm sóc về tâm lý 17 7.94 Có Nhu cầu chăm sóc tiêu hóa: đại tiện 51 23.83 Có Nhu cầu chăm sóc tiết niệu 18 8.41 Có Nhu cầu chăm sóc cơ xương khớp 12 5.61 Có ít nhất 1 nhu cầu chăm sóc 9 4.21 Tổng cộng 214 100 10
- Bảng 10. Phân bố nhu cầu PHCN chung Nhu cầu Tần số Tỷ lệ % Có nhu cầu 212 99.07 Không có nhu cầu 2 0.93 Tổng số 214 100 Biểu đồ 3.2. Phân bố nhu cầu PHCN chung Bảng 11. Phân bố nhu cầu theo nhóm nhu cầu PHCN Nhóm nhu cầu Tần số Tỷ lệ % Sinh hoạt hàng ngày 102 47.66 Giao tiếp 36 16.82 Vận động 76 35.51 Biểu đồ 3.3. Phân bố nhu cầu theo nhóm nhu cầu PHCN. 11
- Bảng 12a. Phân bố nhu cầu theo từng nhu cầu PHCN (Tần số) Có nhu cầu Không có Tổng Nhu cầu Mức Mức Mức (Mức độ Cộng cộng độ 1 độ 2 độ 3 0) Tự ăn uống 68 43 15 126 88 214 Tự giữ mình sạch sẽ 71 52 22 145 69 214 Đi nhà vệ sinh 74 59 20 153 61 214 Mặc, cởi quần áo 66 45 18 129 85 214 Hiểu câu nói đơn giản 54 37 14 105 109 214 Thể hiện nhu cầu 23 44 6 73 141 214 Hiểu các cử chỉ và dấu hiệu khi giao 59 32 31 122 92 214 tiếp Sử dụng cử chỉ, dấu hiệu để giao tiếp 26 36 62 152 214 mà những người khác hiểu Ngồi 62 35 97 117 214 Đứng 76 63 139 75 214 Di chuyển được bệnh phòng 63 54 117 97 214 Đi bộ được ít nhất 10 bước 64 69 133 81 214 Có đau đầu, đau lưng, đau khớp 65 55 120 94 214 Tổng cộng 771 624 126 1,521 1,261 2,782 Bảng 13b Phân bố nhu cầu theo từng nhu cầu PHCN (Tỷ lệ %) Có nhu cầu Không có Tổng Nhu cầu Mức Mức Mức (Mức độ Cộng cộng độ 1 độ 2 độ 3 0) Tự ăn uống 31.78 20.09 7.01 58.88 41.12 100 Tự giữ mình sạch sẽ 33.18 24.30 10.28 67.76 32.24 100 Đi nhà vệ sinh 34.58 27.57 9.35 71.50 28.50 100 Mặc, cởi quần áo 30.84 21.03 8.41 60.28 39.72 100 12
- Hiểu câu nói đơn giản 25.23 17.29 6.54 49.07 50.93 100 Thể hiện nhu cầu 10.75 20.56 2.80 34.11 65.89 100 Hiểu các cử chỉ và dấu hiệu khi 27.57 14.95 14.49 57.01 42.99 100 giao tiếp Sử dụng cử chỉ, dấu hiệu để giao 12.15 16.82 0.00 28.97 71.03 100 tiếp mà những người khác hiểu Ngồi 28.97 16.36 0.00 45.33 54.67 100 Đứng 35.51 29.44 0.00 64.95 35.05 100 Di chuyển được bệnh phòng 29.44 25.23 0.00 54.67 45.33 100 Đi bộ được ít nhất 10 bước 29.91 32.24 0.00 62.15 37.85 100 Có đau đầu, đau lưng, đau khớp 30.37 25.70 0.00 56.07 43.93 100 3.3. Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của NB CTSN Bảng 14. Phân bố mức độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Độc lập hoàn toàn 59 27.57 Phụ thuộc một phần 89 41.59 Phụ thuộc hoàn toàn 66 30.84 Tổng số 214 100 3.4. Một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Bảng 15. Mối liên quan giữa kinh tế gia đình và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Thu nhập Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % Nghèo 45 68.18 21 31.82 100 Trung bình 65 81.25 15 18.75 100 Khá trở lên 45 66.18 23 33.82 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 = 4,256 2 p = 0,068 13
- Bảng 16. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Học vấn Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % < PTTH 46 77.97 13 22.03 100 >= PTTH 109 70.32 46 29.68 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 OR = 1,872 95% CI (OR) = 0,358 – 1,320 = 3,658 2 p = 0,044 Bảng 17. Mối liên quan giữa giới và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Giới Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % Nam 81 65.32 43 34.68 100 Nữ 74 82.22 16 17.78 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 OR = 0,452 95% CI (OR) = 0,201 – 1,096 = 3,501 2 p = 0,074 Bảng 17. Mối liên quan giữa tuổi và mức độ độc lập trong sinh hoạt Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Tuổi Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % < 60 tuổi 36 66.67 18 33.33 100 60 – 75 tuổi 84 77.06 25 22.94 100 > 75 tuổi 35 68.63 16 31.37 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 = 3,854 2 p = 0,051 Bảng 18. Mối liên quan giữa bên liệt và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Bên liệt Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % Phải 86 67.72 41 32.28 100 Trái 69 79.31 18 20.69 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 OR = 3,526 95% CI (OR) = 1,599 – 4,526 = 7,569 2 p = 0,041 14
- Bảng 18. Mối liên quan giữa số lần bị CTSN và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Số lần Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % 1 lần 93 70.45 39 29.55 100 >= 2 lần 62 75.61 20 24.39 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 OR = 1,368 95% CI (OR) = 0,988 – 3,251 = 7,569 2 p = 0,625 Bảng 19. Mối liên quan giữa được PHCN và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Số lần Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % PHCN 91 65.94 47 34.06 100 Chưa PHCN 64 84.21 12 15.79 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 OR = 1,547 95% CI (OR) = 0,901 – 3,325 = 6,840 2 p = 0,789 Bảng 20. Mối liên quan giữa tình trạng có bệnh kèm theo và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng Bệnh Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % Có 34 65.38 18 34.62 100 Không 121 74.69 41 25.31 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 OR = 2,958 95% CI (OR) = 1,015 – 8,410 = 5,895 2 p = 0,020 15
- Bảng 21. Mối liên quan giữa rối loạn cơ tròn và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Mức độ Phụ thuộc Độc lập Tổng RL cơ tròn Số NB Tỉ lệ % Số NB Tỉ lệ % Có 41 66.13 21 33.87 100 Không 114 75.00 38 25.00 100 Tổng 155 72.43 59 27.57 100 OR = 3,234 95% CI (OR) = 1,167 – 8,959 = 5,518 2 p = 0,034 3.5. Kiến thức của người chăm sóc chính về nhu cầu chăm sóc của NB Bảng 22. Kiến thức của người chăm sóc chính về nhu cầu chăm sóc của NB Đạt Không đạt Kiến thức Tần số tỷ lệ%Tần sốTỷ lệ % KT về Nhu cầu chăm sóc hô hấp 208 97.20 6 2.80 KT về Nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng 198 92.52 16 7.48 KT về Nhu cầu chăm sóc loét và phòng chống loét 200 93.46 14 6.54 KT về Nhu cầu chăm sóc về tâm lý 187 87.38 27 12.62 KT về Nhu cầu chăm sóc tiêu hóa 198 92.52 16 7.48 KT về Nhu cầu chăm sóc tiết niệu 210 98.13 4 1.87 KT về Nhu cầu chăm sóc cơ xương khớp 208 97.20 6 2.80 KT chung về nhu cầu chăm sóc của NB 204 95.33 10 4.67 16
- Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Bàn luận về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Về độ tuổi và giới Qua kết quả nghiên cứu thực hiện trên 214 người bệnh, trong đó có 179 nam chiếm tỷ lệ 83.64% và 35 nữ chiếm 16.36% (bảng 3.1). Tỷ số nam/nữ là 1,28/1. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai và nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu tại Hải Dương cũng cho thấy nam giới bị CTSN nhiều hơn nữ giới với các tỷ số lần lượt là: 2,1/1 và 2/1 [20], [31]. CTSN gặp phần lớn ở nam giới và lý do có thể là nam giới hút thuốc và uống rượu khi điều khiển phương tiện giao thông nhiều hơn nữ giới. Kết quả điều tra cũng cho thấy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu nằm trong nhóm người đang tuổi lao động chiếm tỷ lệ 73.83% (bảng 3.1). Nghiên cứu của Đào Hữu Đường tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương cũng cho thấy tuổi thường gặp của CTSN là những người trong độ tuổi lao động với tỷ lệ 86,9% [16]. Tuy nhiên, nhìn chung ta có thể thấy ở NB ngoài độ tuổi lao động đa phần là những người cao tuổi có những hạn chế về khả năng thích nghi của cơ thể, hạn chế về sự hấp thu, sử dụng và dự trữ các chất dinh dưỡng, hạn chế về sức đề kháng của cơ thể, khả năng phục hồi của cơ thể lâu hơn ở người trẻ. Do đó, số NB này có nhu cầu chăm sóc rất lớn, cần đến những hỗ trợ tích cực từ phía nhân viên y tế và người nhà. 4.1.2. Về số lần bị CTSN Trong tổng số người bệnh CTSN mà chúng tôi nghiên cứu có 92.52% mắc CTSN lần đầu, số người bị CTSN từ hai lần trở lên chiếm 7.48%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thảo (30,4%) [27] và cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Hữu Đường tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương trong 5 năm từ 1998-2002(18,8%) [16]. Tác giả Nguyễn Văn Triệu theo dõi trên các người bệnh CTSN lần đầu và ghi nhận tỉ lệ tái phát là 15,1% trong vòng 1 năm sau khi bị bệnh [31]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp những người bệnh bị CTSN tới lần thứ 3 hoặc có người bệnh bị CTSN mới ngay khi còn đang điều trị đợt cũ. Như vậy người bệnh sau khi bị CTSN lần đầu nếu không được điều trị dự phòng thì vẫn có thể 17
- dẫn đến những hậu quả không lường những lần tiếp theo. Do vậy bên cạnh việc điều trị và PHCN cho người bệnh sau CTSN cũng cần quan tâm đến việc đề phòng các bệnh khác tái phát. Sự thay đổi đáng kể tỉ lệ người bệnh có tiền sử CTSN tại khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện 19.8-Bộ Công An cho thấy CTSN càng ngày càng là gánh nặng lớn cho y tế cũng như xã hội. 4.1.3. Về tình trạng bệnh đi kèm Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, người bệnh bị CTSN không có bệnh đi kèm chiếm 78.97%, chỉ 21.03% là có ít nhất 1 bệnh đi kèm. Các nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự, nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng có 65.6% có ít nhất 1 bệnh đi kèm [21]; nghiên cứu của Đào Hữu Đường có 91% có ít nhất 1 bệnh đi kèm [16]. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi theo Tổ chức Y tế thế giới có nhiều nguyên nhân gây ra CTSN, nhưng có 5 nguyên nhân chủ yếu, đứng hàng đầu là nguyên nhân do ngã, thứ hai do tai nạn giao thông, thứ ba do bạo lực, thứ tư do các chấn thương trong thể thao và thứ năm vụ nổ và các thương tích chiến đấu khác. 4.1.4. Về bên liệt: Trong số những người bệnh CTSN liệt nửa người thì tỷ lệ liệt bên phải là 37.38 % cao hơn liệt trái là 41.59% (bảng 3.2), số NB không bị liệt là 21.03%. Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Lê Thị Thảo, liệt nửa người bên phải chiếm tỷ lệ 52%, còn bên trái là 48% [27]; kết quả nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng cho thấy, tỷ lệ liệt nửa người bên phải là 47,6%, bên trái là 42,4% và không liệt là 10% [21]. Một số người bệnh của chúng tôi có liệt cả hai bên, đều là những người bệnh có tiền sử CTSN, đã có sẵn 1 bên liệt cũ khi nhập viện. 4.1.5. Về tình trạng rối loạn cơ tròn Trong nghiên cứu của chúng tôi có 86.45% đối tượng nghiên cứu không có rối loạn cơ tròn và 13.55% đối tượng nghiên cứu có rối loạn cơ tròn. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu tại một số bệnh viện tỉnh Hải Dương, với tỷ lệ rối loạn cơ tròn là 51,3% và không có tỷ lệ rối loan cơ tròn là 40,4% . Tình trạng rối loạn cơ tròn dẫn đến người bệnh mất khả năng tự chủ trong quá trình đại tiểu tiện làm cho quá trình chăm sóc và vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Sự khác biệt giữa hai nghiên cứu có thể là do trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng các người 18
- bệnh nhẹ hơn. 4.2. Bàn luận về nhu cầu chăm sóc và PHCN 4.2.1. Về phân bố nhóm nhu cầu chăm sóc Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhu cầu chăm sóc tập trung vào nhóm chăm sóc về tắm với 45.79% người bệnh có nhu cầu và ít nhất là xoa bóp vùng tì đè (6.07%). Các nhóm nhu cầu chăm sóc khác là: thay quần áo có 16.82% người bệnh có nhu cầu, 10.28% số người bệnh cần vệ sinh sau khi đại/tiểu tiện, 7.48% có nhu cầu chăm sóc nằm đệm chống loét/chêm lót vùng tì đè và 13.55% có nhu cầu chăm sóc thay băng vết loét. 4.2.2. Nhóm các chăm sóc về cơ xương khớp Đây là nhóm chăm sóc mà người bệnh có nhu cầu, trong đó 17.76% người bệnh cần vận động chủ động, 82.24% người bệnh cần vận động thụ động. Tỉ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc về cơ xương khớp trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm là 98,2% [28], cao hơn nghiên cứu của chúng tôi không nhiều. Điều này cho thấy, tuy nhiên, theo các chuyên gia, khả năng phục hồi vận động của người bệnh CTSN là nhanh nhất trong thời gian đầu của bệnh, điều này lí giải sự khác biệt về tỉ lệ các mức độ cần tập luyện giữa hai nghiên cứu. 4.2.3. Nhóm các chăm sóc tư thế Có 56,54% số người bệnh vẫn cần tiếp tục chăm sóc đặt tư thế và 43.46% người bệnh phải dùng lăn trở. Kết quả của tác giả Hoàng Ngọc Thắm đưa ra, có tới 92% người bệnh cần đặt tư thế [28]. Sự khác biệt này phù hợp với thực tế các chuyên gia đều cho rằng, kỹ thuật vị thế cho người bệnh trong giai đoạn sớm của CTSN là rất cần thiết. Các chuyên gia cũng cho rằng kỹ thuật này cần phải duy trì đến giai đoạn hồi phục và kể cả khi người bệnh đã được trở về nhà. Điều này giải thích tại sao trong nghiên cứu của chúng tôi lại có hơn một nửa người bệnh vẫn cần áp dụng kỹ thuật vị thế. 4.2.4. Về vấn đề nuôi dưỡng Đa số người bệnh cần hỗ trợ về nuôi dưỡng trong đó 34.58% số người bệnh cần được bón cho ăn đường miệng, 35.05% người bệnh ăn qua sonde dạ dày, 17.76% số người bệnh ăn đường tĩnh mạch và 12.62% người bệnh có nhu cầu vệ sinh miệng sau khi ăn. Các người bệnh cần bón cho ăn đường miệng có thể do tay liệt/không thành thạo nên không xúc/gắp ăn được; người bệnh cũng có thể bị liệt VII làm méo miệng 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 304 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 348 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 263 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 198 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn