intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con mắc bệnh tay chân miệng liên quan đến kết quả điều trị và chăm sóc trẻ bệnh tại trung tâm y tế Vĩnh Thuận năm 2020

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu mô tả kết quả chăm sóc trẻ bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2020; đánh giá mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ với kết quả chăm sóc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con mắc bệnh tay chân miệng liên quan đến kết quả điều trị và chăm sóc trẻ bệnh tại trung tâm y tế Vĩnh Thuận năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG THỊ NHA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỆNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ VĨNH THUẬN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI - NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG THỊ NHA MÃ SỐ HỌC VIÊN: C01335 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỆNH TẠI TRUNG TÂM Y TẾ VĨNH THUẬN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 8.72.03.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS: Hoàng Thị Thanh HÀ NỘI - NĂM 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn thạc sĩ điều dưỡng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo Trường Đại học Thăng Long đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu đề tài này; Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới PGS.TS. Hoàng Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này; Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Sở Y tế Kiên Giang, Ban giám đốc và các đồng nghiệp Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang; Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đã ủng hộ, động viên về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu này; Cuối cùng xin được gửi tấm lòng ân tình tới gia đình là nguồn động viên khích lệ, truyền nhiệt huyết và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2020 Học Viên Thị Nha
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2020 Người Cam Đoan Thị Nha
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây truyền đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, lây từ người sang người, bệnh thường gặp ở trẻ em và dễ thành dịch lớn, gây bởi nhóm virus đường ruột. Đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con mắc bệnh tay chân miệng liên quan đến kết quả điều trị và chăm sóc trẻ bệnh tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận năm 2020”. được tiến hành với mục tiêu: 1. Mô tả kết quả chăm sóc trẻ bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2020. 2. Đánh giá mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ với kết quả chăm sóc. Nghiên cứu được thiết kế mô tả tiến cứu, đối tượng được nghiên cứu là 138 bệnh nhi được chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng và các bà mẹ của bệnh nhi bệnh tay chân miệng. Phương pháp nghiên cứu dùng phiếu phỏng vấn đánh giá kiến thức, thái độ, quan sát thực hành và theo dõi trẻ trong thời gian nằm điều trị. Kết quả nghiên cứu tới 79,6% bệnh nhi mắc bệnh dưới 5 tuổi, tháng mắc bệnh chủ yếu vào tháng 5 và tháng 6 chiếm trên 80%, với bà mẹ có kiến thức đúng 33,3%, thái độ đúng chiếm tỷ lệ cao 67,4% trong khi đó về thực hành chưa đúng chiếm tỷ lệ cao 81,9%. Liên quan KAP của bà mẹ với kết quản chăm sóc thân nhiệt, chăm sóc ban, viêm loét, tiêu hóa < 0,05 có mối liên quan ý nghĩa thống kê . Do đó từ kết quả nghiên cứu và kết luận đề tài đưa ra khuyến nghị: Bệnh tay chân miệng là bệnh lây, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tiến triển của bệnh ngoài phụ thuộc vào thể bệnh còn phụ thuộc nhiều vào việc chăm sóc của bà mẹ. Do đó, trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, chú ý đối tượng là bà mẹ có con dưới 5 tuổi và nội dung truyền thông quan tâm đến kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng bệnh, chăm sóc trẻ bệnh mắc tay chân miệng.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT................................................................ ix ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 1.1. Tổng quan chung về bệnh tay chân miệng. ........................................... 3 1.1.1. Khái niệm và nguyên nhân bệnh tay chân miệng. ......................... 3 1.1.2. Đường lây và cơ chế bệnh................................................................. 4 1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học. ........................................................................ 4 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh TCM. ............................................................................................................. 6 1.1.5. Chẩn đoán. ......................................................................................... 8 1.1.6. Điều trị. ............................................................................................... 9 1.1.7. Phòng bệnh....................................................................................... 11 1.2. Những nghiên cứu về bệnh chân tay miệng......................................... 11 1.2.1. Các nghiên cứu về bệnh tay chân miệng trên thế giới. ................ 11 1.2.2. Các nghiên cứu về bệnh tay chân miệng tại Việt Nam. ............... 15 1.3. Học thuyết điều dưỡng........................................................................... 18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu và địa điểm, thời gian nghiên cứu. ................. 21
  7. v 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 21 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ................................................. 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. ........................................................................ 21 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.............................................................. 21 2.3. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................. 22 2.4. Các tiêu chuẩn, chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu. ........................... 23 2.5. Phương pháp thu thập số liệu và công cụ nghiên cứu. ....................... 25 2.6. Xử lý số liệu. ............................................................................................ 25 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. .................................................................... 25 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 26 3.1. Kết quả chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng. ....................................... 26 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi tay chân miệng.26 3.1.2. Kết quả chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng. .................................. 31 3.2. Liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ và kết quả chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng . ............................................................ 34 3.2.1. Đặc điểm chung của bà mẹ bệnh nhi tay chân miệng.................. 34 3.2.2. Kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ về bệnh tay chân miệng........................................................................................................... 35 4.1. Kết quả chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2020 ..................................... 42 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng. .......................................................................................................... 42 4.1.2. Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi tay chân miệng................... 45 4.2. Liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ với kết quả chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng. ............................................................. 46 4.2.1. Đặc điểm chung của bà mẹ bệnh nhi tay chân miệng.................. 46
  8. vi 4.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ tay chân miệng. .......................................................................................................... 47 4.2.3. Liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ với kết quả chăm sóc bệnh nhi TCM. .................................................................. 48 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 50 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng............ 26 Bảng 3.2. Tháng vào viện của bệnh nhi tay chân miệng ............................... 27 Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi TCM. .................................... 28 Bảng 3.4. Mức độ bệnh và biến chứng của bệnh nhi TCM. .......................... 28 Bảng 3.5. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi mắc tay chân miệng. ......... 29 Bảng 3.6. Kết quả cận lâm sàng của bệnh nhi TCM. .................................... 29 Bảng 3.7. Tiền sử tiếp xúc của bệnh nhi TCM. .............................................. 30 Bảng 3.8. Kết quả chăm sóc thân nhiệt của bệnh nhi có sốt. ........................ 31 Bảng 3.9. Kết quả chăm sóc tổn thương da, niêm mạc.................................. 31 Bảng 3.10. Kết quả chăm sóc các triệu chứng tiêu hóa, hô hấp, thần kinh. .... 32 Bảng 3.11. Tình trạng bệnh nhi ra viện bệnh nhi TCM trước khi ra viện .. 33 Bảng 3.12. Thời gian nằm viện của bệnh nhi tay chân miệng. ..................... 34 Bảng 3.13. Đặc điểm chung về bà mẹ có con mắc bệnh tay chân miệng. .... 34 Bảng 3.14. Kiến thức của bà mẹ về đường truyền bệnh TCM. .................... 35 Bảng 3.15. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu bệnh TCM. ............................. 36 Bảng 3.16. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc TCM......................... 37 Bảng 3.17. Thái độ của bà mẹ về bệnh TCM của con.................................... 37 Bảng 3.18. Thực hành của bà mẹ có con mắc bệnh tay chân miệng. ........... 38 Bảng 3.19. Kiến thức, thái độ, thực hành đúng của bà mẹ về chăm sóc bệnh nhi TCM. ............................................................................................................ 38 Bảng 3.20. Liên quan KAP của bà mẹ với kết quả chăm sóc thân nhiệt trẻ bệnh..................................................................................................................... 39 Bảng 3.21. Liên quan KAP của bà mẹ và chăm sóc ban trên da. ................. 39 Bảng 3.22. Liên quan KAP của bà mẹ và kết quả chăm sóc vết loét tại niêm mạc miệng. ......................................................................................................... 40 Bảng 3.23. Liên quan KAP của bà mẹ với kết quả chăm sóc tiêu hóa bệnh nhi TCM. ............................................................................................................ 41 Bảng 3.24. Liên quan KAP của bà mẹ với thời gian nằm viện của trẻ bệnh. .. 41
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Số ca mắc bệnh Tay Chân Miệng tại Trung Quốc ............................ 5 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhi theo tuổi và giới tính ........................................... 27 Biểu đồ 3.2. Tiền sử tiếp xúc nguồn lây của bệnh nhi.................................... 30
  11. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT BYT Bộ Y tế CVA Virus Coxsackie nhóm A CVA16 Virus Coxsackie A16 CRP Protein C phản ứng DHST Dấu hiệu sinh tồn EV Enterovirus EV71 Enterovirus 71 GDSK Giáo dục sức khỏe HFMD Hand-foot-and mouth disease (Bệnh tay chân miệng) PCR Polymerase Chain Reaction - Phản ứng chuỗi trùng hợp cao phân tử. TCM Tay Chân Miệng WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới HA Huyết áp KAP Kiến thức, thái độ, thực hành
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây truyền đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, lây từ người sang người, bệnh thường gặp ở trẻ em và dễ gây thành dịch lớn, gây bởi nhóm virus đường ruột enterovirus gồm CA16 và EV71. Bệnh tay chân miệng được phát hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt ở Châu Á đã xảy ra các vụ dịch lớn với số mắc, tử vong do bệnh TCM gia tăng và đang trở thành vấn đề Y tế nghiêm trọng. WHO khuyến cáo cho rằng bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm khẩn cấp phải được thông báo [1]. Trong thập niên qua đã có báo cáo nhiều vụ bùng phát dịch TCM ở các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Những nước châu Á ghi nhận có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Macao, Đài Loan và Việt Nam [15] Tại Việt Nam, bệnh TCM xuất hiện quanh năm ở hầu hết các địa phương, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12 hằng năm [2]. Bệnh TCM thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh, trẻ nhỏ thường có xu hướng có các triệu chứng nặng hơn. Bệnh TCM thường ở dạng nhẹ và gần như các bệnh nhân phục hồi sau 7-10 ngày, hiếm gặp biến chứng trừ khi bị nhiễm EV71 có thể gây biến chứng nặng, đặc biệt ở trẻ em có thể gặp viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi... và dễ dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hay vắc xin phòng bệnh. Tại hộ gia đình nông thôn, mẹ là người chăm sóc trẻ chính và gần gũi với trẻ nhất. Hiểu biết của người mẹ về sức khỏe, bệnh tật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con. Chỉ khi người mẹ có kiến thức tốt mới có biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, khoa học nhất và giảm khả năng mắc bệnh ở trẻ. Mặt khác chỉ khi mẹ có kiến thức tốt và có kỹ năng thực hành tốt mới có thể xử trí tốt khi trẻ mắc bệnh và tránh lây bệnh. Kiến thức và kỹ năng thực hành của bà mẹ về phòng bệnh TCM được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống bệnh TCM cho trẻ nhỏ[2].
  13. 2 Kiên Giang là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ, nằm ở lưu vực sông Mê Kông, bệnh TCM xuất hiện quanh năm, tính đến ngày 30/10/2019, cả tỉnh ghi nhận 2.934 ca mắc, tăng 1.142 ca so năm 2018 (1.792 ca), trong đó huyện Vĩnh Thuận có số ca bệnh cao nhất tỉnh là 557 ca, tăng 411 ca so với năm 2018, với tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bệnh TCM chiếm 97% trên số ca bệnh trong huyện. Có thể nói ở Vĩnh Thuận, TCM là bệnh truyền nhiễm mới nổi nên cộng đồng nói chung và bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng còn thiếu nhiều thông tin, dẫn đến việc thực hành phòng bệnh chưa tốt. Bệnh TCM diễn biến phức tạp, thu hút sự quan tâm và chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ, ngành Y tế, cùng sự lo lắng của người dân, tuy nhiên đến nay tại Kiên Giang vẫn chưa có nghiên cứu về bệnh TCM. Để giúp cho ngành y tế địa phương có cơ sở trong xây dựng chương trình truyền thông, can thiệp phòng bệnh TCM cho phù hợp và hiệu quả, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con mắc bệnh tay chân miệng liên quan đến kết quả điều trị và chăm sóc trẻ bệnh tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận năm 2020”. Với mục tiêu: 1. Mô tả kết quả chăm sóc trẻ bệnh điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2020 2. Đánh giá mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ với kết quả chăm sóc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0