intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Diễn biến tình trạng dinh dưỡng liên quan đến chăm sóc người bệnh nuôi dưỡng qua ống thông tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2020

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh có nuôi dưỡng bằng ống thông tại Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Diễn biến tình trạng dinh dưỡng liên quan đến chăm sóc người bệnh nuôi dưỡng qua ống thông tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2020

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng tốt là nền tảng của ngôi nhà sức khỏe. Theo số liệu nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, hiện nay có tới 60% bệnh nhân ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng khi nằm viện. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ASPEN), dinh dưỡng đường tĩnh mạch được chứng minh là có lợi ở người bệnh SDD trung bình đến nặng, trong các đợt cấp tính của bệnh Crohn, rò tiêu hóa, hội chứng ruột ngắn, người bệnh nặng không thể uống bằng đường miệng trong thời gian dài, hoặc viêm tụy hoại tử cấp tính nặng… Tại Việt Nam đã có rất nhiều các nghiên cứu về dinh dưỡng nhưng các nghiên cứu về dinh dưỡng lâm sàng còn ít và vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, các nghiên cứu về dinh dưỡng trên người cao tuổi mắc bệnh nặng chưa nhiều. Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang hàng ngày có nhiều bệnh nhân nặng đang được theo dõi và điều trị. Trong số đó có bệnh nhân hôn mê hoặc người bệnh có rối loạn nuốt, không tự ăn được đường miệng, cần phải ăn bằng ống thông. Việc tìm ra biện pháp có hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân nuôi dưỡng bằng ống thông là quan trọng và cần thiết, chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với tên là “Diễn biến tình trạng dinh dưỡng liên quan đến chăm sóc người bệnh nuôi dưỡng qua ống thông tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2020” nhằm những mục tiêu sau: 1. Mô tả diễn biến tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng của người bệnh có nuôi dưỡng bằng ống thông tại Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. 2. Phân tích kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan.
  2. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ DINH DƯỠNG 1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất thải. Dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng là tình trạng dinh dưỡng trong đó sự thiếu hụt, dư thừa (hay mất cân bằng) năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác gây ra những hậu quả bất lợi đến các mô, cấu trúc cơ thể (hình dáng cơ thể, kích thước và cấu phần), chức phận của cơ thể và bệnh tật. Chính vì vậy Dinh dưỡng đúng và đủ là hết sức cần thiết. Khi để người bệnh tự ăn, người bệnh có thể ăn no quá hoặc ăn không đủ (thiếu hay thừa dinh dưỡng) đều ảnh hưởng tới sức khỏe và điều trị. 1.1.2. Dinh dưỡng đối với những bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực. Lượng chất dinh dưỡng hấp thu thấp - Kém ngon miệng. - Cân nặng giảm. - Chất dinh dưỡng hao hụt. - Tăng trưởng kém. - Hấp thu kém. - Giảm miễn dịch. - Chuyển hóa rối loạn. - Tổn thương niêm mạc. - Tần suất mắc bệnh tăng. - Mức độ nặng của bệnh tăng. - Mức độ kéo dài của bệnh tăng. Hình 1: Mối liên quan giữa dinh dưỡng và nhiễm khuẩn nguồn dinh dưỡng lâm sàng, (2000)
  3. 3 Việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng rất quan trọng giúp hạn chế tình trạng dị hóa, giảm nguy cơ thở máy kéo dài, giảm các biến chứng, giảm tử vong. Cung cấp tình trạng dinh dưỡng đủ giúp cải thiện tình trạng lâm sàng của những người bệnh nặng. Tuy nhiên, việc đánh giá, sàng lọc người bệnh lúc mới nhập viện và tình trạng SDD chưa được quan tâm, cần đưa vào trong các bước cần thiết để chăm sóc toàn diện cho người bệnh cao tuổi. 1.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Tuổi, giới tính, nơi ở, tình trạng bảo hiểm y tế. Chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index), số ngày nằm viện. Nhiệt độ, tần số mạch, nhịp thở, huyết áp tâm thu Các bệnh chính bệnh nhân nhập viện và điều trị tại khoa hồi sức. 1.2.2. Đặc điểm về phân loại và đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng. Albumin huyết thanh, Protein toàn phần Điểm NUTRIC dùng để phân loại nhóm bệnh nhân nguy cơ SDD 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.3.1. Trên thế giới Theo Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa Châu Âu, thì tỷ lệ SDD chiếm 20-60% trường hợp nằm viện và có đến 30-90% bị chênh lệch đối trong thời gian điều trị, trong đó tỷ lệ SDD ở người bệnh phẫu thuật là 40-50%.
  4. 4 1.3.2. Tại Việt Nam Theo Hồ Thị Kim Thanh và cộng sự (2017) nghiên cứu ở NCT cho thấy cả hai tình trạng là SDD và thiếu cân tồn tại song song lần lượt là 21,4% và 17,8%. Nam giới và người trên 80 tuổi là đối tượng có nguy cơ SDD. Tỉ lệ SDD ở nam giới 26,4% và ở nữ là 18,0%, vùng nông thôn có tỉ lệ SDD cao hơn so với vùng thành thị với tỉ lệ là 28,3% so với 8,4%. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh có chỉ định nuôi dưỡng qua sonde dạ dày. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn Người bệnh có chỉ định nuôi qua ống thông dạ dày. Nằm điều trị tối thiểu 7 ngày và đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Tuổi ≤ 61 tuổi, nằm điều trị ít hơn 7 ngày. Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang Thời gian nghiên cứu: Tháng 01/2020 – 06/2020 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tiến cứu có phân tích
  5. 5 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 189 bệnh nhân 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Chuẩn bị: kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại trừ các phiếu điền không đầy đủ. - Số liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và nhập bằng Excel. - Nhập liệu, làm sạch số liệu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 12.0 để xử lý các số liệu thu được dựa vào mục tiêu của đề tài. - Ngưỡng có ý nghĩa thống kê của các phép kiểm là p < 0,05. 2.3. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục. 2.3.1. Hạn chế nghiên cứu − Đánh giá thực hành thông qua phỏng vấn/hỏi, thu thập trên hồ sơ bệnh án chứ không quan sát được thực tế thực hành trên đối tượng nghiên cứu. 2.3.2. Sai số − Sai số nhớ lại: Đối tượng nghiên cứu có thể không nhớ chính xác số cân lúc được tiếp nhận điều trị. − Sai số ngẫu nhiên: Do trong quá trình thu thập, cán bộ điều tra có thể giải thích chưa rõ câu hỏi, hoặc do đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ câu hỏi. 2.3.3. Biện pháp khắc phục sai số − Trong quá trình phỏng vấn, cán bộ điều tra cần giải tích rõ từ ngữ trong bộ câu hỏi, giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn để đối tượng hiểu và chấp nhận hợp tác.
  6. 6 − Quan sát và giải đáp thắc mắc cho đối tượng nghiên cứu trong quá trình điền bộ câu hỏi. − Điều tra viên kiểm tra lại các phiếu phỏng vấn sau mỗi ngày điều tra, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc không hợp lý thì bị hủy hoặc bổ sung đầy đủ. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu 38.1% 61.9% nam nu Biểu đồ 3.1.1. Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Nữ chiếm 62%, Nam chiếm 38%.
  7. 7 Bảng 3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nam Nữ Tổng Nhóm tuổi (n=72) (n=117) (n=189) n % n % n % < 70 tuổi 3 1,71 2 1,71 5 2,65 70 – 74 tuổi 39 56,7 67 57,3 106 56,08 ≥ 75 tuổi 30 41,67 48 41,03 78 41,27 TB ± Độ lệch chuẩn 75,0 ± 9,1 75,1 ± 9,3 75,1 ± 9,2 Nhỏ nhất – lớn nhất 61 – 103 62 – 95 61 – 103 Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 75,1 ± 9,2 tuổi, nhỏ tuổi nhất là 61 tuổi và cao nhất là 103 tuổi. Độ tuổi 70 – 74 tuổi có tỉ lệ cao nhất cả giới nam và nữ 54,2%; 57,2%; dưới 70 tuổi chiếm tỉ lệ rất thấp là 1,71%. Nam Nữ Tổng Ngày nằm viện (n=72) (n=117) (n=189) X ± SD 2,90 ± 0,44 3,78 ± 0,34 3,45 ± 0,27 KTC 95% 2,02 – 3,77 3,11 – 4,43 2,91 – 3,96 Nhận xét: Số ngày nằm viện trước khi nhập khoa hồi sức trung bình là 3,45 ± 0,27 (KTC 95% từ 2,91 – 3,96 ngày). Trong đó Nữ có số ngày trung bình là 3,78 ± 0,34; còn Nam trung bình là 2,90 ± 0,44 ngày, tuy nhiên có vài bệnh nhân có số ngày trên 5 ngày.
  8. 8 3.1.3. Đặc điểm về chẩn đoán bệnh chính khi nhập vào khoa hồi sức Tần số Tỷ lệ % Biểu đồ 3.1.9. Đặc điểm về chẩn đoán bệnh chính khi nhập vào khoa hồi sức Nhận xét: Chẩn đoán bệnh chính của đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ cao nhất là tình trạng nhiễm trùng 95 bệnh nhân (50,26%); xuất huyết não chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,82%; bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính chiếm tỷ lệ 19,05%.
  9. 9 3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ DIỂN BIẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG 3.2.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm NUTRIC Nam Nữ Tổng Điểm (n=72) (n=117) (n=189) NUTRIC n % n % n % < 5 điểm 39 54,17 56 47,78 95 50,26 5 – 9 điểm 33 45,83 61 52,14 94 49,74 X ± SD 4,46 ± 1,65 4,63 ± 1,50 4,57 ± 1,56 Min - Max 1–8 1–8 1–8 Nhận xét: Điểm NUTRIC trung bình của 189 bệnh nhân là 4,57 ± 1,56; nhỏ nhất là 1 điểm và cao nhất là 8 điểm ở cả nam và nữ. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp (
  10. 10 3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng điểm NRS 80 75.6 Tỷ lệ (%) 70 60 50 40 30 20 14.3 10.1 10 0 Giảm Tăng Không đổi Diễn biến NRS Biểu đồ 3.11. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng điểm NRS Nhận xét: Điều trị đến ngày thứ 7 thì tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số NRS giảm chiếm cao nhất 143(75,6%); tăng chỉ có 19 bệnh nhân (10,1%) còn lại là không đổi chiếm 14,3%. 3.3.4. Đặc điểm diễn biến về tình trạng dinh dưỡng theo NRS (Nutrition Risk Screening) 2002 từ ngày 1 đến ngày 7. Tổng Nam (1) Nữ (2) (n=189) (n=72) (n=117) p Thời điểm (1&2) X ± SD X ± SD X ± SD Ngày 1 5,08 ± 1,04 5,09 ± 1,10 5,06 ± 1,01 0,85 Ngày 3 4,87 ± 1,04 4,89 ± 1,10 4,86 ± 1,01 0,85 Ngày 7 4,47 ± 1,11 4,68 ± 1,26 4,34 ± 0,99 0,04 Nhận xét: Chỉ số NRS ngày 1 đạt 5,08 ± 1,04 đến ngày 7 là 4,47 ± 1,11. Chỉ số NRS ngày 1và ngày thứ 3 của bệnh không có sự khác biệt ở Nam và Nữ với p >0,05; đến sau điều
  11. 11 trị ngày thứ 7 thì chỉ số NRS ở Nam trung bình là 4,68 ± 1,26 cao hơn ở Nữ 4,34 ± 0,99 và có sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
  12. 12 3.3.2. Đặc điểm về chăm sóc các đường nuôi ăn Nam Nữ Tổng Đường nuôi dưỡng (n=72) (n=117) (n=189) Sonde dạ dày, Có 49(68,0%) 80(68,4%) 129(68,3%) số ngày dùng X ± SD 6,51 ± 1,45 6,51 ± 1,28 6,51 ± 1,34 Tĩnh mạch, Có 41(57,0%) 40(34,2%) 81(42,9%) số ngày dùng X ± SD 4,53 ± 1,56 5,67 ± 1,71 5,09 ± 1,73 Sonde và TM, Có 34(47,2%) 37(31,6%) 71(37,6%) số ngày dùng X ± SD 7,08 ± 1,52 6,16 ± 1,78 6,60 ± 1,72 Nhận xét: Nuôi ăn qua sonde dạ dày có tỷ lệ cao chiếm 68,3% bệnh nhân nghiên cứu, số lượng bệnh nhân vừa nuôi ăn qua sonde phối hợp với nuôi ăn tĩnh mạch là 81 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 37,6%; thấp hơn tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn qua tĩnh mạch và nuôi ăn qua sonde. 3.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng giảm cân với giới tính Giảm cân OR Triệu chứng KTC p Không Có (95%) Nam 9 63 4,03 (%) (69,23%) (35,8%) Giới (1,16- 0,017 Nữ 4 113 13,9) (%) (30,77%) (64,2%) Nhận xét: Nhóm người bệnh Nữ giới có tỷ lệ giảm cân là 64,2% cao hơn ở nhóm người bệnh Nam giới 35,8% với OR=4,03 KTC 95% từ (1,16-13,9) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p
  13. 13 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM DIỂN BIẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm NUTRIC Bộ công cụ được đánh giá cao nhờ có mối tương quan tốt với các thông số nhân trắc học, sinh hóa, bao gồm dự đoán tử vong. Người bệnh có nguy cơ được đánh giá chi tiết và khách quan hơn để có thể xây dựng phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng cá nhân. Bằng cách này, có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh và điều trị, đẩy nhanh quá trình phục hồi, giảm chi phí và thời gian nằm viện. Sàng lọc Rủi ro Dinh dưỡng NRS-2002 (Sàng lọc Rủi ro Dinh dưỡng), nhằm phát hiện nguy cơ dinh dưỡng, được phát triển trong thập kỷ qua bởi Kondrup và được chứng nhận bởi Hiệp hội Dinh dưỡng và Đường ruột Châu Âu (ESPEN). NRS nhiều ưu điểm so với các công cụ khác, như dễ sử dụng, nhanh chóng và, không giống như các phương pháp khác, nó đánh giá việc tiêu thụ thực phẩm gần đây, có thể xem xét rủi ro theo mức độ thèm ăn. Các nghiên cứu so sánh NRS- 2002 với các công cụ sàng lọc dinh dưỡng khác đã chứng minh rằng phương pháp này có độ đặc hiệu và độ nhạy cao ở những người bệnh có các tình huống lâm sàng và độ tuổi khác nhau, và nó cho thấy độ chính xác và dự đoán cao hơn về tiến triển lâm sàng, tỷ lệ tử vong và thời gian ở lại. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì thang điểm NUTRIC trung bình của 189 bệnh nhân là 4,57 ± 1,56; nhỏ nhất là 1 điểm và cao nhất là 8 điểm ở cả nam và nữ. Tỷ lệ bệnh nhân có
  14. 14 nguy cơ suy dinh dưỡng thấp (
  15. 15 4.2.2. Đặc điểm chăm sóc các đường nuôi ăn Cung cấp các nhu cầu về dinh dưỡng là điều quan trọng cho tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là đối với những người không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua đường miệng. Hồ trợ dinh dưỡng phù hợp và kịp thời làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhập viện. Nhóm bệnh nhân của đơn vị hồi sức tích cực cần chăm sóc y tế đặc biệt bao gồm chăm sóc dinh dưỡng do các biến chứng do phản ứng cấp tính hoặc rối loạn chức năng của một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm các hệ thống tim mạch hoặc hệ hô hấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ớ mức cao của nhóm bệnh nhân này có thể do tinh trạng tăng chuyển hóa, chán ăn, các bệnh nhân suy dinh dưỡng từ trước khi nhập viện và nhiễm trùng ở bệnh viện. Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân gây ra nhiều bất lợi, đó là tăng thời gian nằm viện, rối loạn chức năng hệ miễn dịch, mất khối cơ, và cuối cùng là tử vong. Cung cấp các yêu cầu đầy đú và cân đối về Vitamin và chất khoáng với các công thức hỗ trợ và đánh giá dinh dưỡng liên tục có thể ngăn ngừa những bất lợi này. Ngoài việc điều trị bệnh nguyên phát, việc cung cấp nhu cầu năng lượng cho các mô và các cơ quan là hành động quan trọng nhất để phục hồi bệnh nhân suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của can thiệp cái thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân nằm viện đã có tác động tích cực đến kết quả điều trị bệnh. Tất cả người bệnh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi không tự ăn uống được. Nuôi ăn qua sonde dạ dày có tỷ lệ cao chiếm 68,3% bệnh nhân nghiên cứu, số lượng bệnh nhân vừa nuôi ăn qua sonde phối hợp với nuôi ăn tĩnh mạch là 81 bệnh
  16. 16 nhân chiếm tỷ lệ 37,6%; số ngày nuôi ăn trung bình là 6,60 ± 1,72 ngày, thấp hơn tỷ lệ bệnh nhân được nuôi ăn qua tĩnh mạch và nuôi ăn qua sonde. Đặc điểm này một phần nguyên nhân là nuôi ăn qua sonde là đầu tiên được lựa chọn. Một phần nguyên nhân khác đến từ đặc điểm khoa hồi sức, người bệnh ở khoa hồi sức tích cực thường gặp là các bệnh nặng tính chất cấp cứu, nguy hiểm kèm các vấn đề thường gặp như hôn mệ, suy giảm nhận thức. Chán ăn, táo bón, nôn, buồn nôn ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng hằng ngày của bệnh nhân. Kết hợp với đặc điểm sinh lý và bệnh lý, công tác chăm sóc dinh dưỡng là cần thiết và cần quan tâm đánh giá thường xuyên. Trào ngược là nguy cơ tiềm tàng và nguy hiểm nhất của nuôi dường qua đường tiêu hóa. Tỷ lệ chướng bụng nghiên cứu chúng tôi cao hơn có thể các cử ăn nhiều và có hổ trợ của người nhà trong giai đoạn nuôi dưỡng. Đặc điểm này cũng có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Kim Thanh tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2017, tỷ lệ nuôi dưỡng qua sone dạ dày gặp nhiều nhất là tại khoa Hồi sức tích cực (58,8%). Theo nghiên cứu của D. K. Heyland và CS (2011) “Nghiên cứu về hiệu quả của việc nuôi ăn qua đường tiêu hóa ở bệnh nhân nặng”, kết quả cho thấy nuôi dưỡng sớm qua đường ruột, trong vòng 24 giờ sau khi vào khoa điều trị tích cực sẽ làm tăng tỷ lệ sống sót ở những người bệnh nặng. Điều này được lý giải là khi cung cấp dinh dưỡng qua đường ruột cho người bệnh bị bệnh nặng có tác dụng sinh lý có lợi giúp điều hòa phản ứng miễn dịch toàn thân, giảm stress oxy hóa và cải thiện kết quả điều trị của
  17. 17 người bệnh.Theo nghiên cứu của Vũ Thị Hồng Lan (2005) “Nghiên cứu về hiệu quả nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và tiêu hóa đối với bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày”, với mục tiêu đánh giá hiệu quả nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và tiêu hóa và các biến chứng tại Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện 103 từ tháng 1năm 2013 đến tháng 6 năm 2014. Kết quả nuôi dưỡng sớm đường tĩnh mạch kết hợp đường tiêu hóa có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân TKNT dài ngày. Nồng độ protein toàn phần và Albumin máu tăng cao sau 7 ngày nuôi dưỡng. Tiêu chảy là biến chứng hay gặp nhất khi nuôi dưỡng sớm đường ruột (26,4%). Không có trường hợp nào bị trào ngược, viêm phổi hít. Không gặp nhiễm khuẩn catheter và viêm tắc tĩnh mạch. 4.2.3. Bàn luận về liên quan giữa tình trạng giảm cân với giới tính Nghiên cứu của chúng tôi thì nhóm người bệnh Nữ giới có tỷ lệ giảm cân là 64,2% cao hơn ở nhóm người bệnh Nam giới 35,8% với OR=4,03 KTC 95% từ (1,16-13,9) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p0,05). Kết quả chúng tôi không phù hợp với tác giả C.Martin M. A, de Mateo-Silleras b., Malafarina V. et al (2017). Cho thấy nhóm bệnh nhân lớn tuổi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng nhiều nhất.
  18. 18 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 189 bệnh nhân nặng có chỉ định được nuôi ăn qua sonde dạ tại khoa Hồi sức tích cực BVĐK TT An Giang năm 2019 – 2020, chúng tôi rút ra kết luận sau: 1. Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng BN có nuôi dưỡng qua ống thông hoặc TM hoặc kết hợp nuôi dưỡng qua ống thông với TM tại Khoa HSTC BVĐK TT An Giang. Protein toàn phần ngày 1: 57,88±11,08 g/l đến ngày 7: 58,18±11,07 g/l Albumin ngày 1: 30,96±7,45 g/l đến ngày 7: 31,46±7,45 g/l. Điểm NUTRIC trung bình: 4,57 ± 1,56. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp (
  19. 19 BMI giảm dần ngày : 21,29 ± 3,02, ngày 3: 20,29 ± 2,96 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
  20. 20 Nhóm BN Nữ giới có tỷ lệ giảm cân là 64,2% cao hơn ở nhóm BN Nam giới 35,8% với OR=4,03 KTC 95% từ (1,16- 13,9) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p0,05. KIẾN NGHỊ 1. Nhân viên y tế cần nghiên cứu và sử dụng thang điểm NUTRIC để đánh giá bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng sớm, giúp lập kế hoạch chăm sóc tốt hơn cũng như bệnh nhân nhận được lợi ích từ sự hỗ trợ dinh dưỡng của nhân viên y tế. 2. Cần quan tâm đến tình trạng giảm cân sau 7 ngày điều trị của giới tính Nữ nhiều hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1