
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả chăm sóc người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện K
lượt xem 4
download

Luận văn tiến hành mô tả đặc điểm người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày tại Bệnh viện K và phân tích một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả chăm sóc người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện K
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM VĂN THÀNH MHV: C01258 KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN ĐƯỢC MỞ THÔNG DẠ DÀY VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN K TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2019
- Tóm tắt Tổng quan: Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính khá phổ biến, đứng hàng thứ 9 trong số các bệnh ung thư trên thế giới và có tiên lượng xấu bậc nhất. Hiện nay mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị đa mô thức ung thư thực quản vẫn là một trong những bệnh ung thư đặt ra nhiều thách thức với loài người bởi tỉ lệ sống sau 5 năm vẫn chỉ là 20- 25%. Độ tuổi thường mắc bệnh trên 50 tuổi. Nam có tần suất mắc bệnh cao hơn nữ [1].Mục tiêu: Mô tả đặc điểm người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày tại Bệnh viện K và phân tích một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, 390 bệnh nhân bệnh nhân ung thư thực quản được mở thông dạ dày đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ ngày 01/2019 - 09/2019. Kết quả: Nam giới chiếm tỷ lệ cao tuyệt đối so với nữ (98,72%/1,28%); Vị trí ung thư chiếm nhiều nhất ở 1/3 trên chiếm 39,49%; tiếp đến 1/3 giữa chiếm 36,92%; thấp nhất là ung thư ở vị trí 1/3 dưới 23,59%; Với thời gian đặt sonde trung bình 86,51 ± 62,19 (ngày); Với thời gian nằm trung bình 23,99 ± 12,41 (ngày); Giai đoạn bệnh chủ yếu gặp ở giai đoạn 4 của bệnh chiếm 50,0%; Phác đồ điều trị chiếm tỷ lệ lớn nhất là hóa xạ trị phối hợp chiếm 75,90%; Phương pháp phẫu thuật mở thông dạ dày chủ yếu của bệnh nhân là phương pháp Witzel chiếm 51,54%; Trong 254 BN có nhiễm trùng chân sonde chiếm 65,13% trong đó nhiễm trùng da và chân chỉ đỏ có 218 BN chiếm 55,90%. Kết luận: Trình độ học vấn; nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người bệnh là một trong những yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc điều trị của bệnh nhân ung thư thực quản được mở thông dạ dày. 1
- Từ khóa: mở thông dạ dày, mối liên quan, điều dưỡng, bệnh viện K SUMMARY: Overview: Esophageal cancer is a fairly common malignancy, ranking 9th among the world's cancers and has the worst prognosis. Currently, although there have been many advances in the treatment of esophageal cancer, it is still one of the cancers posing many challenges to humans because the 5-year survival rate is still only 20-25%. Age usually infected over 50 years old. Men have a higher incidence than women [1]. Objective: Describe the characteristics of people with esophageal cancer who have gastric bypass at K hospital and analyze some factors related to patient care. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 390 patients with esophageal cancer with gastric openings with chemical indications in Department of Internal Medicine 3 - K Hospital, Tan Trieu Campus, from January 1 / 2019 - July 31, 2019. Results: Males accounted for the absolute percentage of females (98.72% / 1.28%); Cancer site accounts for the most in 1/3 of the above, accounting for 39.49%; up to the middle third accounted for 36.92%; the lowest is cancer at the 1/3 position below 23.59%; With average time of setting sonde 86.51 ± 62.19 (days); with a median time of 23,99 ± 12,41 (days); The stage of disease is mainly seen in stage 4 of the disease, accounting for 50.0%; Treatment regimen accounted for the largest proportion was combined radiation chemotherapy accounting for 75.90%; The main method of patients' open gastric bypass surgery was Jenaway-Depage accounting for 51.54%; Of 254 patients with sonde 2
- foot infection accounted for 65.13% of which skin and leg infections in red only 218 patients accounted for 55.90% Conclusion: Education; Careers' occupation is one of the factors related to the results of care and treatment of patients with gastric esophageal cancer. Key words: gastric bypass, relation, nursing, K hospital 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư thực quản làm chít hẹp lòng thực quản gây lên người bệnh nuốt nghẹn, nuốt vướng, thậm chí thức ăn và nước uống không xuống được dạ dày, bệnh nhân đói, thèm ăn nhưng không ăn được dần dần bị suy kiệt [2]. Do đó mở thông dạ dày là phẫu thuật tạo sự thông thương giữa ống tiêu hóa với bên ngoài ổ bụng, là chỉ định rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng (nhất là với bệnh nhân ung thư thực quản) và được áp dụng cho các bệnh nhân có khả năng hấp thu bình thường qua đường tiêu hóa nhưng lại không thể ăn uống qua đường miệng - thực quản do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên người bệnh không thể đưa thức ăn được từ miệng xuống dạ dày do vậy cần phải mở thông dạ dày để bơm thức ăn, tránh mất chất dinh dưỡng, suy kiệt ảnh hưởng đến chất lượng sống, hiệu quả điều trị, chất lượng chăm sóc[3]. Lòng thực quản bị khối u chèn ép gây hẹp, tắc do vậy đa số bệnh nhân ung thư thực quản được mở thông dạ dày nhằm mục đích nuôi dưỡng. Thủ thuật mở thông dạ dày không phải là phương pháp điều trị trực tiếp bệnh ung thư, nhưng lại có ý nghĩa và giá trị quan trọng về mặt nuôi dưỡng, bù năng lượng sống cho người bệnh [13]. Phẫu thuật mở thông dạ dày giúp cải thiện dinh dưỡng cho người bệnh, đảm bảo duy trì thể trạng cần thiết cho các phương pháp điều trị chính như điều trị tia xạ và hoá chất [4]. Tại Việt Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Do đó từ thực tiễn 3
- trên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mô tả tình trạng nhiễm khuẩn chân sonde, tắc tụt sonde, các biến chứng không mong muốn, các yếu tố liên quan trong chăm sóc mở thông dạ dày trên bệnh nhân ung thư thực quản đang điều trị tại Bệnh viện K; chúng tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày tại bệnh viện K. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ung thư thực quản đã được mở thông dạ dày đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ ngày 01/2019 - 09/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được áp dụng cho 1 tỷ lệ Trong quá trình nghiên cứu thu thập 390 bệnh nhân. 2.4. Kỹ thuật chọn mẫu. Chọn theo phương pháp thuận tiện Các chỉ tiêu nghiên cứu - Thông tin chung về trẻ: Tuổi, giới - Thông tin chung về mẹ: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi ở - Tiền sử của các bệnh nhân: BMI; bệnh lý nội khoa, bệnh lý ngoại khoa 4
- - Phương pháp điều trị: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, hóa xạ trị đồng thời - Phương pháp phẫu thuật mở thông dạ dày - Mối liên quan giữa thông tin chung với kết quả điều trị, quá trình chăm sóc, biến chứng Xử lý số liệu bằng phần mềm Epidata 14.0 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm thông tin chung của người bệnh Bảng 3.1: Phân loại theo nhóm tuổi Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ % < 40 7 1,79 40 – 49 58 14,87 50 – 59 172 44,10 60 – 69 135 34,62 ≥ 70 18 4,52 Tổng 390 100 Nhận xét: Từ bảng 3.1 cho ta thấy: độ tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là 50 – 59 tuổi có 172 BN chiếm 44,10%; thấp nhất là những bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 1,79%. Biểu đồ 3.1: Phân loại theo giới Nhận xét: Nam giới chiếm tỷ lệ đương đối với 98,72%; chỉ có 5 BN là 5
- nữ giới chiếm 1,28%. 3.2. Đặc điểm người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày tại Bệnh viện K Bảng 3.2. Đặc điểm chung của bệnh nhân ung thư thực quản Đặc điểm chung Số bệnh Tỷ lệ % nhân Vị trí ung thư 1/3 trên 154 39,49 1/3 giữa 144 36,92 1/3 dưới 92 23,59 Tổng 390 100 Nhận xét: - Vị trí ung thư chiếm nhiều nhất ở 1/3 trên chiếm 39,49%; tiếp đến 1/3 giữa chiếm 36,92%; thấp nhất là ung thư ở vị trí 1/3 dưới 23,59%; - 100% BN được mở thông dạ dày. Bảng 3.3. Thời gian đặt sonde và nằm viện Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ % < 1 tháng 119 30,51 1 - 2 tháng 60 15,38 Đặt sonde ≥ 3 tháng 211 54,10 86,51 ± 62,19 (ngày) Min: 5 Max: Mean ± SD 240 < 7 ngày 14 3,59 7 – 14 ngày 69 17,69 Nằm viện ≥ 15 ngày 307 78,72 23,99 ± 12,41 (ngày) Min: 2 Mean ± SD Max:60 Nhận xét: - Thời gian đặt sonde trên 3 tháng chiếm tỷ lệ lớn 54,0%; với thời 6
- gian đặt sonde trung bình 86,51 ± 62,19 (ngày); thấp nhất: 5 ngày, nhiều nhất: 240 ngày; - Thời gian nằm viện đa số đều ≥ 15 ngày chiếm 78,72%; với thời gian nằm trung bình 23,99 ± 12,41 (ngày) thấp nhất: 2 ngày, nhiều nhất: 60 ngày. Bảng 3.4. Phương pháp phẫu thuật mở thông dạ dày của bệnh nhân Phương pháp phẫu thuật Số bệnh nhân Tỷ lệ % Stamm 104 26,67 Fontan 53 13,59 Witzel 201 51,54 Jenaway - epage 32 8,21 Beck-Jianu 0 0 Tổng 390 100 Nhận xét: - Phương pháp phẫu thuật mở thông dạ dày chủ yếu của bệnh nhân là phương pháp Witzel chiếm 51,54%; tiếp đến là Stamm chiếm 26,67%. Bảng 3.5.Mức độ viêm chân sonde trong quá trình nằm viện Số bệnh Tình trạng chân sonde Tỷ lệ % nhân Không viêm 136 34,87 Nhiễm khuẩn da và chân chỉ đỏ 218 55,90 Nhiễm khuẩn mô dưới da 34 8,72 Nhiễm khuẩn gân và cơ 2 0,51 Nhiễm khuẩn thấy tạng, phúc 0 0 mạc Tổng 390 100 Nhận xét: - Trong số 254 BN có nhiễm khuẩn chân sonde chiếm 65,13%. Trong đó nhiễm khuẩn da và chân chỉ đỏ có 218 BN chiếm 55,90%, tiếp đó nhiễm khuẩn mô dưới da có 34 BN chiếm 8,72%, 7
- chỉ có 2 BN chiếm 0,51% nhiễm khuẩn gân và cơ. Bảng 3.6: Tỷ lệ tắc, tuột ống sonde và tái khám Số bệnh Tình trạng tắc tụt của ống sonde Tỷ lệ % nhân Không 264 67,69 Trong quá trình điều trị Có 126 32,31 Không 341 87,44 Tái khám ó 49 12,56 Tổng 390 100 Nhận xét: - Trong quá trình điều trị có 32,31% bệnh nhân có bị tắt, tụt ống sonde; - Quá trình tái khám sau điều trị chỉ còn 12,56% BN trả lời có tình trạng tắt, tụt sonde 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng tắt, tụt sonde Có tắc, tụt sonde Không tắc, tụt sonde OR p* Tuổi Tỷ lệ Số Tỷ lệ 95% CI Số lượng % lượng % < 60 123 59,42 114 62,30 1,12 ≥ 60 84 40 58 69 37,70 0,56 0,73 – Tổng 207 53,08 183 46,92 1,73 *: test: Chi2 Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi và tình trạng tắc, tụt sonde với p
- Bảng 3.8. Mối liên quan giữa việc được điều dưỡng hướng dẫn và tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Có nhiếm Không nhiễm khuẩn khuẩn OR p* Hướng Số Tỷ lệ Số 95% CI Tỷ lệ % dẫn lượng % lượng Được hướng 145 38,16 235 61,84 dẫn Không được 8 80,0 2 20,0 0,15 0,007 HD 0,01 – 0,79 Tổng 153 39,23 237 60,77 *: test: Chi2 Nhận xét: BN có người nhà được điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc tại nhà có tỷ lệ nhiễm khuẩn là 38,16% thấp hơn những BN có người nhà không được điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc tại nhà có tỷ lệ nhiễm khuẩn là 80,0%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những người chăm sóc được điều dưỡng hướng dẫn có tỷ lệ BN nhiễm khuẩn thấp gấp 0,15 lần so với những người chăm sóc không được điều dưỡng hướng dẫn, với khoảng tin cậy 95% CI từ 0,01 – 0,79. Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của người chăm sóc và rửa tay trước chăm sóc Có rửa tay Không rửa tay Nghề OR Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ p* 95% CI nghiệp lượng % lượng % Viên chức, hưu 42 97,67 1 2,33 trí Nông dân, 21,09 công nhân, 231 66,57 116 33,43 0,00 3,47 – nghề khác 8,59 Tổng 273 70,0 117 30,0 *: test: Chi2 9
- Nhận xét: BN có người nhà có nghề nghiệp là viên chức, hưu trí có tỷ lệ rửa tay trước chăm sóc là 97,67% cao hơn những người chăm sóc có nghề nghiệp khác, tỷ lệ rửa tay trước chăm sóc là 66,57%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những người chăm sóc được có nghề nghiệp là viên chức, hưu trí có tỷ lệ rửa tay trước chăm sóc cao gấp 21,09 lần so với những người chăm sóc có nghề nghiệp khác, với khoảng tin cậy 95% CI từ 3,47 – 8,59. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ nam/nữ rất chệnh lệch, tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ đương đối với 98,72%; chỉ có 5 bệnh nhân là nữ giới chiếm 1,28% tương đương với nghiên cứu của Đặng Lệ Mỹ tỷ lệ giới nam 96,9%, nữ 3,1%. Điều này phản ánh mô hình bệnh tật của bệnh nhân ung thư thực quản được MTDD, phần lớn bệnh nhân ung thư MTDD là ung thư thực quản, ngoài ra có ung thư hạ họng, ung thư gốc lưỡi là những bệnh ung thư mà nam giới chiếm ưu thế, các bệnh này thường có yếu tố thuận lợi và nguy cơ cao liên quan đến bia rượu và thuốc lá, thuốc lào [12]. Trên lâm sàng, khi hỏi bệnh khai thác tiền sử bệnh ung thư thực quản đa số bệnh nhân đều có nghiện rượu trong một thời gian dài. Uống rượu và thuốc lá lâu dài dẫn đến bỏng mạn tính đường tiêu hóa trên (khoang miệng, hạ họng, thực quản, tâm vị dạ dày) lâu ngày dẫn đến phát sinh bệnh ung thư. Tại Việt Nam thấy rằng tỷ lệ nam giới nghiện rượu bia và thuốc lá cao gấp nhiều lần so với phụ nữ chính vì vậy mà tỷ lệ nam giới mắc bệnh ung thư thực quản cũng cao gấp nhiều lần so với nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ lớn nhất là 50 – 59 tuổi có 172 BN chiếm 10
- 44,10%; thấp nhất là những bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 1,79%; tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Đặng Lệ Mỹ, nghiên cứu của tác giả cho thấy lứa tuổi 50-59 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 38,5%, tiếp đến lứa tuổi ≥ 60 chiếm 33,8%, lứa tuổi 40-49 chiếm 23,1%, lứa tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ rất thấp 4,6%. Phản ánh mô hình bệnh ung thư theo lứa tuổi, bệnh ung thư thực quản, hay gặp ở lứa tuổi trung niên và tuổi già, hiếm khi gặp ở lứa tuổi trẻ tuổi. Theo Nguyễn Đại Bình ung thư thực quản hay gặp lứa tuổi >50, hiếm gặp lứa tuổi
- Thời gian nằm viện đa số đều ≥ 15 ngày chiếm 78,72%; với thời gian nằm trung bình 23,99 ± 12,41 (ngày) thấp nhất: 5 ngày, nhiều nhất: 60 ngày, điều trị ung thư thực quản thường phức tạp và dài ngày. Trong tổng số 254 BN có nhiễm khuẩn chân sonde chiếm 65,13%. Trong đó nhiễm khuẩn da và chân chỉ đỏ có 218 BN chiếm 55,90%, tiếp đó nhiễm khuẩn mô dưới da có 34 BN chiếm 8,72%, chỉ có 2 BN chiếm 0,51% nhiễm khuẩn gân và cơ. Nói chung MTDD là phương pháp an toàn ít biến chứng. Nghiên cứu của Grant DG và cộng sự năm 2009 trên 172 BN ung thư vùng đầu cổ được mở thông dạ dày cho thấy tỷ lệ biến chứng chung của thủ thuật là 3,3% [5]. Nghiên cứu của Larson DE năm 1987 trên 314 bệnh nhân được mở thông dạ dày cho thấy 93% (291BN) được tiến hành thủ thuật trong viện, 7% (23BN) được tiến hành thủ thuật ngoại viện, tỷ lệ biến chứng lớn là 3% và tỷ lệ biến chứng nhỏ là 13%, tác giả kết luận rằng mở thông dạ dày là thủ thuật an toàn ngay cả khi bệnh nhân có bệnh khác kèm theo [6]. Trong quá trình điều trị có 32,31% bệnh nhân có bị tắt, tụt ống sonde; Quá trình tái khám sau điều trị chỉ còn 12,56% BN trả lời có tình trạng tắt, tụt sonde tại nhà. 4.3 Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày Bệnh nhân có người nhà được điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc tại nhà có tỷ lệ nhiễm khuẩn là 38,16% thấp hơn những BN có người nhà không được điều dưỡng hướng dẫn chăm sóc tại nhà có tỷ lệ nhiễm khuẩn là 80,0%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những người chăm sóc chính được điều dưỡng hướng dẫn có tỷ lệ BN nhiễm khuẩn thấp gấp 0,15 lần so với những người chăm 12
- sóc không được điều dưỡng hướng dẫn, với khoảng tin cậy 95% CI từ 0,01 – 0,79. Qua nghiên cứu thấy rằng việc hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh tự chăm sóc bệnh nhân và chăm sóc sonde mở thông dạ dày là hết sức quan trọng và cần thiết, mang lại giá trị cho chất lượng sống, ý nghĩa sống của người bệnh, công việc giáo dục sức khỏe này phải được làm ngay từ khi bệnh nhân nhập viện và được giáo dục suốt trong quá trình nằm viện, trước khi về gia đình, giữa các đợt điều trị. Có như vậy mới hạn chế được các biến chứng không mong muốn cho người bệnh như: Tắc, tụt, nhiễm khuẩn chân sonde trong suốt thời gian đặt sonde. Rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh, khi cho ăn qua sonde, khi thay băng là một khâu rất quan trọng trong chuỗi mắt xích trong chăm sóc người bệnh của người nhà bệnh nhân nhằm hạn chế nhiễm khuẩn cho người bệnh khi mà thể trạng bệnh nhân đã và đang yếu sẵn do bệnh tật, giảm sức đề kháng do bệnh, do phẫu thuật, hóa chất, xạ trị. Trong nghiên cứu thấy tỷ lệ người nhà chăm sóc chính cho bệnh nhân có nghề nghiệp là viên chức, hưu trí thì tỷ lệ rửa tay trước khi chăm sóc là 97,67% và cao hơn những người chăm sóc có nghề nghiệp khác với tỷ lệ rửa tay trước chăm sóc là 66,57%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những người chăm sóc được có nghề nghiệp là viên chức, hưu trí có tỷ lệ rửa tay trước chăm sóc cao gấp 21,09 lần so với những người chăm sóc có nghề nghiệp khác, với khoảng tin cậy 95% CI từ 3,47 – 8,59. Trình độ hiểu biết của người nhà chính là thực hiện hành vi tốt cho sức khỏe, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc cho người bệnh trong đó có rửa tay trước và sau khi chăm sóc người bệnh. 13
- Bệnh nhân có người nhà có nghề nghiệp là viên chức, hưu trí có tỷ lệ chăm sóc đúng quy trình là 88,37% cao hơn những người chăm sóc có nghề nghiệp khác có tỷ lệ chăm sóc đúng quy trình là 68,30%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những người chăm sóc được có nghề nghiệp là viên chức, hưu trí có tỷ lệ chăm sóc đúng quy trình cao gấp 3,53 lần so với những người chăm sóc có nghề nghiệp khác, với khoảng tin cậy 95% CI từ 1,33 – 11,76. Bệnh nhân có người nhà nghề nghiệp là viên chức, hưu trí có tỷ lệ nhiễm khuẩn là 16,28% thấp hơn những người bệnh có người nhà có nghề nghiệp khác có tỷ lệ nhiễm khuẩn là 42,07%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Những người chăm sóc có nghề nghiệp là viên chức, hưu trí có tỷ lệ BN nhiễm khuẩn thấp gấp 0,26 lần so với những người chăm sóc có nghề nghiệp khác với khoảng tin cậy 95% CI từ 0,09 – 0,63. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của người bệnh cũng như người chăm sóc chính cho người bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới việc áp dụng và thực hiện chăm sóc đúng cho người bệnh ung thư thực quản được mở thông dạ dày, cùng phối hợp với thày thuốc và điều dưỡng nhằm giảm tối thiểu các biến chứng không mong muốn của sonde mở thông dạ dày gây lên nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, chất lượng sống, hạn chế sụt cân, suy kiệt cho người bệnh. 5. KẾT LUẬN - Nam chiếm tỷ lệ cao tuyệt đối so với nữ (98,72%/1,28%); - Vị trí ung thư chiếm nhiều nhất ở 1/3 trên chiếm 39,49%; tiếp đến 1/3 giữa chiếm 36,92%; thấp nhất là ung thư ở vị trí 1/3 dưới 23,59%; - Với thời gian đặt sonde trung bình 86,51 ± 62,19 (ngày); với thời gian nằm trung bình 23,99 ± 12,41 (ngày); Giai đoạn bệnh chủ yếu gặp ở 14
- giai đoạn 4 của bệnh chiếm 50,0%; - Phác đồ điều trị chiếm tỷ lệ lớn nhất là hóa xạ trị phối hợp chiếm 75,90%; - Phương pháp phẫu thuật mở thông dạ dày chủ yếu của bệnh nhân phương pháp Witzel chiếm 51,54%; - Tổng số có 254 BN nhiễm trùng chân sonde chiếm 65,13%. Trong đó nhiễm trùng da và chân chỉ đỏ có 218 BN chiếm 55,90%; - Những người chăm sóc được điều dưỡng hướng dẫn có tỷ lệ BN nhiễm khuẩn thấp gấp 0,15 lần so với những người chăm sóc không được điều dưỡng hướng dẫn, với khoảng tin cậy 95% CI từ 0,01 – 0,79. 6. KIẾN NGHỊ 1. Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc, mỗi lần bệnh nhân vào điều trị đợt hóa chất mới cần đánh giá kỹ người bệnh và lập kế hoạch chăm sóc chi tiết tỉ mỉ cho người bệnh tại bệnh viện và gia đình khi nghỉ giữa các đợt điều trị, hạn chế sụt cân, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh. 2. Trước khi về nghỉ giữa các đợt điều trị về nhà, điều dưỡng cần hướng dẫn thật kỹ, cách chăm sóc người bệnh và thường xuyên nhắc lại cho người chăm sóc chính của người bệnh cách chăm sóc bệnh nhân ung thư thực quản được mở thông dạ dày. Đặc biệt chăm sóc tại chỗ mở thông, cách cho ăn qua sonde nâng cao hiệu quả và dự phòng biến chứng, tắc, tụt sonde, nhiễm khuẩn do thiếu kiến thức gây ra. 15
- Tài liệu tham khảo 1. Mitchell C. Posner, Arlene A. Forastiere, Bruce D. Minsky (2005): ’ Cancer of Esophagus”. DeVita Hellman Rosenberg Cancer Principles and Practice of Oncology. Part 3, Section 29. 7 th Edition on CD room. Lippicott William and Wilkin, 2005. 2. Nguyễn Đại Bình (2007) “Ung thư thực quản”. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 199-211.. 3. Phạm Hùng Cường, Phó Đức Mẫn (2007) “Mở thông dạ dày”. Phẫu thuật thực hành. Nhà xuất bản y học. 2007. tr. 169-175. 4. Nguyễn Quốc Bảo (2007) “Ung thư biểu mô khoang miệng”. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 113-131. 5. Grant DG, Bradley PT, Pothier DD, Bailey D, Caldera S, Baldwin DL, Birchall MA (2009): “Complications following gastrostomy tube insertion in patients with head and neck cancer: a prospective multi-institution study, systematic review and meta- analysis”. Clin Otolaryngol. 2009 Apr;34(2):103-12. 6. Larson DE, Burton DD, Schroeder KW, DiMagno EP. (1987): “Percutaneous endoscopic gastrostomy. Indications, success, complications, and mortality in 314 consecutive patients”. Gastroenterology. 1987 Jul;93(1):48-52. 7. Bộ y tế, Bệnh viện K (2015): Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, trong: Chăm sóc người bệnh ung thư, tr.211- 217. 8. Bộ y tế, Bệnh viện K (2019): Chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày, trong: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư, tr.274-277. 16
- 9. Bộ y tế, Bệnh viện K (2019): Chăm sóc người bệnh tia xạ ung thư thực quản, trong: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư, tr.618- 625. 10. Bộ y tế, Bệnh viện K (2019): Chăm sóc người bệnh truyền hóa chất ung thư thực quản, trong: Hướng dẫn chăm sóc người bệnh ung thư, tr.721-727. 11. Bộ y tế, Bệnh viện K (2015): Chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày nuôi dưỡng, trong: Chăm sóc người bệnh ung thư, tr.60-63. 12. Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn (2015): Ung thư thự quản, trong: Sổ tay điều trị nội khoa ung thư, NXB Y học, 2015, tr.106-121. 13. Nguyễn Văn Hiến, Đoàn Trọng Tú, Nguyễn Đại Bình (2010): Mở thông dạ dày nuôi dưỡng bệnh nhân ung thư tại khoa Ngoại Tam Hiệp - Bệnh viện K, Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1-2010. Tr. 807-810 14. Nguyễn Phong Lan (2013): Đánh giá quy trình chăm sóc và kết quả chăm sóc ống mở thông dạ dày tại khoa Ngoại Tân Triều - Bệnh viện K. Tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện K 2019, tr.105 17

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p |
1178 |
100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p |
717 |
83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p |
787 |
76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p |
589 |
66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p |
943 |
61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p |
836 |
47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p |
625 |
41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p |
590 |
39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p |
669 |
35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p |
653 |
27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p |
688 |
14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p |
557 |
14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p |
494 |
9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p |
506 |
9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p |
562 |
7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p |
320 |
5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p |
506 |
3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p |
475 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
