Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019
lượt xem 4
download
Luận văn tiến hành đánh giá kết quả chăm sóc và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc đối với trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổi khí của hệ hô hấp biểu hiện bằng sự giảm oxy máu (hypoxemin) và/hoặc tăng CO2 máu (hupercapnia). Suy hô hấp là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là bệnh lý rất nặng nề, luôn đe dọa tính mạng của trẻ, để điều trị SHH ở trẻ sơ sinh đạt hiệu quả, ngoài những kỹ thuật điều trị SHH nói chung như đảm bảo thông khí, chống toan hóa máu, trợ tim mạch…, khi điều trị SHH cho trẻ sơ sinh cần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc thân nhiệt của trẻ, tình trạng dinh dưỡng (chống suy kiệt), vệ sinh vô khuẩn để tránh lây nhiễm chéo cũng như nhiễm trùng cơ hội. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp sơ sinh đòi hỏi được thực hiện theo một quy trình điều dưỡng nghiêm ngặt, được thực hiện bởi các điều dưỡng chuyên khoa mới nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế các tổn thương cơ quan và cải thiện tình hình tử vong. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp cũng như ảnh hưởng của việc chăm sóc đến kết quả điều trị trẻ sơ sinh SHH vẫn chưa được nghiên cứu, đánh giá. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019” nhằm 2 mục tiêu: • Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2019. • Đánh giá kết quả chăm sóc và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc đối với trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm phát triển và chức năng hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển phổi ở trẻ sơ sinh 1.1.2. Đặc điểm sinh lý hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.2. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 1.2.1. Khái niệm Suy hô hấp (SHH) là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng
- 2 trao đổi khí của hệ hô hấp, biểu hiện bằng sự giảm O2 máu (hypoxemin) và/hoặc tăng CO2 máu (hypercapnia) [4]. Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh lý tại cơ quan hô hấp hoặc các cơ quan khác. Trong đó, bệnh màng trong (BMT) là nguyên nhân hàng đầu, do thiếu tổng hợp Surfactant [4]. 1.2.2. Dịch tễ học 1.2.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng: 1.3.2. Cận lâm sàng 1.3.3. Đánh giá mức độ SHH 1.4. Điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp [2], [13], [27], [45] 1.4.1. Điều trị cơ bản 1.4.2. Điều trị nguyên nhân 1.5. Chăm sóc của điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh suy hô hấp 1.5.1. Nguyên tắc chăm sóc - Dự phòng hạ thân nhiệt. - Đảm bảo thông khí - Đảm bảo dinh dưỡng - Đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn - Đảm bảo vệ sinh 1.5.2. Chăm sóc cụ thể a. Chăm sóc dự phòng hạ thân nhiệt b. Quy trình chăm sóc và theo dõi thở oxy c. Chăm sóc trẻ thở CPAP d. Chăm sóc trẻ có đường truyền tĩnh mạch e. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị suy hô hấp f. Chăm sóc vệ sinh thân thể, chăm sóc rốn g. Chăm sóc bệnh nhi trước và sau bơm surfactant: 1.5.3. Phòng ngừa suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. 1.6. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp -Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân có thể ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc trẻ. Ở trẻ sơ sinh non tháng các hệ cơ quan chưa hoàn chỉnh, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, trung tâm điều hòa chưa hoàn chỉnh dẫn đến việc duy trì thân nhiệt trẻ sơ sinh non tháng khó khăn.
- 3 Mặt khác ở trẻ non tháng hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên việc nuôi dưỡng trẻ khó khăn hơn. - Trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân việc thực hiện các thủ thuật trên cơ thể trẻ khó khăn hơn, đặc biệt là kỹ thuật đặt catherter tĩnh mạch trung tâm, catherter ngoại vi khó khăn do thành mạch nhỏ, dễ vỡ nên việc chăm sóc trẻ qua đường tĩnh mạch khó khăn. 1.7. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 1.7.1. Trên thế giới Năm 1999, Yusuf và cộng sự tiến hành đánh giá hồ sơ và kết quả của trẻ sơ sinh bị SHH nhập viện tại Bệnh viện Đại học Aga Khan ở Karachi, Pakistan. Tỉ lệ tử vong chung của trẻ sơ sinh có ARDS đã ghi nhận là 81/200 (41%) và cao nhất (70%) đối với trẻ sơ sinh có cân 400 (P = 0.001), sự phát triển suy thận cấp (nguy cơ tương đối) (RR 2,6, 95% CI 1,3-5,2) và tràn khí màng phổi (RR 3,7, 95% CI 1,8-7,7) [52]. Nghiên cứu của Alok Kumar và cộng sự năm 1996 trên đối tượng 4050 trẻ sơ sinh, tỉ lệ SHH vào viện là 6,7%, trong đó SHH ở trẻ đẻ non chiếm tỉ lệ cao nhất (30,0%), ở trẻ già tháng là 20,9%. Về phương diện tuổi thai, 100% các trẻ dưới 26 tuần có SHH, trong nhóm 32 tuần tuổi thai, tỉ lệ SHH là 57,14%, và ở nhóm 36 tuần tuổi chỉ chiếm 3,70%. Tỉ lệ tử vong do SHH là 43,61% [40]. Nghiên cứu của Saeed Zaman và cộng sự năm 2008, trên đối tượng 659 trẻ sơ sinh được chuyển đến bệnh viện Bệnh viện Quân đội Hoàng gia Sharurah - Saudi Arabia trong 12 tháng có tình trạng SHH. Tỉ lệ SHH tổng thể là 4,24%. Tỉ lệ hiện mắc là 19,7% ở trẻ non tháng [46]. Nghiên cứu của Ghafoor và cộng sự năm 2003 trên đối tượng 94 trẻ sơ sinh có SHH, tỉ lệ trẻ đẻ non chiếm 93,61% (trích dẫn từ [46]). Năm 2015, Maryam Saboute và cộng sự công bố nghiên cứu tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Akbarabadi (Tehran-Iran) vào mùa xuân năm 2011 trên đối tượng 74 trẻ non tháng có tuổi thai
- 4 nghịch với nhau (p = 0,05). Thời gian dùng Betamethasone trước khi sinh ở nhóm trẻ sống dài hơn ở nhóm tử vong (p
- 5 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/1/2019 đến 30/6/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức ước lượng một tỉ lệ. Trong đó: n: số trẻ tối thiểu để nghiên cứu Z21 - α/2: hệ số giới hạn tin cậy; (với α = 0,05 → Z1 - α/2 = 1,96) p: tỉ lệ SHH ở trẻ sơ sinh (theo NC của Christian L. Hermansen là 7% [19]) d: sai số mong muốn (chọn d = 0,05). Thay vào công thức có cỡ mẫu tối thiểu là 101 trẻ. Theo công thức cỡ mẫu là 101 tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập được 212 bệnh nhi vào đối tượng nghiên cứu. Chọn mẫu thuận tiện: toàn bộ trẻ sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp tại khoa sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu - Tất cả các bệnh nhi sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp, điều trị nội trú tại khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019 được thu thấp các số liệu cần thiết theo mẫu hồ sơ bệnh án. Thu thập số liệu mục tiêu 1 Đặc điểm lâm sàng - Đặc điểm chung: Tuổi, giới, địa chỉ, ngày vào viện, ngày điều trị, chẩn đoán - Tiền sử: + Tiền sử mang thai của mẹ, các yếu tố nguy cơ của mẹ khi mang thai như cúm, nhiễm độc thai nghén, đái tháo đường + Thời gian chuyển dạ, thời gian rặn đẻ, thời gian vỡ ối, tỉnh trạng nước ối, hình thức sinh, bệnh lý bánh rau. - Triệu chứng lâm sàng: Thở nhanh hay thở chậm, tím môi,
- 6 đầu chi, toàn thân, thở rên, rút lõm lồng ngực, có cơn ngừng thở. Cận lâm sàng - Thu thập cận lâm sàng theo mẫu bệnh án: + Xét nghiệm khí máu động mạch PaO2, PaCO2 + Độ bão hòa oxy qua mao mạch SpO2 Thu thập số liệu mục tiêu 2 - Thu thập các biện pháp chăm sóc trẻ theo hồ sơ bệnh án: + Các chỉ số lâm sàng + Các thủ thuật cấp cứu suy hô hấp của bác sỹ. + Các đánh giá của điều dưỡng 2.3. Các biến số nghiên cứu 2.4. Nội dung nghiên cứu - Tất cả các trẻ sơ sinh vào điều trị tại Khoa sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, thu thập đầy đủ thông tin về phía mẹ bằng cách phỏng vấn trực tiếp mẹ bệnh nhân hoặc người nhà bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn, khi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô hấp được đưa vào nghiên cứu. - Hỏi bệnh sử, tiền sử: Tuổi thai, khai thác các yếu tố nguy cơ của mẹ, apgar lúc sinh và quá trình bệnh lý. - Khám lâm sàng: Nhiệt độ, cân nặng, tuổi thai, tình trạng ý thức, nhận định tình trạng suy hô hấp. - Thực hiện các quy trình điều dưỡng đối với trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, bao gồm: + Khai thông đường thở: Tư thế nằm ngửa cổ; hút dịch hầu họng + Đặt ống thông dạ dày để hút làm rỗng dạ dày. + Điều hòa thân nhiệt: Trẻ được nằm ở bàn sưởi ấm hoặc lồng kính, nhiệt độ tùy theo cân nặng để duy trì thân nhiệt ổn định 36,5 – 37oC. + Thở Oxy: Khi PaO2< 70 mmHg. Thở oxy qua lều, mặt nạ hay ống thông mũi (1 mũi hay 2 mũi) nếu trẻ tự thở được. +Thông khí hỗ trợ (thở áp lực dương liên tục hay thở máy). +Bù dịch, điện giải, duy trì năng lượng. - Thực hiện y lệnh điều trị nguyên nhân: + Chống toan máu. + Chống nhiễm khuẩn. + Dùng Surfactant (bệnh màng trong). + Điều trị ngoại khoa: Dị tật thoát vị cơ hoành, lấy dị vật.
- 7 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu - Các chỉ số chung thu thập theo mẫu bệnh án. - Khám lâm sàng và thực hiện thủ thuật do bác sĩ khoa sơ sinh trực tiếp thực hiện. Tiến hành đánh giá lâm sàng của điều dưỡng. - Cận lâm sàng: Xét nghiệm khi máu động mạch bằng máy đo khí máu NOVA Biomedical tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh. 2.6. Sai số và cách khống chế sai số. • Sai số Việc thu thập thông tin chủ yếu dựa vào bệnh án nghiên cứu được thiết kế sẵn và tương đối dài nên có thể gặp sai số do không đồng nhất giữa các điều tra viên cũng như thái độ hợp tác của đối tượng khi tham gia nghiên cứu. • Cách khắc phục - Hướng dẫn cẩn thận và đầy đủ về cách điền phiếu khảo sát cho điều tra viên, nói cho đối tượng hiểu về mục đích sử dụng thông tin. - Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu kiểm tra ngay sau khi hoàn thành phỏng vấn và thu nhận phiếu, với những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc không hợp lý phải được yêu cầu nhóm nghiên cứu bổ sung ngay. 2.7. Xử lý và phân tích số liệu. - Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm phần mềm SPSS 22.0. - Các phân tích bao gồm: + Thống kê mô tả: số lượng; tỉ lệ phần trăm; độ lệch chuẩn, mức ý nghĩa thống kê p
- 8 - Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Sơ sinh bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Được giám sát bởi Hội dồng khoa học bệnh viện, - Nghiên cứu được sự tiến hành khi Hội đồng đạo đức phê duyệt 2.9. Sơ đồ nghiên cứu Các trẻ sơ sinh điều trị nội trú tại khoa Sơ Sinh Các triệu chứng suy hô hấp: - Thở nhanh >60l/phút, thở chậm
- 9 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau: 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=212) Biều đồ 3.1. Phân bố trẻ bệnh theo giới tính Nhận xét: Trong số 212 đối tượng nghiên cứu tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp ở nam (55,2%) cao hơn ở trẻ nữ (44,8%). Bảng 3.1. Phân bố trẻ bệnh theo cân nặng (n=212) Cân nặng (gram) Người bệnh Tỷ lệ (%) < 2500 120 56,5 >= 2500 92 43,3 Tổng 170 100 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp ở nhóm cân nặng dưới 2500g chiếm tỷ lệ cao 120 (56,5 %). Biểu đồ 3.2. Phân bố trẻ bệnh theo tuổi thai (n=211)
- 10 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sơ sinh non tháng suy hô hấp chiếm 59,7% số trẻ sơ sinh suy hô hấp. 3.2. Nguyên nhân gây suy hô hấp Bảng 3.3. Nguyên nhân gây suy hô hấp Nguyên nhân Người bệnh Tỷ lệ (%) Bệnh màng trong 93 43,9 Viêm phổi 105 49,5 Bệnh lý khác 14 6.6 Tổng 212 100 Nhận xét: Trong số nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh, nguyên nhân do bệnh lý đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 49,5%, tiếp đến là bệnh màng trong 43,9%. Bảng 3.4. Nguyên nhân gây suy hô hấp theo tuổi thai Nguyên nhân gây suy hô hấp Tuổi thai BMT Viêm phổi Bệnh lý khác
- 11 Nhận xét: Trẻ có cân nặng càng thấp thì nguyên nhân gây suy hô do bệnh màng trong càng lớn. Tỷ lệ viêm phổi cao khi cân nặng cao 3.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ sơ sinh suy hô hấp. Bảng 3.6. Đặc điểm lâm sàng khi nhập viện (n=212) Triệu chứng Người bệnh Tỷ lệ (%) 40-60 87 41 Tần số thở >60 hoặc 37 7,332±0,098 48,63±13,13 61,35± 42,01 24,43±4,82
- 12 Tổng 7,321±0,097 47,82±12,20 61,32±33,57 24,29±4,20 Nhận xét: Khí máu khi vào viện ở các tuổi thai đều có các biểu hiện suy hô hấp với pH giảm, PaO2 giảm, PaCO2 tăng, có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi thai tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê p>0.05 3.4. Điều trị Bảng 3.9. Phương pháp điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp Điều trị Người bệnh Tỷ lệ (%) Thở oxy 75 35,4 Thở cpap 85 40,1 Thở máy 81 38,2 Dùng surfactant 93 43,9 Phẫu thuật 0 0 Bù nước, điện giải 175 82,5 Nhận xét: Trẻ sơ sinh suy hô hấp được điều trị thở máy, thở cpap chiếm tỷ lệ 78,3%. Không có trường hợp trẻ sơ sinh suy hô hấp được phẫu thuật tại bệnh viện 3.5. Chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp Bảng 3.10. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sơ sinh Thực hiện chăm sóc điều dưỡng Người bệnh Tỷ lệ (%) Hút dịch hầu họng 176 83 Đặt ống thông dạ dày 195 95 Nằm lồng ấp 183 86,3 Chăm sóc trẻ có đường truyền tĩnh mạch 175 82,5 Chăm sóc trẻ trước và sau bơm surfactant 93 43,9 Chăm sóc trẻ thở oxy 75 35,4 Chăm sóc trẻ thở cpap, thở máy 186 78,3 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp được điều dưỡng thực hiện các chăm sóc cơ bản nhằm đảm bảo các yếu tố thông khí, dinh dưỡng, cân bằng điện giải... chiếm trên 80 %.
- 13 Biểu đồ 3.3. Tình trạng thân nhiệt của trẻ khi nhập viện Nhận xét: Trong số 212 trẻ sơ sinh suy hô hấp nhập viện có 7 trẻ (3,3%) bị hạ thân nhiệt do quá trình vận chuyển vào khoa. Bảng 3.11. Phương pháp ủ ấm cho trẻ Phương pháp Người bệnh Tỷ lệ (%) Lồng ấp 183 83,6 Giường sưởi 14 6,6 Kangaroo 0 0 Nhận xét: Số trẻ được ủ ấm bằng phương pháp lồng ấp chiếm tỷ lệ cao 83,6%, chưa áp dụng phương pháp kangaroo muộn tại khoa. Bảng 3.12. Kết quả chăm sóc thân nhiệt Kết quả chăm sóc thân nhiệt Người bệnh Tỷ lệ (%) Thân nhiệt ổn đinh 207 97,6 Hạ thân nhiệt 5 2,4 Tổng 212 100 Nhận xét: Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp có 5 trường hợp hạ thân nhiệt. Bảng 3.13. Tình trạng nuôi dưỡng của trẻ qua đường tiêu hóa Tình trạng nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa Người bệnh Tỷ lệ (%) Tự bú 21 9,9 Nuôi ăn qua sonde 191 90,1 Tổng 212 100 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp phải hỗ trợ dinh dưỡng qua ống thông chiếm tỷ lệ 90,1%
- 14 Bảng 3.14. Kết quả thực hiện nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa Kết quả nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa Người bệnh Tỷ lệ (%) Hình thức ăn thích hợp 195 91,6 Thời gian cho ăn đúng y lệnh 198 93,4 Số lượng sữa đúng y lệnh 212 100 Không viêm ruột, hoại tử ruột 205 96,7 Không sặc, trớ 210 99,1 Nhận xét: Nhìn chung việc thực hiện nuôi dưỡng trẻ qua đường tiêu hóa nhìn chung đảm bảo, các yêu cầu đều đạt trên 90% Bảng 3.15. Nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch Hỗ trợ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch Người bệnh Tỷ lệ (%) Có 175 82,6 Không 37 17,4 Tổng 212 100 Nhận xét: Có tới 175 trẻ phải hỗ trợ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch chiếm tỷ lệ 82,6 % Bảng 3.16. Kết quả nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch Kết quả nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch Người bệnh Tỷ lệ (%) Đường truyền thông suốt 175 100 Thực hiện tốt 5 đúng 175 100 Theo dõi, phát hiện và xử trí sớm tai biến 169 96,6 Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn 175 100 Nhận xét: Trong 175 trẻ có nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch có 6 (3,3%) trẻ có biểu hiện đỏ nhẹ tại vị trí đặt kim luồn. Bảng 3.17. kết quả chăm sóc trẻ thở oxy Kết quả chăm sóc trẻ thở oxy Người bệnh Tỷ lệ (%) Tư thế thích hợp 75 100 Thông thoáng đường thở 75 100 Vách mũi hồng hào, không loét 73 97 Thay đổi tư thế 2-3 giờ/lần 75 100 Đảm bảo nguồn, lưu lượng, độ ẩm oxy 75 100 Nhận xét: Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp thở oxy có 2 trường hợp (3%) bị tấy đỏ tại mũi do cố định không tốt
- 15 Bảng 3.18. Kết quả chăm sóc trẻ thở cpap, thở máy Kết quả chăm sóc trẻ thở cpap, thở máy Người bệnh Tỷ lệ (%) Tư thế thích hợp 186 100 Thông thoáng đường thở 186 100 Cố định đúng cách 180 97 Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn 186 100 Thay đổi tư thế 2-3 giờ/lần 186 100 Đảm bảo nguồn, chỉ số, độ ẩm oxy 186 100 Nhận xét: Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp thở cpap, thở máy có 6 trường hợp cố định ống nội khí quản chưa tốt để tuột nội khí quản Bảng 3.19. Kết quả vệ sinh thân thể và rốn Vệ sinh thân thể và rốn Người bệnh Tỷ lệ (%) Tắm hay vệ sinh cơ thể hàng ngày và khi bẩn 212 100 Tắm trong phòng kín, không gió lùa 212 100 Không hạ thân nhiệt 212 100 Vệ sinh rốn hàng ngày và khi bẩn 212 100 Nhận xét: 100% các trẻ sơ sinh suy hấp được vệ sinh cơ thể và rốn hàng ngày và đảm bảo các yêu cầu khi vệ sinh. Bảng 3.20. Kết quả chăm sóc chung Kết quả chăm sóc chung Người bệnh Tỷ lệ (%) Tốt 193 91 Chưa tốt 19 9 Tổng 212 100 Nhận xét: Có 19 trẻ chưa nhận được kết quả chăm sóc tốt nhất là đảm bảo chăm sóc dinh dưỡng, thân nhiệt, hô hấp, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và vệ sinh cơ thể. Bảng 3.21. Kết quả điều trị và chăm sóc Kết quả điều trị và chăm sóc Người bệnh Tỷ lệ (%) Khỏi, không bị di chứng 177 83,5 Chuyển tuyến trên 25 11,8 Tử vong, xin về 10 4,7 Tổng 212 100 Nhận xét: Trong số 212 trẻ sơ sinh suy hô hấp có 25 (11,8%) trẻ chuyển tuyến trên điều trị tiếp, có 10 trường hợp tử vong hoặc nặng xin về.
- 16 3.6. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc Bảng 3.22. Mối liên quan tuổi thai và kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc OR Tuổi thai p Chưa tốt Tốt (95%CI)
- 17 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung và Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 4.1.2.Đặc điểm về giới Nghiên cứu của chúng tôi có 212 trẻ sơ sinh, trong đó 55,2% là trẻ nam và 44,8% là trẻ nữ. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Cảnh năm 2017 tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh nam 58%, nữ 42%[23], Nguyễn Thành Nam bệnh viện Bạch Mai năm 2018 nam 57,6%, nữ 42,4% [24], tương tự kết quả nghiên cứu của Parkash A và cộng sự năm 2015 nam là 58.6% [53]. Tỷ lệ này thấp hơn một nghiên cứu tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên của của Hứa Thu Hằng tỷ lệ nam là 67%[8]. Nghiên cứu của Phạm Nguyễn Tố Như có tỷ lệ nam 60%, nữ là 40%[17]. 4.1.2. Đặc điểm về tuổi thai Trong 212 trẻ sơ sinh suy hô hấp tỷ lệ đẻ non chiếm số lượng lớn 59,7%. Kết quả này thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018 là 70.5% [24]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Nhung và cộng sự tại bệnh viện Bạch Mai thấy tuổi thai từ 30-32 tuần là nhiều nhất chiếm 53.3% tuổi thai nhỏ nơn 30 tuần chiếm 23,3%, lớn hớn 32 tuần chiếm 23.3%. Kết quả này do bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh là bệnh viện tuyến tỉnh, địa hình lại gần thủ đô Hà Nội, giao thông thuận tiện nơi các bệnh viện đầu ngành tập trung nên số sản phụ có nguy cơ đẻ non, các trường hợp bệnh lý hay các trường hợp bệnh nhi có nhu cầu và điều kiện ra tuyến trung ương cao hơn. 4.1.3. Đặc điểm về cân nặng Trong 212 trẻ sơ sinh suy hô hấp có cân nặng dưới 2500g chiếm tỷ lệ 56,5 %, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018 là 65,6%[24], Nguyễn Tuấn Ngọc năm 2009 tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa Thái Nguyên là 62.3%[22]. 4.1.4. Nguyên nhân gây suy hô hấp Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh chủ yếu là các bệnh lý qua đường hô hấp chiếm tỷ lệ 49,5%, tiếp đến là bệnh màng trong 43,9%. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Thị Thanh Hoa năm 2018 tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh nguyên nhân gây suy hô
- 18 hấp ở trẻ đẻ non tháng do BMT là 65%, viêm phổi 31.5% [25]. Kết quả này cũng tương đương kết quả của Alok Kumar và cộng sự, nguyên nhân hay gặp nhất gây suy hô hấp ở trẻ đẻ non là BMT (57.1%)[40]. Nguyên nhân gây suy hô hấp do bệnh màng trong thường gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi dưới 32 tuần. Theo kết quả của Phạm Nguyễn Tố Như và cộng sự (2010) nghiên cứu trên đối tượng 30 trẻ mắc bệnh màng trong, nhận thấy tuổi thai trung bình là 30.6±2,6 tuần, trong đó trẻ từ 32 đến 36 tuần chiếm tỷ lệ cáo nhất 50%, từ 28 đến 32 tuần chiếm tỷ lệ 36,7% và thấp nhất là nhỏ hơn 28 tuần là 13.3%[17]. Nguyễn Thị Thanh Hoa năm 2018 nhận thấy trẻ càng non tháng thì tỷ lệ suy hô hấp do bệnh màng trong càng cao(91.84), Tuổi thai cành lớn thì tỷ lệ suy hô hấp do viêm phổi càng cao 65.43%. Kết quả này tương đương kết quả của chúng tôi. Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Mai và cộng sự năm 2006 ở trẻ đẻ non có bệnh màng trong, nhận thấy nhóm trẻ có tuổi thai từ 30-31 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 26.7%. nhóm tuổi dưới 30 tuần chiếm tỷ lệ 16.8%[16]. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ có cân nặng càng thấp thì tỷ lệ suy hô hấp do bệnh màng trong càng cao, tỷ lệ viêm phổi càng cao khi cân nặng cao. Kết quả này giống kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoa năm 2018 tại khoa nhi bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh[25]. 4.1.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Tần số thở là một trong các triệu chứng hô hấp dùng để chẩn đoán. Tất cả các bệnh nhi khi vào viện đều được đánh giá nhịp thở, Trong 212 trẻ sơ sinh suy hô hấp tỷ lệ rối loạn nhịp thở (thở nhanh, ngừng thở phải bóp bóp) có tỷ lệ 59%. Các tác giả Nguyễn Tiến Dũng(2015) [21], Khu Thị Khánh Dung(2010) [19], Phạm Thị Xuân Tú(2009) đều nhận định rối loạn nhịp thở là một trong những triệu chứng của bệnh lý hô hấp sau sinh[20]. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Thành Nam nghiên cứu bệnh viện Bạch Mai năm 2018 là 80,6%[24]. Tần số tim là một dấu hiệu đánh giá hiệu quả của hô hấp bệnh nhi. Hô hấp không đảm bảo có thể có biểu hiện thay đổi nhịp tim như như nhịp tim châm 160 lần/phút. Trong nghiên cứu 212 trẻ sơ sinh suy hô hấp chúng tôi thấy 8% có rối loạn nhịp tim. Theo tác giả Phạm Thị Xuân Tú (2009) và Khu Thị
- 19 Khánh Dung(2010) nhận định rối loạn nhịp tim là hậu quả của tình trạng thiếu oxy trong suy hô hấp sơ sinh[19-20]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn của Nguyễn Thành Nam nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018 là 14,4%[24]. Đánh giá SPO2 là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán suy hô hấp và đánh giá mức độ suy hô hấp để có biện pháp điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 69,8% có SPO2
- 20 4.2.1. Điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp Trong 212 trẻ sơ sinh suy hô hấp, 100% số trẻ được điều trị hỗ trợ bằng các phương pháp thở oxy, thở cpap, thở máy. Trong đó thở oxy 21,7 %, thở máy và thở cáp chiếm tỷ lệ 78,3%. Kết quả này tương đương với kết quả nguyên cứu của Nguyễn Thành Nam tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018 thở máy là 81,3%, thở oxy là 18,7%. Kết quả cũng cho thấy: 100% số trẻ có chẩn đoán bệnh màng trong được điều trị bằng phương pháp surfactant, tuy nhiên bệnh viện chưa triển khai được các phẫu thuật sơ sinh do cơ sở vật chất cũng như con người ( phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật) chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy 100% các trẻ sơ sinh suy hô hấp có chỉ định phẫu thuật đều chuyển lên tuyến trên điều trị tiếp. 4.2.2. Kết quả chăm sóc sơ sinh suy hô hấp 4.2.2.1. Chăm sóc thân nhiệt Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhân thấy, tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp được điều dưỡng thực hiện các chăm sóc cơ bản nhằm đảm bảo các yếu tố thông khí, dinh dưỡng, cân bằng điện giải... chiếm trên 80 %. Trong đó số trẻ sơ sinh hô hấp được hỗ trợ dinh dưỡng qua đường sonde dạ dày chiếm tỷ lệ 95%, số trẻ được hỗ trợ sinh dưỡng qua đường tĩnh mạch là 82,5 %. Đảm bảo thân nhiệt là một trong những tiêu chí của chương trình hồi sức sơ sinh sau sinh và trong suốt quá trình chăm sóc. Theo nghiên cứu này cho thấy có 7 trẻ (3,3%) hạ thân nhiệt tại thời điểm nhập viện, Các trường hợp này do quá trình vận chuyển từ các tuyến chuyển lên do quá trình vận chuyển chưa đủ phương tiện ủ ấm: như lồng vận chuyển chủ yếu dụng cụ ủ ấm chủ yếu bằng túi chườm. Nghiên cứu cũng cho thấy, tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đang áp dụng phương pháp ủ ấm chủ yếu là cho trẻ nằm lồng ấp với nhiệt độ thích hợp chiếm tới 83,6%, phương pháp này vừa giúp ổn định thân nhiệt và độ ẩm cho trẻ. Bệnh viện đã trang bị 23 lồng ấp, 07 giường sưởi và 02 lồng vận chuyển bệnh nhân hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho trẻ. Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy bệnh viện chưa triển khai được phương pháp kargaroo muộn, chưa phối hợp được với người nhà trong công tác chăm óc bé từ đó tăng tình cảm mẹ con, kích thích trao đổi nhiệt, điều hòa thân nhiệt, kích thích khả bản năng của trẻ, tìn vú mẹ, kích thích phản xạ bú, nuốt của trẻ từ đó nâng cao chất
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn